1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THƯ VIỆN THÔNG TIN DU LỊCH ĐÀ LẠT ( cụ thể và đầy đủ )

Chủ đề trong 'Lâm Đồng' bởi huongdanvien_dalat, 21/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huongdanvien_dalat

    huongdanvien_dalat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.546
    Đã được thích:
    1
    THƯ VIỆN THÔNG TIN DU LỊCH ĐÀ LẠT ( cụ thể và đầy đủ )

    "Biệt thự kỳ dị" thu hút khách du lịch Đà Lạt
    Một trong những điểm tham quan hấp dẫn khách du lịch ở thành phố Đà Lạt là biệt thự Hằng Nga. Những ô cửa sổ lồi lõm, hình thù kỳ lạ, du khách có thể ngắm nhìn khu vườn trong lâu đài với một tấm mạng nhện khổng lồ bằng sắt ở ngay lối vào của biệt thự.
    Buổi tối ở biệt thự, tiếng chẫu chuộc kêu sẽ làm cho du khách có cảm giác như mình đang lạc vào khu rừng kỳ lạ và bí hiểm.

    Tác giả của công trình kiến trúc này là kiến trúc sư Đặng Việt Nga, con gái cố Tổng Bí thư Trường Chinh. Cô là người phụ nữ có nhiều ý tưởng lạ vượt ra khỏi khuôn mẫu trong kiến trúc.

    Biệt thự Hằng Nga bao gồm khách sạn Hốc Cây và lâu đài Mạng Nhện, đó là hai thân cây cổ thụ làm bằng bê tông, trong đó có những gian phòng có tên các loài vật như Kangourou, hổ, gấu, chim trĩ?và để lên được những căn phòng này, du khách phải qua một cầu thang bao vòng quanh thân cây.

    Có lẽ đẹp nhất là phòng ?oquả bầu?. Phòng ?oquả Bầu? cũng chính là phòng cao nhất của biệt thự Hằng Nga và là phòng được khách du lịch quốc tế rất thích. Vì ở trong này có thể đốt củi trong bụng quả bầu, giữ ấm suốt đêm để ngủ mà không cần đắp chăn. Các phòng nghỉ ở đây có đầy đủ tiện nghi cần thiết của một khách sạn sang trọng.

    Điều đặc biệt ở ngôi biệt thự này là từ trần đến cửa và mái đều thiết kế tuỳ hứng không theo quy luật, thả sức uốn lượn, cửa sổ được cắt theo những hình thù kỳ lạ và đặt ở trong những chỗ lồi lõm của những bức tường hình bầu dục. Từ trên ban công hay từ những ô cửa sổ, du khách có thể ngắm nhìn khu vườn trong lâu đài với một tấm mạng nhện khổng lồ bằng sắt ở ngay lối vào của khách sạn. Mảnh vườn tuy nhỏ nhưng là nơi hội tụ của hoa lá, chim muông và của con người tìm đến sự thanh thản trong tâm hồn.

    Vào buổi chiều tối, du khách còn được nghe tiếng chẫu chuộc kêu, tạo cảm giác như mình đang lạc vào một khu rừng lạ kỳ và bí hiểm. Biệt thự Hằng Nga - ?ongôi biệt thự kỳ dị? chính là lời kêu gọi của kiến trúc sư Đặng Việt Nga về vấn đề bảo vệ môi trường.
    9mui_com thích bài này.
  2. huongdanvien_dalat

    huongdanvien_dalat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.546
    Đã được thích:
    1

