1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thủ tục làm người còn sống

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi nut_chai, 22/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nut_chai

    nut_chai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    747
    Đã được thích:
    0
    Thủ tục làm người còn sống

    Trong thời gian qua, có rất nhiều người nhắn tin nhờ tôi gửi cho bài viết "Thủ tục làm người còn sống" của Minh Chuyên, vậy tôi post lên đây để mọi người cùng đọc.
    Thủ tục làm người còn sống
    Minh Chuyên
    Chỉ cách nhau chín tháng, hai sự kiện buồn vui dồn dập ập đến gia đình ông Vọng.
    Ngày 29 tháng 12 năm 1978 dân làng Nguyệt Lãng lặng lẽ đứng chật trong nhà, ngoài sân nhà ông Vọng. Không ai cầm nổi nước mắt khi nghe ông em ông nghẹ ngào, run run đọc tờ giấy báo tử người con trai của vợ chồng ông. Tờ giấy do ông cậu của Định mang ở phòng chính sách huyện về "? Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin: đồng chí Trần Quyết Định sinh năm 1958, thuộc đơn vị trung đoàn 24, nguyên quán: Nguyệt Lãng, xã Minh Khai, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, đã hy sinh anh dũng tại biên giới Tây Nam ngày 10 tháng 7 năm 1978. Đơn vị đã mai táng tại mộ số 2 Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Ngày 20 tháng 12 năm1978. Chính uỷ Lê Minh Châu".
    Sự xúc động càng dồn nén khi người em ông Vọng bùi ngùi đọc tiếp tờ công thư của đơn vị gửi về cho gia đình.
    "? Kính gửi ông Trần Văn Vọng và bà Nguyễn Thị Tuả (là bố mẹ của đồng chí Trần Quyết Định) - Đồng chí Trần Quyết Định đã anh dũng chiến đấu và hy sinh vẻ vang cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta. Cán bộ chiến sĩ đơn vị chúng tôi vô cùng thương tiếc và tự hào có người đồng đội đã cống hiến trọn đời mình cho cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của đất nước. Đồng chí Trần Quyết Định mất đi, Tổ quốc và nhân dân mất một người con thương yêu? Thay mặt chiến sĩ đơn vị - Chính uỷ: Lê Minh Châu".
    Niềm thương tiếc tưởng chừng không gì bù đắp nổi. Đột nhiên ngày 31 tháng 9 năm 1979, Trần Quyết Định khoác ba lô trở về.
    Hôm ấy, nắng chiều đã gần tắt, chỉ còn óng ánh mấy tia sáng mỏng manh, vàng vọt sót lại trên ngọn tre trước cửa nhà. Ông Vọng thấy trẻ con, người lớn, ồn ã rầm rập đổ về phía ngõ nhà mình. Ông bỏ cả nồi cơm ghế dở trong bếp vội vã ra ngõ thì lúc đó Định bước vào sân. Ông Vọng chỉ kịp kêu lên: "ối, thằng Định" rồi nghẹn ngào đứng sững lại. Vợ ông luống cuống chạy lại ôm chầm lấy đứa con tưởng đã chết, oà khóc. Lát sau, ông Vọng mới mếu máo hỏi:
    - Sao mày chết rồi, mà lại còn sống được hở con?
    Thấy bố mẹ khóc, mọi người vây quanh ứa nước mắt, Định cũng không cầm được lòng mình, anh nghẹn ngào nói không ra tiếng:
    - Con bị thương chứ có chết đâu.
    - Sao đơn vị họ báo tử? - Ông Vọng lắp bắp hỏi - Định giơ cùi tay gạt nước mắt, tởa lời:
    - Con bị thương, máu ra nhiều, choáng rồi mê man? Có lẽ đơn vị tưởng hy sinh nên báo tử!
    Tối hôm ấy bà con làng xóm đến nhà ông Vọng còn đông hơn cả lần trước đến vĩnh biệt con trai ông. Nhiều người đến là để mừng. Cũng không ít người tò mò đến xem sự "sống lại" của Định thế nào mà về được. Trong sự mừng vui của mọi người, Định đã kể lại những điều bất hạnh rồi may mắn xảy ra đối với anh.
