1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thư tay- lệnh miệng

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 09/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Thư tay- lệnh miệng

    "Áp lực" của những lá thư tay
    TT - Ngày 6-7, ngay sau khi báo Tuổi Trẻ đưa tin về bức thư tay của phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Phạm Văn Huyến ?ochỉ đạo? Cục Thuế TP.HCM ?olàm ngay văn bản gửi Bộ Tài chính về việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài? cho Công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng, Tổng cục Thuế đã có yêu cầu kiểm tra ngay sự việc báo nêu.
    Nhưng vấn đề đặt ra là với những kiểu thư tay như vậy, nếu gây ra hậu quả thì ai phải chịu trách nhiệm và trách nhiệm sẽ được xử lý đến đâu? Thực tế đã và đang xuất hiện nhiều kiểu thư tay của cấp trên gây không ít khó khăn, phiền hà cho cấp dưới... Phóng viên Tuổi Trẻ đã trao đổi với các ngành chức năng.
    Ông Trần Đình Cử (phó cục trưởng Cục Thuế TPHCM): ?oThư tay, nhưng có giá trị chỉ đạo nên phải thực hiện?
    Mở đầu cuộc trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, ông Trần Đình Cử cho biết sự kiện báo nêu về bức thư tay của phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Phạm Văn Huyến cũng là sự kiện bình thường thôi vì đó là hướng dẫn về mặt nghiệp vụ của cấp trên đối với cấp dưới. Mặc dù ông Cử cũng thừa nhận rằng về mặt nguyên tắc là không đúng, thư tay công tác không có giá trị pháp lý; chỉ mang tính chất chỉ đạo tháo gỡ cho doanh nghiệp.

    * Vì thế mà sau khi nhận được thư tay của ông Phạm Văn Huyến, Cục Thuế TP đã thực hiện theo đúng chỉ đạo là làm văn bản trình Bộ Tài chính về việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài?- Cục Thuế đã trình lên Bộ Tài chính khoảng một tuần nay, nhưng chưa thấy bộ có ý kiến gì. Như tôi vừa nói thư tay của ông Huyến mang tính chất hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên với cấp dưới nên phải thực hiện.
    * Nhưng Công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng từ năm 2000 đến nay vẫn chưa nộp thuế theo nghĩa vụ đối với Nhà nước, trong khi trước đây Bộ Tài chính đã cho tạm chuyển 10,6 triệu USD lợi nhuận ra nước ngoài?- Đối với các doanh nghiệp khác thì cứ hoàn thành nghĩa vụ thuế là Cục Thuế TP cho phép chuyển lợi nhuận ra nước ngoài bình thường, nhưng Công ty Phú Mỹ Hưng khiếu nại về mức thuế suất (10% hay 25%), đang chờ quyết định của Thủ tướng Chính phủ nên thư tay nhưng có giá trị chỉ đạo của cấp trên đối với cấp dưới thì chúng tôi phải chấp hành. Nên nhớ chúng tôi chỉ trình Bộ Tài chính giải quyết như một giải pháp tình thế mà thôi.

    * Chúng tôi được biết quan điểm của Cục Thuế trước sau như một - vẫn bảo lưu ý kiến cho rằng Công ty Phú Mỹ Hưng phải chịu 25% mức thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các công trình xây dựng, mua bán nhà cửa?- Đúng vậy. Bộ Kế hoạch - đầu tư cũng bảo lưu ý kiến trên các văn bản có căn cứ pháp luật. Nhưng khi có hướng dẫn của cấp trên thì vẫn cứ phải chấp hành, hơn nữa trong thư tay cũng ràng buộc giữ lại 25% thuế thu nhập doanh nghiệp, chờ quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
    * Đúng là có nhiều loại ?othư tay?, nhưng điều mà chúng tôi muốn đề cập ở đây là những kiểu thư tay ?ocó vấn đề? nhằm mục đích không trong sáng, không phải vì ích nước lợi dân?Theo ông, với những kiểu thư tay như vậy mà sau đó gây ra hậu quả thì có xử lý trách nhiệm được không?
    - Theo tôi, tùy theo mức độ của vụ việc nhưng chắc chắn người ?ochỉ đạo? bằng thư tay phải chịu một phần trách nhiệm khi hậu quả đã xảy ra. Không thể nói thư tay không có giá trị pháp lý nên không có trách nhiệm gì cả, vì chính anh đã chỉ đạo hướng dẫn việc thực hiện đó.

