1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thư Pháp Việt, vẫn còn nhiều gian nan để được công nhận?

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi sad_movie, 14/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sad_movie

    sad_movie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Thư Pháp Việt, vẫn còn nhiều gian nan để được công nhận?

    Hôm triển lãm thư Pháp của Quản Di Ngô khai mạc, tôi có viết một bài báo về triển lãm này. Và sau đây là trả lời từ phía toà soạn.

    Sau khi sửa sang và nộp bài của em, đã có nhiều ý kiến phản hồi từ ban biên tập. Bài của em gây ra một cuộc tranh cãi lớn của 2 phe trong toà soạn.Một phía thừa nhận thư pháp Việt.Một phía ngược lại, và vì sự tranh cãi đó mà có lẽ sẽ không dùng được. Họ cho rằng, không tồn tại cái gọi là thư pháp Việt.Vì phải là loại chữ tượng hình mới nói đến chuyện thư pháp, còn với tiếng Việt, ngữ hệ La tinh, dòng chữ phiên âm thì cái sự múa bút theo lối thư pháp chỉ làm hỏng chữ/ Chị cũng đã cãi rất nhiều để bảo vệ rằng bài này không có mục đích cổ suý thư pháp Việt mà chỉ phản ánh một đời sống tinh thân của giới trẻ thông qua một cuộc chơi, nhưng không được chấp nhận.Thật đáng tiếc."

    Tôi chỉ post bài này và không có ý kiến gì. Còn lại để nhường cho các bạn.
  2. cadmank3

    cadmank3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    769
    Đã được thích:
    0
    tôi xin lỗi! mặc dù đã thử cảm nhận nhưng tôi cũng ko thấy ký tự la tinh phù hợp với kiểu viết thư pháp / hình như chúng ta đáng cố phải có thì đúng hơn .../ tôi đang tưởng tượng 1 ông người thái lan hay arập sống ở việt nam hay trung quốc vì quá yêu thư pháp mà cũng về sáng tạo kiểu chữ loàng ngoằng theo thư pháp thì sẽ ra sao/ngoài ra nếu để ý thì sẽ thấy nếu tiếng việt viết dc thì tiếng anh cũng viết dc ,chả là ký tự la tinh còn gì ,mà ngay cả tiếng pháp ,cụ linh muc người pháp nghĩ ra chữ viết cho gnười việt chắc cũng chưa nghĩ đến điều này /chúng ta dễ dàng thấy chữ tượng hình của trung quốc có nhiều nét mạnh xổ thẳng nên rất hợp ,có khi ký tự của người ảạp còn hợp hơn ký tự la tinh /tôi ý thức dc rằng kiến thức về thư pháp của tôi là có hạn nhưng quả thực đó là suy nghĩ của tôi ...mong dc các bác mở mắt ../
  3. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Sự tranh cãi giữa thư pháp Việt và thư pháp Hán là cuộc tranh cãi cho tới nay vẫn chưa có hồi kết thúc .Mỗi người một quan điểm ,người không thích thì cứ phủ nhận ,kẻ yêu thì vẫn yêu và tiếp tục công việc của mình .Âu cũng chỉ cần cái tâm yêu là được hà tất phải tranh cãi cái gọi là thư pháp hay không phải thư pháp. Suy cho cùng thì "thư pháp " cũng chỉ là " cách viết chữ đẹp " dùng mực giấy và những nét bút để tả cái hồn ,ngụ cái ý ,hàm cái tình thôi .
    Box Thư pháp là nơi hội tụ của cả những người yêu Thư pháp Hán và cách viết chữ theo lối thư pháp Việt Nam. Cứ tạm gọi "thư pháp Việt " là vậy đi đã ,dẫu sao chúng ta mới lập ra được môn thư pháp này cùng lắm là khi có chữ Quốc ngữ và phát triển nó vào vài năm nay trong khi thư pháp Hán đã trở thành cả một hệ thống và xuyên suốt mấy nghìn năm nay .Song ,để được trở thành "thư pháp Việt " đó còn chờ vào sự nỗ lực và sáng tạo của những người Việt trẻ , chúng ta có quyền tin vào điều đó chứ .Còn hiện giờ ,"thư pháp Việt " vẫn có nhiều người yêu chuộng bởi đầu tiên là dễ học hơn và cái chính là họ có thể múa bút lông để tả cái ý ,ngụ cái tình .
  4. nguyenminh720