  2. nut_chai

    nut_chai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    747
    Đã được thích:
    0
    Đêm 15 tháng 6 năm 1978, đơn vị của Định bao vây, áp sát hai bên sườn cao điểm 62, một cao điểm thuọc đất Tân Biên (Tây Ninh) bị bọn Pôn Pốt tràn sang lấn chiếm. Rạng sáng hôm sau, vừa dứt loạt dạn pháo của ta nã xuống, từ hai sườn đồi, đơn vị Định ào len chiếm lại cao điểm. Lính Pôn Pốt ẩn rúc trong các hầm hào ùn lên mặt cao điểm chống cự. Định đang ôm súng vừa nhả đạn vừa lao tới thì bỗng luồng gió cực mạnh ập đến, anh ngã vật ra, chỉ kịp nhận thấy bầu trời tối sầm lại?
    Tỉnh dậy, Định mới biết mình đang nằm tại đội phẫu thuật dã chiến của sư đoàn. Đội phẫu thuật căng toàn nhà bạt trong một khu rừng cách cao điểm không xa. Một bác sĩ chừng bốn mươi tuổi, mặt dài, da sạm, mắt hi xếch, khẽ khàng lột mảnh gạc thấm đỏ máu ở đùi Định ra và nói: "Chiều nay chúng tôi sẽ mổ gắp mảnh đạn ở vết thương này. Còn vết thương ở đầu của đồng chí thì phải chuyển đi tuyến hai".
    Ba ngày sau Định được chuyển về bệnh viện của sư 10. Sau đó ít lâu lại được chuyển tiếp ra điều trị tại bệnh viện quân y tuyến trên.
    Đầu tháng 3 năm 1979, đồng chí quân lực trung đoàn 24 lên việưn quân y giải quyết chính sách thương bệnh binh. Tất cả những trường hợp của trung đoàn bị thương nằm điều trị tại viện quân y này đều được xem xét cấp giấy chứng thương. Giấy chứng nhận thương tật của Định do Phó chỉ huy trung đoàn 12 Trần Duy Tài ký. Chẳng hiểu đồng chí cán bộ quân lực trung đoàn có nhớ đã báo tử Định trướng đó ba tháng hay không?
    Vết thương đùi đã lên da non, riêng mảnh đạn ở đầu tuy nhỏ nhưng làm Định khốn khổ. Ghét nhất hôm nào nắng gắt hoặc oi , Định phải quặp hai tay lên cổ, đập đập trán xuống thành giường mới bớt đau đầu. Có lúc anh phải dùng ả mười đầu ngón tay bấm bấm hai bên thái dương cho dễ chịu. Gần bốn tháng được bác sĩ tận tình chăm sóc, thuốc men, Định mới bớt chóng mặt, đau đầu.
    Rời quân y viện, Định nhảy tàu xuôi Sài Gòn, rồi ngược lên Tây Ninh, tìm về đơn vị. Nhưng đơn vị của anh đã chuyển đi rồi. Định quay về Tân Biên rồi sang Thạch Tây hy vọng sẽ tìm được đơn vị ở đó. Đến ngày thứ ba, tình cờ gặp Phạm Văn Tưởng người cùng quê, chiến sĩ quân đoàn X đi công tác qua. Hỏi thăm, Tưởng bảo: "Đơn vị cậu đã chuyển sang giúp nước bạn Cam-pu-chia hơn ba tháng nay rồi". Định băn khoăn: "Cậu có cách gì giúp mình sang bên ấy tìm đơn vị được không?" Tưởng lắc đầu: Cậu bị vết thương sọ, đúng là thần kinh rồi! Tìm làm sao được. Nếu cậu quyết tâm chỉ còn cách vượt biên mà sang". Tưởng nói tiếp: "Nhưng mà cậu ơi, vượt trót lọt bọn Pôn Pốt cũng chẳng để cái đầu cậu nguyên trên cổ đâu. Đừng có liều, nguy hiểm lắm". Định nghe lời bạn, quay về Sài Gòn, tìm vào gia đình ông bác ruột ở quận 10. Nghe Định kể lại, ông bác khuyên: "Đúng đấy, vượt biên lúc này rất nguy hiểm. Với lại sức cháu còn ốm lắm, cứ về quê nghỉ, bao giờ đơn vị quay lại, bác sẽ tin cho cháu vào".
    Sau ít ngày Định trở về quê, phòng thương binh Vũ Thư đã làm xong thủ tục cắt chế độ liệt sĩ của gia đình ông vọng. Tờ giấy báo tử Định được chụp thêm chiếc dấu đỏ hình chữ nhật, bên dưới ghi chú thêm mấy chữ: "Còn sống đã trở về ngày 31/9/1979".
