1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thư Pháp Việt: một số kỹ thuật mới.

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi Tran_Thang, 03/11/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193

    [​IMG]
    "Nước Nam ta mai sau này, hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ"
    - Nguyễn Văn Vĩnh.
    Có rất nhiều tài liệu nói về công cuộc truyền bá chữ Quốc ngữ, từ khi Trương Vĩnh Ký thành lập tờ báo quốc ngữ đầu tiên là "Gia Định Báo" (1865) ở nam kỳ cho đến năm 1917 khi triều đình Huế bãi bỏ hoàn toàn lối giáo dục bằng chữ Hán, thay bằng chữ Quốc ngữ. Có thể nói chữ Quốc ngữ từng bước thay thế chữ Hán-Nôm từ Nam ra Bắc. Ở miền bắc điển hình thời kỳ này có Nguyễn Văn Vĩnh cũng tìm cách phổ biến chữ Quốc ngữ qua việc làm báo và viết sách trong sự kiểm soát gắt gao của thực dân Pháp, với tờ báo Quốc ngữ đầu tiên ở Bắc kỳ là "Đăng cổ tùng báo" (1907). Đặc biệt cụ Nguyễn Văn Vĩnh đã kiên quyết khước từ mọi đặc ân của Pháp để thà làm một người "man di hiện đại". Có thể nói "chữ Quốc ngữ" trong thời thuộc Pháp chưa hàm chứa ý nghĩa đúng đắn vì chỉ được phổ biến hạn chế trong giới quan chức, văn phòng. Các tờ báo đều bị Pháp kiểm soát và con đường để người dân tiếp cận chính là văn chương và nhiệt huyết của đông đảo trí thức An nam thời đó. Có thể danh xưng "chữ Quốc ngữ" là của những trí thức Việt Nam đặt ra nhằm thuyết phục người dân hơn, chứ ở góc độ thực dân thì họ vẫn xem đấy là chữ dành riêng cho "dân thuộc địa". Bạn có thể thấy có sự tương đồng với chữ Hán thời kỳ Tần Thủy Hoàng, khi mà chữ Lệ cũng phát sinh với nhu cầu tương tự, là thứ chữ của tầng lớp quan lại văn thư cấp thấp, với ý nghĩa "lệ thuộc".

    [​IMG]
    Chú ý chữ Hán "lệ" hàm nghĩa "lệ thuộc" hay "nô lệ", tương ứng với chữ "clerical" là "công việc biên chép, công việc văn phòng".
    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Thường thì đi làm về tớ hay pha một tách cafe rồi ngồi lướt Web xem có gì mới không, có vấn đề mà đương khi công việc lại nảy sinh hướng giải quyết đúng và tớ lại hỏi giáo sư Gúc xem đã có ai có cách giải quyết tương tự hoặc khác hơn không.

    Tiếp tục ý tưởng về sự tương đồng về các bước phát triển chữ viết giữa chữ Việt và chữ Hán thì có một chi tiết khá thú vị là "dấu khắc triện" mà ta thường thấy trên các bức thư pháp. Dấu khắc này là một loại chữ kí viết theo thể Triện được khắc sẵn và được đóng vào các bức thư pháp bằng màu mực đỏ. Dấu khắc này mang ý nghĩa gì ? Hẳn ai cũng hiểu đó là chữ kí của tác giả bức thư pháp. Có khác biệt giữa một văn bản thông thường và một bức thư pháp không ? Gần như ta có thể hiểu một bức thư pháp là một văn bản mẫu, hay ít ra nó cũng có nguồn gốc một bức văn bản mẫu. Chỉ khác là trong một bức thư pháp thì "sếp" và "nhân viên" là một. Tại sao lại dùng dấu có chữ "Triện" (gọi là "dấu triện") ? Chính đây là bằng chứng của việc phân chia 2 tầng lớp quan lại xưa, cũng giống như giữa các đại diện thực dân và quan lại An nam đối với chữ Quốc ngữ của chúng ta vậy, tuy có thêm chữ kí không phải là chữ Hán-Nôm mà là lối kí trực tiếp bằng bút thể chữ viết đặc sắc của người kí bên cạnh những dấu khắc mang chức năng cao hơn, bao trùm hơn (bộ, hành, quận huyện gì đó).