    BẢO TÀNG TỈNH LÂM ĐỒNG
    Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng trước đây đặt tại dinh thị trưởng cũ, trên một đỉnh đồi cao quanh co rất thơ mộng...được mệnh danh là ?ocon đường tình ái?. Do cơ sở này được chuyển giao cho quân đội quản lý nên bảo tàng đã tạm ngưng hoạt động từ tháng 10/1990 đến 22/12/1996 thì hoạt động trở lại phục vụ khách tham quan và du lịch tại dinh Nguyễn Hữu Hào. Nơi đây nguyên là tòa biệt thự do ông Nguyễn Hữu Hào xây tặng con gái là Nam Phương Hoàng hậu.
    Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng có nhiệm vụ sưu tầm và giới thiệu các nghiên cứu, phát hiện về khảo cổ học, dân tộc học và kháng chiến qua 2 thời kỳ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Hiện nay bảo tàng đang có 9 phòng trưng bày gồm các chuyên mục:
    - Các thời kỳ lịch sử.
    - Các hiện vật khảo cổ do cơ quan công an và quản lý thị trường thu giữ.
    - Các hiện vật khảo cổ tại duy chỉ Đại Làng.
    - Các hiện vật khảo cổ tại duy chỉ Đại Lào và Đạ Đờn.
    - Các hình thức cư trú, các dụng cụ săn bắt và hái lượm.
    - Các nghề truyền thống.
    - Các trang phục và sinh hoạt.
    - Lễ hội truyền thống và đời sống văn hóa tinh thần.
    - Các hiện vật về 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
    Không chỉ dừng lại ở một bảo tàng đơn thuần, với chủ trương đa dạng hóa các hoạt động nhằm thu hút khách tham quan và du lịch, nơi đây sẽ dần dần định hình như một trung tâm sinh hoạt văn hóa. Bốn nhà sàn đặc trưng của các dân tộc bản địa Mạ, K?THo, Churu sẽ được sưu tầm và đây cũng là nơi tổ chức giới thiệu một số sinh hoạt truyền thống như làm gốm, đan lát, dệt thổ cẩm... hoặc tổ chức các lễ hội như đâm trâu, cồng chiêng, uống rượu cần vào những dịp đặc biệt? Ngoài ra, du khách còn được mục kích những bộ đàn đá Di Linh, B?TLao khá nổi tiếng có niên đại từ 3.500-3.000 năm, các di tích kiến trúc P?TRoh (huyện Đơn Dương), Cát Tiên (huyện Cát Tiên), các di chỉ khảo cổ được khai quật từ mộ táng của các dân tộc bản địa như Đại Làng (huyện Bảo Lâm), Đại Lào (thị xã Bảo Lộc), Đạ Đờn (huyện Lâm Hà)?Đây là bộ sưu tập khá phong phú với gần 10.000 tiêu bản gốm sứ, hiện vật đồng, sắt có giá trị tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á. Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng đang có những nỗ lực nhằm tạo cho mình một sức hấp dẫn riêng biệt.
  3. huongdanvien_dalat

    huongdanvien_dalat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.546
    Đã được thích:
    1

    Ngọn thác Sừng tê giác -
    (thác pongour)