    Về làng giữa những năm thiên tai, sâu bệnh, mùa màng thất thu đã là một khó khăn. Định lấy vợ, vợ đẻ sòn sòn ba nhóc liền. Còn anh, vết thương luôn tái phát, sốt rét thì tái hồi, nay lên viện huyện, mai về trạm xá. Có mấy sào ruộng khoán vừa nhờ vả chú bác, Định vừa phải gắng sức tự làm. Cố mãi hoàn cảnh vẫn gieo leo, túng thiếu. Đã vậy, có người còn eo xèo, dị nghị: "Cậu ấy thế nào nên mới phải về vô chế độ? Bị thương sao không có loại? Về nhà sao không có giấy phục viên?? Lời ong tiếng ve đại loại như thế làm Định dằn vặt, đau đầu. Chẳng lẽ gặp ai cũng thanh minh, cũng chìa giấy chứng thương ra.
    Một hôm ông cán bộ ban thưng binh xã baỏ Định:
    - Khẩu của chú địa phương đã cắt rồi. Đành rằng chú còn sống trở về, nhưng đấy là người chú về còn giấy tờ thủ tục chuyển khẩu trở lại địa phương có gì đâu.
    Ông lại hỏi:
    - Chú về mất sức? Hay phục viên? Hay thương binh? Phaỉ có quyết định chúng tôi mới làm thủ tục trở lại và xét ưu tiên ưu đãi được chứ!
    - Vâng, cháu cũng đang cố gắng chạy thủ tục. Nhưng?
    - Nhưng với nhiếc gì. Phải cố lên. Chúng tôi đã ưu tiên hoàn cảnh chú: bố mẹ già, kinh tế khó khăn nên mới không đề nghị huyện thu lại chế độ tử tuất trước kia đã cấp.
    - Vâng, xin cám ơn bác.
    Trần Quyết Định về nhà làm đơn trình bày cặn kẽ tình huống rủi may của mình, bị thương ra sao, vì sao thất lạc, nằm những bệnh viện nào, tìm đơn vị ở đâu? Hơn một năm đầu, Định cầm đơn đi khắp các "cửa quan" từ huyện lên tỉnh. Huyện giới thiệu xuống Phòng thương binh. Phòng thương binh chuyển đơn sang huyện đội, Huyện đội giới thiệu lên sở. Sở đề nghị Ban chính sách hậu phương? Nơi nào cũng tỏ lòng thương hại và vui vẻ nhận đơn, hẹn lần sau? Nhưng rốt cuộc họ đều lắc và an ủi: "Đồng chí cứ yên tâm, trường hợp này khó khăn lắm. Chúng tôi còn phải xem xét đã?".
  3. nut_chai

    nut_chai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    747
    Đã được thích:
    0
    Làm đơn không hy vọng, Định quyết tâm tìm đơn vị một lần nữa. Anh tin nếu gặp được, anh sẽ có quyết định phục viên. Có quyết định, mọi thủ tục trở về chắc chẳng phải đi lại phiền hà nhiều nữa.
    Định mua vé tàu vào Nha Trang, rồi ngược lên Đắc Lắc cậy nhờ ông cậu là Trần Đình Ngoạn ở Ban kinh tế mới. Lên tới Buôn Mê Thuột, ô tô xóc quá, anh choáng rồi ngất, may được người bạn đường tốt bụng cõng vào trạm xá của nông trường cà phê Đắc Min. Hôm sau tỉnh lại Định mới tìm vào chỗ ông cậu. Sợ cháu không chịu nổi xe xóc, ông Ngoạn mua vé máy bay đưa Định vào Sài Gòn. Mặc dù vậy xuống sân bay Tân Sn Nhất, Định vẫn bị choáng, vì máu tai, máu mũi ộc ra, phải nằm lại nhà trọ sân bay một ngày.
    Hai cậu cháu tìm vào ông bác ở quận 10, hôm sau nhảy xe đò đi luôn Tây Ninh. Tìm kiếm nơi đóng quân năm trước suốt ba ngày chẳng gặp một người quen! Có lẽ đơn vị vẫn đang làm nhiệm vụ bên đất bạn! Lần theo địa danh trên tờ giấy báo tử, Định tìm đến nghĩa trang 1đ xã Thạch Tây (Tân Biên).
    Đây rồi! Định rùng mình khi nhận thấy tên mình ở tấm bia trên ngôi mộ số 2 hàng 5. Bia mộ ghi "Trần Quyết Định? Hy sinh ?. Quê quán". Một cảm lành lạnh chạy dọc sống lưng. Định rút nắm hương mang theo, thắp lên, cắm trước mộ. Anh quỳ xuống hai tay chắp trước ngực miệng lẩm nhẩm khấn.