    Ông Lương Vĩnh Phúc (trưởng Phòng thi hành án dân sự TPHCM): Những chỉ đạo mang tính cá nhân không có giá trị thi hànhTheo phản ảnh của nhiều chấp hành viên trong việc thi hành các bản án dân sự, vấn đề chỉ đạo miệng, thư tay can thiệp của những người có chức vụ vào việc thi hành án là cản trở không nhỏ đối với quá trình thi hành án của các chấp hành viên.
    Tuy nhiên, cơ quan thi hành án và các chấp hành viên chỉ có nghĩa vụ tuân theo chỉ đạo của các cơ quan, người có thẩm quyền trong lĩnh vực thi hành án, chẳng hạn một số quyết định của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp... tạm đình chỉ, hoãn thi hành hoặc giải thích bản án, hướng dẫn nghiệp vụ theo qui định. Còn lại tất cả những chỉ đạo mang tính cá nhân, can thiệp vào công việc của chấp hành viên đều không có giá trị thi hành.
    Chúng tôi không bao giờ chấp nhận những loại thư tay, chỉ đạo theo kiểu ?onhờ vả? hoặc mang tính cá nhân. Những kiểu chỉ đạo ?obên lề?, can thiệp như thế này chúng tôi đều trả lại và cương quyết không thi hành.
    Tuy nhiên, trên thực tế cũng có những trường hợp một số cơ quan, đoàn thể không có chức năng, thẩm quyền trong lĩnh vực thi hành án nhưng có công văn, chỉ đạo miệng liên quan đến một số vấn đề nhạy cảm của thi hành án thì cũng được xem xét. Chẳng hạn như việc chỉ đạo mang tính chất nhắc nhở, đôn đốc cơ quan thi hành án đẩy nhanh tiến độ công việc, lưu ý chấp hành viên khi cưỡng chế thi hành án xem xét trường hợp liên quan vấn đề tôn giáo, người bị cưỡng chế là bà mẹ VN anh hùng, người có công, neo đơn...

    Ông Đào Anh Kiệt (phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường): ?oPhải đấu tranh với những loại thư tay không đúng pháp luật?
    ?oCấp dưới phải nghe lệnh cấp trên, đó là nguyên tắc nhưng phải theo đúng pháp luật. Trong thực tế điều hành, tôi thấy có nhiều chỉ đạo không bằng văn bản như yêu cầu bằng miệng, bút phê hoặc thư tay..., riêng tôi đã nhận nhiều loại chỉ đạo như vậy, nhiều lắm...? - ông Đào Anh Kiệt bộc bạch.
    * Đối với các trường hợp thư tay có tính chất lạm quyền vì một mục đích cá nhân nào đó, ông xử lý ra sao?- Có những chỉ đạo qua điện thoại hoặc bằng bút phê vì mục đích chung, ích nước lợi dân thì tôi linh hoạt yêu cầu anh em thực hiện ngay, không đợi văn bản. Và trong thực tế anh em làm rất chạy việc. Nhưng với trường hợp cụ thể như thư tay của ông phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chỉ đạo về việc Công ty Phú Mỹ Hưng thì nói thật tôi không dám thực hiện, mà phải có văn bản hẳn hoi. Vì thuế là vấn đề hệ trọng, nên dù tuân thủ cấp trên vẫn phải theo đúng pháp luật.
    * Nếu thực hiện, hậu quả xảy ra thì ông là người phải chịu trách nhiệm trước tiên còn thư tay đâu có giá trị pháp lý?- Nói vậy sao được. Chữ ký quan trọng lắm, ở nước ngoài người ta chỉ căn cứ trên chữ ký, khi anh ký tên là anh phải chịu trách nhiệm chứ. Tất nhiên, chúng tôi ủng hộ việc đấu tranh với những loại thư tay không đúng pháp luật, những loại thư tay vì lợi ích trục lợi cá nhân của cấp trên, hơn thế nó đang gây khó khăn cho cấp dưới dữ lắm!