    Đây là văn bản điển hình ở miền bắc (1938), gồm ba thứ chữ Hán - Nôm - Quốc ngữ và đủ các dấu triện lẫn chữ kí, đáng chú ý là có dấu triện bằng tiếng Pháp (như vậy có cả thảy 4 loại chữ).
    [​IMG].

    Chữ Triện và dấu khắc Triện
    [​IMG]
    Đã có khá nhiều Nhân sĩ và người dân Nam kỳ thời đó phản đối chữ Quốc ngữ. Cũng không hẳn là thực dân Pháp buộc dân ta phải học mà đây chính là kết quả các cuộc vận động của các Giáo sĩ đối với chính quyền thực dân nhằm cô lập giới Nhân sĩ vốn coi trọng truyền thống và chữ Hán Nôm hơn.

    Có thể tham khảo thêm: http://tuan.xahoi.com.vn/chuyen-chua-tung-ke/130-nam-thang-tram-chu-viet-3-69916.html.

    Nói chung cả chính quyền thực dân lẫn người An nam khi đó đều đánh giá thấp chữ Quốc ngữ. Đối với các Giáo sĩ thì khỏi cần bàn, vì tất thảy đều là nô lệ của Chúa ...

    Tôi phân tích điều này không phải để chúng ta tiếp tục đánh giá về chữ Quốc ngữ (thứ chữ đã có công rất lớn trong việc mở mang dân trí) mà để thấy được quá trình hay qui luật phát triển nói chung của ngôn ngữ, đó là những ngôn ngữ mang tính phổ quát, đơn giản và tiện dụng luôn tồn tại và phát triển bất chấp ý chí độc tài, bất chấp sự kiềm chế của thực dân, bất chấp những tư tưởng cổ hủ...

    Chữ Quốc ngữ ngày nay đã khá hoàn chỉnh với các phông chữ và phương tiện hiện đại, song về mặt Thư pháp vẫn phải tuân theo qui luật phổ quát của ngôn ngữ nói chung trên, song song với việc khai thác chiều sâu của chữ viết.

    Chữ Quốc ngữ và Lệ thư:
    [​IMG]
    Lưu ý là so sánh này chỉ tương đối, và về mặt giai đoạn phát triển nói chung của 2 thứ chữ. Về mặt nghệ thuật các thể chữ đều có giá trị như nhau.

    ...
    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Giờ ta sẽ điểm qua vài nét về nguồn gốc xa xưa của chữ Quốc ngữ. Hệ chữ chúng ta đang sử dụng có nguồn gốc là 22 chữ cái kí âm của người Phê-ni-xi (Phoenician Alphabet) khi họ giành được độc lập từ Ai Cập vào khoảng 1200 TCN. Các kí tự này họ cũng chắt lọc từ hệ thống chữ tượng hình Ai Cập tôn nghiêm và phức tạp, gọi là Hieroglyph (từ nguyên học nghĩa là "chạm linh thiêng", các tự điển dịch cũng chưa chính xác, tớ dịch là "linh tự" vậy, không biết có ai dịch như vậy chưa?). Linh tự còn có các biến thể "thầy tu" và "bình dân". Người Phe-ni-xi là tổ tiên của người Li-băng, phía bắc Israel ngày nay. Sau đó người Hy Lap đã thay vào đó những nguyên âm.

    Bản đồ minh họa sự lan truyền của bảng chữ cái Phê-ni-xi
    [​IMG]

    Cây thư mục:
    [​IMG]

    Bảng đối chiếu các loại chữ xuất phát từ Phoenician Alphabet:
    [​IMG]

    Các thuộc địa của người Phe-ni-xi được thiết lập cùng các điểm thương mại dọc Địa Trung Hải, khoảng năm 1000TCN.
    http://ttvnol.vcmedia.vn/images/22/phame***phn_1358686553.gif

    Thuộc địa của người Hy Lạp khoảng năm 550 TCN:
    http://ttvnol.vcmedia.vn/images/22/phame***grk_1358689461.gif

    Sau đó là thuộc địa của người La Mã:
    http://ttvnol.vcmedia.vn/images/22/phame***rmn_1358687729.gif
    Xin nói thêm là chữ mà các nhà truyền giáo dùng cho người Việt chính xác là chữ cái La Mã chứ không phải Latin.

