1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thừa kế

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Remediot, 16/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    NĐ 83/1998/NĐ_CP 10-10-1998 về đăng kí hộ tịch:
    Đ20: Khai sinh cho trẻ em sinh ra rồi mới chết: ?otrẻ em sinh ra sống được 24h rồi mới chết, thì cũng phải đăng kí khai sinh theo qđịnh của nđ này. nếu chết trước khi sinh ra (chết lưu) hoặc sinh ra mà sống chưa đựơc 24h, thì kg phải làm giấy khai sinh.
    Đ29: đăng kí khai tử cho trẻ em sinh ra rồi mới chết: ?otrẻ em sinh ra sống được 24h rồi mới chết, thì vừa phải đăng kí khai sinh, vừa phải đăng kí khai tử, nếu chết trước khi sinh ra (chết lưu) hoặc sinh ra mà chết ngay thì kg phải đăng kí khai tử.?
    Như vậy trẻ sơ sinh sống từ đủ 24h trở lên sẽ có đủ năng lực pháp luật dân sự của mình do pl qđịnh. Nghĩa là có đủ các quyền và nghĩa vụ dân sự do pl qđịnh kể cả quyền thừa kế. Vì giấy khai sinh là 1 xác minh cho sự tồn tại của 1 cá nhân trước pl. Không thể trao quyền cũng như nghĩa vụ cho 1 cá nhân chưa xác định nghĩa là chưa có giấy khai sinh. chẳng thế mà có nhiều trường hợp vì kg có giấy khai sinh mà nhiều đứa trẻ bị tước đi quyền được đi học của mình?
    Như vậy đứa trẻ sơ sinh theo giả thuyết đã sống được 24h nên căn cứ theo Đ20, Đ29 NĐ 83, theo Đ638, Đ672 BLDS nó cũng hưởng 1 phần di sản của cha nó.
    vậy di sản sẽ được chia như sau: Căn cứ theo Đ672 BLDS, vợ, A2 và đứa trẻ, mỗi người sẽ đuợc hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của 1 người thừa kế theo pl, nếu như ds được chia theo pl (Ds là 90tr, hàng thừa kế thứ 1 theo pl có 4 phần, như vậy mỗi phần sẽ đuợc 22,5 tr) là 15 tr. Còn lại cho A1 là 45 tr.
  2. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    em nhớ là người thừa kế theo pháp luật phải là người còn sống tại thời điểm mở thừa kế, ở đây là thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc , tức là thừa kế thep pháp luật
    tại thời điểm mở thửa kế thì đó mới chỉ là bào thai được 2 tháng , vậy bào thai 2 tháng có được quan niệm là người còn sống tại thời điểm mở thừa kế hay không ?, có được hưởng thừa kế hay không ?
    Mong được chỉ giáo
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  3. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    về vấn đề này thì longlanh đã trả lời rùi mừ?
    "K1 đ 638 BLDS quy định:
    "người thừa kế là cá nhân phải là người còn sốngvào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết."
    K2 NĐ 70 ngày 3/10/2001:
    .." con sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ ngày người chồng chết..." được xác định là con chung của vợ chồng"
  4. pajetti

    pajetti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2003
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    nhân tiện nói về thừa kế, em đang tìm kiếm tài liệu thừa kế bằng tiếng Anh mà khó quá, tìm 3 ngày nay chỉ được mỗi một ít về luật thừa kế của Đạo Hồi, bác nào có hoặc biết web thì làm ơn giúp em cái, nhanh có được kô? vì em cũng gấp. em cám ơn!
  5. XuanThuy1979