    nguyenminh720 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2003
    Bài viết:
    851
    Đã được thích:
    1
    Vài dòng thêm vào để hy vọng đóng góp được một cách nhìn
    Trước hết về cụm từ " Thư pháp Việt":
    Theo tôi hiểu biết như sau : Nền giáo dục Việt Nam thời phong kiến được áp dụng theo khuôn mẫu Hán học từ tư tưởng( Khổng - Mạnh) , sách vở ( Tứ thư- Ngũ Kinh) chữ viết ( chữ Nho ) , cách thi cử ( thi Hương, thi Hội, thi Đình)...Vì thế các nhà nho, bậc quyền quý Việt Nam xưa kia đã có những thú chơi sưu tầm các tranh chữ đẹp. Cách viết chữ của Trung Hoa thể hiện ý nghĩa của chữ tượng hình thông qua nét bút được người Việt Nam học tập và đi theo, đã có những nhà nho Việt Nam nổi tiếng vì chữ đẹp : Cao Bá Quát , Nguyễn Siêu...., đồng thời với chữ Hán , Việt Nam còn có chữ Nôm , phương pháp viết giống chữ Hán theo dạng chữ tượng hình. Hồ Xuân Hương với danh hiệu "Bà chúa thơ Nôm" cũng đã chứng minh được vị trí cũng như cái đặc sắc của chữ Nôm trong văn hoá Việt Nam.
    Từ những điều trên xin nói rằng: " Thư pháp Việt" là một cụm từ thể hiện phần văn hoá Việt được hình thành từ rất lâu, chứ không chỉ hẹp trong nghĩa là viết chữ quốc ngữ bằng bút lông sử dụng các thủ pháp viết chữ Hán.
    Hiện nay có một đam mê trong giới trẻ là viết chữ quốc ngữ với các thủ pháp nghệ thuật tương tự khi viết chữ Hán -Nôm.Chữ quốc ngữ ai cũng biết là chữ la tinh được các linh mục truyền đạo phương tây sử dụng ghi lại cách phát âm của người Việt. Thực chất từ rất lâu ở phương Tây đã có những cách viết chữ đẹp bằng bút lông ngỗng, bút sắt ...các ký tự được thể hiện theo nhiều cách khác nhau. Có thể thấy điểm khác biệt , chữ la tinhlà ở từng ký tự ( ghi âm), còn chữ Hán là ở từng chữ ( hiện nghĩa).
    Gọi là thư pháp chữ quốc ngữ có được không?

    Được , bởi thực chất đó là một phép viết chữ ! trong các sách cổ phương tây các ký tự rất hoa mỹ biến một trang sách giống như một tác phẩm nghệ thuật, bây giờ có thêm một phương pháp thể hiện ký tự nữa: đem cách thê hiện chữ Hán để thể hiện ký tư la tinh. Cái để đánh giá rằng nó có phải là nghệ thuật hay không thì lại nằm ở các yếu tố khác như :cảm xúc, đam mê, sáng tạo, mồ hôi...Mỗi người có một cách suy nghĩ riêng, nhưng đối với tôi dù thế nào ở đâu, hình thức gì cũng vẫn luôn trân trọng cái tâm, sự đam mê mà con người truyền vào sự vật sự việc.., thư pháp quốc ngữ cũng vậy!
    Lạm bàn chút , cũng có cái gội là thợ viết ... đem kỹ xảo ra để viết chữ - rất thành thục, nhưng không toát ra được cái thần thái, bản sắc của người cầm bút , không bật nên hàm nghĩa sâu xa của chữ.
    Khi đi thăm quan một số chùa ở Ninh Bình, thấy một số bức hoành phi, câu đối; được vài cụ cố trong họ tộc nói chuyện cho nghe về phong thái của bậc danh nho ngày xưa khi viết chữ: từ mài mực, cầm bút, trải giấy, để hòn chặn, chấm mực, đóng triện, rửa bút đều uyển chuyển, từ tốn. Khi viết chữ thì lúc dứt khoát mạnh bạo, lúc nhẹ nhàng ...Hơi thở ánh mắt đều tập trung vào trong tùng nét, từng nét. Nghe thế thì rất mê, dường như hiển hiện trước mắt !
    Còn thô thiển, chớ chê, chớ chê !
    Được NguyenMinh720 sửa chữa / chuyển vào 23:25 ngày 17/09/2004
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Lên box, thấy mấy vụ thư pháp Việt, Hán bàn cãi nhau kinh quá. Home thì luôn ở trạng thái Trung Hoà. Hán cũng được, Việt cũng được. Nhưng không vì thế, không thích thư pháp Việt, mà người ta cứ phải nổi đáo lên như vậy. Quyết định, tìm các tài liệu về thư pháp Việt post lên.
    Tôi yêu những cái gì thuộc về quê hương, đất nước tôi
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    Thư pháp Việt-điều thần diệu nơi tâm hồn
    Thư pháp tiếng Việt cứ le lói, âm ỉ như một ngọn lửa nhỏ, bỗng bùng lên mạnh mẽ từ đầu thiên niên kỷ này. Hầu như chỗ nào ta cũng bắt gặp thư pháp tiếng Việt. Thư pháp trên tranh, trên bìa, trong tập thơ, đông đảo nhất là thư pháp trên lịch và tờ treo trong nhà.