    Từ TPHCM theo quốc lộ 20 qua khỏi Đồng Nai, con đường càng lúc càng lên cao, đưa du khách tới cửa ngõ của miền đất cao nguyên Lâm Đồng. Từ Di Linh lên Đà Lạt, chúng ta đi vào vùng trồi sụt địa chất của chân núi Langbiang. Nơi đây có rất nhiều thác nước hùng vĩ mang những cái tên đẫm hơi thở Tây Nguyên: Dambri, Bobla, Gougha, Queyon... Trong đó, Pongour là ngọn thác đẹp và hùng vĩ nhất, thuộc xã Tân Thành, Đức Trọng, cách Đà Lạt 40km.
    Dòng sông Đa Nhim hiền hoà uốn lượn qua các cánh rừng đại ngàn, đến đây trải rộng như một bàn tay xoè ra ôm lấy những mỏm đá núi lô nhô trên một bờ vực thẳm sâu. Dòng sông bỗng sụt rơi, tạo thành các con thác sủi bọt sục sôi ào ạt đổ xuống tít dưới sâu. Đến lưng chừng, các nhánh thác lại đập liên tiếp vào các vạt đá núi nhô ra như những bậc thang khổng lồ, làm cho các dòng thác tung lên, nối liền vào nhau trắng xoá mênh mông.
    Có một điều rất lạ là mới cách đây chừng dăm bảy năm, chỉ có những người đi rừng săn thú hoặc tìm thuốc quý mới len lỏi qua rừng già vào được tới chân thác, thế nhưng hình ảnh của con thác tuyệt đẹp này vẫn ngày đêm xuất hiện liên tục trên hàng nghìn màn hình của rất nhiều chương trình karaoke vi tính. Trong lúc say sưa hát, chẳng mấy ai biết đó chính là Pongour. Còn trong sách địa lý, người ta giải thích rằng Pongour theo tiếng Tây Nguyên có nghĩa là Sừng tê giác, có lẽ vì mặt thác trải rộng, uốn cong hình cánh cung và hùng dũng lạ thường. Thác cao đến 40m, rộng chừng 150m có nhiều tầng, đã được khẳng định là con thác đẹp nhất trong khắp miền đất của ba nước Đông Dương.
    Hiện nay, Pongour đã thành một địa danh du lịch không thể thiếu với những ai đến Đà Lạt. Mỗi ngày có hàng nghìn người tới đây để chiêm ngưỡng cảnh quan được coi là "Đông Dương đệ nhất hùng thác". Cùng nhau đi dưới tán cây rừng theo các con đường mòn đến gần chân thác, leo theo các tảng đá rải rác như quân cờ trên mặt sông, đến thật gần những thác bọt trắng xoá chui qua những đám mây nước như mưa rào để sang bên kia bờ sông. Ngửa mặt lên trời ngắm những vòng cầu vồng rực rỡ do ánh nắng tán xạ qua hơi mù hiện lên trên đỉnh thác, biến hình theo gió ngàn. Vạch lá cây tìm đường băng qua các cánh rừng già dưới các gốc cổ thụ cao vút, theo đàn **** rừng chập chờn trên các sườn thung rực rỡ hoa cỏ. Dù ở đâu chăng nữa, cả đất trời Pongour luôn được ngâm trong âm vang không dứt của tiếng thác rền. Lúc đầu tiếng thác đổ làm ta xốn xang, lâu dần bỗng như quen với tiếng thác và người ta thấy như sờ được vào sự chảy trôi bất tận không ngưng nghỉ của thời gian vô hình vô ảnh. Không ở đâu, cảm xúc này rõ nét và thấm thía như ở Pongour.
    Ngay tại trung tâm của khu sinh thái, các bạn có thể ăn uống nghỉ ngơi trong các ngôi nhà sàn chênh vênh trên bờ sông, có thể đứng ngắm toàn cảnh con thác từ ngôi nhà bát giác xinh xắn, hay đi tìm mua những đồ lưu niệm của người dân tộc. Nhưng chớ quên đi thử một vòng quanh mặt sông phẳng lặng trên những chiếc canô chạy điện sạch đẹp như một thứ đồ chơi và đừng quên lên thăm ngọn bảo tháp mọc lên giữa mặt hồ. Không gì vui hơn khi sát cánh với các bạn trẻ dân tộc bên lửa trại trong các bài ca, điệu nhảy Tây Nguyên. Và sẽ rất đáng tiếc nếu bạn không thể ngủ được một đêm bên rừng Pongour trong những chiếc lều bạt dã chiến. Khi ấy bạn sẽ hiểu vì sao trước đây nhà vua Bảo Đại sành điệu thường về nghỉ đêm bên dòng thác Sừng tê giác này mỗi khi lên đây săn bắn.
  4. huongdanvien_dalat

    huongdanvien_dalat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.546
    Đã được thích:
    1

    DU LICH THÁC Ở LÂM ĐỒNG
    Không nơi nào lại được thiên nhiên ưu ái ban cho "quần thể" thác phong phú, đa dạng như ở Lâm Đồng, thác rải đều khắp các địa phương trong tỉnh.
    Chạy dọc theo quốc lộ 20 (QL 20) từ TP.Hồ Chí Minh lên Đà Lạt, vừa qua khỏi Đồng Nai, tới thị trấn Mađagui (thuộc huyện Đạ Huoai), bạn đã nghe tiếng nước chảy rì rào như khúc nhạc ngân vang giữa khu rừng sinh thái hoang sơ: Đó là âm thanh của ngọn thác Bảy tầng, tung bọt trắng xóa, lấp lánh dưới những tia nắng mặt trời len lỏi xuyên qua kẽ lá. Rời điểm "mở màn" này, xe chuyển bánh thêm khoảng 40km, cách thị xã Bảo Lộc không xa là thác Đambri kỳ vĩ, đổ từ độ cao 58m. Đặc biệt, ở đây lắp đặt hệ thống thang máy bằng ***g kính mi-ca trong suốt, giúp du khách thưởng ngoạn chi tiết toàn bộ dòng thác vô cùng lý thú.
    Tạm biệt Đambri, đến Di Linh là gặp ngay ngọn thác Bobla, vắt vẻo qua triền núi, nấp dưới những lùm cây, chảy thoai thoải như suối tóc nàng sơn nữ đang khẽ nghiêng mình soi bóng bên gương nước long lanh... Vượt chặng đường 50km, đến cầu Đại Ninh, huyện Đức Trọng, men theo con đường đất đỏ bazan song song với dòng sông Đa Nhim, cách QL 20 chưa đầy 6km về hướng tây là khu du lịch sinh thái thác Pongour, với chiều rộng gần trăm mét, tạo thành những "thảm lụa" mỏng tang, phủ kín từng lớp đá bàn tự nhiên bằng phẳng. Đặt chân vào cửa ngõ TP. Đà Lạt, ngay bên QL 20 là dòng thác Prenn huyền thoại, ẩn mình giữa khu rừng thông cổ thụ mênh mông, sương phủ trắng, bốn mùa rộn rã tiếng chim.
    Sau những tháng ngày làm việc trên ruộng đồng, nương rẫy, công trường, nhà máy, xí nghiệp..., người lao động khắp mọi miền đất nước thường tổ chức các chuyến lên Đà Lạt tận hưởng không khí trong lành, mát dịu. Ấn tượng sâu đậm để lại trong lòng du khách là được chiêm ngưỡng các ngọn thác kỳ bí, thả tâm hồn hòa quyện cùng thiên nhiên bao la, quên hết mọi truân chuyên, vất vả.
  5. huongdanvien_dalat

