1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thử tài các bác ở box Học Thuật

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi SilverWings, 12/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. moonstruck

    moonstruck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Tối qua uống với mấy ông anh rể một trận suýt chết, chẳng còn biết trời trăng gì nữa.
    Tỉnh rồi, vào mạng thấy bài của mình, đành phải viết tiếp vậy.
    To SilverWings cô nương (lại nhấn mạnh về GT tí! Để luuthuy khỏi xoá thì những chuyện không ăn nhập này phải ***g vào trong một cái gì đó mới được. Mà đừng có chuyển đổi GT nữa nhé. Cho topic nó mềm mại hơn!): Moonstruck tôi xuất thân tiểu tư sản, nhưng ở chung với nông dân từ nhỏ, nhà chẳng ai nấu nướng giỏi, thế nên tôi chẳng biết gì về Nghệ thuật ẩm thực, có chăng chỉ là cái "nghệ thuật" "chém to kho mặn", nồi cơm to, miếng thịt to, cốt ăn no là được. Thực bất tri vị. Ăn không biết thế nào là mới ngon thì làm sao có thể nói về việc nấu ngon được? Nên câu hỏi đó tôi xin kiếu. Mà phải chăng tất cả những câu hỏi ở đây (ở topic này) đều đã từng là đề thi của SilverWings cô nương?
    Trước tiên tôi xin nói về chính tôi. Tôi không được dạy dỗ gì về triết ngoài môn triết Mác Lê ở trường Đại học. Tôi chỉ hay đọc, có thể gọi là con mọt sách cũng được, nên hiểu biết của tôi không những pha tạp từ khắp các nguồn mà còn hổng rất nhiều chỗ. Đặc biệt là tôi không biết định nghĩa của các khái niệm, do đó hiểu sai rất nhiều. Nên SilverWings và các bạn nếu thấy tôi sai thì bảo là sai, đừng bắt tôi định nghĩa mà hãy định nghĩa cho tôi. Tất cả những cái tôi viết đây đều dựa trên cách hiểu của tôi về thuật phong thuỷ, không phải là dựa trên định nghĩa của thuật đó. Mà đây cũng chỉ là những suy nghĩ của tôi về thuật phong thuỷ thôi, không phải là ý kiến của tôi về cơ sở khoa học của nó.
    (Bài quá dài, tôi tách ra làm ba phần cho dễ theo dõi)

    Niềm tin cho tôi Sức mạnh

  2. moonstruck

    moonstruck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Về thuật phong thuỷ, trước tiên phải nói rằng đó là một nghệ thuật sắp xếp, sao cho có thể tạo ra một không gian phù hợp với tâm lý con người, tiện cho việc sinh hoạt của con người. Đó có lẽ cũng là một mục tiêu quan trọng của việc thiết kế các công trình, phải không? Xin lấy một ví dụ, hình như là ở LX cũ: một viện nghiên cứu khoa học đang vận hành trơn tru, bỗng tất cả những nhân viên trong Viện đột nhiên không thể tập trung vào làm việc được nữa. Họ trở nên nóng nảy, bồn chồn. Sau nhiều nỗ lực điều tra, người ta phát hiện ra rằng một nhà máy mới xây gần đó khi hoạt động thì tạo ra một luồng hạ âm hướng thẳng vào khu nhà của Viện nghiên cứu. Sau khi người ta sửa chữa ống khói và một số đường ống dẫn của nhà máy thì mọi việc của Viện lại trở về như xưa. Trường hợp này có khác gì về bản chất các kết luận của thuật phong thuỷ phương Đông không?
    Hay một ví dụ khác: cha ông chúng ta có câu "... nhà hướng Nam" gì đó, tại sao? Vì chúng ta ở miền nam của Bắc bán cầu, mùa đông gió Đông Bắc lạnh, nếu làm nhà quay về phía Nam thì gió không thổi thốc vào nhà, nên sẽ ấm hơn. Hơn nữa do trục trái đất nghiêng nên trừ ở xích đạo thì mặt trời luôn đi xiên về một phía, ở Bắc bán cầu thì chắc là xiên về phía Bắc (đây là tôi đoán thế, còn nghiêng như thế nào thì tôi không nhớ), có nghĩa là nhà quay về phía nam sẽ tránh được nắng nóng chiếu trực tiếp trong mùa hè, nên sẽ mát hơn. Đúc kết đó theo tôi hoàn toàn có thể xếp vào loại phong thuỷ được.

