1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THƯ VIỆN THÔNG TIN DU LỊCH TÂY NGUYÊN (tuyến điểm)

Chủ đề trong 'Kho tư liệu của Box Du lịch' bởi huongdanvien_dalat, 26/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huongdanvien_dalat

    huongdanvien_dalat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.546
    Đã được thích:
    1
    THƯ VIỆN THÔNG TIN DU LỊCH TÂY NGUYÊN (tuyến điểm)

    Sơ Lược Dak Lak
    Diện tích: 19.800 km2
    Dân số (1997): 1.347.200 người
    Tỉnh lỵ: thị xã Buôn Mê Thuột
    Tỉnh Daklak nằm giữa cao nguyên Nam Trung Bộ: phía đông giáp Phú Yên-Khánh Hòa, Tây giáp Campuchia, Nam giáp Lâm Đồng, Bình Phước, phía Bắc giáp Gia lai. Daklak có diện tích tự nhiên 19.800 km2, bao gồm 18 huyện và thành phố Buôn Ma Thuột. Xưa kia, thủ phủ của vùng đất cao nguyên này được đặt tại bản Đôn, năm 1904 dời về Buôn Ma Thuột.

    Địa hình Daklak là sự hòa hợp giữa những dòng sông xen lẫn núi đồi, ao hồ, ghềnh đá và những khu vực rừng nguyên sinh tạo nên nhiều cảnh quan hấp dẫn, thơ mộng cùng nhiều di tích, kiến trúc cổ đền đài, nhà mồ, nhà sàn ?độc đáo. Nhiều thác nước đẹp nổi tiếng như DraySap, Gia Long, Trinh nữ, Krông Kmar, Bảy nhánh. Thủy Tiên, nhiều hồ lớn với diện tích từ 200-600ha như hồ Lak, hồ EaKao, hồ EaĐờn, hồ Dak Min?

    Và Daklak thật hấp dẫn với du khách với những khu rừng nguyên sinh ở vườn quốc gia Yok Đôn, rừng đặc dụng Nam Ka, khu bảo tồn Nam Nung, Tà Đùng? Đặc biệt, buôn Đôn từ lâu rất nổi tiếng với nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.


    Sơ Lược Tỉnh KonTum

    Diện tích: 9.934 km2
    Dân số (1997): 269.000 người
    Tỉnh lỵ: thị xã Kon Tum
    Kon Tum là một tỉnh nằm trên Cao nguyên Tây Nguyên giáp với Lào. Tỉnh bao gồm 5 huyện: Sa Thầy, Kom Plong, Ngọc Hồi, Ðak Tô, Ðak Glêi và thị xã Kon Tum.

    53% dân số của tỉnh là người dân tộc thiểu số như Xê Ðăng (26,6% dân số), Ba Na, Ðe Triêng, Bo Rau, Gia lai, Ro Man.

    Khí hậu ở đây là khí hậu nhiệt đới đặc trưng có độ ẩm cao. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.880mm. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 sang tháng 4 năm sau. Ðịa hình của Kon Tum tương đối đa dạng và phức tạp gồm núi cao, đồi và vùng đất thấp tạo ra nhiều cảnh đẹp như Thác Yaly (cao 40 m); Ngọc Lĩnh - ngọn núi cao nhất miền Nam Việt Nam, nằm ở phía bắc của tỉnh; Khu bảo tồn Chu Mô Rang là khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất của Việt Nam. Ngoài ra còn có nhà tù Kon Tum, đường mòn Hồ Chí Minh, chiến trường Ðắc Tô - Tân Canh, những nơi đã ghi lại chiến tích hào hùng và vẻ vang của dân tộc. Hơn nữa, khách du lịch còn bị thu hút bởi những những lễ hội và phong tục tập quán kỳ lạ của các dân tộc thiểu số