    - Người bạn vô danh dưới mộ ơi! Nấm mồ này lẽ ra người ta chôn cất tôi. Nhưng ở đời còn có sự rủi may, nhầm lẫn,. Sự nhầm lẫn rủi ro làm cho bao người phải vất vả. oan ức, đau khổ. Bố mẹ và gia đình bạn, biết bạn ở đâu mà tìm,dù chỉ là tìm đúng nắm xương của con mình đem về an táng nơi quê cha đất tổ. Ước gì biết bạn là ai, gia đình bạn ở đâu, dù phải vượt trăm sông, ngàn núi tôi cũng sẽ tìm để báo tin? Còn tôi, may mà cũng chẳng may. Hẳn là phải nằm nơi lạnh lẽo bạn nằm, chắc bố mẹ, anh em tôi và cả tôi nữa, chẳng phải những long đong vất vả, lặn lội hết nơi này, nơi khác?
    Hỡi người bạn vô danh! Hôm nay quỳ trước vong linh bạn, xin cầu mong bạn sống khôn, chết thiêng hãy phù hộ cho tôi tránh được mọi rủi ro, phiền toái trong việc làm thủ tục để được nhận là một người còn sống?
    Trở về Thái Bình Định kể lại chuyện đến thăm nghĩa trang Thạch Tây và khấn người bạn nằm dưới mộ. Mẹ anh nghe, dân dấn nước mắt:
    - Hồi đó, bố mẹ tính sau 3 năm sẽ nhờ bác và cậu con rước hài cốt con về quê. Nếu con hy sinh mà chôn cất nhầm lẫn thế chắc gia đình đã rước bạn con rồi.
    - Cũng được chứ sao mẹ. Bố mẹ cúng bạn con thì người khác lại cúng con.
    Sau những này chạy vạy đi huyện lên tỉnh và ba lần trở vào Tây Ninh không kết quả, gia đình nhà Định nhiều người nản lòng. Riêng ông Vọng và Định vẫn quyết tâm. Cứ mỗi lần Định vác đơn đi, Ông Vọng cũng đi theo. Ông thương con sức yếu đi một mình bất lợi, hơn nữa ông nghĩ cũng cần có tiếng nói của người cha. Có lần Định sao chụp tỉ mỉ các giấy chứng thương, báo tử, ra viện, đơn từ? gửi người cháu Cam-pu-chia về phép nhờ tìm đn vị ở bên đó. Nhưng rồi, mọi cố gắng đều chẳng đem lại kết quả gì!.
    Tôi là người cùng quê lại là chỗ thân thiết nên được nghe nhiều về chuyện rủi may của Định. Nhưng mãi đến năm 1986, nhân một hôm về nhà, sang chi ông Vọng mới nhờ tôi.
    - Anh cố gắng giúp em với. Khổ nó quá. Sống sót về được mà như người đảo ngũ. Anh làm cán bộ nhà báo ở tỉnh, may ra nói họ nghe. Hồi này tôi yếu lắm rồi, đi xa không được nữa. Trăm sự là nhờ anh.
    Tôi cầm tập hồ sơ cuả Trần Quyết Định gồm 18 thứ giấy tờ với 24 chữ ký và 24 con dấu đỏ. Riêng tờ đơn xin làm thủ tục phục viên và giám định thưng tật có tới năm, sáu c quan chính sách, chính quyền giới thiệu lòng vòng, nơi này kiến nghị nơi kia xem xét, nơi kia lại kính chuyển nơi khác giúp đỡ?Chủ tịch xã Ngô Quang Nha ghi: Đề nghị cấp trên xét giải quyết chính sách cho gia đình anh Định đỡ thiệt thòi? Trưởng phòng thương binh huyện đề: "chuyển sở thương binh xã hội nghiên cứu xem xét". Huyện đội Vũ Thư ghi cạnh đơn: "Đối chiếu danh sách quân nhân Trần Quyết Định ra đi chiến đấu là đúng. Anh Định trở về như hoàn cảnh trình bầy ở trên. Để đảm bo chính sách hậu phương, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ". Sở thương binh xã hội kiến nghị: "chuyển ban chính sách Bộ chỉ huy quân sự tỉnh. Đề nghị các đồng chí tạo điều kiện thuận lợi để anh Định được làm thủ tục một quân nhân trở về".