    Niềm tin cho tôi Sức mạnh

  3. moonstruck

    moonstruck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Các thầy phong thuỷ phương Đông có đồ nghề là gì nhỉ? Hình như là con lắc (la bàn thì thôi, bình thường mà). Phương pháp đó liệu có phải là không có cơ sở khoa học không?
    Trước tiên phải nói về hoạt động của hệ thần kinh con người. Hệ thần kinh của động vật nói chung đều là hệ thống điện hoá. Mà một hệ thống điện thì sẽ phát ra sóng điện từ và bị ảnh hưởng bởi sóng điện từ. Như vậy thì cơ thể con người chắc chắn có thể cảm nhận được bức xạ, nhưng chúng ta không có khả năng để xác định được ảnh hưởng đó thôi. Một bằng chứng về tác động của sóng điện từ đối với cơ thể con người là ảnh hưởng của bão mặt trời. Mà bộ não con người là một hệ thống tinh vi do đó sẽ rất nhạy cảm với bất cứ sự biến đổi nhỏ nào của điệp áp.
    Ta có thể tin rằng một số người có khả năng mà phần lớn người ta không có, ấy là khả năng cảm nhận một cách tương đối là chủ động về nền bức xạ xung quanh. Tất nhiên những cảm nhận đó có lẽ đều có tính vô thức thôi. Nhưng cũng đủ để người đó cảm nhận được tính chất của cả khu vực. Khi đó họ có thể đưa ra những nhận xét kiểu như vật này hướng vào phía này, gây ra hậu quả là gì...
    Vấn đề long mạch cũng như thế. Bức xạ của trái đất cũng như chấn động và âm thanh từ mặt đất phụ thuộc vào nhiều thứ, trong đó có cấu trúc địa chất. Phải chăng đó là cơ sở của Long Mạch?
    Còn vấn đề ảnh hưởng của mộ tổ tiên đối với người sống, tôi không biết và cũng không tin lắm. Nhưng có một chuyện này làm cho tôi phải suy nghĩ: Một thầy phong thuỷ đi thăm mộ cụ tôi và nói rằng mộ cụ tôi nằm trên đất khuyết trưởng. Bố tôi có ba anh em trai, hiện nay: bác cả: 1 anh con trai, anh này đã có 04(!) cô con gái. Bố tôi: Hai con trai, hiện nay: anh tôi có 2 con gái! Chú tôi: ba cô con gái! Tất cả trưởng nam đều không có con trai! Còn tôi là thứ nam và chưa lập gia đình nên không biết. Vẫn biết là sự trùng hợp ngẫu nhiên là tất yếu. Nhưng nó cũng khiến tôi không dám chắc lám về vấn đề này.
    Còn một khía cạnh nữa, đó là khía cạnh dinh dưỡng. Ai cũng biết là dinh dưỡng có ảnh hưởng rất quan trong đối với trí tuệ, sức khoẻ của con người. Đặc biệt là các chất vi lượng. Tuy có nồng độ rất thấp nhưng chính chúng mới là các chất tạo ra sự khác biệt. Mà thành phần đất đai mỗi khu vực thường là khác nhau, có thể trong quy mô không gian rất nhỏ, ví dụ như trường hợp húng Láng chẳng hạn: trông bên này đường thì vị đúng là húng Láng, còn trồng bên kia đường thì ăn như bạc hà! Hay vải thiều Lục Ngạn? Có vô số ví dụ tương tự.
    Bây giờ tưởng tượng là có hai đứa trẻ (có thể coi là sinh đôi đi, cho dễ), một đứa được mẹ nuôi bằng thức ăn, nước giếng lấy từ mảnh đất nhà bà ngoại giàu nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của nó, đứa kia được cha nuôi ở nhà ông nội, kém về vi lượng hơn. Rõ ràng sẽ có sự khác nhau rất lớn giữa hai đứa trẻ đó. Ưu điểm của cái giếng, mảnh đất đó rõ ràng cũng mang tính phong thuỷ.
    Sau chừng đó dẫn chứng, theo tôi, ta hoàn toàn có thể nhìn và coi thuật phong thuỷ như là một khoa học lựa chọn và sắp xếp sao cho phù hợp với môi trường xung quanh và kỹ thuật đó có cơ sở khoa học đầy đủ.