    Điểm các thời kỳ thì ta có thể nói các dân tộc,các vùng đất bị thống trị luôn tạo nên một hệ thống chữ viết mới từ hệ thống của kẻ thống trị (thực dân) sao cho thích nghi với đặc tính ngôn ngữ và văn hóa của họ (chữ viết phụ thuộc lời nói) và hoàn toàn thoát khỏi tính tượng hình (từ "Icon" thành "Symbol")...

    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Ta lại so sánh tiếp 2 bảng chữ sau, chữ Hán và chữ Alphabet:

    Sự tiến triển của chữ Hán

    [​IMG]

    Sự tiến triển của chữ Alphabet.

    [​IMG]

    Đây là chữ Khải thư (regular script):
    [​IMG]
    Bạn có thể dễ dàng nhận thấy những tương đồng cả về hình dáng lẫn hoàn cảnh hay giai đoạn phát triển của cả 2 loại chữ viết trên. Có thể nói chữ Alphabet Hy Lạp là tương đương với Khải thư chữ Hán.

    Chú ý chữ "Khải" cũng có nghĩa là "mẫu mực", với chữ Alphabet thì gọi là "mẫu tự".

    Kết luận này rất hữu ích trong việc tìm kiếm cho Thư pháp chữ Quốc ngữ một hướng đi, theo tôi, đó là tìm kiếm một phông chữ Quốc ngữ làm chuẩn, phải tối giản, rõ ràng...Có rất nhiều phông chữ Thư pháp Quốc ngữ bằng vi tính, song tôi thấy chưa có phông chữ nào theo đúng qui luật trên...

    Một phông chữ mẫu.

    [​IMG]

    ...
    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Chữ viết như vậy là phụ thuộc vào các yếu tố chính

    1. Thời đại.
    2. Giai cấp.
    3. Đặc điểm dân tộc, gồm ngôn ngữ và văn hóa.
    4. Tâm trạng từng cá nhân viết chữ.

    Các thuộc tính này đã khiến chữ viết biến đổi, chính sự biến đổi đã khiến ta nhận thấy rằng chữ viết cần phải bất biến, cần phải chuẩn mực. Cả 2 dòng chữ viết Đông - Tây đều đã được chuẩn hóa, một bên là thể Khải và một bên là các chữ cái Alphabet chuẩn riêng của Hy Lạp, Latin và La Mã. Ba thuộc tính đầu được gom về một thuộc tính chuẩn mực và từ đây thì nghệ thuật viết chữ chỉ còn phụ thuộc vào 2 yếu tố:

    1. Yếu tố chuẩn mực có được từ rèn luyện và
    2. Yếu tố khó kiểm soát hơn, đó là tính cách và tâm trạng của người viết.

    Cần lưu ý là cả 2 loại chữ viết Đông-Tây đều có điểm chung, đó là đã tiến đến mức độ biểu tượng (symbol), hoàn toàn mất tính hình tượng (icon). Do đó Thư pháp hay Calligraphy cũng phải hoàn toàn là biểu tượng, mọi xu hướng biểu đạt mang tính hình tượng đều đi ngược với xu hướng chữ viết nói chung là vậy. Thứ đến là để có được sự biến hóa của Thư pháp Hán thì buộc phải dựa vào một phông chữ chuẩn (Khải thư - biến hóa phải có chuẩn mực thì mới biến hóa được). Tuy nhiên ta cũng có thể chia Thư pháp Hán làm 2 giai đoạn:

    - Giai đoạn "vẽ chữ": Giáp cốt văn, Kim văn, Đại-Tiểu Triện, Lệ thư.
    - Giai đoạn "viết chữ": Khải thư, Hành-Thảo thư.

