1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thư Pháp Việt Ngữ

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi Quan_Di_Ngo, 04/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Thư Pháp Việt Ngữ

    Tôi mở topic này dành cho việc post bài vở về Thư Pháp Việt Ngữ, tạm gọi như thế, vì hiện nay chưa có một thống nhất nào cho việc đặt tên phân môn nghệ thuật này. các bạn hãy vào đây bàn luận những vấn đề về Thư Pháp Chữ Việt nhé.

    Xin được gợi mở bằng 1 ý nhỏ: Đặt tên cho phân môn thế nào cho đúng? Nó tồn tại và phát triển dựa trên những cơ sở nào? Hiện nay và mai sau Thư Pháp Chữ Việt sẽ đi những hướng đi ra sao...?

    Xin quý vị cùng thảo luận nhé!

    Xin một đời hãy sống vì nhau
    Mẹ bảo thế và anh tâm niệm thế.


    Được Quan_Di_Ngo sửa chữa / chuyển vào 22:57 ngày 04/05/2004
  2. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Xin được gợi mở bằng 1 ý nhỏ: Đặt tên cho phân môn thế nào cho đúng? Nó tồn tại và phát triển dựa trên những cơ sở nào? Hiện nay và mai sau Thư Pháp Chữ Việt sẽ đi những hướng đi ra sao...?
    Xin quý vị cùng thảo luận nhé!

    Nhời của bác à? hay bác đại diện cho ??? mà đùa cái ...Thư hình như na ná Ngữ ...thôi thì gọi tạm là....Việt Pháp
    Hơ ! Mà bi giờ muốn có các bản ( hay bức nhỉ ) của các bác trong đó thì làm thé nào ???
  3. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Trước hết rosered tôi xin chúc mừng Quản Di Ngô được bầu làm mox của box thư pháp. Bản thân tôi cũng có niềm đam mê thư pháp. Nay đọc được vài dòng để ngỏ của bạn, tôi cũng xin được góp vài lời:
    Về tên: Người Trung Quốc gọi là Thư pháp, người Nhật Bản gọi là Thư đạo, người Triều Tiên gọi là Thư nghệ, vậy Việt Nam gọi là gì cho lối viết chữ Quốc Ngữ? Thực ra nếu chúng ta viết thư pháp chữ Nôm lúc đó còn có thể gọi là Nghệ thuật viết chữ Việt. Nhưng trước đây chúng ta mượn chữ Tàu, nay lại mượn chữ Tây (chữ Quốc Ngữ) vậy, không gì hơn gọi nó là " Việt Nam mit Ca Li Gờ Ráp phi" (Chữ Tây có dấu).
    Về cơ sở để phát triển loại hình này: Theo tôi các nhà thư pháp Việt không có đủ cơ sở để xây dựng những chuẩn mực riêng cho "bộ môn nghệ thuật" mới này. Vì sao? Chữ La tinh vốn không chứa đựng yếu tố tượng hình vậy mà đem lý thuyết của thư pháp Hán để làm cơ sở. Thật là khập khiễng. Trên thế giới ngoài thư pháp Hán ra còn có thư pháp chữ Ả rập cũng được công nhận. Tôi thấy loại chữ đó còn tương đối gần với chúng ta hơn. Tốt nhất nếu muốn xấy dựng một môn nghệ thuật mới thì hãy nghiên cứu thư pháp Ả rập để làm nền tảng lý thuyết. Hiện nay, mạnh ai nấy viết. Giá trị đảo lộn hết cả, chẳng biết thế nào mà lần.
    Về hướng đi: Các nhà thư pháp chữ Việt hình như đang tự quảng bá cho chính mình thì đúng hơn. Hãy thử xem, một triển lãm thư pháp tiếng Việt, thơ văn rất nhiều nhưng quanh đi quẩn lại mỗi tác giả cũng chỉ có một kiểu viết, một cách trình bày. Các vị ấy viết sách nói nhiều về gương khổ luyện của Trí Vĩnh, Đường Thái Tông..... liệu hỏi các vị ấy khổ luyện được bao lâu mà khi thế đạo danh. Danh hoa hữu xạ tự nhiên hương, tốn công mà làm gì, mỗi người tự trau dồi, đóng góp xây dựng, sáng tạo không ngừng thì mới mong mọi người biết đến được.
    Vài lời mạo muội. Nay Kính Thư.
    ____________________________
    Tâm trung hữu kì chí
    Thế nhân bất khả tri
    Lý ngư phùng thuỷ dã
    Hữu thời long nam phi
  4. dochanhvanly

    dochanhvanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    Tại sao chư vị không gọi nó là Việt Thư Họa nhỉ. Sở dĩ mỗ rất ủng hộ bác Quản cái box mới này đó là, dẫu sao chúng ta cũng mong muốn thoát khỏi cái Thư Pháp của Tàu Tử. Thực ra các cụ nhà ta hồi thập niên 50,60 đã từng có những câu đối Liễng trên song cột của chính diện phòng khách, nhìn sơ qua tưởng là chữ Tàu, thực chất, đó là chữ quốc ngữ. Những nét chữ bay như rồng lượn, bọn Tây khi bước vào nhìn đều cho là chữ Tàu, thế nhưng dù họ có học giản thể hay phồn thể gì cũng vĩnh viễn không bao giờ đọc được. Đó há không phải là những cái hay của Việt Thư Họa?
    theheRATTre
    Được dochanhvanly sửa chữa / chuyển vào 20:58 ngày 05/05/2004
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Cái này, có thể bàn ở topic: bàn về thư pháp Việt Nam, và topic: Thư pháp chữ Việt của Blue23. Mà Home mới nhờ mod chuyển qua được không? Mọi người xem 2 topic đó cũng thấy nhiều cái hay, mà nó cũng nhiều bài viết. Góp vào đó thì hay hơn. Khi mới thành lập box, không nên trùng nhiều topic quá. sẽ đâm ra loãng, và lộn xộn.
  6. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Tham khảo thêm bài phỏng vấn:

    Thư pháp Quốc ngữ - Một thú chơi mới ​

    Chơi chữ là một thú chơi tao nhã, hơn thế nữa qua những bức thư pháp còn thể hiện nét đẹp văn hóa của dân tộc. Thư pháp bây giờ không dừng lại ở chữ Hán mà đã có nhiều người nâng chữ Quốc ngữ lên tầm thư pháp. Một trong số ít người làm được việc này là nhà thơ - nhà thư pháp Nguyễn Đình.
    - Thưa ông, nói đến thư pháp, người ta thường nghĩ đến nghệ thuật viết chữ Hán bằng bút lông nhưng hiện nay thư pháp Quốc ngữ đã phát triển. Được biết ông là người có nhiều đóng góp cho môn nghệ thuật này và là tác giả cuốn thư pháp Truyện Kiều bằng chữ Quốc ngữ được cả thế giới biết đến. Xin ông cho biết thư pháp Quốc ngữ có gì khác so với thư pháp chữ Hán?
    - Trước hết phải xác định Thư pháp là phép tắc, nghệ thuật viết chữ, và không chỉ thế người Trung Quốc còn nâng lên là một thứ "Đạo" (Thư pháp giả Đạo dã), tạm dịch: thư pháp là đạo. Người xưa quan niệm học tập thư pháp có thể tu tâm dưỡng tính. Thư pháp nói chung đều có mục đích giống nhau, có khác chỉ khác hình dạng chữ viết mà thôi.
    - Thư pháp chữ Hán đã có lịch sử lâu đời, còn thư pháp Quốc ngữ có từ khi nào thưa ông?
    - Thư pháp chữ Quốc ngữ có cách đây cũng trên 30 năm. Bắt đầu là nhà thơ - Giáo sư Đông Hồ của Đại học Văn khoa TP.HCM viết thư pháp bằng bút sắt. Sau này có nhà thư pháp Nhất Linh viết một số bức in trên tạp chí ngày nay nhưng chưa thành phong trào. Mãi đến sau này có nhà sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh là người khơi mào cho phong trào viết thư pháp Quốc ngữ bằng bút lông, được nhiều người nhiệt tình tham gia triển lãm thư pháp trong tuần văn hóa Huế tại Hà Nội, được Bộ VH-TT tặng bằng khen và đặt tên là Câu lạc bộ. Lúc đầu chỉ có tôi và nhà sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh chơi thư pháp Quốc ngữ, sau đó có thêm 5 thành viên. Từ thời gian này thư pháp Quốc ngữ mới chính thức trở thành phong trào mạnh.
    - Muốn viết được thư pháp chữ Hán người viết phải khổ công luyện tập từng nét một từ khi nhỏ tuổi. Còn thư pháp Quốc ngữ thì sao thưa ông?
    - Bất cứ một bộ môn nghệ thuật nào cũng phải khổ luyện, "thiên phú" chỉ góp phần thuận lợi cho việc luyện tập chứ không phải yếu tốt quyết định. Thư pháp chữ Hán viết tương đối dễ đẹp so với chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ do phải ghép nhiều chữ cái Latin cho nên người viết thư pháp phải biết sắp xếp bố cục cho tốt. Ngoài đôi tay khéo léo phải có con mắt của một nhà kiến trúc, một họa sĩ.
    - Nhìn vào bức thư pháp chữ Hán người ta có thể biết được cốt cách của nhà thư pháp. Còn những bức thư pháp chữ Quốc ngữ có thể hiện được điều đó?
    - Xưa nay thư pháp không phân biệt, thứ chữ gì cũng đều thể hiện tư chất phong cách của người viết. Ở Trung Quốc có nhiều nhà thư pháp nổi tiếng cho từng phong cách viết khác nhau. Thư pháp Quốc ngữ cũng vậy, người thì phóng khoáng hào hoa, người lại cứng rắn mạnh mẽ có những nét chữ dứt khoát... tức là mỗi người có một cốt cách riêng không ai giống ai.
    - Theo ông liệu thư pháp Quốc ngữ có thể phổ biến, được nhiều người ngưỡng vọng như thư pháp chữ Hán?
    - Tôi nghĩ thư pháp Quốc ngữ có điều kiện phát triển tốt, sẽ phổ biến trong quảng đại quần chúng vì chúng ta ai ai cũng hiểu và đọc được, thưởng ngoạn chứ không như chữ Hán chỉ có số ít người hiểu và đọc được. Chúng tôi đã đưa khá nhiều thư pháp Quốc ngữ như thơ, câu đối... vào chơi trong các dịp lễ Tết, hiếu hỷ và đề thơ trang trí trong các vườn cảnh. Chúng tôi cũng đã tổ chức được bạn bè khách du lịch khắp năm châu biết đến. Tôi thấy đó là món quà văn hóa được nhiều người chấp nhận và trân trọng tặng nhau.
    (Theo ANTĐ)