    Niềm tin cho tôi Sức mạnh

  4. moonstruck

    moonstruck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Về câu hỏi thứ ba, tôi không hiểu lắm về vấn đề này, nhưng phải chăng là SilverWings muốn nói đến một dạng thức nào đó của nghịch lý Bernard? (hay là nghịch lý gì đó nói về sự tự mâu thuẫn của logic và các hệ thống dựa trên logic? )

    Niềm tin cho tôi Sức mạnh

  5. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chào monstruck, bài viết của cậu đầy đủ rồi, có điều chúng ta vẫn có thể mở rộng ra một chút.
    Thứ nhất về vấn đề Húng láng... theo mình điều đầu tiên cần nói đến là vấn đề về thổ nhưỡng sẽ ảnh hưởng đến cây trồng. Tuy nhiên việc trồng cây như thế nào thì ko phải là đối tượng trong phong thuỷ. Ko biết có đúng ko?
    Thứ hai, về vấn đề mộ khuyết trưởng, cũng cần phải nhắc lại một điều. Đừng bao giờ có ý định giải thích các học thuyết của Đông Phương trên quan điểm của triết học Tây phương. Thực sự là thế. Có người vẫn cố gắng làm điều đó, nhưng ko bao giờ đạt được điều đó đâu. Họ có thể tiếp cận được đa phần nhưng những phần tinh hoa nhất thì ko bao giờ có thể giải quyết được. Muốn hiểu được điều đó thì chỉ có thể làm được khi mà ta nắm được quan niệm trong triết học phương Đông của ngành đó. VD Dịch học, Phật học..... Họ có thể giải thích quá trình sinh học trong khi ngồi thiền nhưng ko thể nào giải thích được bản chất của việc ngồi thiền ở mức cao cả.
    Kết luận của tôi(chỉ mang tính tham khảo thôi nhé): Phong thuỷ là một triết học Đông Phương, chúng ta có thể vận dụng trong cuộc sống.
    Vầng trăng sáng trên biển xa, vầng trăng ngoài đảo xa, còn nghe tiếng ngân nga, giữa lòng ta bao lời ca quên nhà.
  6. moonstruck

    moonstruck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Chào luuthuy.
    Có thể là không bao giờ. Nhưng hãy nhớ tới khái niệm "tiệm cận"...
    Đọc "Lược sử thời gian" (A brief history of time, Stephen Hawking) có đoạn nói về các định luật mô tả thế giới, mình không nhớ chính xác nhưng nó đại ý là như thế này: (không tồn tại một lý thuyết tối hậu mô tả chính xác vũ trụ) nhưng tồn tại một chuỗi các lý thuyết ngày một chính xác hơn.
    Văn minh phương Tây hiện đại không có khả năng hiểu được văn minh phương Đông. Nhưng nền văn minh Đông Tây kết hợp sau này thì thế nào? Mà việc phương tây cố gắng tìm hiểu những giá trị phương Đông phải chăng chính là một phần của việc hợp nhất hai dòng văn minh lớn của loài người?
    Tiện đây đố mọi người luôn: khác nhau cơ bản giữa Đông và Tây là ở chỗ nào?

