1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thuận-Chinatown

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 17/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    (6)
    Ngày mai tôi ba mươi chín tuổi.
    Cách đây năm mươi ba ngày, tôi bị ốm. Đầu tiên tôi cho là bị cảm nắng. Đến đêm chân tay tôi lạnh toát, hai hàm răng đánh vào nhau cồm cộp. Sau đó, tôi bị nôn và khi nôn xong thì không khỏi mà cảm thấy mệt vô cùng. Vợ tôi tỏ ra rất lo lắng. Cô ấy mời bác sĩ đến khám ngay cho tôi đêm ấy, hôm sau còn thuê tắc xi đưa tôi đến bệnh viện làm xét nghiệm máu. Tôi bị giữ lại bệnh viện ba ngày. Trong ba ngày ấy, bác sĩ không phát hiện ra bệnh gì. Tôi gầy đi ba cân, mặt hốc hác. Vợ tôi càng tỏ ra lo lắng, luôn mồm hỏi bác sĩ xem có cần chụp X quang cho tôi không, luôn mồm hỏi tôi muốn ăn gì, uống gì và nhất định chỉ rời tôi lúc chín giờ tối, khi bệnh viện đã đóng cửa, để sáng hôm sau lại vào rất sớm. Ba đêm đó trên thực tế là quãng thời gian tôi cảm thấy thoải mái nhất từ khi lấy vợ. Hóa ra cuộc sống của tôi chỉ cần vắng mặt cô ấy đã dễ chịu hơn nhiều. Tôi cố gắng ăn thật ít, cố gắng ba tiếng nôn một lần, mỗi lần đều có máu, máu càng ngày càng sậm, để có thể ở lại bệnh viện thêm vài hôm nữa. Nhưng việc này quả là không thể. Ngành y tế thiếu phòng trầm trọng, những bệnh nhân không rõ bệnh như tôi ngay cả trả thêm tiền cũng không có quyền nằm lại quá ba ngày.
    Đêm. Đêm có màu vàng của chiếc bóng đèn nhỏ duy nhất trong hành lang.
    Bệnh viện mênh mông không một bóng người.
    Tôi đi dạo lần cuối cùng. Cái sân này ba mươi sáu tiếng qua tôi đã đi nhiều vòng. Chỉ còn mấy tiếng nữa Loan sẽ đến, lần này để đón tôi về nhà. Tôi biết cô ấy tìm mọi cách để tôi ra viện, càng sớm càng tốt. Rõ ràng bệnh viện không phải là nơi thích hợp cho bản hợp đồng của vợ chồng chúng tôi. Phòng chụp X quang cửa mở toang, cũng không ai bên trong. Không hiểu bằng cách nào tôi có linh tính hồ sơ bệnh án của tôi đang nằm trên mặt bàn kê ngay giữa phòng. Người ta chuẩn bị sẵn thủ tục xuất viện cho tôi. Một ý nghĩ vụt đến. Tôi nhớ người đàn ông nằm phòng bên cạnh, cỡ tuổi tôi, chiều nay thấy ra cửa tiễn vợ mắt đỏ hoe. Chắc chỉ mai sẽ bị trả về nhà. Tên của anh ta đây rồi. Hồ sơ cũng không xa hồ sơ tôi. Tôi thích thú tưởng tượng cảnh Loan khóc lóc. A, tôi muốn biết có quí nhân nào phù trợ cô ấy trong hoàn cảnh này không.
    Đêm đó tôi yên tâm ngủ. Tôi cố tình quên cả giờ ra viện. Tôi chỉ thức dậy khi Loan to tiếng với cô y tá đang cố giải thích vết nứt ở hộp sọ của tôi, được phát hiện sau lần chụp X quang tối hôm qua, theo bác sĩ chuyên khoa thì vô phương cứu chữa. Tôi có cảm giác ông gác cổng đang nháy mắt với tôi còn bà lao công đưa tay vẫy vẫy lúc tôi qua cổng bệnh viện. Không ngoái cổ lại, tôi giữ chặt hồ sơ bệnh án trong tay.
    Ra đến đường, phát hiện tôi vẫn chưa thay quần áo bệnh nhân, Loan cau mày. Tôi mở túi du lịch lấy chiếc áo đi mưa. Ba ngày không xờ đến, tôi thấy nó dường như rộng gấp đôi, quá dài, màu ghi cũng trở nên quá tối. Tôi giật mình, nhìn túi du lịch. Dường như nó cũng không phải là của tôi nữa. Hơn một tháng sau, rời Hà Nội, nhưng tôi không bao giờ quên được cảm giác ấy.