    Những nhận định này cho thấy Thư pháp chữ Quốc ngữ của chúng ta thiều gì ?

    - Đối với mỗi nhà Thư pháp Việt, đó là phông chữ chuẩn của riêng họ mà từ đó có thể biến hóa theo các thể Hành-Thảo. Hoặc:
    - Thư pháp Việt đang ở giai đoạn "vẽ chữ".

    Sự biến hóa của Thư pháp Hán cũng tạo nên chiều sâu của chữ nghĩa, chữ Latin cũng có thể biến hóa và có chiều sâu nêu mỗi người có được phông chữ viết chuẩn tắc của riêng mình.

    Khải thư
    [​IMG]


    Thư pháp trong đường tàu điện ngầm Quảng Châu:
    [​IMG]

    ...
    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Cũng xin nói rõ hơn là việc phân chia chữ viết thành 2 hệ chính là Tượng Hình và Tượng Thanh là tương đối chính xác về mặt bản chất của từng hệ chữ viết. Như đã nêu trên thì chữ Hán đã tiến tới ranh giới của tượng thanh nhưng chưa đến mức đơn vị âm (âm vị) như hệ Alphabet, tuy đa phần chữ Hán ngày nay thuộc dạng Hình Thanh (kết hợp bộ thủ còn chút tính chất tượng hình kết hợp với chính những tên gọi của chúng). Do đó tôi nghĩ vẫn phải xếp chữ Hán vào hệ tượng hình (như Linh tự Ai Cập cũng có những cách kết hợp tương tự). Bảng chữ của người Phê-nê-xi tương đương với những bộ thủ chữ Hán nhưng lại mang tính chất "hình thanh". Đó là những tiền-phụ âm. Người Arameans (các bộ tộc rải rác ở Cận Đông) cũng từ đó phát triển lên thành các phụ âm (consonant) - khoảng thế kỷ 8 TCN, đồng thời người Hy Lạp cũng thêm vào các nguyên âm (vowel). Đây mới là chính thức bước sang Hệ tượng thanh. Người ta xem bộ chữ của người Phê-nê-xi là khởi thủy của Hệ chữ tượng thanh ngày nay. Có thể nói ngắn gọn để dễ phân biệt là hệ chữ có yếu tố tượng hình (như bộ thủ chữ Hán) thì cứ việc gọi đấy là "chữ tượng hình", vì yếu tố tượng hình chỉ đến một hình ảnh hay tính chất chung, một thể loại, một phạm trù nào đó. Về mặt thư pháp Hán thì hầu như không có sự phân biệt (vì viết chứ không phải đọc), dù các chữ là "hình" hay "thanh" đều viết như nhau.

    [​IMG]

    Sự phát triển của hệ Alphabet.
    [​IMG]
    http://www.crystalinks.com/phoenician.html

    Chữ Hội ý: người ngồi (bộ nhân) bên cây hàm ý "nghỉ" (ngơi).
    [​IMG]

    Chữ Hội ý: ba giọt nước (bộ thủy) từ chiếc bình hàm ý "rượu"
    [​IMG]

    Nói rằng Thư pháp gắn liền với chữ tượng hình cũng khá chính xác, vì ấn tượng mà Thư pháp Hán tạo nên là ấn tượng về mặt hình tượng và có chiều sâu hơn khái niệm Calligraphy (mang nghĩa rộng hơn nghĩa Thư pháp). Chính điều này khiến nhiều người cho rằng chỉ cần tạo bất cứ ân tượng nào cho chữ Quốc ngữ cũng đều là... thư pháp (!). Họ đã không tính đến những qui luật ngôn ngữ nói trên.