    Tôi mang tập hồ sơ đến các cơ quan có thẩm quyền theo tuần tự như trên (từ dưới lên trên). Nhưng không phải là cứ vác đơn đi là gặp ngay được người muốn gặp. Phải hơn tám tháng sau tập hồ sơ mới hoàn thiện thêm được lời phê, kiến cáo và mới đến được cửa ải cuối cùng ở tỉnh đội.
    Người tôi gặp đầu tiên là đại uý Tính, mặt gầy, dong dỏng cao. Anh là cán bộ ban tổ chức động viên. Tôi trình bày và đưa hồ sơ. Anh Tính hẹn tháng sau tới giải quyết. Tháng sau tôi đến, lúc ấy anh mởi giở hồ sơ ra xem, vừa hỏi:
    - Quyết định phục viên của anh Định ở đâu? Tại sao đơn vị không giải quyết? Báo tử rồi tại sao đơn vị còn báo thương?
    - Báo cáo anh! Tôi nói: những điều anh vừa hỏi, em Định đã trình bày tỉ mỉ trong đơn rồi ạ.
    Đại uý Tính lật từng tờ giấy lần lượt xem lại rồi ngẩng lên nói:
    - Tuần sau anh đưa đồng chí Định lên trên này để chúng tôi xem xét cụ thể nhé.
    Tuần sau tôi đưa Định lên. Nhưng bữa đó không phải ngày trực. Hôm sau lại đi. May rồi, anh Tính có nhà. Ngồi đối diện qua chiếc bàn làm việc, anh hỏi Định những điều như đã hỏi tôi hôm trước, nhưng tỉ mỉ hơn. Nghe Định trả lời xong, anh bảo:
    - Đồng chí cho kiểm tra các vết thương.
    Định vén quần, một chiếc sẹo màu xám, hình mắt trâu, lồi lên ở hõm trước đùi trái. Anh nghiêng đầu, đưa hai bàn tay rẽ mái tóc, trên đỉnh đầu hiện ra một vết sẹo như múi quýt, màu hồng nhạt, hi lõm, nhẵm thín. Sờ nắm, xem xét xong, đại uý Tính giở giấy chứng thương ra đối chiếu. Thấy đầu anh gật gật, chúng tôi mừng qua. Rồi anh Tính bảo:
    - Trường hợp đồng chí, trước hết phải làm quyết định phục viên. Có quyết định phục viên chúng tôi mới giới thiệu đi 207 giám định thương tật. Một quý giám định một lần nên phải chờ đấy.
    - vâng ạ!
    Ra về Định bảo tôi: "Dù phải chờ cũng là tốt rồi. Sớm muộn thì năm nay cũng được quyết định phục viên. Còn thương tật giám định được hay không, em không băn khoăn nhiều. Có được quyết định phục viên có nghĩa là đã được chứng nhận là một người còn sống, một người hoàn thành nhiệm vụ ở chiến trường. Một nhiệm vụ mà thực sự em đã đổ máu, cống hiến".
    Đầu quý hai năm 1987, tôi và Định lại lên Tỉnh đội theo lời hẹn tháng trước, lần này hy vọng sẽ được giải quyết. Nhưng sau khi đặt tập hồ sơ lên bàn, anh Tính nói ngay:
    - Trường hợp anh Định không giải quyết ở tỉnh được. Tôi xin ý kiến cấp trên, các đồng chí đề nghị giới thiệu lên Cục tổ chức động viên của Bộ tổng tham mưu.
    Thất vọng, Định run run nói:
    - Tháng trước anh bảo sang đầu quý sẽ giải quyết. Hoàn cảnh gia đình và sức khoẻ của em không có điều kiện đi xa được nữa. Xin các anh chiếu cố giúp em ở dưới này.
    - Nhưng tôi chỉ là người thực hiện. Các đồng chí lãnh đạo ban chúng tôi đã quyết định chuyển đi rồi.
    Đại uý Tính rút giấy giới thiệu của Ban tổ chức động viên gửi Bộ Tổng tham mưu đưa cho Định và tôi. Thì ra các anh đã viết giấy sẵn rồi. Giấy ghi: "Đồng chí Định bị thương 6-1978, điều trị tại viện quân y, khi về đơn vị di chuyển không tìm thấy, đã có giấy báo tử về địa phương. Đề nghịCục cho hướng giải quyết". Dòng cuối cùng chú thêm: "Liên hệ số nhà 3 ông Ích Khiêm - Hà Nội".
    Thấy nét mặt chúng tôi thoáng buồn, anh Tính động viên:
    - Chỉ cần trên ấy họ ghi mấy chữ: Chuyên Bộ chỉ huy quân sự Thái Bình hoặc uỷ quyền giải quyết là chúng tôi làm ngay.