    Những lễ hội văn hoá truyền thống

    * Lễ bỏ mả làng Rắc, Chốt, Lung xã Yaxier (Sa Thầy) từ tháng 11 đến tháng 3
    * Lễ mừng lúa mới làng Konbia, Kon Chôn xã Văn lem (Đăk Tô), từ tháng 10 đến tháng 11
    * Lễ Kotai làng người BahNar, sau khi trẻ ra đời từ 1 đến 2 năm
    * Lễ dọn vườn, máng nước, giọt nước mỗi làng Bahnar Cuối tháng 12
    * Lễ tiễn trang (Klâm lang), làng người Gia Rai cuối tháng tối trời
    * Lễ gieo hạt làng người Gia Rai, đầu tháng 3 tháng 4

    Sơ Lược Tỉnh Gia Lai

    Diện tích: 16.212 km2
    Dân số (1997): 844.400 người
    Tỉnh lỵ: thị xã Plei Ku

    Gia Lai nằm giữa cao nguyên Tây Nguyên ở độ cao 800 m so với mực nước biển. Gia Lai bao gồm 10 huyện: Ðăk Ko, Chu Pah, Mang Yang, Kbang, An Khê, Kon Chro, K''rong Pa, Ayun Pa, Chu Se, Chu Prong và thị xã Plêi Ku.

    Dân số của Tỉnh chiếm gần 1% dân số toàn quốc bao gồm nhiều dân tộc khác nhau: Kinh, Gia Lai, Ba Na... Khí hậu ở đây là khí hậu nhiệt đới vùng cao nguyên đặc trưng giống như các tỉnh khác ở Tây Nguyên bao gồm hai mùa phân biệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 sang tháng 4 năm sau, thời gian còn lại trong năm là mùa mưa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là khoảng 230C.

    Gia Lai có rất nhiều phong cảnh đẹp như: rừng nguyên sinh Kon Chu Ray với nhiều động vật hoang dã, thác Yaly, Biển Hồ Tơ Nưng, đỉnh Hàm Rồng - ngọn núi gợi lại cho du khách nhiều liên tưởng. Ngoài ra còn có dấu tích trận địa tại Ðồi 638 An Khê, căn cứ quân sự của vua Lửa Ayunpa, làng của người Ba Na
  2. huongdanvien_dalat

    huongdanvien_dalat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.546
    Đã được thích:
    1
    Chùa Khải Ðoan
    Là ngôi chùa của những người Việt sinh sống ở Ðak Lak. Chùa được xây dựng năm 1951- 1953 trên một khu đất thoáng rộng tại 89A đường Phan Bội Châu, phường Thống Nhất, thị xã Buôn Ma Thuột.
    Chùa có kiến trúc theo kiểu chữ tam, trước cổng là tam quan, giữa là chính điện, sau là nhà hậu tổ. Cổng tam quan gồm 2 tầng với ba vòm cửa cao 7 m, rộng 10,5 m. Ðiện Quan Âm xây tách biệt với bố cục chính của chùa, hình lục giác với 6 cột trang trí hình rồng mây
    Chính điện gồm hai phần, phần trước kiến trúc theo kiểu nhà dài của Tây Nguyên có cột kèo, nhà rường của người Việt. Nửa sau xây theo lối hiện đại. Chính điện thờ Phật Thích ca. Chùa có quả chuông nặng 380 kg bằng đồng đúc năm 1954.
  3. huongdanvien_dalat