    Luật sư Phan Trung Hoài (Đoàn luật sư TP.HCM):Văn bản chỉ đạo phải tuân theo hình thức qui định
    Theo qui định của pháp luật, việc chỉ đạo của cấp trên đối với cấp dưới trong các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới hình thức văn bản. Hình thức văn bản này phải tuân theo một số qui định nhất định như: có ngày tháng ban hành, người ký có đủ thẩm quyền, văn bản phải có dấu mộc, số công văn và phải được lưu trữ theo qui định.
    Trong trường hợp phải xem xét trách nhiệm của những người có liên quan: cấp dưới làm sai thì phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, không thể đổ lỗi cho việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên (thông qua hình thức thư tay, bút phê, chỉ đạo miệng...) bởi sự chỉ đạo của cấp trên là không đúng theo qui định, không có giá trị bắt buộc cấp dưới phải thi hành.
    Tuy nhiên, người cấp trên cũng vẫn phải bị xem xét trách nhiệm liên quan đến chỉ đạo của mình.
    Theo luật sư Phan Trung Hoài: bức thư tay của ông phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế không có giá trị pháp lý. Nếu cho đó là một lá thư của cá nhân, không mang tính chất chỉ đạo với cấp dưới thì thông thường người viết chỉ ký tên mình, không ghi chức vụ. Còn nếu là văn bản mang tính chất chỉ đạo, hướng dẫn cấp dưới của tổng cục phó thì hình thức văn bản phải tuân theo đúng qui định của nhà nước, có con dấu, số công văn, ngày tháng...

    --------------------
    Theo một cán bộ có trách nhiệm tại Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM, hiện tượng thư tay với mục đích can thiệp hoặc ?ochạy chọt? vào một vụ việc cụ thể đã giảm rất nhiều từ năm 1995 đến nay. ?oHọ cũng sợ qui trách nhiệm nên không viết thư tay mà thay bằng hình thức điện thoại. Tuy nhiên, điều đó không ảnh hưởng đến quá trình điều tra vì cơ quan điều tra cấp dưới còn có cấp trên và các ngành tư pháp giám sát, làm theo chỉ đạo sai là bị phát hiện ngay?, cán bộ điều tra trên nói. Đi vào vụ việc cụ thể là bút phê ?ogiúp đỡ? của nguyên một phó chủ tịch UBND TP.HCM trong vụ xây dựng nhà trái phép ở phường 15 (quận Tân Bình), liên quan đến Công ty Ngọc Đức - theo cán bộ có trách nhiệm nói trên thì vụ việc đã khởi tố, đang điều tra làm rõ. Nhưng về thẩm quyền, thì có thể xác định bút phê của ông phó chủ tịch UBND TP là không đúng chức năng, nhiệm vụ mà ông được giao(.V.H.Q.)

    (theo tuổi trẻ online)



    -------------------
    1 chỉ đạo hướng dẫn sẽ không có giá trị pháp lí nếu không tuân thủ theo qui định về hình thức. Thư tay và lệnh miệng cũng thế, về lí thì dựa vào điều nào để truy cứu trách nhiệm của những người ra thư tay lệnh miệng được?. Chỉ khổ cho cấp dưới , không tuân theo thì không được, mà đã tuân theo rồi thì sau này nếu có trục trắc gì thì phải è cổ ra mà gánh