    XuanThuy1979 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/04/2002
    Bài viết:
    823
    Đã được thích:
    0
    Tôi có một tình huống đã xảy ra trong thực tế, tôi định lập topic riêng nhưng thấy ở đây có "Thừa kế" nên post luôn một thể:
    Ở HN, 2 vợ chồng kết hôn từ năm nào không nhớ rõ (lâu rồi), có một cô con gái. Sau đó ông chồng đi làm kinh tế mới ở miền núi, lấy vợ luôn ở đó. Suốt mấy chục năm không hề liên hệ gì với vợ con ở HN. 2 mẹ con ở với nhau, nay cô con gái đã lớn.
    Năm 2004, bà mẹ qua đời (không để lại di chúc), một mình cô con gái lo chuyện ma chay, cô cũng không biết ông bố mình ở đâu để mà báo tin, liên lạc. Nhưng ngay khi bà mẹ đã "mồ yên mả đẹp", ông bố dẫn theo mấy người con riêng của mình (với bà vợ 2) về HN, đòi chia thừa kế đối với tài sản chung của vợ chồng.
    Tài sản ở HN của 2 mẹ con hiện nay là một mảnh đất 200m2. Còn tài sản của ông bố ở miền núi là một mảnh đất rộng hơn nhiều, nhưng giá trị chỉ bằng vài m2 ở HN.
    Cô gái đến luật sư mong được trợ giúp. Cô trình bày với luật sư rằng về tình nghĩa mà nói, suốt mấy chục năm nay bố cô không hề ngó ngàng gì đến vợ con mình, nay vợ mất thì về đòi chia TS. Yêu cầu của cô đưa ra là đề nghị luật sư giúp cô giữ được nguyên vẹn tài sản mà mình đã khổ công gây dựng bấy lâu nay.
    Nếu bạn là luật sư, bạn sẽ trợ giúp cô gái này như thế nào?
    Xin nêu quan điểm của riêng tôi: Bà mẹ không có di chúc, vậy thì chia theo pháp luật. Cần thuyết phục Toà án xếp ông chồng vào những người không được hưởng di sản theo Điều 672 b) BLDS. "Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản". Nhưng cũng khá nan giải bởi luật hôn nhân gia đình 2000 không có quy định nào về việc vợ chồng có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau. Về mặt đạo đức thì hẳn rồi, nhưng về mặt pháp luật thì chưa có một cơ sở rõ ràng. Nên chăng cần sửa điều 672 để xếp ông chồng trên đây vào diện "Những người không đc hưởng di sản"?
    Cảm ơn các bạn đã đọc.
  6. adye