    huongdanvien_dalat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.546
    Đã được thích:
    1
    Yaly-điểm đến của du lịch Tây Nguyên
    Yaly không chỉ nổi tiếng vì có một trong những nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam mà còn có nhiều cảnh đẹp hùng vĩ. Nơi đây sẽ là một điểm du lịch tuyệt vời về cảnh quan và môi trường, đồng thời còn là nơi cung cấp các loài thủy sản nước ngọt cho Tây Nguyên. Yaly có vị trí lý tưởng với nhiều hồ nước rộng, nhiều ốc đảo, cảnh quan đẹp, dòng sông Sê San với những địa danh đã đi vào lịch sử. Nơi đây còn có nguồn tài nguyên nhân văn lưu giữ trong cộng đồng người dân Jarai ở laMơnông và vẫn giữ được các nếp sinh hoạt và giá trị văn hóa truyền thống như kiến trúc nhà ở, nhà rông, nhà mồ, lễ PơThi (bỏ mả), lễ hội đâm trâu...
    Do cảnh quan ngoạn mục và các điều kiện tự nhiên lý tưởng, Yaly đã được Công ty Dịch vụ-Du lịch Gia Lai chú ý, chọn làm điểm khởi đầu tổ chức các tour trong chương trình du lịch của tỉnh. Đến đây, du khách sẽ được hướng dẫn đi thăm Nhà máy Thủy điện Yaly, thăm bản làng dân tộc Jarai và đi thuyền ngược dòng sông Sê San ngắm cảnh sông nước, thưởng ngoạn không khí rừng núi lên thượng nguồn Kon Tum. Tại thị xã này, du khách được đi thăm các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, văn hóa của địa phương trước khi lên ôtô về lại Pleiku. (Du Lịch Việt Nam)
  4. huongdanvien_dalat

    huongdanvien_dalat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.546
    Đã được thích:
    1
    Thác Ba Tầng - điểm du lịch đầy thi vị
    Thác Ba Tầng cách thị trấn Gia Nghĩa khoảng 8 km theo quốc lộ 14 ngược hướng về Buôn Ma Thuột. Người ta gọi là thác Ba Tầng bởi vì khi nước suối chảy đến đây phải qua ba tầng thác mới đến lòng suối nằm ở phía dưới.
    Ba tầng thác này nằm nối tiếp nhau trong một chiều dài khoảng 40 mét.
    Tầng thứ nhất không cao lắm, nước từ các tảng đá rơi xuống lòng thác từ độ cao hơn 1,5m.
    Cách tầng thác thứ nhất chừng 20 mét là tầng thác thứ hai. Ở tầng thác này, dòng nước suối xanh trong sau khi len lỏi giữa những tảng đá nằm kề nhau và từ độ cao khoảng 2 mét đã tràn xuống phía dưới tung bọt trắng xóa.
    Thác thứ ba là thác lớn nhất và là thác chính của cụm thác Ba Tầng. Ngọn thác chính này cao hơn 20 mét, ngày đêm ầm ào chảy giữa khung cảnh yên vắng của núi rừng và đổ tràn về hai bên bờ suối. Ở đây, dòng suối khá rộng, ven bờ có nhiều lùm cây cao tỏa bóng mát mà du khách có thể ngồi nghỉ ngơi, ngắm cảnh dòng nước tuôn trào từ trên cao xuống trong âm vang của tiếng thác reo. Đứng dưới nhìn lên ta thấy hơi nước tỏa bay ra xung quanh như một lớp sương mù bao phủ ngọn thác mải miết reo vang muôn thuở giữa ngàn xanh.
    Quanh thác Ba Tầng có nhiều cây cổ thụ và có bãi đất rộng bằng phẳng, thoáng mát để cho du khách cắm trại, thư giãn khi đến thăm thắng cảnh này. Cùng với thác Diệu Thanh, thác Ba Tầng là điểm du lịch dã ngoại đầy thi vị của tỉnh Đắk Nông.
  5. huongdanvien_dalat