    Khi học luật hành chánh , cô nhắn nhủ, nếu xếp ra lệnh miệng thì phải khéo léo từ chối, hay chí ít là gài cho xếp ghi ra vài chữ, hix, gài làm sao được nếu lúc nào cũng gặp phải những ông xếp thích trốn trách nhiệm
    nếu là các bác thì các bác sẽ xử xự tình huống ấy như thế nào
  2. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Chính xác đấy. Kinh nghiệm đau thương của tớ ko biết bao nhiêu lần rồi. Lúc đầu sếp nói thế này, đến lúc làm xong mang vào, ông ta lại gào lên là tao ko muốn thế. Hic, lúc đo tìm bằng chứng ko có, mà sếp thì luôn luôn đúng, thế nên ... :((, đã có vài lần cãi lộn với sếp về ba cái vụ đó rồi đấy.
    Nhưng mà càng làm thì càng khôn lên, , bây giờ, sếp muốn gì thì phải có giấy tờ, email đàng hoàng, tớ theo đó thực hiện. Nói miệng thì okie, nhưng mà nói xong là tớ forget it , nếu hỏi tớ thì tớ nói là I didn''t get it .
  3. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Nếu satthu đang nói tới những chỉ đạo mang tính quyền lực nhà nước hay có giá trị thi hành cao thì tớ ko bàn đến. Nhưng nếu nói về khía cạnh chung, ko biết satthu lấy cái qyuy định rằng"chỉ đạo ko có giá trị pháp lý nếu ko tuân thủ quy định về hình thức" ở đâu? Vì theo tớ, lời nói hay văn bản đều có giá trị pháp lý như nhau. Con người phải chịu trách nhiệm về hành động của mình cơ mà. Có điều, lời nói gió bay mất rồi thì phải chịu thôi
    [/QUOTE]
    Theo em cái ông phó tổng cục trưởng tổng cục thuế này đã ban hành cái văn bản áp dụng qui phạm pháp luật hành chính, đó là văn bản dưới luật. Nó mang trong mình 2 đặc điểm là tính quyền lực và tính dưới luật
    Vì nó có tính quyền lực cho nên nó phải đúng thẩm quyền đúng hình thức , đúng trình tự thủ tục
    Vì nó mang tính dưới luật nên nó phải phù hợp với văn bản qui phạm pháp luật
    Vậy em sai ở chỗ nào nhỉ ?
    Lí thuyết là thế nhưng trên thực tế, người VIệt quen đối xử với nhau theo kiểu gia đình, các xếp thì được gọi thân nật là anh hai, anh ba ,nhân viên thì gọi là em út ,xử lí thì trọng về xử lí nội bộ... Chính vì thế thư tay lệnh miệng theo lí thì không có giá trị pháp lí nhưng vẫn được cấp dưới tuân theo
  4. tungcongtu

    tungcongtu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2002
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Nền hành chính nước ta đang trong thời kỳ quá độ của cải cách nên "thư tay - lệnh miệng" vẫn còn tồn tại. Nói như vậy để thấy rằng loại hình này không phù hợp với thời đại mới. Dấu ấn phong kiến trong suy nghĩ và hành động của công chức nước ta vẫn còn sâu nặng vì vậy những hiện tượng nêu trên không hiếm khi xảy ra. Tôi cho rằng nội dung thư tay của ông Phó tổng cục trưởng không có gì sai, cái sai là ở chỗ ông đã không hiểu hoặc cố tình làm sai quy định của NN về văn bản. Ông ta hoàn toàn có thể dùng hình thức công văn để truyền đạt nội dung đó. Có lẽ ông ta nghĩ rằng "Quan ra cái gì thì cấp dưới tuân theo cái đó" nên đã không phân biệt đâu là văn bản Công đâu là văn bản Riêng khi thi hành công vụ.
    Hỡi ôi lãnh đạo cấp cao còn như vậy huống chi nhân viên cấp dưới không làm sai không bắt chước cấp trên cơ chứ. Chỉ khổ cho Thủ tướng suốt ngày phải chỉ đạo mấy cái việc vặt vãnh mà hết cả thời gian thôi.
  5. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Không đơn giản thế đâu ,theo bạn cái này còn liên quan đến vấn đề trách nhiệm. Một chỉ đạo mang tính cá nhân thì không có giá trị thi hành cho nên không thể đặt vấn đề trách nhiệm với người tạo ra nó. Như bạn nói ông ta hoàn toàn có thể dùng hình thức văn bản, có chữ kí đóng mộc có lưu trữ để truyền đạt nội dung đó , vậy có thể đặt câu hỏi là tại sao ông ta không làm ?
    Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại , bảo xếp duyệt chi 1 vấn đề gì đó thì lựa lúc xếp vui vẻ, nhỏ nhẹ vài câu , xếp gật 1 cái thì ok. Chứ còn bắt xếp kí giấy đóng mộc ...thì xếp phải từ từ suy nghĩ đã và tự dưng sẽ thấy nhiều lí do để bất an .cuối cùng côngviệc không thể tiến hành suông sẻ được
    Vậy theo các bác thì thư tay -lệnh miệng có nên xoá ngay bây giờ hay không ?
  6. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Một chuyện khó tin nhưng có thật của tình trạng thư tay, lệnh miệng .
    ==================
    http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/XaHoi/2004/7/28/24537/
    Vì sao 2 giám đốc sở lại bị mắc tròng kẻ mạo danh?