    huongdanvien_dalat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.546
    Đã được thích:
    1
    GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÂM ĐỒNG
    Diện tích : 10.137 km2
    Dân số (1997): 854.100 người
    Lâm Ðồng là một tỉnh thuộc Tây Nguyên. Ngoài thành phố Ðà Lạt, tỉnh Lâm Ðồng còn có 9 huyện: Sơn Dương, Ðức Trọng, Di Linh, Bảo Lộc, Lạc Dương, Ða Hu Oai, Ða Thế, Cát Tiên, Lâm Hà.
    Ðà Lạt - một thành phố có vẻ đẹp lãng mạn và thơ mộng, nằm trên một cao nguyên tương đối phẳng cao khoảng 1500m. Thành phố này cách thành phố Hồ Chí Minh 300 km và cách Nha Trang 200 km. Ðây là nơi lý tưởng cho du lịch và nghỉ ngơi, ở độ cao này, Ðà Lạt luôn có khí hậu mát mẻ. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 18oC, tại các tháng nóng nhất trong năm nhiệt độ cũng không quá 200C và không dưới 150C ở các tháng lạnh nhất.
    Ðà Lạt có một phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với nhiều thác như thác Cam Ly nằm gần trung tâm thành phố, trên đường quốc lộ 20 từ Di Linh đi Lâm Viên, thác Prenn nằm cạnh đường quốc lộ, thác Dambri... Ðà Lạt có nhiều hồ và các rừng thông được nhiều người biết đến như Hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Vạn Kiếp, v.v... thung lũng Tình yêu, rừng Ân ái. Tất cả hợp lại đã đem đến cho Ðà Lạt một vẻ đẹp thi vị.
    Thành phố còn nổi tiếng về hoa, hơn 1.500 loài được trồng trong các vườn ươm và các khu vườn từ các loại hoa đẹp và đắt tiền như đỗ quyên, anh đào, mimosa, cẩm tú cầu... cho tới những loài hoa thông thường như hồng, cúc, thược dược. Ðà Lạt có một sự kết hợp hài hòa giữa cảnh sắc thiên nhiên và vẻ đẹp văn hóa với hơn 3000 biệt thự. Mỗi biệt thự có một phong cách kiến trúc riêng biệt với sự bố trí hài hòa với cảnh sắc xung quanh. Với tất cả những đặc tính này, Ðạt Lạt thực sự có một vẻ đẹp rất riêng mà không nơi nào có được.
  6. huongdanvien_dalat

    huongdanvien_dalat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.546
    Đã được thích:
    1
    Chùa ve chai