    huongdanvien_dalat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.546
    Đã được thích:
    1
    Draysap-Dòng thác khói
    Thác ở cách thị xã Buôn Ma Thuột 30 km. Từ thành phố Buôn Ma Thuột theo quốc lộ 14 đi về hướng Đông-Nam đến km 17 rẽ trái 12km nữa du khách sẽ gặp một thắng cảnh nổi tiếng, đó là thác Draysap. Thác nằm trên dòng sông Sê-rê-pốc thuộc xã Nam Đà, huyện Krông Na, tỉnh Đak Lak.
    Draysap theo tiếng Ê Đê có nghĩa là dòng Thác Khói bởi quanh năm hơi nước từ chân thác cứ bốc lên bay là là làm hư ảo cả một khoảng không gian ôm ấp câu chuyện huyền thoại về một tình yêu chung thủy đau thương. Chuyện kể rằng: Ngày xưa, có một nàng thiếu nữ Ê Đê xinh đẹp tên là H''Mi, nhiều chàng trai quyền quý từ khắp các buôn Ê Đê, M'' Nông đến cầu hôn nhưng nàng đều từ chối. Bởi nàng đã yêu một chàng trai cùng buôn tuy nghèo nhưng hiền lành, chịu khó làm ăn. Một hôm, H''Mi cùng người yêu đi thăm rẫy. Đường xa hai người dừng chân nghỉ lại bên một tảng đá lớn, bỗng có một con quái vật xuất hiện, đầu nó to như một quả núi, mắt nó đỏ như lửa, toàn thân quái vật sáng lóa lên, với những vẩy vàng, vẩy bạc... Từ trên cao quái vật lao xuống nhúng mỏ vào dòng nước, sau đó một cột nước khổng lồ dâng cao quét về phía cô gái, còn chàng trai bị nước ném xa lên bờ, ngất đi... Khi tỉnh dậy thì người yêu đã bị bắt đi mất. Quá đau khổ chàng trai hóa thành một cây to, rễ cây đâm sâu vào tảng đá, toàn thân cây phát ra những tiếng kêu than vãn, đau thương, nhung nhớ... Chỗ chàng trai đứng bây giờ là rừng cây trên bờ đá, còn chỗ quái vật lao xuống đá lở thành thác Draysap ngày nay.
    Thác Draysap nằm giữa một cánh rừng nguyên sinh xa vùng dân cư nên không khí trong lành, với một vẻ đẹp tự nhiên quyến rũ. Ngọn thác hùng vĩ đổ ầm ầm, tung bọt trắng xóa, rồi bốc lên thành những làn hơi nước mong manh gặp nắng mặt trời tạo thành cầu vồng bảy sắc. Xa xa trên đỉnh thác dòng nước phẳng lặng êm đềm trông tựa gương soi, du khách sẽ có được những phút giây sảng khoái ngâm mình trong dòng Sê-rê-pốc mát lạnh hoặc ngồi hàng giờ đọc sách, câu cá dưới làn "khói" mát dịu mơn man bên chân thác, bao nỗi vất vả, nhọc nhằn bon chen giữa đời thường như tan biến vào làn khói hư vô mờ ảo... Sau bữa cơm trưa, thả bộ trong rừng du khách sẽ được nghe tiếng hót của chim bồ chao, hay tiếng gõ tìm mồi của những chú chim gõ kiến. Mùa xuân về, du khách còn bắt gặp những tán lá non mơn mởn hay đỏ tươi, những cánh mai rừng màu vàng, những hoa bằng lăng nở trắng, tím... Mặt trời xuống núi, cảnh thác rừng như một bức tranh thủy mặc, là lúc du khách phải nhổ trại lưu luyến chia tay với thác Draysap - hẹn gặp lại trong mùa du lịch năm sau.
  6. huongdanvien_dalat