    adye Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2004
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    ---------
    Theo mình nghĩ tình huống này không căn cứ vào "nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản", việc này chỉ áp dụng trong trường hợp người hưởng di sản thừa kế là con cái (con đẻ, con nuôi), người được cử làm chăm sóc, nuôi dưỡng...người để lại di sản..không phải nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Về chuyện ông chồng dẫn vợ hai và con riêng về không liên quan đến việc chia thừa kế giữa cô con gái và ông bố. Về nguyên tắc thì ông ấy vẫn có quyền được hưởng di sản từ bà vợ.Vì dù đã có vợ riêng (trái pháp luật), nhưng trên mặt pháp lí ông ta vẫn là chồng, là bố cô con gái đó khi mà chưa có một bản án hay quyết định nào để phủ định điều này của cơ quan nhà nước (ví dụ như đi lâu ngày thì bà vợ và cô con gái yêu cầu tuyên bố mất tích, hay xin giải quyết li hôn chẳng hạn...).
    Tại thời điểm bà vợ thứ nhất chết, di sản để lại là nhà và đất cho cô con gái hưng không có di chúc. Tài sản được xem là di sản thừa kế mà những người được hưởng thừa kế là ông bố và cô con gái. Tài sản này được chia theo pháp luật. Tức là chia đôi.
    Nhưng có thể xem xét về tài sản hiện tại và tài sản lúc ông bố bỏ nhà đi. Tài sản giữa vợ-chồng là tài sản họ có trong thời kì hôn nhân, do cả hai vợ chồng cùng xây dựng nên. Ông bố đã bỏ nhà đi và không có nghĩa vụ với vợ con, không cùng vợ xây dựng và phát triển khối tài sản chung vợ chồng. Do đó, di sản mà ông ta được hưởng chỉ là phần được chia từ những tài sản mà ông và vợ cũ đã tự thời điểm bỏ đi trở về trước. Tài sản mà trong những năm ông bố bỏ đi, do cô con gái và bà mẹ cùng nhau chăm lo phát triển để có được thì hoàn toàn là của cô con gái. Tuy hơi mất đạo đức nhưng luâtkj pháp quy định vậy mà. Giá như bà vợ thấy ông ta bỏ đi xin li hôn trước đi có phải hay hơn không.
    Tóm lại: Ông bố sẽ được chia 1/2 số tài sản mà bà mẹ có trước khi ông ta bỏ đi mà theo tôi nghĩ chỉ là giá trị 1/2 diện tích mảnh đất 200m2 và 1/2 giá trị ngôi nhà đó. Tất nhiên là việc chia này phải không ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường của cô gái. Cô con gái sẽ được hưởng 1/2 số còn lại này và phần tài sản mà cô có sau khi ông ta bỏ đi (tài sản riêng do chính mẹ con cô tạo ra). Muốn làm được như thế này mình nghĩ cần xác định rõ ràng về 2 phần tài sản này....đây là vấn đề khó nhưng sẽ làm được, và có thể nhờ Toà án hoặc cơ quan giám định xác định nó.
    Còn rất nhiều thiếu sót trong quan điểm của mình, mong các bạn bổ sung..
    KT: .......................... "Người qua phố"
    ----------------------------
  7. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Mình đồng ý với quan điểm xử lí của bạn. Nhưng mình không đồng ý ở cách xử lí tài sản.
    1- Việc ông bố vẫn là chồng của bà vợ cũ (mẹ cô gái) trên cơ sở pháp luật là hoàn toàn đúng. Luật dân sự và hôn nhân gia đình quy định tại thời điểm người để lại di sản chết, người kia vẫn đang là chồng (hoặc vợ) thì được hưởng di sản thừa kế ngay cả khi sau đó người đó đi lấy vợ (lấy chồng)...Việc ông bố có vợ hai (cái này trái pháp luật HNGĐ) nhưng không ảnh hưởng tới quyền được hưởng di sản thừa kế của ông ta.
    2- Như vậy, bây giờ khi xác định được quyền được hưởng di sản thừa kế của ông bố ta sẽ phân chia tài sản của 2 bố con như sau.
    a. Tài sản mà bà mẹ để lại là 200m2 đất, đây là tài sản mà bà và ông bố có trong thời kì hôn nhân, do đó khi bà chết 1/2 số tài sản là của ông bố. Tức là ông bố có 100m2 đất trong 200m2 đó.
    b.Còn lại 100m2 thì 2 bố con được chia đôi.
    Ông bố có 150m2. Cô con gái cố 50m2.
    * Theo mình nghĩ chia như vậy là đúng pháp luật nhất. Tuy nhiên câu hỏi cần sự giúp đỡ của bạn là việc làm thế nào để bảo vệ quyền ợi cho cô con gái thì mình thấy thật sự khó khăn. Tình huống bạn đưa ra cũng không nhiều dữ kiện nên cũng kho khăn trong việc tìm dẫn chứng bảo vệ cô con gái. Phải có thêm dữ kiện thì mới có thể bảo vệ quyền lợi cho cô gái được. Nhưng thiết nghĩ chúng ta cung chỉ làm cho phần được hưởng của cô ấy nhiều hơn mà thôi, không thể làm gì để cô ấy có cả di sản được.
    Xin hết ý kiến ở đây.
    TO: NOFEAR, nhờ bác NF tìm và trích dẫn hộ em máy cái văn bản quy định về vấn đề này với nhé. bác Pót trả lời bài này cũng được. THX !
  8. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Tôi có thêm ý kiến là tài sản này được tạo lập khi nào? Trước hay sau khi ông bố bỏ đi?

Chia sẻ trang này