    Tôi xin lại tập hồ sơ, sang gặp thiếu tá Trưng Sỹ Chỉnh, người ký giấy giới thiệu chuyển lên tuyến trên. Sau khi nghe tôi trình bày lại từ đầu đến cuối, anh Chỉnh giải thích:
    - Có trường hợp giấy tờ đầy đủ, giám định là thương binh loại ba, loại bốn, sau này phát hiện lại không phải là thương binh. Trường hợp của đồng chí Định không phải chúng tôi không tin đâu, nhưng giải quyết càng thận trọng, càng tốt.
    Tôi và Định ngồi lặng đi, đau lòng.
    Hồ sơ của Định lại theo tôi lên Hà Nội, đến Cục tổ chức động viên. Lên thứ ba, chiều thứ năm mới đúng ngày trực. Người tiếp tôi hôm ấy là một đại uý chừng năm mươi tuổi, người thấp nhỏ. Sau mới biết anh tên là Bảo. Đại uý Bảo xem lướt hồ sơ rồi nói:
    - Lính quân đoàn X à? Trường hợp này chúng tôi giới thiệu đồng chí về đơn vị giải quyết nhé.
    - Báo cáo anh, đơn vị ở mãi Cam-pu-chia ạ.
    - Không, đã chuyển ra ngoài Y rồi.
    - Thưa anh, mấy năm trước gia đình đã đưa Định đi tìm đơn vị ở trong Nam, mãi không thấy. Giờ lại tìm ngoài Bắc, biết đâu mà tìm!
    Thấy anh Bảo im lặng, tôi nói tiếp:
    - Các anh dưới tỉnh nói chỉ cần trên này ghi mấy chữ chuyển Bộ chỉ huy quân sự tỉnh là dưới đó các anh ấy làm. Thực tế nhiều trường hợp tỉnh đã giải quyết rồi mà.
    Tôi dẫn chứng và nài mãi, cuối cùng, bất đắc dĩ đại uý Bảo mới hạ bút ghi sau tờ giấy giới thiệu: "Chuyển Bộ chỉ huy quân sự Thái Bình. Trường hợp đồng chí Tràn Quyết Định theo nguyên tắc thì E24 phi gii quyết. Nhưng theo nguyện vọng và tình hình cụ thể của đồng chí Định, tỉnh xem xét nếu gii quyết được thì giải quyết. Cục không làm cụ thể được".
    Trở về Thái Bình, hai, ba lần đến Ban tổ chức động viên tỉnh dội chúng tôi đều được trả lời: "Cục ghi toàn những ý lấp lửng, không dứt khoát, chúng tôi giải quyết làm sao được".
    Tôi lại lên Hà Nội, gặp lại đại uý Bảo. Anh Bảo nói:
    - Thôi được, chúng tôi sẽ làm một quyết định bổ sung quân số cho quân khu. Một quyết định đề nghị địa phưng giải quyết chính sách cho anh Định. Tuần sao đồng chí lên nhé.
    Tôi về kể lại, cả nhà Định mừng lắm. Nhưng tuần sau lên gặp, anh Bảo lại lắc đầu:
    - Trường hợp của Định, chúng tôi có hướng giải quyết như lần trước nói với anh. Nhưng xin ý kiến, các đồng chí lãnh đạo Cục yêu cần phi chuyển tới đồng chí tham mưu trưởng 10 giải quyết. Sư 10 bây giờ đóng ngay khu vực Y. đồng chí đến ga.. rẽ phải. Hỏi thăm vào?. Rồi đến?
    nói xong anh Bảo tảr lại tập hồ sơ kèm theo tờ công thư ký ngày chín tháng mười năm 1997 gửi Tham mưu trưởng 10. Anh Bảo dặn thêm: "Phải cố gắng tìm gặp đồng chí Tham mưu trưởng mới giải quyết được" Nhưng xem công thư, thấy Cục chỉ đề nghị sư 10 xác minh và cho hướng giải quyết chứ không đề nghị giải quyết.
    Lần này về đọc tờ công thư, nhiều lần nản lòng, suốt mấy năm trời tập hồ sơ qua bao nhiêu cửa, từ xã lên huyện, lên tỉnh, lên trung ương, tới cả cục tổ chức động viên Bộ Tổng tham mưu mà cửa nào cũng chỉ được ghi vào góc đơn mấy chữ đen quen thuộc cho hướng giải quyết, đề nghị xác minh giúp đỡ, xem xét?.