    Bùi Hiển chạy khắp Bắc, Trung, Nam để triển lãm thơ Bùi Giáng mà Bùi Hiển thể hiện bằng thư pháp. Tờ thư pháp của Hiển được đón chào bằng những nụ cười hóm hỉnh là câu:
    "Dạ thưa xứ Huế bây chừ
    Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương"

    Trong Sài Gòn, nhà thơ Trụ Vũ có cả một xưởng thư pháp. Ông viết thư pháp trên giấy, trên lụa, trên đĩa sành sứ. Và ông còn có cả một cửa hàng bán thư pháp.
    Ở Huế cũng hình thành một câu lạc bộ thư pháp. Tiểu biểu nhất là thư pháp của nhà thơ Nguyệt Đình. Ông trình bày thư pháp rất thành công trên những tấm gỗ xẻ chéo thân cây còn nguyên vỏ, rất được công chúng tán thưởng. Nhà thơ Minh Dức Triều Tâm Ảnh, vị sư trụ trì chùa Huyền Không, ông ở một am nhỏ trong rừng nhưng rất được nhiều chúng sinh lên xin thư pháp về thờ, về treo trong nhà.
    Theo cách định nghĩa: thư pháp là tranh chữ, thì cách trình bày chữ Việt trên giấy, trên đá, trên gỗ, trên đĩa cũng xứng đáng là một bức tranh. Tôi đã gặp trong một ngôi nhà cổ ở thị xã Hội An một đôi câu đối, mà mỗi nét chữ Nho đều được thể hiện bằng một dáng chim. Cả hai câu đối là một quần thể chim rất sinh động, như một bức tranh chim hoành tráng. Có thể gọi là thư pháp vẽ được chăng.

