1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thưa với vua Hùng

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi online49, 07/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. online49

    online49 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Thưa với vua Hùng

    Thưa với vua Hùng

    Mỗi năm một ngày lễ giỗ, thế hệ con cháu vua Hùng còn nhớ đến vong linh tổ tiên mà thắp hương tưởng niệm cũng là quý hồ lắm lắm.
    Lễ giỗ Hùng vương là mối dây ràng buộc các thế hệ Việt Nam với cội nguồn dân tộc, với lịch sử khai nguyên lập quốc của một dân tộc.

    Điều này là thiêng liêng!

    Dẫu truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ có mang dáng dấp một vết mờ (theo cách nhìn hiện đại về truyền thuyết) thì đó cũng là cơ sở của một niềm kiêu hãnh được ký tên đóng dấu: Lạc Hồng. Khoan vội nói về những hệ lụy khi sử dụng truyền thuyết này trong giáo dục đã gây ra nhiều tự mãn và một số cố tật mang tính chủ quan cho nhiều thế hệ, phải thừa nhận truyền thuyết khai nguyên dân tộc Việt là một niềm kiêu hãnh: Dòng Giống Lạc Hồng đã truyền thừa cho các thế hệ sau, xuống biển lên non, vừa đấu tranh chống thiên tai, vừa khai khẩn lập quốc.

    Truyền thuyết về cội nguồn dân tộc như thế, quả là cũng có định hướng rõ ràng!

    Bốn nghìn năm hay bốn nghìn lẻ mấy năm? Ngần ấy thời gian con cháu vua Hùng cúi đầu trước bàn thờ tổ, để nhớ về một thuở dựng nước hào hùng oanh liệt, bởi giá trị của công trạng các vua Hùng không gì đo đếm được. Nền tảng của một dân tộc được hình thành với sự định hình về địa bàn cư trú, phong tục tập quán, nghề nghiệp cơ bản, tín ngưỡng tâm linh? đã bắt đầu từ các vua Hùng: ?oNơi vua cày ruộng quan trồng lúa/ công chúa làm nương và dệt tơ? (Vũ Quần Phương).

    Dựng nước, do đó, là cả một biến cố mang tính nhân loại, vì đã khai sinh sự tồn tại và hưng thịnh của một dân tộc, góp phần vào bức tranh đa dạng toàn cầu.

    Những việc hệ trọng ấy, các con cháu vua Hùng thường nhớ vào những dịp nào trong năm?

    Thời chiến tranh, người ta dễ nhớ hơn, bởi bấy giờ ý thức về chuyện mất còn của quốc gia, của dân tộc luôn thường trực trong tâm thức người dân. Chẳng vì thế mà Bác Hồ đã nhắc nhở rằng: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Đó là ý thức về công nghiệp vua Hùng và trách nhiệm của các thế hệ sau. Ý thức ấy được phát biểu công khai, được ghi vào sách sử.

    Nhưng tiếc thay, từ khi có đền Hùng, có lễ giỗ tổ, mới có một lần với một người "đại diện thế hệ sau" tuyên bố trách nhiệm của chúng ta trước các vua Hùng là "giữ lấy nước". Sau câu nói ấy, không thấy câu chuyện trọng đại nào của dân tộc được người ta "nhớ lại" các vua Hùng cả.

    Dù vậy, với mỗi năm một ngày lễ giỗ, vua Hùng vẫn đang ngự trị trong đời sống tâm linh người Việt, đang chứng kiến cuộc sống của con cháu mình sau hơn bốn ngàn năm.

    Sai lầm trong cải cách ruộng đất, những cuộc di cư lịch sử, những năm bao cấp làm đất nước kiệt quệ về kinh tế, những năm đổi mới làm nảy sinh bao thách thức khó khăn? ắt là vua Hùng chứng kiến hết.
    Và có lẽ, điều vua Hùng nhận rõ nhất là những tấm gương con cháu của dòng giống mình trong từng thời đại. Niềm kiêu hãnh Lạc Hồng được nhắc dài theo lịch sử với những tên tuổi hào hùng, chiến công hiển hách, thắng giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc, "Thời nào cũng có người tài", "ra ngõ gặp ngay anh hùng"? một thời, những nhận định này chắc làm vua Hùng mát lòng mát dạ lắm.