    Một số người an ủi:
    - Thôi, leo cây sắp đến buồng, cố gắng đi một vài chuyến nữa may ra thì?
    Nhưng hoàn cảnh nhà anh Định không có điều kiện đi ngay được. Phải gần một tháng sau, Định mới cơm đùm, cơm gói lên đường. Bảy ngày sau anh phờ phạc quay về. ở khu vực anh Bo hướng dẫn, có nhiều đơn vị đóng quân, Định không tìm được sư 10. Hết tiền ăn anh phải bỏ về.
    Lại gần hai tháng nữa chuẩn bị, vay mượn tiền nong. Lần này cả tôi và Định cùng ra đi. Thấy chúng tôi rậm rịch chuẩn bị lên đường, anh Đoàn Duyến thương binh loại 3, bạn tôi rỉ tai:
    - Dấn vào cho xong! Việc gì phải đi lại mãi cho mệt!
    Tôi bảo:
    - Trường hợp của anh Định bị thương là sự thật, lại đầy đủ giấy tờ?
    Anh Duyến cười:
    - Giấy tờ, thật giờ, bây giờ người ta có quan tâm lắm đâu. Cứ có khoản kia là xong tất. Còn không á, có khi thật lại hoá giả. Mấy tay ở La Sào, đánh đấm gì đâu, vẫn có sổ thương binh nghiêm. Khối tay thương binh loại 2 chạy lên hạng 1. Thằng con ông gì ở xóm Chùa, khoẻ như trâu về hưởng chế độ mất sức. Đấy chúng nó mạnh vì gạo, bạo vì tiền!
    - Nhưng hoàn cảnh nhà Định, gạo còn chả đủ ăn lấy đâu mà mạnh, mà bạo.
    Duyến lắc đầu:
    - Còn hơn tàu xe vào Nam ra Bắc, tốn quá ấy chứ! Không có, phải cố mà lo. Cứ đi mãi liệu bao giờ mới giải quyết được.
    Tôi và Định vẫn quyết định đi theo hướng đã chọn, kiên lại và chịu khó, cho dù còn phi vất vả. Vì chúng tôi vẫn tin, ở đời không phải mọi chuyện đều bi quan, tiêu cực như anh Đoàn Duyến nghĩ?
    Đầu xuân năm 1988,khi đợt rét cuối mùa dai dẳng còn bứt vào da thịt tôi và Định lại lên đường đến khu vực Y tìm sư 10. Thật không may, sư đoàn vừa chuyển vào làm kinh tế ở Tây Nguyên. Chán trường, mệt mỏi, thất vọng, hai chúng tôi quốc bộ ra ga, nhảy tàu về xuôi. Rủi ro không phải chỉ có thế. Trong nhà chờ vừa đông, vừa tối lại nhốn nháo, loáng cái kẻ cắp đã nẫng chiếc ba lô của Định.
    Chăn màn, quần áo, cơm nắm, tép khô, cả tiền nữa đều mất sạch. May mà hồ sơ, giấy tờ chứng minh thư Đinh đút túi áo trên nên còn. Thế là chúng tôi lâm vào cảnh thật khó xử: Đi thì dở, ở thì lấy gì mà ăn, về tiền đâu mua vé.
    Mười giờ đêm, sau hồi còi dài lanh lảnh, đoàn tàu xuôi xả hơi, từ từ dừng lại trước sân ga. Chúng tôi nhanh chân lên toa số 7. Ngồi vừa ấm chỗ, một nhân viên nhà ga, người cao to, tay đeo băng đỏ, hông lắc lư xà cột đen xộc đến kiểm tra vé. Định giơ hồ sơ giấy tờ ra trình bầy xin đi nhờ. Anh nhân viên gạt đi. Tôi trình bày lại hoàn cảnh mất cắp, anh ta cũng không nghe, bắt phải xuống ngay. Khi còi tu tu vang lên phía đầu tàu, anh nhân viên nhà ga nắm cổ tay tôi, tay kia túm áo Định, sừng sộ kéo chúng tôi ra cửa toa. Trước hàng trăm cặp mắt đổ về phía mình, tôi hổ thẹn, nhảy xuống ngay. Con Định cứ bám vào chấn song toa tàu. Anh thanh niên đẩy một cái. Định ngã ngửa, đầu vập xuống dìa đường. Tôi lao tới dỡ anh dậy, Định nhăn mặt nén đau, lại nằm vật xuống. Đoàn tàu xình xịch rời khỏi ga.