    Chuyện như trong phim Mỹ ( Catch me if you can) nhưng lại có thật này vừa diễn ra ở TP Cảng Hải Phòng. Nạn nhân là 2 vị tiến sĩ - giám đốc Sở, còn thủ phạm là một nông dân vừa chân ướt chân ráo ra thủ đô. Đó là Lê Mãn Thân, trình độ văn hóa lớp 12, sinh năm 1981 ở xã Hải Hòa, Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Làm sao mà 2 vị quyền cao chức trọng lại bị anh chàng "nông dân trẻ con" lừa cho dễ dàng như vậy?
    Ra Hà Nội tháng 2/2004 với hy vọng đổi đời; đầu tháng 7 vừa qua, Thân xin được một chân thử việc ở Công ty Quảng cáo Thành Công, Hà Nội. Ngày 21/7, Thân lên xe đi Hải Phòng; 14 giờ chiều, bằng số máy di động 0912929001, Thân gọi cho tiến sĩ T.T.D, giám đốc Sở D. nói rằng mình là chuyên viên của Văn phòng Quốc hội và đề nghị Sở bố trí chỗ ở. Đáp ứng yêu cầu này, chuyên viên Sở D. tức tốc sắp xếp cho Thân đến ở phòng 832 của khách sạn Hữu Nghị 4 sao, sang nhất Hải Phòng.
    Buổi chiều cùng ngày, Thân rủ thêm một người bạn ở TP Hải Phòng đến nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, tại đây đang có lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập đơn vị. "Bổn cũ soạn lại", Thân lại xưng danh cán bộ Văn phòng Quốc hội để lĩnh 2 phong bì hội nghị và xin thêm một chiếc nữa cho... lái xe, dù Thân chỉ có một chiếc xe máy đi mượn !
    Có chỗ ở và cơ hội làm ăn có vẻ đang đến, tối cùng ngày Thân về Hà Nội rủ thêm bạn gái là Trần Thị H. (SN 1983, quê ở Vĩnh Phúc) xuống Hải Phòng. Sáng 22/7, Thân nổi hứng với bạn gái, y gọi điện thoại cho tiến sĩ N.V.Th., giám đốc Sở T. Chỉ sau một hồi xưng danh, ông Th. đã nhanh chóng đến yết kiến Thân ở Bar Piano trên tầng 10 khách sạn. Và buổi chiều cùng ngày, văn phòng Sở T. cho Thân mượn một chiếc ô tô để y cùng bè bạn đi du lịch Đồ Sơn, vào thăm Casino !
    Máu yêng hùng chưa nguội, 21 giờ 30 cùng ngày, Thân bốc máy gọi cho một lãnh đạo Công an TP Hải Phòng xin được gặp và xin số điện thoại của ông Chủ tịch UBND TP. Như linh cảm được đây là một kẻ lừa đảo, ông công an nọ cúp máy và ra lệnh điều tra... Sáng hôm sau, Thân gọi điện thoại cho một chuyên viên của văn phòng UBND TP Hải Phòng, thì được chuyên viên này điều một ô tô để đón đi thăm... Giám đốc Công an TP Hải Phòng. Tuy nhiên Thân không toại nguyện vì ông giám đốc đang bận. Và đến 16 giờ cùng ngày, Thân bị bắt giữ với một tập hợp đồng quảng cáo lưu khống, trên người không có một mảnh giấy tùy thân.
    Tại cơ quan điều tra, Thân khai thực hiện hành vi lừa đảo chỉ để ra oai với bạn gái và có chỗ ăn nghỉ. Tuy nhiên, đây cũng là một bài học cho những kẻ ngông cuồng như Thân và những quan chức hay săn đón, khoản đãi cán bộ trung ương !
    Lưu Quang Phổ

Chia sẻ trang này