    Chúng tôi lên xe tắc xi, suốt đoạn đường từ bệnh viện về nhà, vẫn không nó với nhau câu nào.
    Đêm hôm ấy, đơn ly dị được đặt trên gối của Loan, chữ kí tôi bên dưới.
    Cô ấy nhìn tôi im lặng. Mắt đỏ hoe. Cuối cùng tôi đồ rằng chính vết nứt ở hộp sọ của người đàn ông hàng xóm trong bệnh viện đã khiến cô ấy kí vào đơn. Hay căn hộ, hay chiếc xe máy, hay năm mươi bức tranh mà tôi sẽ vẽ. Tôi không biết. Tôi không cần biết. Tôi chỉ cần biết một điều : năm mươi ngày nữa, buổi sáng thức dậy, tôi sẽ thấy cô ấy biến khỏi đời tôi, biến vĩnh viễn, như thể chúng tôi chưa từng gặp nhau, như thể năm năm vừa qua chỉ là cơn ác mộng.
    I?Tm yellow

    Đêm. Đêm có màu vàng của chiếc bóng đèn nhỏ duy nhất trong hành lang. Tôi nhìn rất lâu vào đêm. Tôi ném chiếc chìa khóa vào đêm. Trong màu vàng của đêm, nó không gây một tiếng động nào.
    Tôi đi bộ. Không phải vì lâu lắm rồi tôi mới ra phố. Cũng không phải vì màu vàng của đêm không bao giờ có mặt trong những bức tranh của tôi. Tôi không có một phương tiện nào khác. Chiếc xe máy tôi đã để lại cho Loan. Căn hộ cũng vậy. Cả năm mươi bức tranh tôi đã vẽ, trong năm mươi ngày vừa qua. Tất nhiên chúng chẳng có một giá trị nghệ thuật nào. Chúng chỉ bảo đảm cuộc sống vật chất cho Loan và con gái chúng tôi trong vòng năm năm nữa. Tôi không thù ghét bản thân vì đã làm việc ấy. Tôi cũng không thù ghét vợ tôi vì Loan đã bắt tôi làm việc ấy. Tôi ngạc nhiên trước sự dửng dưng của mình. Nhưng tôi phải ra đi. Tôi đã chuẩn bị cho sự ra đi này từ năm mươi ngày qua, mỗi ngày một bức tranh, mỗi bức tranh có đánh số thứ tự.
    Tôi đi bộ qua những con phố màu vàng.
    Ngày mai tôi ba mươi chín tuổi.
    Cách đây năm năm tôi kết thúc cuộc sống độc thân bằng cách lấy vợ. Đó là một việc làm ngu ngốc. Ngay trong đêm tân hôn, nằm cạnh Loan, tôi đã biết đang làm một việc ngu ngốc. Cuộc sống vợ chồng cỉa chúng tôi kéo dài năm năm. Trong năm năm ấy Loan cho tôi một đứa con gái kháu khỉnh. Trong năm năm ấy tôi vẽ cho Loan và con gái chúng tôi năm trăm bức tranh. Đương nhiên chúng cũng chẳng mang một giá trị nghệ thuật nào cả. Cũng như năm mươi bức tranh tôi vừa hoàn thành trong năm mươi ngày qua, chúng chỉ bảo đảm một cuộc sống vật chất. Giữa chúng tôi, ngay từ đêm tân hôn, đã hình thành một hợp đồng như thế. Loan gánh vác bên tinh thần, còn tôi chịu phần vật chất. Con gái chúng tôi, phôi thai sau cái đêm ấy ba tháng, cũng có trách nhiệm trong bản hợp đồng của ba người. Nó luôn đóng vai cảnh sát, nhắc nhở chúng tôi không được quên bổn phận của từng cá nhân. Và cách đây năm mươi ba ngày, khi tôi quyết định ra đi, phá vỡ hợp đồng, chính nó đã ngồi giữa toà, một bên là tôi-bị cáo và bên kia là mẹ nó-nạn nhân, bắt buộc tôi để lại mọi của cải động sản và bất động sản, với năm mươi bức tranh, năm mươi bức tranh có tính nghệ thuật không nó không cần biết, nhưng năm mươi bức tranh nhất định phải đủ tính thương mại để có thể đặt chân vào phòng bán tranh, có thể làm vừa lòng khách mua tranh, có thể mang về một số tiền ít nhất là hai trăm đô-la mỗi bức, bồi thường cho nó và Loan, những người thiệt thòi sau khi bản hợp đồng bị hủy.