    Trò chuyện với nhà thơ Trụ Vũ, tôi nói với ông: "Thư pháp Trung Quốc coi như đã định hình. Đọc sách, tôi biết các nhà thư pháp Trung Quốc rất khổ công trong luyện chữ. Vương Hy Chi luyện bút trong 15 năm; cháu ông Vương Thiền Sư luyện bút trong 40 năm; Trương Chi mỗi lần tập viết xong, rửa bút ở ao, lâu ngày nước ao đen như mực. Nói về hòa thượng Thích Hoài Tố viết thư pháp, sách chép: "Hoài Tố thuở nhỏ nhà nghèo, không tiền mua giấy, phải viết chữ trên lá chuối. Nhờ xem những áng mây vần vũ, nhìn các nét rạn nứt trên tường... chợt lĩnh hội bút ý. Nét bút của ông phóng khoáng, phiêu dạt, mảnh mai thần diệu, thuận tay biến hóa như gió loạn mây cuồng, nhưng không loạn quy củ. Thật là kinh dị". Thế mới thấy thư pháp của ông điêu luyện chừng nào! Trụ Vũ đáp: "Không thần diệu không thể viết thư pháp được". Tôi hỏi: "Chữ Trung Quốc có các nét chính: chấm, phẩy, gạch ngang, xổ dọc, hất lên, quai xước. Mỗi nét đã có chuẩn mực, có hình tượng, bản thân mỗi chữ Nho ấy đã là một bức tranh. Chữ Việt thì sao?". Ông đáp: "Viết thư pháp là thể hiện cái hồn của mình. Có câu: "Nhìn chữ biết người" là vậy. Chữ Việt đâu thiếu đường nét ấy. Chẳng qua họ quá quen với chữ Nho, nên nghi ngại thư pháp chữ Việt. Này nhé, xưa, thời cổ trung đại của Trung Quốc, bấy giờ mới có tranh thủy mạc. Từ đó đến nay, mới có thể kể đến tranh màu nước, tranh sơn dầu, tranh lập thể, tranh trừu tượng. Các loại tranh ấy đều được yêu mến, trân trọng và đặt cho cái tên rất đỗi tự hào: Hội họa hiện đại. Rõ ràng, không kể loại hình mà phải kể tới tâm hồn người họa sĩ. Vậy thì chữ Nho cứ coi như một loại tranh, chữ Việt sao không thể gọi là một loại tranh được. Điều cốt yêu của thư pháp, như tôi nó, là cái thần diệu nơi tâm hồn mình".
    Với 41 năm nghiên cứu và viết thư pháp, Trụ Vũ cho biết, trước ông, ông đã thấy có hai nhà thơ viết thư pháp tiếng Việt, đó là nhà thơ Vũ Hoàng Chương và nhà thơ Đông Hồ. Năm 1964, nhà thơ Đông Hồ tới thăm hòa thượng Trí Chủ, trụ trì chùa Già Lam thọ 60 tuổi, ông đã viết tặng hòa thượng một câu đối tiếng Việt:
    "Bảo quốc 300 năm giặc nào phá nổi
    Hòa thượhg 60 tuổi pháp độ quần sanh"

    Đọc từng vế đối, thật chưa chỉnh, nhưng cái hồn của tác giả không chê vào đâu được. Một tấm lòng với nhau mà. Xin nói thêm, Bảo Quốc là chùa Bảo Quốc ở Huế, hòa thượng Trí Chủ tu hành ở đây và từ đây ra đi. Chưa nói đến nội dung câu đối, mà điều đáng nói là chữ viết thật dịu dàng, nhu hòa, chất phác mà điêu luyện. Có thể coi đây là bức thư pháp đầu tiên bằng tiếng Việt, hiện đang còn lưu giữ tại tịnh thất hòa thượng Trí Chủ ở chùa Già Lam, Sài Gòn.
    Hai lần Festival ở Huế năm 2000 và 2002 vừa qua, cùng với mấy chục điểm biểu diễn văn hóa nghệ thuật khác, ngay trên bờ sông Hương, trước cửa Quảng Đức của thành nội, bên cạnh Phu Văn Lâu có "Trại thư pháp" của Huế. Khách đến tham quan và xem tranh chữ rất đông, dù điểm ấy không hoành tráng, không kỳ công, diêm dúa, mà giản dị, chất phác, gần gụi. Khách đến và đi như ở nhà mình.
    Các nhà thư pháp viết thư pháp treo trên tường nhà. Có người đến nhờ các nhà thư pháp viết cho mình một tờ theo ý mình, tên mình hoặc một câu thơ mà mình thích. Khách xin nhà sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh câu thơ đầy chất thiền của ông:
    "Ta cúi xuống nhặt hạt sương trên cỏ
    Bỗng thấy áo tiền nhân còn ướt chưa khô"

    đến xin nhà thơ Nguyệt Đình một câu thơ "rất sông Hương" và cũng ***g lộng tâm hồn Cao Bá Quát "Sông dài như kiếm dựng trời xanh". Đám trẻ thì cứ quấn lấy Bùi Hiến, anh dễ hòa đồng với bọn trẻ. Khách rất thích thư pháp một chữ của Hiến: "Đức", "Nhân", "Nghĩa"... Song đẹp nhất phải nói tới cách Hiến tủm tỉm nâng vạt áo thiếu nữ Huế và đề thơ lên đó.
    Thư pháp chữ Việt lặng lẽ đi, và phát triển qua bao thử thách. Giờ đây nó thật sự được yêu mến. Cuộc hành trình thư pháp tiếng Việt không ồn ào, song đầy mong chờ. Xin các nhà thư pháp một chữ "Tín" bằng thư pháp tiếng Việt mình, để tỏ lòng ngưỡng mộ và kỳ vọng của chúng tôi.
    (Theo Heritage)
  7. nguoibinhthuong_2011