  4. nut_chai

    nut_chai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    747
    Đã được thích:
    0
    Đêm ấy chúng tôi đành nhịn đói ngồi ôm nhau cho đỡ rét, đợi sang. Hôm sau, không còn cách nào khác chúng tôi đành phải nhẫn nhục hành khất để lấy tiền mua vé. Trong phòng đợi tàu, tôi lân la đến bên một ông chừng 50 tuổi, đeo kính, mặc com lê, thắt ca-la-vát đỏ ngồi cạnh chiếc va li màu da đồng. Đoán ông là cán bộ, dễ thông cảm, nhưng ngập ngừng mãi tôi mới dám nói:
    - Thưa bác, hai anh em chúng cháu đi tìm đơn vị để gii quyết chính sách, chẳng may bị kẻ cắp lấy hết, không còn đồng nào mua vé. Xin bác thông cảm, giúp chúng cháu một tí!
    Ông ta nhìn tôi lạnh lùng, ròi lắc đầu:
    - Không có tiền.
    Đến bên một người trung niên, mặc áo măng-tô-san màu sữa, đầu đội mũ phớt, đứng dựa vào bức tường nhà ga. Định run run trình bày rồi hỏi xin. Anh ta hất hàm:
    - Làm mà ăn! trông người thế, xin, không nhục à?
    Một cái gì nhói trong ***g ngực, tôi vờ quay mặt đi. Định không dám nói gì thêm lẳng lặng lùi ra. Lúc này tôi mới thấu hiểu nỗi cực nhục của những người đi ăn mày mà hàng ngày mình vẫn gặp. Nhưng thật chẳng còn cách nào khác. Đói thì cố nhịn, chứ tiền mua vé lấy đâu ra? Lại đành phải?
    Chúng tôi lững thững tới chỗ hai anh bộ đội ngồi ngoài sân ga. Lúc đầu nghĩ bọn tôi là kẻ cắp vờ để bốc hơi. Sau tin, một anh móc túi đưa cho Định tờ hai chục.Chúng tôi cám ơn, ra chỗ mấy người sách túi đứng sát đường ray. Người thì lắc đầu, người thì mở ví lấy cho mươi đồng. Ít nhiều cũng là quý, chúng tôi không dăm lài thêm. Một bà buôn sắn bảo:
    - Tí nữa tàu dừng, chuyển hộ mấy bì này lên toa, tôi cho tiền.
    ăn cơm nắm từ hôm trước, khiêng mấy bao sắn nặng, tôi và Định bủn rủn chân tay. Định run như người sắp lên cơn sốt, mặt anh tái mét, nhợt nhạt, mắt lờ đờ, mồ hôi chán vã ra. Tôi hoảng quá, sợ anh bị choáng. Bà buôn sắc trả công một trăm rưởi. Định phải ngửa tay nữa chúng tôi mới đủ tiền mua hai cái vé tàu về xuôi?
    Gần nửa tháng sau, bận công tác tôi không có dịp thăm nhà bỗng một hôm nhận được tin Định đang phải cấp cứu ở bệnh viện. Lòng tôi đau nhói. Tôi nghĩ, có lẽ Định đã liều mình nên mới phải đi cấp cứu. Tôi sức nhớ hôm ở trên tàu quay về Định đã gục vào vai tôi, vừa sụt sùi khóc, vừa nói: "em chả thiết sống nữa. Hẳn như phải nằm dưới mộ ở nghĩa trang Thạch Tây, gia đình em lại được vẻ vang, anh em chẳng đến nỗi phải chịu khổ nhục thế này"?
    Đến bệnh viện tôi mới hay không phải như mình đoán. Định bị choáng và ngất. Có lẽ tại anh ta nghĩ ngợi và dằn vặt nhiều quá?
    Ngồi đối diện với tôi bên giường bệnh ông Vọng đặt bàn tay đen xạm dăn deo lên chán Định. Ngẩng lên nói với tôi:
    - Hôm nào em nó khỏi, hai anh em lại cố đi chuyến nữa, may ra tìm được ông sư trưởng?
    Tôi gật đầu để ông yên tâm mà lòng cứ miên mam nghĩ về những điều rủi may của Định. Từ ngày sống sót về quê, Định có ham muốn gì lớn ngoài cái nguyện vọng rất chính đáng là có những thứ giấy tờ cần thiết làm một người sống bình thường, một xã viên hợp tác xã bình thường!
    Vậy mà, đã mười năm rồi, mười năm lận đận, long đong anh mới lo nổi cái thủ tục bình thường để được làm một người còn sống?
    Quê hương Minh Khai 3-1988

Chia sẻ trang này