    Niềm tin cho tôi Sức mạnh

  7. ivan_toi

    ivan_toi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2002
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Thuyết phong thuỷ ở trung hoa cổ đại.
    Trong lịch sử TQ cổ đại, từng xuất hiện một tập tục hết sức là phổ biến, có tính chất truyền thống, gắn liền với quan niệm cho rằng chuyện chọn đất mai táng tổ tiên(âm trạch ) cũng như chọn đất làm nhà, cho người sống, (dương trạch ) có quan hệ mật thiết đối với cuộc sống, tồn vong hoạ phúc của con cháu và những người đang sống. Người ta thường nói :?táng tiên ấm hậu? tức là chọn đất mai táng tổ tiên phù hộ cho con cháu hưởng phúc lộc. Tất cả những hoạt động có liên quan đến việc chọn đất mai táng hoặc đất liên quan đến làm nhà cửa được người xưa gọi là Thuật Phong Thuỷ hoặc Thuyết phong thủy hay vắn tắt hơn là Phong Thuỷ. Người mà am tường các lý thuyết phong thuỷ , các cách thực hành nghi lễ thủ tục .....là thày Phong Thuỷ, hay là thày địa lý, hay là phong thuỷ tiên sinh, Kham dư gia, hay là âm dương gia.
    Thuật ngữ Phong Thuỷ với ý nghĩa chỉ những hoạt động chọn đất mai táng hoặc dựng nhà cũng chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn về sau, vào thời Nguỵ-Tấn Nam Bắc triều ,( TK III VI V VII ) là giai đoạn thuỷết phong thuỷ gắn liền với tên tuổi của Quách Phác và trước tác nỗi tiếng của ông là Táng thư hoặc còn gọi là Táng Kinh . Ở đời thượng cổ thì vào các triều đại Hạ-Thương-Chu, người ta gọi hoạt động này là bốc trạch là tướng địa, . Trong Kinh Thi phong thuỷ được gọi là Tư Vũ là Địa Lý. Đến đời Tần, Hán, các phong thuỷ tiên sinh được gọi là Âm Dương gia hoặc là Kham dư gia. Kham có nghĩa là đạo trời , bao hàm ý nghĩa là việc xem xét thiên văn, thiên tượng vị trí các chòm sao trên trời. Dư là đất, là địa lý là xem xét vị trí, phương hướng cuả các khu vực địa lý , tương ứng với các chòm sao, đồng thời cũng bao hàm việc quan sát các hình thể của các khu đất . Âm dương gia là một tên gọi khác nhưng cùng một chức năng với Kham Dư Gia, ở triều đình đặt chức quan Kham Dư phụ trạch việc quan sát thiên văn, làm lịch . Ngoài ra, người đời còn gọi Phong Thủy là Thanh Ô, là Thanh Nang vì có truyền thuyết cho rằng, Thanh Ô Công hay Thanh Ô Tử là một nhân vật đời Hán, giỏi thuật Phong Thuỷ và được suy tôn là ***** của thuật Phong Thuỷ.
    Phong Thuỷ là một hệ thống quan niệm nhằm đánh giá xem xét cảnh quan để xác định địa điểm tối ưu cho một công trình kiến trúc.
    Xin chào và hẹn gặp lại!
    No things to eat !
  8. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chào moonstruck. Theo tớ thì sự khác biệt căn bản giữa triết học phương Đông và Tây là
    Triết học phương đông dựa trên duy tâm kinh nghiệm.
    Triết học phương Tây thì dựa trên quan điểm duy lý khoa học.
    Mỗi cái có một thế mạnh riêng vì nhiều khi Phương tây bó tay thì phương Đông lại tỏ ra có ưu thế tuyệt đối.
    Vầng trăng sáng trên biển xa, vầng trăng ngoài đảo xa, còn nghe tiếng ngân nga, giữa lòng ta bao lời ca quên nhà.
  9. Kubrik