    Gọi là chùa Ve chai vì ở đây có con rồng dài 49m, vây được đắp bằng các mảnh vỡ của 50 nghìn vỏ chai bia. Chùa Ve chai chính là chùa Linh Phước, cách thành phố Đà Lạt khoảng 8km, một điểm tham quan không thể thiếu khi du khách đến Đà Lạt. Linh Phước tự tục gọi là ?oChùa ve chai? là một trong những điểm tham quan quen thuộc ở Đà Lạt. Ngoài kiến trúc độc đáo, nơi đây còn có một đại hồng chung được coi là lớn nhất Việt Nam.
    Linh Phước tự tọa lạc trên một khu đất nằm bên phải quốc lộ 20 - đường từ Đà Lạt đi Cầu Đất. Thuộc địa bàn Trại Mát, phường 11. Cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 8km. Chùa do một số tăng ni, phật tử từ Thừa Thiên - Huế đến xây dựng từ năm 1949, nhưng chỉ bắt đầu được nhiều người biết đến kể từ năm 1990. Khi đại đức Thích Tâm Vị cho trùng tu lại toàn bộ kiến trúc và xây dựng thêm nhiều công trình mới.
    Công trình đầu tiên gây được ấn tượng với khách hành hương là Long Hoa Viên, tạc hình con rồng uốn lượn dài tới 49m quanh tượng đài Phật Di Lạc. Vây rồng được làm bằng mảnh vỡ của 50.000 vỏ chai bia, bên cạnh thân rồng có hồ nước và hòn giả sơn, có tượng Phật Di Lạc ngự trên đỉnh.
    Đến với Linh Phước tự, ngoài việc dâng hương lễ Phật, du khách còn được thưởng ngoạn những kiến trúc được xây dựng công phu. Trước hết phải kể đến chánh điện và Tiền đàn bảo tháp, một công trình kiến trúc đồ sộ và độc đáo: chánh điện dài 33m, rộng 22m; Tiền đàn bảo tháp cao 27m được chạm trổ hình rồng . Lầu 1 có gian thờ 108 tượng "Thiên thủ thiên nhãn". Trong nội điện, tượng Phật Thích Ca cao 4,9m kể cả tòa sen, phía trước được làm bằng bê-tông cốt thép, bên ngoài thiếp vàng, phía trước là bức Cửu long môn uốn mình chầu Phật.
    Dọc hai bên chính điện là hai hàng cột rồng khảm mảnh sành tương tự như phong cách khảm tại các lăng mộ vua nhà Nguyễn. Bên trên hai hàng cột ấy là những bức phù điêu khảm sành mô tả lịch sử Đức Phật Thích Ca từ giáng sinh đến nhập niết bàn. Phía sau Tổ đường có bức phù điêu Thập bát La Hán và Thập mục Ngưu đồ, tất cả đều có vẻ đẹp hoành tráng làm du khách phải kinh ngạc.
    Trước Long hoa viên là tòa Linh tháp 7 tầng, cao 36m ( được xem là bảo tháp cao nhất Đà Lạt hiện nay) đây là nơi thờ Phật, tôn trí xá lợi và cũng là bảo tàng viện. Lầu 1 còn có Đại hồng chung (đúc vào cuối năm Kỷ Mão 1999) được xem là lớn nhất Việt Nam hiện nay. Chuông cao 4,3m, đường kính 2,3m và nặng tới 8,5 tấn. Việc đúc chuông có sự đóng góp vật lực, tài lực của Phật tử, du khách từ Bắc chí Nam.
    Một nhóm nghệ nhân Huế đã có 3 đời đúc chông được mời đến đã dành ra hơn một năm để tạo khuôn, đúc và chạm khắc những hình ảnh trên chuông, bao gồm các ngôi chùa nổi tiếng của nước ta, tượng Phật nghìn mắt nghìn tay, các thắng cảnh?Trước sân chùa còn có Bảo đài Quan Thế âm Bồ Tát tạo dáng rất hài hòa cân đối. Ở Linh Phước tự hình tượng con rồng gần như bao quát toàn bộ kiến trúc của ngôi chùa, được chạm khắc, bài trí rất công phu trên các hàng cột, trên mái chùa cong?
    Nhiều năm qua, Linh Phước tự đã trở thành một điểm tham quan không thể thiếu trong những tour du lịch Đà Lạt. Thông thường người thiết kế tour sẽ đưa du khách đến chùa Linh Phước, sau đó sẽ đến khám phá thác Hang Cọp cách đó khoảng 8km. Từ Đà Lạt du khách có thể đến Linh Phước bằng xe lửa để vừa ngắm nhìn cảnh quan núi rừng, vườn hoa, vườn rau chập chùng xen lẫn với rừng thông trên đoạn đường 7km. Vì ga đến chỉ cách cổng chùa khoảng 50m, nếu đi bằng xe máy, taxi từ trung tâm thành phố chỉ mất khoảng 15 phút. Khi đã đến với Đà Lạt, bạn hãy để dành một lời cầu khấn để đến gửi gấm ở Linh Phước tự chắc là bạn sẽ được toại nguyện đấy!
  7. huongdanvien_dalat

    huongdanvien_dalat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.546
    Đã được thích:
    1
    CHÙA LINH SƠN
    Chùa nằm trên một quả đồi, cách trung tâm thành phố Ðà Lạt 700m trên đường Nguyễn Văn Trỗi.
    Chùa được dựng vào năm 1938 trong một khuôn viên rộng và đã trải qua nhiều đời trụ trì. Hoà Thượng Thích Từ Mẫn trụ trì chùa từ năm 1964 đến nay. ở chánh điện thờ đức Phật Thích ca làm bằng đồng, nặng 1250 kg, đúc năm 1952. Ngoài ra chùa còn có phòng phát hành kinh sách và hàng lưu niệm