    nguoibinhthuong_2011 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2004
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    ko thích thư pháp Việt lém, thấy chữ Việt mà viết thư pháp ko hợp lém, nhưng cũng ko quá phản đối....Dù sao, thư pháp quả là hợp với chữ tượng hình hơn...
  8. sgpt

    sgpt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2004
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Theo thiển ý của tớ thì Thư Pháp Việt có được tất cả mọi người công nhận hay không thì thời gian sẽ trả lời. Nhưng chắc chắn một điều rằng Thư Pháp Việt đã và đang tạo ra một thú tiêu khiển tao nhã cho những ai đam mê nó, vì bản thân nó rất lành mạnh và bổ ích cho mọi người.
    Thế thì Thư Pháp Việt có hại gì khi những vần thơ, những câu ca dao tục ngữ trong kho tàng Văn Học Việt Nam, những lời vàng ngọc dạy bảo của các Tiền Nhân được thể hiện qua Thư Pháp Việt ( có bao nhiêu người Việt Nam chúng ta biết chữ Hán? Nôm?). Qua đó mọi người như được nhắc nhở thêm về bổn phận và đạo lý làm người của mình hơn trong cuộc sống lo toan tất bật cơm áo gạo tiền hàng ngày???
    Tớ thì không biết tẹo nào về Thư Pháp nói chung nhưng bản thân tớ cảm thấy trong lòng rất nhẹ nhàng và vui sướng khi dạo phố chợ hoa công viên Tao Đàn vào những ngày tết để tìm các quầy Thư Pháp Việt đọc các câu đối, vần thơ ... được thể hiện bằng chữ Quốc Ngữ .
    Thư Pháp Việt có được công nhận là một loại hình nghệ thuật hay không? Theo tớ thì có. Vì sao? Vì bất kể thứ gì có thể tô điểm và làm đẹp cho đời thì đã là nghệ thuật rồi. Vậy thì tại sao Thư Pháp Việt lại không nhỉ? Thư Pháp Việt có điểm nào không tốt? Hay chăng không tốt là do con người? Về mặt lý thuyết Thư Pháp như thế nào tớ chẳng biết. Có người bảo Thư Pháp Việt vẽ ngoằn ngoèo bắt chước người ta (Trung Quốc) không theo một chuẩn mực nào cả, có thể là đúng đấy nhưng chúng ta đừng quá khắt khe khi mọi chuyện chỉ mới bắt đầu vì biết đâu sau này Thư Pháp Việt sẽ tỏa sáng thì sao??? Tớ tin rằng những nhà Thư Pháp Việt Nam tương lai sẽ tìm tòi và sáng tạo để thư pháp Việt được công nhận trên toàn Thế Giới. Có bao nhiêu nước dùng chữ la tin nhỉ???
    Hy vọng Việt Nam sẽ là nước đầu tiên sáng tạo ra Thư Pháp Chữ La Tin.
    Tớ chỉ viết thì cảm nghĩ của tớ thôi có gì sai sót xin góp ý cho tớ nhé.
    Xin Cảm Ơn
  9. thatwhy