    ...
    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi định sáng chế một loại viết nhưng qua các thử nghiệm bằng bút máy và phấn thì thấy không cần thiết nữa. Tôi quay lại ý định ban đầu là thiết lập những tiêu chí, kỹ thuật và phông chữ cho tầng lớp học sinh và giáo viên. Bảng da thì tôi đã đi khắp Saigon tìm kiếm được loại vải giả da (dùng làm nệm salon hay yên xe), loại vải này bán ở đường Âu Cơ, loại khoảng 35 nghìn/mét, rộng khoảng 1,5m, đủ làm một chiếc bảng da loại vừa (có thể đệm thêm một lớp nệm bên trong và xịt một lớp sơn đen lên cho dễ lau, cũng có thể dùng một bình xịt nước lau sẽ sạch hơn). Muốn tập viết chữ Hán chỉ cần kẻ ô vuông lên là được. Bạn nào làm giáo viên hãy cứ làm thử sẽ thấy thuận tiện hơn loại bảng gỗ hiện hành. Còn về bút máy thì tôi chỉ mới thử các loại bút và mực rẻ tiền, rất khả quan với lối viết mà tôi đang trình bày (bạn thử sáng tạo cách riêng xem sao). Với những loại bút máy và mực đắt tiên tôi nghĩ sẽ càng khả quan hơn.

    Quay lại với lối viết chữ thẳng thì đã có hẳn một bài báo phân tích khá hay (không rõ của tác giả nào). Tôi xin trích dẫn lại ở đây phòng khi bài báo bị xóa mất:

    =======
    """
    Sẽ có lúc chữ viết tay không còn vai trò gì đáng kể

    Sẽ có lúc chữ viết tay không còn vai trò gì đáng kể - Trường học ở Đức thích ứng với kiểu chữ mới: Ngày càng nhiều giáo viên tiểu học dạy học sinh lớp 1 viết kiểu chữ mới, đơn giản. Học xong, lũ trẻ học tiếp sang chữ in rất thuận lợi....

    Kiểu chữ gây ác cảm suốt mấy chục năm

    Ở tuổi 20-30, người viết bài này chứng kiến thứ chữ “cũn cỡn, cứng quèo” được áp dụng ở bậc tiểu học nước ta, thay thế cho thứ chữ truyền thống “uốn lượn, mềm mại, bay ****”… Trái lại, thứ chữ mới nom “cụt lủn” và thô như… chữ in, bị kết tội “làm hỏng óc thẩm mỹ của cả một thế hệ trẻ”. Nếu cố gượng tìm một ưu điểm, thì nó có lẽ nó đơn giản, dễ bắt chước, dễ viết, dễ đọc.

    [​IMG]
    Khi thứ chữ này bị cả nước lên án, những người liên quan lặn “mất tăm” trước dư luận. Cho đến tận hôm nay! Phải nói cho ngay, thứ chữ cứng quèo này được nhập nội, dù chưa rõ nguồn, nhưng dứt khoát không phải do người Việt nghĩ ra được.

    Trên thế giới, có thể bắt gặp một số người viết thứ chữ này, nhưng rất thiểu số. Nội dung viết thường không quan trọng, ngắn. Ví dụ, trên phong bì, bưu thiếp, trên bản ghi nhớ của cá nhân, mảnh nhắn tin, trong sổ tay… Nghĩa là nó hoàn toàn không phổ cập. Đó là những năm máy chữ cơ học chưa phổ biến, máy tính chưa xuất hiện. Chính do vậy, một sáng kiến quá sớm không thể nảy mầm, phát triển. Còn bị tẩy chay nữa…

    Học kiểu chữ viết mới

    Hiệp hội các trường tiểu học (Đức) kêu gọi bãi bỏ các giờ tập viết “chữ đẹp” kiểu uốn lượn truyền thống. Thay vào đó, các em học sinh sẽ học kiểu chữ viết mới. Định hướng: Đó là loại chữ giống như chữ in. Từng chữ cái đứng riêng - tuy sát nhau - không cần có “bụng”, “râu” và không có cái nét nối các chữ cái lại với nhau. Cũng không có nơ, không có cái “đuôi” đá hất lên ở cuối chữ (như ta vẫn thấy ở chữ viết tay hiện nay).

    Tưởng gì ghê gớm, đó chính là thứ chữ bị Việt Nam tẩy chay từ khuya rồi.