    CHÙA LINH PHONG
    Chùa tọa lạc ở đường Hoàng Hoa Thám, thành phố Ðà Lạt, trong một khuôn viên rộng và đẹp. Chùa được dựng năm 1944. Chánh điện thờ đức phật A-Di-đà, hai bên thờ Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Ðại Thế Chí, tượng bằng đồng.
    Được huongdanvien_dalat sửa chữa / chuyển vào 02:10 ngày 24/05/2005
  8. huongdanvien_dalat

    huongdanvien_dalat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.546
    Đã được thích:
    1
    THIỀN VIỆN TRÚC LÂM
    Từ trung tâm thành phố Đà Lạt, đi về hướng núi Phụng Hoàng, theo con đường uốn lượn giữa rừng thông bạt ngàn với một màu xanh thăm thẳm ta sẽ lên cao dần. Lên đến đỉnh núi là Thiền viện Trúc Lâm mở ra trước mắt làm du khách ngỡ ngàng. Bên phải Thiền viện là hồ Tuyền Lâm rộng lớn, mặt hồ trong xanh, soi bóng rặng núi bên hồ. Không gian yên tĩnh, cảnh sắc muôn màu xen lẫn những kiến trúc mang vẻ cổ kính, đậm đà bản sắc dân tộc, đưa tâm hồn du khách vào thế giới thần tiên
    Lịch sử dòng thiền Trúc Lâm
    Trúc Lâm là tự hiệu của vua Trần Nhân Tông (1279-1293), húy là Khâm, con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông. Ông có chí tu hành từ nhỏ. Năm 16 tuổi đã xin với vua cha được nhường ngôi thái tử lại cho em trai, nhưng vua cha không đồng ý. Khi đã lên làm vua, ban ngày Nhân Tông bàn chính sự, ban đêm gõ mõ tụng kinh. Nhà vua thường cùng các cao tăng đương thời như Huyền Quang, Lý Đạo Tái thăm thú núi Yên Tử, nghe giảng phật pháp. Năm 1293, Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con trai là Thuyên (Trần Anh Tông) và lên làm Thái thượng hoàng. Năm năm sau lên núi Yên Tử, tu ở am Ngọa Vân, lấy tự hiệu là Trúc Lâm đại sĩ, ngày đêm lo việc tu hành. Sau đó ông bị bệnh và mất, thọ 51 tuổi. Lúc đưa nhục thân lên thiền ở hỏa đàn, thu được 300 viên xá lỵ (phần cốt còn lại sau khi thiêu xác). Qua 8 năm xuất gia tu hành, nhà vua đã sáng lập dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Hoà thượng Viện trưởng Thiền viện Trúc Lâm Thích Thanh Từ chủ trương khôi phục dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, trên cơ sở dung hợp các phái Thiền Tỳ Lưu Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, Lâm Tế. Đây chính là Thiền Tông nước ta, một bộ phận của Phật giáo Việt Nam với bản sắc văn hóa và phong tục tập quán Việt Nam. Tinh thần của dòng Thiền Trúc Lâm là: Tự lực, tự chủ, đoàn kết dân tộc, hòa nhập cuộc sống với tâm thức được trở về nội tâm thanh tịnh.