    Nhưng đến thời hiện đại, khi con cháu vua Hùng phải chuẩn bị tư thế để hội nhập với con cháu các vua khác trên toàn cầu, những đứa con kiệt xuất của vua Hùng xuất hiện với những tâm thế khác. Và, để hiểu tâm tính con cháu mình thời thiên niên kỷ thứ hai, chắc vua Hùng phải vất vả lắm. Không vất vả sao được, khi con cháu dạy nhau bằng chính sách giáo dục hẳn hoi, nhưng mãi bao nhiêu năm mà chương trình giáo dục quốc gia còn thay đổi chưa xong. Khó hiểu hơn, trách nhiệm này chẳng thấy "đứa con" nào đứng ra nhận lãnh cả. Từ chuyện giáo dục, đến chuyện đạo đức cán bộ còn khó hiểu hơn: Sao phong trào công khai hoá tài sản đảng viên được phát động khá lâu, mà chẳng rõ tiến độ tới đâu, vua Hùng muốn chờ xem "đứa cháu" nào được nêu danh quán quân về khoản tài sản kếch sù, chắc là đang sốt ruột lắm.
    Nhưng sốt ruột nhất là một đứa cháu đường đường làm tổng giám đốc một ban quan trọng của bộ giao thông vận tải, mạnh tay vung cả triệu đô la vào chiếu bạc. Cái này thì vua Hùng chắc khó chia sẻ, dẫu là ngày xưa trong lễ thách cưới với Sơn Tinh và Thuỷ Tinh, một trong các vua đã ra điều kiện lễ vật cũng khá cao, nhưng dù sao đó cũng là lễ vật, là tài sản của triều đình, của quốc gia. Đằng này, ?ongười cháu? Bùi Tiến Dũng của vua lấy tiền đâu mà sắm xe hơi loại sang, nhà đất bạt ngàn, so với đàn voi chín ngà gà chín cựa ngày xưa Sơn Tinh đưa về cho vua chắc là chẳng kém. Lại thêm thói ăn chơi trác táng sa đọa cùng các nữ sinh viên (cũng là con cháu của vua - nguyên khí của quốc gia hiện thời) như vậy, nếu có thêm một lần kén rể, vua Hùng nhìn thấy mặt Bùi Tiến Dũng chắc là tim đập chân run.

    Nhưng thời nào cũng vậy, đã con cháu vua Hùng mà mạnh tay với đời, là chấn động cả lân bang. Nhật Bản, Anh Quốc và các nước có tài trợ vốn ODA cho Việt Nam bắt đầu quan tâm đến những hệ lụy đằng sau "đứa cháu" Bùi Tiến Dũng. Và có thể, điều này lại gây thêm một ít trở ngại cho quá trình con cháu các vua khác chịu chơi với con cháu vua Hùng.

    Vậy thì thưa các vua Hùng tiên tổ, nơi xa xôi các vị có cách nào "nối mạng" với con cháu hôm nay không? Để chúng con cập nhật thông tin liên tục, rồi thì các vua Hùng cũng sẽ hiểu được cái hào khí của tiên tổ khi xưa đang được khai triển như thế nào với thế hệ con cháu bây giờ.

    Lam Điền
    [
    (Không phải Lam Điền trên báo Văn Nghệ của hội nhà văn Việt Nam)
  2. online49

    online49 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Than ôi, đám con cháu vua Hùng đang ******** làm tội Nguyễn Ngọc Tư mới là đáng lên án kìa! Những tưởng nước nhà ngày một văn minh, dè đâu vẫn có bọn nhầm truyện ngắn là tài liệu ********* nên đem ra mổ xẻ phân tích, kiểm thảo, định hướng, nhục mạ, mạt sát con người ta.
    Ối vua Hùng ơi là vua Hùng ơi, ối lạc Long Quân và Âu Cơ ôi, chẳng biết cái trứng thứ bao nhiêu của mẹ Âu Cơ nảy nòi ra bọn tuyên giáo ở Cà Mau trong vụ Nguyễn Ngọc Tư này nhỉ?

Chia sẻ trang này