    [​IMG]
    Tại trường tiểu học Moers-Repelen kể từ mùa hè năm 2010 đã không còn dạy kiểu chữ viết thường với các nét kết nối nữa; thay vào đó, học sinh học viết kiểu chữ mới. Do "chữ của bọn trẻ ngày càng khó đọc", cô hiệu trưởng Barbara van der Donk nói: "Còn với kiểu chữ mới, ngay từ đầu học sinh được học một dạng chữ viết tay có hình thức rõ ràng, dễ viết và dễ đọc".

    Chữ viết tay kiểu cũ đang đi vào quá khứ

    Nó đang biến thành… di sản. Có lẽ, cứ 1.000 trang văn bản đang lưu hành hôm nay, may ra mới thấy một vài trang viết tay, mà nội dung thường ít quan trọng, số chữ càng ít. Còn lại, các trang khác toàn là thể hiện bằng chữ in từ máy ra. Từ bộ sách dày cộp ngàn trang tới tờ rơi quảng cáo. Đó là một trong những lý do để người ta thay chữ viết truyền thống bằng chữ viết đơn giản, gần chữ in, để bọn trẻ dễ học, dễ viết, dễ đọc. Chúng chuyển nhanh chóng từ cách đọc, cách viết chữ viết tay sang đọc, viết chữ in. Và chuyển ngược lại.

    Tại bang Nordrhein-Westfalen, ngày càng nhiều giáo viên tiểu học dạy học sinh lớp 1 viết kiểu chữ mới, đơn giản. Học xong, lũ trẻ học tiếp sang chữ in rất thuận lợi. Toàn quốc có khoảng một trăm trường theo lời khuyên của Hiệp hội các trường tiểu học: Dạy học sinh viết kiểu chữ mới.

    Ông Ulrich Hecker, phó chủ tịch hiệp hội và là hiệu trưởng trường tiểu học Moers nói:“Chữ viết tay kiểu cũ (hiện thời còn thịnh hành) là một gánh nặng mà người ta không cần đến nữa“. Nói khác, phải thay nó bằng kiểu đơn giản, dễ viết, dễ đọc. Nếu năm lớp 1 các em đọc chữ in trong sách, đến năm lớp 2 mới tập viết, lại học thứ chữ “uốn lượn”, khác hẳn chữ in, thì rất tốn công để nhớ 2 kiểu chữ. Ông Hecker nói: "Chúng ta cần tránh cho trẻ em cái đường vòng vèo này“. Trước đó, nếu đã tập đọc bằng sách in, chi bằng khi học viết cũng học luôn thứ chữ “giống như in”.

    Một học sinh tiểu học cần khoảng 9 tháng để chuyển việc học từ chữ in (trong sách) sang chữ viết tay. Hai bộ chữ có hình thức khác nhau, nên thực tế trẻ em phải nhận diện tới 108 chữ cái, nhưng nếu cải tiễn chữ viết tay cho giống như chữ in, chúng chỉ cần nhận diện 54 chữ (27 chữ thường và 27 chữ hoa). Thời gian dôi ra - theo ý kiến của Hiệp hội - nên dùng vào những mục đích thiết thực hơn. Đó là: đọc nhiều (cho trơn tru và nhập tâm mặt chữ), viết đúng chính tả và ngữ pháp…

    Đã đủ kinh nghiệm để mở hội nghị khoa học

    Ông Hecker nhận được sự ủng hộ của đồng nghiệp. Đó là ông BaldurBertling, phát ngôn viên Hiệp hội các Trường Tiểu Học của tiểu bang Nordrhein-Westfalen: "Chương trình học nhồi nhét, chúng tôi rất biết ơn cho mỗi giờ mà chúng tôi có thể cống hiến nội dung”.

    "Trước đây, trẻ em ở trường tiểu học có tám giờ tiếng Đức một tuần, trong đó hai đến ba giờ dành cho luyện viết chữ đẹp. Hiện tại chỉ cần có năm. Viết chữ thời nay được dùng trong ngữ cảnh khác. Từ mục đích viết chữ cho đẹp, nay viết chỉ được coi là phương tiện. Kiểu chữ cơ bản mới có đủ tính năng đó: rõ ràng, cho phép tự do cá nhân, nhanh hơn và không bị đau cơ bắp (do nắn nót, tập trung) khi học viết.

