1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thư Pháp Việt: một số kỹ thuật mới.

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi Tran_Thang, 03/11/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Các thử nghiệm của tớ đã dẫn đến 2 dạng Khải Thư Việt, một dạng đầy đặn mạnh mẽ (chữ cao nhất gấp đôi chữ thấp nhất, như chữ "t" và "a"), và một dạng thanh mảnh (tỉ lệ cao nhất - thấp nhất là 3/1). Viết bằng phấn trên bảng da hay bằng bút máy trên giấy khá thuận tiện

    [​IMG]

    ...
    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Hôm nay làm bảng tổng kết, khái quát hóa vấn đề.

    Typography là nghệ thuật liên quan đến chữ viết nói chung, Calligraphy và Thư pháp mang một ý nghĩa hạn hẹp hơn.




    [​IMG]

    Bổ sung thêm:

    Chữ Tây Tạng.
    [​IMG]

    Và chữ A-rập.
    [​IMG]

    ...
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tớ chưa biết phải xếp Thư pháp Việt vào dạng nào, vì chưa thể đặt chữ Việt vào các ô vuông như chữ Hán, Nhật, Hàn. Nói chung là phải góc cạnh hóa chữ Latin. Tạm thời thì Khải Thư Việt có dạng bậc thang hay chữ Z nằm ngang.

    [​IMG]

    Có thể sắp đặt một cách hình tượng như vầy:

    [​IMG]

    Ô vuông ngoài cùng là Typography, tượng trưng cho kỹ thuật và mỹ thuật liên quan đến chữ viết, vòng tròn màu xanh là Calligraphy, đặc trưng cho chữ Latin xoay tròn và trong cùng là ô vuông Thư pháp. Typography là phát triển ra bên ngoài còn Thư pháp là đi vào chiều sâu.

    Chữ Latin viết không dấu sẽ dễ dàng và liên tục hơn, do đó nét chữ đều đặn hơn. Khi áp dụng vào chữ Quốc ngữ thì chính các dấu thanh sẽ ngắt quãng dòng viết. Đây là một trở ngại đáng kể trong việc luyện chữ đẹp của học sinh phổ thông và là một lý do chính đáng để chúng ta tìm kiếm một dạng chữ thích hợp hơn.

    [​IMG]

    Rất ít học sinh giữ được tác phong viết như vầy:
    [​IMG]

    Hôm nay tớ "đào" được một "tấm bia đá cổ". Đây có lẽ là Thư pháp Việt đã thất truyền của các cụ mà ông A. de Rhode đã cuỗm được[:D]

    [​IMG]

    ...
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Ta lại quay về với Tiếng thu của Lưu Trọng Lư.

    [​IMG]

    Thử xếp cả đoạn thơ vào ô vuông xem sao. Chữ "em" và "kh" chưa đạt lắm...


    ...
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Hôm nay xin mượn thơ cụ Tố Như.

    [​IMG]

    Chữ "Kiều" , chữ "k", chữ "c", chữ "e" tớ vẫn chưa tìm được kỹ thuật viết thích hợp....


    ...
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Thơ Lí Bạch.

    [​IMG]

    ...
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tiếp tục hiệu chỉnh.

    [​IMG]

    ...
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Xin lưu ý hiện nay có rất nhiều phông chữ Quốc ngữ, tất thảy các phông chữ này đều thuộc loại Typography cả, nghĩa là tác giả dùng kỹ thuật vi tính để thiết kế và không thể dùng bút mực các loại hay dùng phấn để viết được. Ở đây thì Thắng tôi đã thử nghiệm bằng viết máy và phấn (viết trên bảng da) rồi mới dùng photoshop chỉnh sửa đôi chút. Tôi không muốn dùng vi tính để thiết kế một phông chữ riêng, sợ rằng sẽ xa rời dần cây viết, viên phấn...