    huongdanvien_dalat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.546
    Đã được thích:
    1
    Thác Trinh Nữ
    Không giống như vẻ hùng vĩ của những con thác Tây Nguyên khác, thác Trinh Nữ ở Đak Lak gây ấn tượng với du khách bằng dáng vẻ độc đáo của những phiến đá.
    Thác Trinh Nữ nay đã trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn của tỉnh Đak Lak. Vẻ đẹp của Trinh Nữ không ở độ cao của dòng nước tuôn xuống, là cảnh quan hùng vĩ như nhiều con thác khác ở Tây Nguyên mà là nét hoang dã, yên lành giữa chốn núi rừng. Đặc biệt là vẻ đẹp của đá ở đây: những phiến đá, mỏm đá chìm nổi thiên hình vạng trạng, hình khối, đường nét, vân đá kỳ lạ, hiếm thấy ở nơi nào khác.
    Có những phiến đá xòe ra như chiếc quạt nan, vân đen trắng bên cạnh một mỏm đá nhô ra như cái đầu gối khổng lồ với vân sắc hồng nhạt loang chảy như men gốm sứ; lại có tảng đá với hàng trăm cục nhỏ bằng quả trứng màu ngọc trên thân như được ai đó dày công đục đẽo, bên hông là những vân màu nâu đỏ chéo góc như những nhát rìu chém thật đều vào thân đá; có những tảng đá được rễ cây cổ thụ bao kín như một chiếc võng gai; lại có phiến đá hình thù như san hô vùng biển...
    Suối Trinh Nữ
    Từ Buôn Ma Thuột, theo quốc lộ 14 về TPHCM đi khoảng 20km, sau đó rẽ trái 3km sẽ tới Trinh Nữ
    Đây là một điểm du lịch đang thu hút khách du lịch bậc nhất Đắc Lắc hiện nay...
    Huyền thoại kể rằng: Xưa có một người con gái Ê Đê tuyệt vời xinh đẹp, bị cha mẹ ép lấy một tù trưởng giàu có, nàng nhất mực chống lại và sau đó đã gieo mình xuống khúc sông này của dòng Krông Nô để giữ trọn tấm thân trinh trắng với người mình yêu. Nơi nàng trầm mình từ đó bỗng nổi lên một ghềnh đá gồm hàng ngàn hòn lớn, nhỏ, hình thù kỳ dị, khiến dòng nước đến đây phải cuộn trào, réo lên như than, như khóc, đau đớn thay cho số phận bọt bèo của người con gái. Cũng vì vậy mà nơi đây có tên: Trinh Nữ.
    Trinh Nữ (thị trấn Ea T?TLinh, huyện Cư Jút, Đắc Lắc) bây giờ là một điểm du lịch hấp dẫn. Cái hấp dẫn của Trinh Nữ không chỉ ở câu chuyện huyền thoại mà đích thực ở vẻ đẹp của đá, của rừng cây, của thác chảy, của khí hậu mát mẻ trong lành. Vẻ đẹp mê nhất ở đây là đá. Đá tạo thành hang động, tạo thành những hình thù kỳ dị, hòn mang hình thú, hòn mang dáng người với những sắc thái vui buồn khác nhau; lại có những hòn bằng phẳng như mặt giường, mặt bàn, vươn ra trên mặt nước mời người ngả lưng, mời người ngồi ngắm cảnh... Đá không trơ trọi một mình, mà cạnh đá là những cây rừng đứng xoè ô xanh che cho khách vui vầy cùng bè bạn. Ở đây trong 3 năm qua Công ty du lịch Đak Lak đã đầu tư gần 3 tỉ đồng để xây dựng các cơ sở dịch vụ. Bạn có thể đến đây để câu cá sông, cá hồ, hoặc cưỡi voi đi ngắm cảnh. Đêm ở lại, bạn sẽ được nghe các sơn nữ hát ay ray (dân ca), uống rượu cần, sau đó có thể leo lên các nhà tổ chim trên cây cao nằm tâm tình với nhau, hoặc vào ngủ ở các nhà chòi lợp tranh, mái nứa nằm chênh vênh trên các mỏm đá, hoặc có thể vào các phòng ngủ sang trọng đầy đủ tiện nghi hiện đại... Cái thú ngủ đêm ở đây là được nghe tiếng thác chảy, tiếng gió chuyển mùa, tiếng chim từ quy gọi đêm, được thưởng thức cái tĩnh lặng, thanh sạch của đất trời.
  7. akika