    Kubrik Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Hei,. cuối cùng tôi vẫn thấy chưa trả lời được câu hỏi của SilverSwing. Hi hi, bàn tán loạn lên, hoá ra bác nào bác nấy chỉ thấy đọc nhiều sách mà chưa biết cách vận dụng (tức là kiến thức chưa phải là của mình).
    Tôi xin nhắc lại câu hỏi của SilverSwing:
    TTVNol phát triển thì mâu thuẫn nào là động lực phát triển?
  10. ivan_toi

    ivan_toi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2002
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    - Trước tiên , Phong thuỷ là một thuật, nắm bắt các hiện tượng sự vật tuân theo quy luật của thiên nhiên , nhằm lợi dụng những điểm lợi ích nhất và tránh được những bất lợi trong quá trình phát triển cuả con người. Phong là gió, Thuỷ là nước, gió mà không có nước chặn lại thì gió bị thoát, người xưa từ những chiêm nghiệm nhiều đời mà tìm được quy luật của tự nhiên và đúc kết nó vào Phong Thuỷ này. Vì thế cho nên nếu chỉ coi phong thuỷ là nguyên tắc bố cục cho :"tiện việc sinh hoạt của con người, ... mục tiêu quan trọng cuả thiết kế kiến trúc " thì mới chỉ là nhìn phong thuỷ với một tầm quá hạn hẹp. Phong Thuỷ lớn từ chọn đất phát triển quốc gia, chọn thế đặt thủ đô (sao cho được hướng đẹp, đúng vị trí trung tâm của cả nước) cho đến nhỏ là xây nhà, làm đường , cách bài trí đồ đạc trong nhà...
    - Ví dụ của bạn Moontruck không đúng. Ai bảo bạn là phong thuỷ dựa trên ảnh hưởng của từ trường sóng âm ? trả lời được câu hỏi trên, chắc bạn sẽ chọn ví dụ khác. Phong thuỷ là một môn học thuật của Trung Hoa và cũng giống như tất cả các môn học thuật khác còn đến ngày tnay đều dựa trên căn bản là Dịch học. Tức mọi vật được cấu thành bởi 5 yếu tố : Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ, trong đó thổ là nguồn gốc, là đất là mẹ ở trung tâm , trong quá trình mọi vật tồn tại thì lại chịu tác động của thuyết âm dương, có âm có dương bổ xung tương hợp với nhau, giao hoà nhau mới được cân bằng, và vì thế thì phát triển ổn định. Người biết phong thuỷ là người nắm vững dịch học, và nắm được các khái niệm mơ hồ như : sinh khí, tàng phong, tụ thuỷ, thổ vượng, ... Cơ bản thuyết Phong thuỷ là như thế, nói chung là nó dựa trên Dịch học là chính, vậy mà chẳng thấy một mối liên hệ nào với từ trường sóng âm ?
    - Chuyện ông cha ta xây nhà hướng Nam : muốn chọn được vợ thuận hoà thì xây nhà hướng nam. mấy cái này người ta gọi nó là kinh nghiệm dân gian, cũng giống như là : Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy, Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm muốn chọn vợ thì chọn người : Lưng chữ cụ, mà vú chữ tâm. ... Có một điều là việc chọn nhà hướng nam này, trùng hợp với luận điểm của Thuyết phong thuỷ cho nên gọi nó là phong thuỷ cũng chẳng có gì sai.
    No things to eat !
    Tôi xin phép sửa lại vài từ ngữ cho thích hợp hơn
    Được luuthuy sửa chữa / chuyển vào 19:47 ngày 25/06/2003

Chia sẻ trang này