1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thu thập và xử lý tiêu bản đối với draonfly

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi Odonata, 22/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Odonata

    Odonata Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    1
    Thu thập và xử lý tiêu bản đối với draonfly

    Tranh thủ trước lúc đi thực địa cho đợt tới, tôi xinh chia sẻ một chút kinh nghiệm với những ai quan tâm tới bộ Odonata nói riêng và côn trùng học nói chung một ít kinh nghiệm khi thu thập và xử lý mẫu vật với nhóm insects này. Và cũng vì không nhiều nhà côn trùng học thật sự biết cách xử lý với mẫu vật của Odonata, điều này đúng không chỉ ở nước ta.

    Thu thập và làm tiêu bản cá thể trưởng thành:
    Do chuồn chuồn là nhóm sinh vật có mầu sắc khá sặc sỡ và việc định loại đôi khi phụ thuộc vào mầu sắc của cơ thể nên việc giữ nguyên được mầu sắc tự nhiên của nhóm này là điều rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, bản thân công việc này lại rất khó thực hiện, bởi vì không giống các nhóm khác như bộ Cánh vảy hay Cánh cứng, mầu sắc của bộ Odonata phần lớn là mầu hoá học chứ không phải vật lý, vậy nên việc làm chết đột ngột hoặc tổn thương đến mẫu vật sẽ làm mất màu tự nhiên của nhóm này. Việc thu thập mẫu vật giống như ta tiến hành với butterfly. Tuy nhiên việc làm tiêu bản thì hoàn toàn khác, với các loài **** (bộ cánh vảy), ta có thể dùng tay bóp gẫy các xương kittin là nơi bám của các hệ gân cánh, khiến chúng không thể bay được trước khi cho vào túi tam giác. Đối với chuồn chuồn thì hoàn toàn khác (nhiều nhà côn trùng học không biết là điều này hoàn toàn không có lợi và làm tương tự với butterfly hay moth), vì rằng như vậy sẽ làm chuồn chuồn bị thương và chết rất nhanh, khiến cho màu sắc tự nhiên cũng bị mất theo, không những thế, phần pterothorax (các đốt ngực mang cánh) cũng rất quan trọng trong định loại đối với nhóm này, việc bẻ gãy xương kittin có thể làm cho các thorax biến dạng, ảnh hưởng tới định loại sau này.
    Sau khi bắt được chuồn chuồn từ vợt, cần xếp mẫu vào túi giấy tam giác (loại làm bằng giấy can, có thể nhìn xuyên qua được và mỏng, mềm). Tuyệt đối không được giết mẫu bằng bất cứ hình thức nào (vật và hoá học). Sau 1 - 3 ngày, mẫu vật sẽ chết tự nhiên (điều này rất quan trọng cho việc giữ mầu tự nhiên của tiêu bản), và có thể sẽ giải phóng hết phân ở trong cơ thể. Bắt đầu tiến hành làm tiêu bản.
    Dùng kim nhỏ (ruột bút chì kim v.v...) xuyên từ cổ, qua các đốt ngực, và làm thẳng abdomen (phần bụng). Việc này sẽ giúp ta có một tiêu bản với các đốt bụng thẳng, rất cần thiết cho việc đo và quan sát sau này.
    Dùng panh nhọn, sắp xếp lại tư thế (đầu nghiêng sang một bên - tránh làm bẹp mắt, chân để ở tư thế tự nhiên, và separate cánh trước với cánh sau - tiện cho việc quan sát gân cánh sau này).
    Sau đó dùng ghim bấm, cố định tư thế vừa sửa trong túi giấy can tam giác. Ngâm mẫu vật trong 2 - 3 giờ với dung dịch alcol hoặc acetone (làm mềm tiêu bản và định hình tiêu bản).
    Sau đó gắp tiêu bản ra, để khô tự nhiên (tránh ánh sáng trực tiếp hoặc hơi nóng), rồi tháo đinh ghim, dán nhãn và định loại.
    Trên đây là những thao tác cơ bản nhất mà không phải bất cứ một odonatologist nào cũng thực hiện đúng. Tôi xin chia sẻ kinh nghiệm này với mọi người để nếu ai đó trong tương lai có quan tâm hoặc nghiên cứu về nhóm này lưu ý, tránh hiện tượng làm hỏng tiêu bản như tôi đã từng sai lầm.
    Chào thân ái! Sắp tới, khoảng đầu tháng năm, tôi sẽ nghiên cứu khu hệ Odonata ở Mã Đà, Quảng Bình và VQG Cát tiên, nếu có thể kết hợp cùng nhóm nghiên cứu nào thì rất vui lòng!

    Odonata

Chia sẻ trang này