    Địa cuộc Thiền Viện Trúc Lâm:
    Thiền viện Trúc Lâm do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ phác họa tổng thể kiến trúc. Sau đó Viện Thiết kế và Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng đã hoàn chỉnh đồ án với sự góp ý của hòa thượng Thích Thanh Từ - Viện trưởng Thiền viện Trúc Lâm.
    Công trình được hoàn thành năm 1994 trên diện tích 23 ha, trong đó chỉ có 2 ha là có các công trình kiến trúc xây dựng, phần còn lại là cảnh sắc thiên nhiên. Thiền viện Trúc Lâm có quy mô lớn nhất và đẹp nhất của nước ta. Toàn bộ có 4 khu vực: Khu ngoại viện; Khu thiền thất của Hòa thượng Viện trưởng và thất của Chư Tôn Đức; Khu nội viện tăng; Khu nội viện ni.
    Tại thiền viện có hàng trăm tín đồ từ mọi miền đất nước đến đây nghiên cứu và học tập. Họ ngày đêm tu luyện để chấn hưng một nền đạo đức luân lý theo đúng tôn chỉ của dòng Thiền Trúc Lâm mà vua Trần Nhân Tông đã sáng lập ra cách đây hơn 700 năm.
    Thiền viện Trúc Lâm - một danh thắng
    Du khách đến Thiền viện Trúc Lâm chỉ được phép tham quan khu ngoại viện gồm có: Chánh điện, tham vấn đường, tháp chuông, cổng tam quan, nhà khách, hồ Tuyền Lâm, đồi Thanh Lương. Các công trình như gắn với thiên nhiên, hòa nhập vào thiên nhiên. Du khách đến đây cảm nhận như thoát khỏi vòng bon chen của xã hội, của đời thường, để tâm hồn lắng đọng, yên tĩnh và như có một phép màu làm cho con người trở nên thanh thản và nhân ái lên bội phần.
  9. huongdanvien_dalat

    huongdanvien_dalat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.546
    Đã được thích:
    1
    TU VIỆN BÁT NHÃ (Bảo Lộc)
    Tu viện Bát Nhã (Bảo Lộc, Lâm Đồng) là một công trình kiến trúc độc đáo, kết hợp với không gian thiên nhiên đẹp. Đây cũng là điểm tham quan mới của du lịch Đà Lạt. Ở Đà Lạt, ngoài Thiền viện Trúc Lâm, còn có một tu viện đẹp không kém đó là Tu viện Bát Nhã, ở thôn 10, xã Damb''ri, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
    Tu viện Bát Nhã tọa lạc trên ngọn đồi có diện tích hơn 18 ha, cách thác Damb''ri khoảng 2km. Tu viện xây dựng năm 1992 do thượng tọa Thích Đức Nghi khai sơn, đến năm 1998 hoàn thành.
    Nằm giữa không gian mênh mông, bạt ngàn đồi chè xanh thẳm, Tu viện Bát Nhã thoát hiện với gam mầu đỏ tươi, mái ngói cong vút nổi bật trên nền trời cao nguyên lộng gió. Ngắm nhìn tu viện từ xa, du khách có thể cảm nhận có một chút gì đó rất nhẹ nhàng, thanh bình đang len nhẹ vào tâm hồn. Sự nhẹ nhàng ấy được mang lại từ những chi tiết rất nhỏ của kiến trúc tu viện. Điểm đầu tiên là hàng rào bao quanh mặt trước tu viện. Hàng rào không xây bằng gạch mà được xếp bằng những tảng đá bôxít có gam mầu đỏ giống như mầu của đất đỏ bazan. Trên hàng rào cỏ mọc xanh như lụa, làm dịu đi sự thô cứng của đá. Bước vào cổng Tam Quan, du khách phải đi qua hơn một trăm bậc thang để vào sân tu viện.
    Trước sân tu viện là bốn trụ cột xây cao vút giữa mênh mông mây trắng. Bên trái sân tu viện là một hồ nước rộng có hòn giả sơn rất đẹp. Chính giữa hồ nước là tượng Quan Thế Âm, cao 3,5m, nặng 2.500kg được đúc bằng xi-măng. Bên hông trái sân tu viện là vườn Lâm Tỳ Ni (nơi Đức Phật Đản sinh). Khu vườn được trang trí, phối cảnh rất công phu tỉ mỉ, kết hợp hài hòa giữa cảnh sắc thiên nhiên và nghệ thuật kiến trúc. Chánh điện tu viện dài 70m, rộng 45m, bên trong tôn trí tượng Phật Thích Ca cao 2,8m, nặng 1.200kg. Toàn bộ bàn thờ và cửa ra vào chánh điện làm bằng gỗ hương, được chạm khắc rất tinh vi.
    Hiện nay, Tu viện Bát Nhã có 25 lớp học tình thương với hơn 1.000 cháu là con em của bà con nông dân nghèo. Các lớp có tên Sen Hồng, Sen Trắng được mở tại Bảo Lộc, Bảo Lâm và cả trong những buôn làng xa xôi thuộc tỉnh Lâm Đồng. Còn tại tu viện, phòng khám Tuệ Tĩnh Đường, khám và chữa bệnh từ thiện đã đi vào hoạt động được ba năm.
    Tu viện Bát Nhã là một công trình kiến trúc độc đáo mang mầu sắc Á Đông, có cảnh quan thiên nhiên rất đẹp. Đó thực sự là nơi du lịch tín ngưỡng của du khách từ nhiều nơi đến tham quan.
  10. huongdanvien_dalat