    Kinh nghiệm và những quy tắc rút ra được đã đủ để thảo luận trong một hội nghị. Những người ban đầu còn e ngại, kể cả phản đối, cũng công nhận ưu thế.

    Tại một hội nghị khoa học với 200 đại diện các trường tiểu học tham dự, mọi người đưa ra kinh nghiệm của mình, khoảng 50 người trong số họ đến từ tiểu bang Nordrhein-Westfalen. Sau một năm thử nghiệm: "Các giáo viên rất hài lòng với chữ viết của học sinh”. Trẻ em không còn bị "tra tấn“, Cô hiệu trưởng van der Donk kết luận.

    Sẽ tới lúc chữ viết tay không còn vai trò gì đáng kể

    Chữ viết tay sẽ không còn đóng vai trò gì quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, ông Bertling nói.

    "Ngày nay, những gì chúng ta cần viết thì phần lớn gõ phím, và nhìn thấy nó dưới dạng chữ in. Nếu nói về cả khía cạnh viết và đọc thì chữ viết tay cổ truyền sẽ dần dần được coi như là một cái gì đó gần như là… ngoại nhập.

    Kể từ năm học 2011/2012, các trường tiểu học Hamburg cũng được tự do quyết định sẽ dạy kiểu chữ viết nào cho học sinh lớp 1. Nhưng dù có học viết kiểu chữ gì ở tiểu học, thì sau này các em cũng sẽ rất ít khi dùng đến, ngược lại kỹ năng sử dụng bàn phím nhất thiết phải nắm vững.

    Đó là chuyện đang xảy ra ở Đức

    Đã đành, chúng ta chủ trương hội nhập toàn diện, không nên khoe (hoặc khăng khăng) Việt Nam độc đáo, không cần bắt chước ai. Khó khăn nằm ở chỗ nước ta còn nghèo, việc huấn luyện, in sách và tiến hành thay đổi cách viết rất không dễ. Chuyện trang bị máy tính phổ cập càng khó. Nhưng khó khăn số một là tâm lý quyến luyến cách viết cũ và gán cho nó vai trò kiến tạo “nết người” - tuy trừu tượng, nhưng hoành tráng"".

    http://kenhtuyensinh.vn/se-co-luc-chu-viet-tay-khong-con-vai-tro-gi-dang-ke

    =========

    Chẳng biết khi xưa ai là tác giả của việc cải cách chữ viết bị chỉ trích trên. Việc giải cấu trúc của tôi cũng đưa về gần đúng với lối viết chữ như thế. Đấy đúng là qui luật của chữ viết: luôn có xu hướng tối giản, rõ ràng, tiện dụng. Nếu các giáo viên và học sinh VN vận dụng sáng tạo và kết hợp với lối viết thư pháp tôi tin rằng lối viết chữ thẳng hơn trên sẽ khả quan hơn, thậm chí bao hàm luôn cả lối viết uốn lượn, vì cũng theo qui luật, những gì dễ hơn phải được học trước.

    [​IMG]

    [​IMG]

    ...
    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Ai cũng nhận thấy rằng kỹ thuật in ấn (typography) đang đẩy lùi và khoanh vùng Calligraphy nói chung và Thư pháp nói riêng vào trong phạm vi nghệ thuật. Thuật in ấn xuất hiện sau thuật viết chữ cả nghìn năm. Ta hãy điểm qua một vài cột mốc quan trọng:

    3500 TCN: Linh tự Ai Cập.
    1500 TCN: chữ Do Thái (lưu ý là có 2 loại chữ Do Thái, loại cổ và loại cách điệu từ hệ Alphabet của người Phê-ni-xê).
    1000 TCN: Alphabet của người Phê-ni-xê.
    600 TCN: Alphabet của người Hy Lạp.
    114 SCN: Alphabet của người La Mã.