    akika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2004
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Từ Biển Hồ đến cầu treo
    Nằm cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 8km về hướng bắc, Biển Hồ được ví như là một viên ngọc bích với phong cảnh xung quanh ngoạn mục và hữu tình.
    Biển Hồ nguyên là miệng núi lửa đã ngưng hoạt động cách đây hàng triệu năm với diện tích mặt nước khoảng 250 ha và độ sâu trung bình khoảng 18-20m.
    Để tăng thêm tính ly kỳ, một số người đồn rằng Biển Hồ không có đáy, thông với đại dương và có hai người nhái lặn xuống hồ thám hiểm đã bị mất tích.
    Còn theo truyền thuyết, Biển Hồ được tạo thành từ nước mắt của dân làng T''Nưng khóc thương cho người thân của mình, vốn đã bị vùi chôn bởi núi lửa bất ngờ ập tới.
    Về dịch vụ cho khách du lịch, nơi đây không phát triển nhiều vì ảnh hưởng đến nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho dân cư thành phố Pleiku. Chính vì lẽ đó, niềm vui thú của khách đến đây phần lớn là được ngắm cảnh và hòa mình cùng thiên nhiên nguyên sơ, thơ mộng.
    Từ trên cao nhìn xuống với trí tưởng tượng phong phú, Biển Hồ trông giống như hình một con rùa đang bơi. Đứng ngay tháp đầu rùa (có người còn gọi là nhà ***g), du khách có thể phóng tầm nhìn ra những cánh rừng bạt ngàn, những đồi thông uốn lượn chập chùng và đặc biệt là chiếc cầu treo nằm phía đối diện xa xa.
    Nếu lòng ham thích du lịch và khám phá trỗi dậy, khách có thể nhờ xe ôm hoặc cùng "thổ địa" thực hiện một tour "vòng quanh Biển Hồ" bằng xe gắn máy.
    Có hai hướng để đi khi trở ra cổng chào của Biển Hồ, đó là rẽ trái chạy theo đường quốc lộ 19 hoặc rẽ phải về ngã tư Biển Hồ (đường Phạm Văn Đồng và Tôn Đức Thắng).
    Từ ngã tư này, khách cứ theo đường quốc lộ 14 và hỏi thăm đường rẽ phải vào thôn 6, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai. Chắc chắn gây ấn tượng cho chuyến dã ngoại mất khoảng 3 tiếng đồng hồ này chính là hình ảnh những cánh đồng chè xanh tươi trải dài trước mắt, những đoạn đường nhỏ "nặng mùi" đất đỏ đầy **** vàng bay hay tràn ngập tiếng chim và tiếng thông reo trong gió. Đặc biệt, "bắt mắt" hơn nữa đó là hình ảnh chiếc cầu treo lung lay dài khoảng 60 bước chân như đang nằm vắt ngang lưng trời nếu được nhìn từ phía dưới.

  8. huongdanvien_dalat

    huongdanvien_dalat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.546
    Đã được thích:
    1

