1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thử tài các bác ở box Học Thuật

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi SilverWings, 12/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. moonstruck

    moonstruck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    chào bác ivan_toi!
    Mời bác xét cho đến tận cùng xem về phương pháp luận thì đông - tây có khác nhau không?
    Cũng mời bác phát biểu xem mục đích của thuật phong thuỷ là gì? Phải chăng không phải là để cho cuộc sống của con người tốt đẹp hơn? Thuận tiện hơn? Mà khi xây nhà, sắp xếp đồ đạc thì bác muốn gì trước tiên?
    Phương châm của tôi là nhìn sự vật hiện tượng theo hướng tìm sự tương tự. Bởi hình thức phản ánh nội dung, không có nội dung không hình thức cũng như không có hình thức không nội dung. Như vậy một sự tương tự về hình thức rất có thể biểu thị một sự tương tự về nội dung, nếu không là nội dung về cơ sở thì về quy luật. Như vậy tôi có thể tìm hiểu một sự vật hiện tượng tôi chưa hiểu rõ thông qua sự tương tự của nó với một sự vật hiện tượng tôi nắm rõ hơn.
    Phương châm khác của tôi là nhìn mọi thứ qua mục đích. Lấy mục đích để tìm hiểu công cụ. Mục đích là quyết định, công cụ là quan trọng. Mục đích có trước và quyết định công cụ. Đến lượt nó công cụ ảnh hưởng đến mục đích.
    Vả lại một lý thuyết là chấp nhận được khi nó phù hợp với thực tế. Bác có biết lý thuyết về mạng tinh thể chất rắn không? Áp dụng thuyết De Broglie, người ta coi sự lan truyền của dao động nút mạng là việc bức xạ và hấp thụ một hạt gọi là phonon. Hạt này không tồn tại, hiển nhiên. Nhưng nó, với spin, khối lượng, phân bố và năng lượng của nó giúp cho việc tính toán và dự đoán vận động (tính chất) của mạng tinh thể dễ dàng hơn, mà vẫn đủ chính xác như thuyết dao động mạng thông thường.
    Hay bác có thể nói rằng Big Bang là có thật hay không có thật không? Big Bang được chấp nhận bởi vì nó phù hợp với thực tế đang có, chứ không ai nói rằng nó chắc chắn có hay nó chắc chắn không có cả. Bởi vì lịch sử là đã xảy ra, nó là khách quan đối với chúng ta.
    Do đó nếu hai sự vật hiện tượng có phản ứng giống nhau thì đối với tôi chúng là giống nhau. Không cần biết là bên trong nó có khác nhau hay không.
    Vấn đề phong thuỷ quy mô lớn, quốc gia ý mà. Bác thử xem mấy cái vấn đề "trung tâm của quốc gia", "để cho quốc gia hùng mạnh", "hướng đẹp" liệu có phải là bố cục về địa chính trị không?
    Ví dụ như ngày xưa, đọc Tam Quốc thấy "xem thiên văn, thấy vượng khí tụ ở phía Tây", tưởng như là chiêm tinh, nhưng nó có khác gì cái kết luận "Tây thục đất đai phì nhiêu, dân cư đông đúc, giàu có, đường vào khó đi, một người giữ, muôn người khôn vượt" đâu.
    Chính vì ta không biết cái công cụ, cái con đường của nó nên ta đang thử xem công cụ nó là như thế nào. Bác hãy chỉ ra cái sai của nó, đừng chỉ có bảo rằng nó dựa trên dịch lý hay âm dương ngũ hành chứ không liên quan gì đến photon, lực điện từ hay lực hấp dẫn. Bản thân Kinh dịch là một bộ quy luật vận động của vật chất. Triết học (vật lý) phương tây cũng là một bộ quy luật vận động của vật chất. Nếu một ngày kia, người ta khám phá ra được mối liên quan giữa KD và triết học phương Tây thì sao. Bác có thể cho rằng không có mối liên quan ấy. Nhưng nếu Triết học phương Tây đúng mà phương Đông cũng đúng khi mô tả và dự đoán cùng một sự vật hiện tượng, thì chẳng lẽ chúng lại mâu thuẫn với nhau? Mà nếu không mâu thuẫn với nhau trong khi lại cho kết quả giống nhau thì chúng nhất định phải có chung cơ sở. Do đó việc chúng có thể biểu diễn được qua nhau không có gì là lạ. Bác có nhớ đến bài toán đổi cơ sở của không gian không?
    Tư duy tôi lộn xộn nên lời lẽ lộn xộn, chỗ nào sai hay tối nghĩa mong bác chỉ cho.