    TRong thư pháp, chỉ một nét khác biệt nho nhỏ cũng tạo nên một hiệu ứng, một phong cách riêng. Bức chữ trên tớ xin chữa lại dầu huyền trong chữ "Bình"...


    [​IMG]


    Một số tác phẩm Typography:


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]

    ...
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Một nguồn wiki có ví dụ khá chi tiết về các giai đoạn phát triển chữ Hán mà tớ tổng hợp được.

    [​IMG]
    Hình 1 là Giáp cốt văn, loại chữ được khắc trên mai rùa hay xương, loại chữ này mang đậm nét hình tượng (Icon).
    Hình 2 là Kim văn, chữ thuộc thời kỳ đồ đồng, nó đã được lược bới một số nét, tính hình tượng vẫn còn.
    Hình 3, 4 là Đại triện và Tiểu triện, các nét tròn được thay dần bằng các nét thẳng.
    Hình 5 là Lệ thư, có lẽ thời kỳ này đã có những cải tiến về bút và mực nên nét chữ trở nên đậm và mềm mại hơn, hầu như không còn tính hình tượng. Đây là bước tiến quan trọng từ hình tượng lên biểu tượng (symbol), như chữ Mã trên thì bốn chân được biểu tượng hóa bằng bốn dấu chấm, các dấu tròn cũng biến mất. Giai đoạn này cũng ghi nhận sự tiến triển tự nhiên của dấu hiệu ngôn ngữ học (từ hình tượng lên biểu tượng), nằm ngoài ý chí chủ quan của Tần Thủy Hoàng (thiên vị chữ Triện hơn)...Việc giản hóa chữ Triện thành Lệ đã giúp tốc viết tăng lên (theo cách hiểu của tớ là viết nhanh thì phải sắp xếp các nét chữ sao cho thuận tay).
    Hình 6 là Khải thư, đây là chữ Hán chuẩn mực đã cố định đến ngày nay, tuy nó còn được giản hóa hơn nữa qua Hành thư (7) và Thảo thư (8), và dạng giản thể (6') trong thời kỳ hiện đại. Tớ thì cho rằng sự tiến bộ về mực và bút lông cũng đóng góp đáng kể vào sự phát triển của chữ Hán.

    Một vấn đề nữa là bên cạnh xu hướng tối giản khá tự nhiên của chữ viết nói chung (tri thức tăng do đó đòi hỏi tốc độ viết phải tăng) thì sự tối giản này tạo thành một thói quen có tính chất hoàn toàn phi tự nhiên, nó phụ thuộc vào ý chí chủ quan con người, nó trở thành võ đoán (arbitrary). Chính việc này ngăn cản chữ Hán tiến lên một bước nữa hoàn toàn thoát khỏi hình tượng nghệ thuật để trở thành biểu tượng thuần túy (tượng thanh). Tuy nhiên, sự lấp lửng này đã trở thành nét văn hóa đặc trưng Trung Hoa là Thư pháp. Tôi phân tích điều này là để chúng ta thấy được một phần thói quen đã trở thành thói bảo thủ qua việc tập luyện thư pháp, nó kiềm hãn sự linh động sáng tạo của chúng ta trong những công việc liên quan đến nhiều loại chữ viết trong đó có chữ Quốc ngữ, nó giống như việc bạn quen lái xe tay lái thuận (bên trái) nên thấy khó khăn khi phải chuyển sang tay lái nghịch vậy. Có thể quan sát được điều này qua ví dụ điển hình sau:

    [​IMG]
    Như ta thấy, rằng các dấu tròn hoàn toàn biến mất trong chữ Hán, còn chữ Hàn quốc thì vẫn sử dụng. Cả 2 loại chữ trên đều được viết bằng bút lông mực tàu. Trong chữ "Beijing 2002" bạn sẽ dễ dàng nhận thấy sự "trái tay" của người viết qua việc thể hiện các chữ Latin bằng bút lông, nhất là các số "0". Với chữ Hàn thì hình tròn được viết khá đều, khá tròn trịa. Đây cũng chính là vấn đề được đặt ra khi ta muốn dùng bút lông mực tàu để thể hiện chữ Quốc ngữ, bên cạnh việc cần phải tối giản loại chữ này...