    Được duongphuongbay sửa chữa / chuyển vào 15:51 ngày 06/05/2004
    u?c Milou s?a vo 09:46 ngy 07/05/2004
  7. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Tôi chưa hiểu về thư pháp mấy nhưng cũng xin mạo muội đề xuất một cái tên. Đó là Hồn chữ Việt .
  8. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Các bác thích viết chữ Việt bằng bút lông thì đó là sở thích riêng. Cái mà chúng ta phải bàn đó là:
    Cơ sở nào cho thư pháp tiếng Việt? Tôi hỏi khí không phải: tôi đã từng đọc những lưu bút của học sinh, sinh viên và những nhật ký của họ viết từ thời kỳ chống Mỹ, trong đó những tên bài hát, bài thơ, bài viết được viết rất bay ****, tô màu, vẽ hoa lá........, vậy có được gọi là "thư pháp chữ Việt" không? Lại một câu nữa: Khi viết câu đối trên bàn thờ gia tiên, cần trang trọng, vậy khi viết bằng chữ Việt thì viết chữ in hoa à?
    Khi dùng bút lông viết chữ Việt, các bác dùng các nét trong thư pháp chữ Hán, đó là ý thích của các bác. Tôi không bình luận. Nhưng các bác một mặt muốn "thoát khỏi thư pháp Tàu tử" một mặt lại muốn sử dụng nó là thế nào? Ừ cứ cho là "kế thừa có phát triển" đi, thế các bác có biết những nét cơ bản ấy có yêu cầu gì không? Nhìn những bức được nêu lên của Trịnh tiên sinh và những bức tôi nhìn thấy , thì chẳng bức nào được đến một nét, toàn bại bút cả.
    Chính từ khập khiễng, vay mượn trong lý luận nên tôi muốn nói cái tên mà các bác đặt cho nó chẳng có ý nghĩa gì cả. Bác Loa kèn đen sì hình như đọc không kỹ bài của tôi trong một topic cạnh đây, cũng về vấn đề đặt tên. Đặt một cái tên thì cái tên đó phải phù hợp với nội dung bên trong. " Việt Nam mít Ca li gờ ráp phi" là phù hợp. Tại sao? Chữ là chữ tây, lại có dấu, cực phù hợp.
    Nay kính thư.
  9. hoatd

    hoatd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    ặ, thỏ chỏằ Viỏằ?t câng có thặ phĂp à?
    CĂi chỏằ Nho vuông vuông mỏằ>i có thặ phĂp. Chỏằ nho hỏằ dạng bút thanh 'ỏưm 'ỏằf có 'ặỏằng nât 'ỏạp, thỏằf hiỏằ?n 'ặỏằÊc cĂi "thỏĐn" trong 'ó. Chỏằ Viỏằ?t dỏằa theo kẵ tỏằ Latinh mà lỏĂi bỏằi ra, có khi còn không 'ỏằc 'ặỏằÊc.
    LỏĂi nghâ 'ỏn cĂc bài lfng xê cĂi nhà ông gơ 'ỏƠy ỏằY HN quỏÊng cĂo "trà 'ỏĂo" 'ỏằf marketing cĂi quĂn nặỏằ>c chă.
    Nói chung chỏng nên có cĂi gỏằi là Thặ phĂp Viỏằ?t cỏÊ!
    (Xin lỏằ-i cỏÊ nhà nỏu làm phỏưt ẵ)
  10. demtp

    demtp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2003
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Da kinh thưa bác Quan_ Theo em thì chúng ta hãy cứ gọi nó như từ "xưa đến nay" đi. Hãy gọi là Thư Pháp Việt thôi, em thấy thế có gì đâu nào. Có gọi là gì đi nữa thì cuộc hơic ủa chúng ta vẫn cứ là một cuộc chơi của những con người đam mê thôi, vậy thì có gì quan trọng cho một cái tên chứ. Bác thấy đúng không ah!?!?!
    Hậu sinh demtp kính thư các bác

Chia sẻ trang này