    Niềm tin cho tôi Sức mạnh

  2. moonstruck

    moonstruck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin nhắc lại: Mục đích quyết định công cụ.
    Cái máy bay phản lực với cái máy bay cánh quạt đều là máy bay cả, mặc dù động cơ của chúng khác nhau.

    Niềm tin cho tôi Sức mạnh

    Được moonstruck sửa chữa / chuyển vào 11:56 ngày 25/06/2003
  3. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Phần lớn ý trong đoạn này tôi đã trả lời ở trên rồi, chỉ còn vài vấn đề:
    Dịch học và Âm dương ngũ hành không phải là một. Dịch học dựa trên thuyết cân bằng âm dưong: hào âm, hào dương, kết hợp thành 8 quẻ, 64 ... 64 cái gì ấy nhỉ? bạn tôi nghiên cứu kinh dịch chứ không phải tôi nên tôi không biết. Dịch học nói đến Ngũ hành thì phải.
    Bác thấy âm - dương có gì không giống vấn đề các mặt đối lập trong triết học phương Tây? Điện tích âm, dương? Nếu điện tích âm - dương không cân bằng thì liệu vật thể có thể tồn tại được không? Thu nhiệt, toả nhiệt? Đó cũng chính là sự cân bằng âm dương đấy bác ạ.
    Chào moonstruck, vì tớ ko biết nhiều về phong thuỷ, nên chỉ xin trình bày vấn đề âm dương thôi. Dịch học và Âm dương ngũ hành tuy ko là một nhưng theo tớ thì dịch học dựa trên rất nhiều Học thuyết Âm Dương Ngũ hành.
    Cần nhắc lại là ban đầu Âm dương và Ngũ hành là hai học thuyết riêng biệt, nhưng về sau thì hợp lại là một.
    Dịch học có thể nói tóm tắt như sau: Vô cực.--> Lưỡng cực-f Tứ tượngf Bát quáif Bát quái biến đổi vô cùng, Có thể nói Dịch học là một phần của việc dự đoán hoạt động của thế giới.
    Quay lại ngũ hành một chút, trong dịch học coi bát quái làm các quẻ căn bản, gồm có 3 vạch, đứt là âm, liền là dương. 3 vạch có 2 lựa chọn, vị chi là 2 mũ 3 quẻ là 8 quẻ 3 vạch. Mỗi quẻ đó lại mang tính chất một hành(có hành chứa 2 quẻ).
    Khi bói sẽ đưa ra các quẻ gồm 2 quẻ căn bản hợp lại và sau đó luận mọi việc. VD: trời ở trên, đất ở dưới là thuận hay nghịch, rồi nước trên lửa dưới có hay ko??
    Do đó ko thể nói rằng trong dịch học ko có âm dương ngũ hành được.
    Tớ diễn đạt hơi kém, có gì thì nhắc tớ để tớ bổ sung nhé.
    Vầng trăng sáng trên biển xa, vầng trăng ngoài đảo xa, còn nghe tiếng ngân nga, giữa lòng ta bao lời ca quên nhà.
  4. moonstruck

    moonstruck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Ý tôi là dịch học hẹp hơn là âm dương ngũ hành.
    Tôi đã sửa lại bài trên của tôi. Do nhầm tôi đã nói "Dịch học nói đến ngũ hành thì phải". Xin đọc lại là "Dịch học không nói đến ngũ hành thì phải".
    To Luuthuy: Cái đó là
    Thái cực sinh lưỡng nghi: Một đối tượng thống nhất có hai dạng thể hiện (mâu thuẫn nội tại của thái cực) là âm và dương (sinh lưỡng nghi)
    Lưỡng nghi sinh tứ tượng: cân bằng âm dương thay đổi sinh ra bốn mùa: thái âm: đông chí, cân bằng: xuân phân: thái dương: hạ chí, cân bằng thu phân. Chú ý cách dùng từ: chí: tối cùng, phân: chia. Thực ra là lượng tử hoá, chia khoảng âm và dương.
    Tứ tượng sinh bát quái: tám quẻ, về khí tượng thì là bát tiết. Ý nghĩa sâu hơn thì mình chịu.
    Bái quái biến hoá vô cùng.