    Thác Xung Khoeng và núi Chư Hơ Rông
    Đi xa một chút, khoảng 30 km về phía Tây Nam của thị xã Pleiku, bạn sẽ được thưởng thức vẻ đẹp hùng tráng của thác Xung Khoeng (thuộc địa phận huyện Chư Hơ Rông). Thác đổ từ trên cao 40m xuống như một dải lụa trắng ngần. Mặt thác lớn, trải rộng, tương đối bằng phẳng. Hai bên bờ thác cây cối mọc um tùm và đôi chỗ gồ cao các tán cây gỗ lớn. Đằng sau thác, nền trời xanh thẳm cao ***g lộng.Những buổi sáng nắng đẹp, từng đám mây trắng như bông từ từ bay lên cao từ trên mặt thác gây cho cảm giác như mặt nước đang bốc khói.
    Từ xa đã nghe thấy tiếng ầm ì, nước đổ từ trên cao xuống như một dải lụa trắng. Mặt thác lớn, trải rộng và tương đối bằng phẳng. Hai bên bờ, cây cối mọc um tùm. Phía sau thác là nền trời xanh thẳm cao ***g lộng. Nước đổ xuống uốn cong theo triền đá mềm mại, đập vào các tảng đá nổi lên trên mặt nước tung bọt trắng xoá. Nước chảy len lỏi trong các khe đá, trên thảm cỏ xanh làm thành một vùng hồ nước trong vắt, sát với các vách đá xung quanh.
    Nước chảy len lỏi trong các khe đá, trên thảm cỏ xanh mướt rồi làm thành một vùng nước mênh mông sát với các vách đá bao bọc xung quanh. Ngồi trên các tảng đá rêu phong phủ kín, ngửng nhìn lên cao, da trời xanh ngắt ***g lộng, gió thổi mát rượi, không gian tràn đầy hơi nước mơn man làn da, mắt nhìn dòng chảy và tai nghe tiếng trầm hùng đều đặn của nước xô vào vách đá. Âm thanh tưởng như không bao giờ dứt, như tiếng chuông, tiếng cồng, tiếng trống ở các bản làng đang vào ngày hội.
    Thác Xung Khoeng là nơi nghỉ ngơi thú vị, ở đây chúng ta vừa được ngắm vẻ hùng tráng của thiên nhiên, vừa hít thở không khí trong lành khiến cho tâm hồn thư thái, tĩnh lặng. Nếu muốn tìm cảm giác mạnh và ham hiểu biết, có thể tổ chức một buổi leo núi. Núi Chư Hơ Rông cách thị xã Pleiku khoảng 10 km về phía Đông Nam. Ngọn núi khá cao, có thể tới 1600m, và có cả nguồn gốc từ ngọn núi lửa đã tắt từ lâu. Do đó núi tuy cao nhưng dáng mềm mại, thoai thoải vì thế có người đã ví trái núi như ?oBộ ngực kiều diễm của một cô gái trẻ?.
    Quanh chân núi, đất đai phì nhiêu, cây trồng xen với cây rừng rậm rạp. Các nhà khảo cổ và dân tộc học gần đây đã khai quật được nhiều di chỉ khảo cổ của các thời kỳ đồ đá, đồ gốm...Đường lên núi tuy dốc thấp, nhưng quanh co, uốn khúc. Đất mềm để lộ các tảng đá lớn. Đôi chỗ vách đá lộ ra một khe suối nhỏ, nước chảy lặng lẽ hay một con thác dốc, nước len lỏi qua các hố sâu. Cây cỏ trên đường đi thật đa dạng. Các mảng cây lá rộng thường xanh, mọc xen với các loài cây rụng lá theo mùa, làm cho cảnh trí luôn thay đổi trên mỗi bước đi. Núi Chư Hơ Rông đang là địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan.
  9. riverwave

    riverwave Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2005
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    vậy trong các tỉnh Tây Nguyên, mình nên đi tỉnh nào cho 4-5 ngày không theo tour ?
  10. huongdanvien_dalat

    huongdanvien_dalat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.546
    Đã được thích:
    1
    mời bạn sang topic tư vấn du lịch đà lạt của mình ! mình sẽ trả lời tư vấn va thiết kế tour cho bạn bên ấy nhá !! hoặc nếu được bạn liên hệ với mình qua số phone :0919 287 241 . minh tên Trung Dũng.
    Topic này mình dùng để post nhưng thông tin chi tiết về tuyến điễm để các bạn tham khảo trước khi đi du lịch . và làm tư liệu cho các bạn sinh viên, hướng dẫn viên dùng để thuyết minh tại tuyến điểm.
    chào thân ái và quyết thắng!
    to all : các bạn có thông tin về địa phương nào tại tây nguyên xin post bài ở đây nha !! rất hoan nghênh.

Chia sẻ trang này