    Giai đoạn phát triển việc in ấn (typhography):

    300 TCN: Hy Lạp và La Mã sử dụng sách nhiều trang bằng gỗ đầu tiên, giống với sách ngày nay.
    105 : người Trung Hoa phát minh giấy.
    800 : người châu Âu viết tách biệt các từ.
    868: người Trung Hoa in quyển sách đầu tiên (in lụa).
    Khoảng 1200: Triều Tiên đã phát minh phương pháp định dạng bản in.

    Thế là đủ các món, nào là sách, giấy, từ, cách in và bản in cho Johann Gutenberg phát minh ra máy in (1450).

    1465: Sweynheym và Panartz sáng tạo loại chữ in ở Ý.
    1501: Fracesco Griffo sáng tạo loại chữ in nghiêng...

    http://atomictips.com/2011/04/21/the-history-of-typography/

    Sách in ở triều đại nhà Tống (960-1279).
    [​IMG]

    Bản in
    [​IMG]

    Typography:
    [​IMG]
    Thời đại thông tin đồng hành cùng thuật in ấn hiện đại đang nhấn chìm sự khéo léo của con người, trong đó có chữ viết tay là kỹ năng trước tiên của hầu hết con người xã hội. Viết chữ, đặc biệt là thư pháp vẫn chứa đựng điều gì đó, nó giúp kết nối quá khứ, nó giúp ta "ngoi lên" giữa dòng chảy của Typography, nó giúp ta gạn đục khơi trong, nó giúp ta tìm lại những nguồn cảm hứng...

    [​IMG]
    Cây bút dông nay gợi lại một thời. Giờ chẳng biết nơi nào còn bán. Lọ mực nhựa xưa kia còn cẩn thận đặt một cái nắp ngược hình phễu để đề phòng va đổ. Học trò nhỏ lấm lem...Một nghệ thuật nhỏ nhoi cũng phai tàn dần. Mong rằng nó vẫn sống dậy và không quá cách biệt, nó vẫn ở trong tầm tay của mỗi người...

    [​IMG]

    ...
    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Thật khó chấp nhận định nghĩa thư pháp là "nghệ thuật viết chữ đẹp", thậm chí các nhà thư pháp chữ Hán-Nôm-Quốc ngữ cũng đã đánh đồng thư pháp với khái niệm "Calligraphy". Ai cũng có thể cảm nhận có sự khác biệt nào đó giữa Calligraphy và Thư pháp. Như tôi đã nêu trên thì Thư pháp theo cách hiểu xa xưa của chính chúng ta thì nó có chiều sâu hơn Calligraphy. Chiều sâu về mặt lịch sử, nó liên tục, nó gắn liền với các triều đại và danh nhân, và chiều sâu của nội tâm người viết. Chúng ta hãy thử định nghĩa thế nào là chữ viết xem sao. Tôi có thể định nghĩa chữ viết như sau:

    - Chữ viết là sự kết hợp hay tổ hợp các yếu tố tượng thanh và tượng hình.

    Thế còn "viết chữ" là như thế nào ? Tôi sẽ định nghĩa tiếp như sau:

    - Viết chữ là sự kết hợp hay tổ hợp các nét chữ để tạo nên các chữ riêng biệt. Viết chữ tượng hình là kết hợp các yếu tố tượng hình và viết chữ tượng thanh là kết hợp các yếu tố tượng thanh (âm vị).

    Tôi xem định nghĩa về "viết chữ" trên bao hàm luôn Calligraphy và Thư Pháp. Thế nào là Calligraphy ? Thế nào là Thư pháp? Cả 2 nội hàm này đều có chung yếu tố "kết hợp các nét chữ". Ta cũng có thể mở rộng định nghĩa trên:

    ...và là sự kết hợp các chữ để tạo nên câu văn.

    Khi viết thư pháp chữ Quốc ngữ chúng ta phải tạm quên yếu tố âm vị (đã đề cập)...

    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    ...

    [​IMG]

    ...

Chia sẻ trang này