    ...
    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Giờ ta ôn lại các bước phát triển của chữ Quốc ngữ.

    Giai đoạn thứ 1, khoảng đầu thế kỉ 17 cho đến khi có tự điển của A. de Rhodes (1651), điển hình đã có một số văn bản của Giáo sĩ João Rioz soạn năm 1621 có một số phiên âm tiếng Việt không có dấu giọng: Annam (An nam), Sinoa (Xứ Hoá/Huế), Unsai (Ông sãi), Cacham (Cả chăm), Ungue (Ông nghè), Ontrũ (Ông trùm)…. Có thể là sau đó A. de Rhodes đã kết hợp việc ghi âm bằng chữ Nôm và đơn giản chỉ thay thế các chữ Hán bằng các chữ Latin để biên soạn cuốn tự điển Bồ - Việt đầu tiên (1651). Đây là giai đoạn chữ viết phụ thuộc vào tiếng nói (sign of the sign - Aristotle), khi mà người ta chưa phân định rõ âm vị (đơn vị âm) của tiếng Việt.

    [​IMG]
    Giai đoạn 2, từ khi có tự điển của A. de Rhodes (1651) đến khi có tự điển của P. de Béhaine (1773) đã có những khác biệt. Có thể giai đoạn này họ kết hợp giọng nói của nhiều vùng miền để phân định rõ hơn các âm vị (đơn vị âm) của tiếng Việt. Ví dụ: blời (trời), tloũ (trông). Cho đến năm 1838 thì đã khá hoán thiện về cách ghi. Giai đoạn này tiếng Việt cũng hoàn thiện hơn qua tương tác với hệ thống ghi âm này, tiếng nói phần nào đã phụ thuộc vào chữ viết (J. Derrida).

    [​IMG]
    Một trang tự điển của A. de Rhodes
    Có một số đề nghị cải cách thành loại chữ không dấu của Nguyễn Văn Vĩnh và Nguyễn Bạt Tụy, còn lại cho đến nay là những nghiên cứu về Âm vị học...

    Tổng hợp từ: http://ttntt.free.fr/archive/dxkienchuquocngu.html

    Có một công trình đáng ghi nhận của Nguyễn Văn Tiễu, đề nghị cách viết ngắn hơn, song chỉ nhắm mục đích...tiết kiệm giấy...

    [​IMG]
    Về mặt Thư pháp tôi có thể so sánh 2 giai đoạn phát triển chữ Quốc ngữ trên với 2 giai đoạn phát triển chữ Hán là Đại Triện và Tiểu Triện. Giai đoạn thứ 3, khi Pháp cưỡng chế buộc phải dùng chữ Latin như chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán-Nôm, tương ứng với Lệ Thư của chữ Hán ("lệ" ở đây cũng có thể hiểu là "nô lệ" hay "lệ thuộc"). Tôi thấy rằng non trăm năm nay chữ Quốc ngữ đã đem đến cho chúng ta nhiều tiện ích thiết thực, song vẫn chưa thể chuyển tải được một thứ Đạo học mang bản sắc Việt nào đó...Rất mong mọi người yêu thích chữ Việt cùng nhau gắng sức nhằm đưa chữ Quốc ngữ thoát khỏi thuộc tính "lệ thuộc", tiến sang giai đoạn mới trong tiến trình phát triển tự nhiên của ngôn ngữ nói chung, giai đoạn Khải Thư...

    Kết hợp 3 giai đoạn phát triển chữ Quốc ngữ của Huỳnh Ái Tông:
    http://chimviet.free.fr/ngonngu/phuctrun/phul050.htm

    [​IMG]


    ...
    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013

Chia sẻ trang này