    huongdanvien_dalat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.546
    Đã được thích:
    1
    NGÔI NHÀ CHUNG CỦA CHÚA VÀ GIÀNG
    Trong số gần 100 công trình kiến trúc công giáo xuất hiện ở Ðà Lạt từ thập niên 1920 đến thập niên 1960, nhà thờ Cam Ly được xây dựng riêng cho đồng bào các dân tộc thiểu số vì thế mang một sắc thái độc đáo, khác hẳn với các giáo đường dành cho người Kinh. Những người tạo tác nên ngôi nhà thờ đã thể hiện sự "hội nhập văn hóa" qua nghệ thuật kiến trúc khi cho gương mặt chúa trời hòa nhập với gương mặt của Yàng (trời) mà những người dân nơi đây đã nghìn năm sùng bái.
    Khai sinh ra ý tưởng về ngôi nhà chung của Chúa và Yàng là linh mục người pháp Boutary và người thể hiện thành công ý tưởng này là nhà thầu Nguyễn Thanh Hồ. Công trình được khởi công vào cuối năm 1959 và hoàn thành tám năm sau đó. Cách không xa dòng thác Cam Ly, trên một quả đồi thơ mộng mà diện tích ban đầu khoảng 20 ha, nhìn bên ngoài toàn bộ giáo đường tựa như một ngôi nhà rông của đồng bào Tây Nguyên. Hai mái nhà nhìn ngang giống như lưỡi rìu, dốc đứng 17 m được lợp bằng 80.000 viên ngói với tổng trọng lượng tương đương 90 tấn. Ðể chịu đựng được sức nặng của ngôi nhà với cột, kèo, giằng bằng bê-tông, sắt và gỗ, móng của công trình đã được gia cố hết sức kỹ lưỡng. Riêng phần móng nhà thầu đã phải cật lực làm trong vòng nửa năm.
    Trước cổng chính nhà thờ là hai hình tượng hổ và phượng hoàng - những loài vật quen thuộc trong hiện thực và trong ý thức của đồng bào thiểu số. Hổ tượng trưng cho sức mạnh và phượng hoàng thể hiện sự tinh khôn. Mặt khác, các nhà tạo tác cũng ngầm ví von các cư dân Thượng bản tính gần với tự nhiên vốn như chúa sơn lâm nhưng đã trở nên tốt lành, thanh dịu như chim phượng nhờ các tín điều tôn giáo. Cùng tư duy đó, nội thất thánh đường còn xuất hiện nhiều hình ảnh các loài vật khác thể hiện bản tính của chúng, như sự trong sáng của nai, sự gần gũi của chim và cá... Ðặc biệt bên cung thánh bằng gỗ thông dưới chân thánh giá có treo ba đầu trâu theo thứ tự cao thấp. Trâu là linh vật mà người thiểu số ở Tây Nguyên thường dùng làm vật phẩm để "giao tiếp" với Yàng của họ, trong trường hợp này là kính dâng Thiên Chúa như một thông điệp biểu lộ lòng sùng kính.
    Sau ba khung cửa lớn là nội thất giáo đường với diện tích gần 400 m2, một không gian vừa u huyền, thâm nghiêm vừa khoáng đạt, phóng túng. Cảm giác đó có được là do hiệu quả các giải pháp kiến trúc. Nối với những bức tường lửng có độ cao khoảng 3 m được xây bằng đá chẻ là hệ thống cửa kính mầu xanh-nâu-vàng trong các khung gỗ. Các khung cửa liền nhau và giáp mái này cùng với 20 vì kèo tương ứng đều cách điệu hoa văn Tây Nguyên mà chủ đạo là hình vuông và hình tam giác - tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời trong môtip bản địa về quan niệm vũ trụ. Ðối xứng phải trái là 16 bức tranh đá trong đó có 14 bức diễn tả các chặng thương khó của Chúa Jesus và ngày ngài thọ nạn, phục sinh... ở đây, cùng với nghệ thuật sắp đặt và các giải pháp kiến trúc, các nhà tạo tác đã kết hợp hài hòa và thành công giữa tư duy mộc mạc, tự nhiên của đồng bào các dân tộc thiểu số với triết lý tôn giáo nhân bản và sâu sắc.

Chia sẻ trang này