    Niềm tin cho tôi Sức mạnh

    Được moonstruck sửa chữa / chuyển vào 12:10 ngày 25/06/2003
  5. keneticA

    keneticA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    mâu thuẫn để TTVNol pt là :
    sự đánh giá thành quả và sự cống hiến
    cho hỏi cái có ai biết về giá trị lựa trọn ko ?
    khi bạn có 1000 phương án với những giá trị xấp xỉ tương đồng thì giá trị để 1 phuơng án khi trọn là đúng có tỷ lệ bao nhiêu %?
  6. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chào moostruck, tôi vẫn chưa hoàn toàn tán thành quan điểm của cậu.
    Tôi xin nhắc lại là dịch học có liên quan mật thiết đến ngũ hành, và nó coi ngũ hành là một phần trong lý thuyết căn bản của nó. (Bạn đọc bài viết của tớ ở trên đi)Nếu dịch học ko nói đến ngũ hành thì chẳng khác gì bảo toán học ko có phép cộng trừ.
    Bạn xem lại thử xem lại bài viết của bạn có mâu thuẫn gì ko nhé.
    Vầng trăng sáng trên biển xa, vầng trăng ngoài đảo xa, còn nghe tiếng ngân nga, giữa lòng ta bao lời ca quên nhà.
  7. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    To kenetic
    Một kết quả chỉ tồn tại khi nó có giá trị nguyên nhân tương ứng, kết quả giống nhau chưa chắc có nguyên nhân giống nhau. 1000 kết quả gần giống nhau của cậu có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau.
    Tớ vốn ko thích cách đánh sổ xố trong khoa học nên tớ ko đồng ý với khả năng lựa chọn. Theo tớ tuỳ theo hoàn cảnh, tuỳ theo người chọn thì sẽ có tỉ lệ chọn đúng tương ứng. Từ đó tỉ lệ chọn ra một phương án đúng cũng chính xác.
    Vầng trăng sáng trên biển xa, vầng trăng ngoài đảo xa, còn nghe tiếng ngân nga, giữa lòng ta bao lời ca quên nhà.
    Được luuthuy sửa chữa / chuyển vào 01:42 ngày 26/06/2003
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Bạn SilverWỉng đã mắc một sai lầm logic. Nếu bạn nhắc đến một "bác nào đó" thì hẳn bạn đã biết về bác ấy rồi. Thế cũng đủ để bác ấy tồn tại. Ở đây bạn lại tính đến thời gian tồn tại nữa. Theo "thuyết" của tôi thì mọi sự việc từ tưởng tượng cho đến hiện thực mà con người có thể hiểu được ĐỀU TỒN TẠI. Chẳng hạn bạn vào một siêu thị mua một món hàng, nhưng thấy bảng ghi là = 0. Với sự hiểu biết của mình, bạn nên chờ hay nên đi qua cửa hàng khác ?
    Nhưng có một cách chứng minh khác. Đó là nên xem xét lại câu hỏi của bạn. Bạn hỏi "hãy chứng minh rằng mình không tồn tại". Nhưng không tồn tại trong quá khứ, hiện tại hay tương lai. Rõ ràng quá khứ có tồn tại, hiện tại đang xem diễn đàn đây cũng tồn tại, và trong tương lai nếu có người nhắc đến cũng tồn tại.
    Thêm nữa bạn hỏi là "không tồn tại trên Trái Đất". Như thế cũng có thể có "một bác" nào đó ngoài trái đất và có một chiếc máy tính nối mạng với diễn đàn này nhỉ ?
    Một trường hợp nữa, cái bác nào đó bị người ngoaì hành tinh bắt cóc thả về, mất trí nhớ, tưởng rằng trái đất không phải là trái đất. Nhưng bác vẫn tồi tại với những người quen biết bác từ trước.
    Cách khác nữa là quay trở về quá khứ và bảo với ba mẹ rằng đừng có mà...lấy nhau. Hihi, hơi khó về mặt kỹ thuật và tình yêu.

Chia sẻ trang này