    thatwhy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    3.842
    Đã được thích:
    1
    Một ngày chủ nhật ở nhà xem chương trình Nghệ sỹ và Cuộc đời. Câu chuyện kể về vỡ cải lương Bên Cầu Dệt Lụa của soạn giả Viễn Châu được dàn dựng trở lại với một thế hệ nghệ sỹ trẻ như Quế Trân, Kim Tiểu Long,... Khi người ta hỏi đạo diễn sợ điều gì nhất khi dàn dựng lại vỡ cải lương này ? Ông đạo diễn liền trả lời : Thế hệ nghệ sỹ trẻ hôm nay không thua gì lớp nghệ sỹ đi trước khi thành danh với vỡ Bên Cầu Dệt Lụa, bên cạnh đó, họ còn được thừa hưởng những tinh hoa của người đi trước truyền lại. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất là lớp thế hệ nghệ sỹ đi trước đã thành danh và đã ăn sâu vào lòng người từ vỡ này, cho dù thế hệ bây giờ có hát hay hơn, có biểu diễn điêu luyện hơn thì khán giả vẫn cho rằng lớp nghệ sỹ trẻ bây giờ biểu diễn vỡ đó không bằng thế hệ đi trước của họ.
    Đành vậy, biết làm sao được ! tranh luận vẫn tiếp tục và bắt đầu từ cách nghĩ của mỗi người cho một vấn đề.
    u?c thatwhy s?a vo 19:29 ngy 30/09/2004
  10. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Bài này chắc các bác đọc rồi:
    THƯ PHÁP (Calligraphy-callégraphie) là cách viết chữ đẹp-một trong những bộ môn nghệ thuật rất trí tuệ và tao nhã.
    Cách đây hơn 35000 năm, người tiền sử đã để lại nhiều bức vẽ đầu tiên trong các hang động. Nhưng nếu chỉ biết vẽ thì chưa đủ trí tuệ để đưa con người thoát ra khỏi thời kỳ ăn lông ở lỗ. Chỉ đến khi chữ viết xuất hiện mới chứng tỏ con người đã có một bước ngoặt để tiến vào những nền văn hóa, văn minh.
    Chữ viết nảy sinh từ nhu cầu làm sổ sách, kế toán, những văn tự xưa nhất dưới dạng ký hiệu xuất hiện ở vùng đồng bằng Mesopotamia vùng Trung Cận Đông vào khoảng 4000 năm trước tây lịch. Chữ Hán của người Trung Hoa xuất hiện chậm hơn vào khoảng 2000 năm trước tây lịch. Huyền thoại về chữ viết của người Trung Hoa cho rằng người xưa đã quan sát dấu chân chim, chân thú để lại trên tuyết hay trên cát mà sáng tác ra dạng chữ Hán. Trong số những dấu tích xưa nhất của chữ Hán, có thứ chữ khắc trên mai con rùa gọi là giáp cốt văn mang nội dung của Kinh Dịch được xác định niên đại vào khoảng từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XI trước tây lịch. Nghe nói sau này, ở Trung Quốc có học giả Quách Mạt Nhược là người có thể đọc và hiểu được thứ giáp cốt văn ấy.
    Chữ viết của người Nhật có từ thế kỷ thứ V trước tây lịch, có nguồn gốc từ chữ Hán, do người Trung Hoa đưa vào qua Kinh Phật. Trong một thời gian dài đến XIII thế kỷ, người Nhật đã phải sử dụng chữ Hán. Mãi đến đầu thế kỷ thứ IX, một số các mệnh phụ phu nhân trong triều đình sáng tác ra một kiểu chữ riêng gọi là Hiragana, mượn từ chữ Hán nhưng đơn giản hóa đi nhiều và tạo ra hình kiểu Nhật Tương tự như thế, Hàn Thuyên và các nhà ngữ học tiên phong của nước ta đã sáng tác ra chữ Nôm.
    Ở phương Tây, chữ Anh, chữ Pháp bắt nguồn từ các cổ tự Ả Rập, Hy Lạp, La Mã. Tại thư viện Charles Quint, còn lưu trữ những văn bản viết theo kiểu tràng giang đại hải, câu chữ viết liên tục, không có khoảng cách giữa các từ hoặc các chương. Mãi đến năm 1637, nghề in đã phát triển ở châu Âu mới thấy xuất hiện lần đầu một quyển sách ?o thông minh? được trình bày theo quy cách hiện đại. Đó là quyển Phương Pháp Luận ( Discours de la Méthode) của René Descartes viết bằng tiếng Pháp.
    Như thế, chữ viết là một quá trình phát triển phức tạp và lâu dài, xem ra nhân loại đã tốn không biết bao nhiêu trí tuệ và tâm huyết.
    Song song với việc sáng tạo ra con chữ, người ta còn phải sáng tạo ra cách viết chữ.
    Lúc đầu và đơn giản nhất là dùng ngón tay viết trên cát hay trên mặt đất. Muốn giữ lâu hơn thì viết lên những tảng đất sét, tảng đá, trên gỗ. Người Trung Hoa thời xưa chép sử trên những mảnh tre. Người Đạo Bà La Môn (ở Ấ n Độ)chép kinh bằng cách dùng bút lửa viết lên phiến lá bối, da dê. Khi đã phát minh ra giấy thì dùng bút lông, bút cây, bút tre, bút sắt, bút bi.
    Và bây giờ, trên máy vi tính chữ viết không đươc tạo hình bằng bút mà bằng ?obit?.
    Bất cứ thứ chữ viết và cách viết nào lúc đầu cũng phải xuất hiện dưới dạng chân phương. Khi mọi người đã quen tay, quen mắt người viết mới chú ý đến cách trình bày đẹp hơn. Cách viết chữ đẹp dần dần được nâng lên hàng nghệ thuật, tức là thư pháp. Trong thư pháp, người viết gửi gắm ?oCái tôi? của mình vào đó rất nhiều. Cái gửi gắm vào đó không chỉ có hoa tay mà còn có 3 yếu tố Tinh, Khí Thần.Tinh là tinh hoa, nghệ thuật đôi tay cầm bút-Thần là sự nhập tâm nhíp tâm vào con chữ đưa hồn người viết và hồn con chữ hòa là 1-Không những thế mà còn có cả Khí lực của người viết tạo nên đường nét dứt khóat và bay lượn của con chữ thể thiện đc mọi điều tinh hoa. Do đó, người không có bản sắc tâm hồn và cá tính mạnh mẽ thì không thể có một thư pháp. Trung Quốc là một nước có nhiều nhà thư pháp lớn. Trong số đó nổi tiếng nhất là Vương Hy Chi đời Tần. Sách Tần thư chép: năm Vĩnh Hòa thứ 9 ngày mồng ba tháng ba họ Vương cùng 41 danh sĩ đương thời họp mặt ở Lan Đình huyện Cối Kê tỉnh Triết Giang nhân dịp này Vương Hy Chi tự tay viết bài Tự Tập Thành 28 hàng 324 chữ đẹp đến nỗi mọi người điều mê mẩn.
    Sau Vương Hy Chi đến Vương Duy đời Đường, tài tử đại gia Tề Hoàng Mế Sái đời Tống.
    Sau này, tiểu thuyết gia Kim Dung giàu tưởng tượng còn đem cả kiếm thuật, võ thuật vào thư pháp, thêu dệt nên lắm chuyện ly kỳ trong Hiệp Khách Hành hoặc Cô Gái Đồ Long.
    Gạt bỏ những điều bịa đặt hoang đường, cái có thực trong các câu chuyện trên là một nghệ thuật thư pháp đã đạt đỉnh cao của người Trung Hoa.
    Người Việt Nam có Cao Bá Quát "Văn Siêu,Thánh Quát"là một nhà thư pháp thuộc hàng đệ nhất danh gia(bút tích vẫn còn tại Hồ GƯơm Hà Hội ngay cửa đi vào). Bạn đọc Áo Trắng đã có dịp nhìn thấy bút tích Cao Bá Quát được giới thiệu trong quán sách nói của ông đồ số xuân Bính Tý vừa qua.
    Còn hiện nay thì có giai thoại về thư pháp của nhà thơ Hoàng Trung Thông. Hồi đó, nhà thơ Hoàng Cầm mở quán bán rượu nếp làng Vân ở Hà Nội, Hoàng Trung Thông vốn sính rượu vào đấy uống say mèm trong cơn đại tuý, Hoàng Trung Thông đứng dậy viết lên vách tường của quán rượu một chữ TỬU tuyệt đẹp. Tiếc rằng thư pháp của ông ngoài một chữ TỬU ấy không biết còn để lại những gì nữa chăng?
    Chữ quốc ngữ mà chúng ta đang dùng tuy là thứ văn tự non trẻ và mang ký tự La Tinh nhưng càng ngày càng có nhiều người viết nâng lên ngang hàng thư pháp. Chèo Vỡ Sông Trăng của Minh Đức Triều Tâm Ảnh là một dạng thư pháp chữ quốc ngữ mang nét chữ Latinh và cái thần của thư pháp Trung Hoa. Lối chữ của Trịnh Công Sơn dùng để chép lời trong các bản nhạc của anh cũng là dạng thư pháp được nhiều bạn trẻ ưa thích bắt chước viết theo khá giống.
    Có người cho rằng thư pháp là bộ môn nghệ thuật cao minh hơn hội họa một cái đầu. Điều đó thì chưa thể khẳng định. Có điều ngày nay tranh là một mặt hàng đại trà trên thị trường còn thư pháp, thư họa thì khó kiếm hơn nhiều. Người biết viết đã hiếm và người biết thưởng thức cũng hiếm.

Chia sẻ trang này