    Ngày mai tôi ba mươi chín tuổi.
    Cách đây hai mươi năm, sau khi tốt nghiệp phổ thông, tôi thi vào trường đại học Mỹ Thuật. Đó là một việc làm ngu ngốc. Ngay hôm nhận được giấy báo điểm, tôi đã biết tôi đang làm một việc ngu ngốc. Quá trình học kéo dài năm năm. Trong năm năm ấy bố mẹ tôi nhận được năm giấy khen của nhà trường bù lại năm lần bị gọi lên văn phòng hiệu trưởng của các trường phổ thông trung học nơi tôi đã từng học, từng lưu ban, từng bị đuổi. Năm năm đại học là hợp đồng đầu tiên tôi kí trong đời, không phải với ai khác ngoài bố mẹ ruột của mình. Tôi chịu trách nhiệm về tinh thần còn bố mẹ tôi chịu phần vật chất. Đôi bên đều hài lòng. Vào ngày tôi trình bố mẹ tôi tấm bằng tốt nghiệp loại ưu, mẹ tôi làm một mâm cơm thịnh soạn và bố tôi rót cho tôi một ly rượu ngoại, cả hai cùng đáng xếp loại ưu. Ngày hôm ấy tôi vẫn còn nhớ. Ngày hôm ấy tôi rời hẳn căn hộ gia đình, sau bữa ăn trưa đặc biệt, không có gì trong tay, bằng tốt nghiệp đại học đương nhiên được bố mẹ tôi giữ lại như bằng chứng của một bản hợp đồng đã thanh toán sòng phẳng. Sau này tôi cũng kí thêm nhiều hợp đồng nữa, với người ngoài. Cái ngắn hạn, cái dài hạn. Cái quan trọng nhiều, cái quan trọng ít. Nhưng không bao giờ tôi chịu gánh vác mặt tinh thần như trong bản hợp đồng từng có với bố mẹ tôi.
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    (7)
    Ngày mai tôi ba mươi chín tuổi.
    Cách đây bốn năm, Loan bị ngã xe máy. Một đồng nghiệp của cô ấy tới nhà báo cho tôi, sau đó đề nghị đưa tôi thẳng đến bệnh viện. Tôi chấp nhận ngay lập tức bởi bản thân cũng nghĩ không đủ sức đi một mình. Chỉ còn một tuần nữa là vợ tôi phải vào nhà hộ sinh. Trước đó bác sĩ đã khuyên cô ấy nên cẩn thận, đặc biệt những ngày cuối cùng. Đoạn đường từ nhà đến bệnh viện bỗng trở nên dài vô tận. Tôi có cảm giác luôn luôn gặp trở ngại, bởi người đi đường quá đông, bởi có quá nhiều ngã tư, ngã tư nào cũng gặp đèn đỏ, ngã tư nào cũng có cảnh sát giao thông, bởi ông gác cổng làm khó dễ không cho vào, lý do bệnh nhân ngủ trưa, cô y tá trực khoa cũng cứng nhắc, nhất định bắt đưa chứng minh thư mới chịu chỉ phòng. Thế nhưng, khi nhìn thấy Loan nằm trên giường, tươi cười, tôi thấy tối tăm mặt mũi. Chưa bao giờ tôi thất vọng đến thế. Lập tức tôi hiểu tôi muốn gặp Loan, ngay khi biết tin tai nạn của cô ấy, chỉ vì tôi nghĩ rằng Loan đã chết. óc tưởng tượng của tôi đi quá nhanh, mắt tôi đã nhìn thấy thân thể Loan bê bết máu quấn trong vải trắng, tai tôi đã nghe tiếng chuột đuổi nhau trong góc phòng lạnh, mũi tôi đã đánh hơi được mùi phoóc môn, thậm chí còn tự hỏi có phải chính nó đã giúp cho bánh phở tươi được mấy ngày liền, từng là mục tiêu công kích của tất cả các hình thức thông tin đại chúng. Tôi không thấy nó đáng sợ lắm, hay không ghê tởm lắm, ít ra nó không làm tôi buồn nôn, cái mùi thuốc ướp xác ấy.
    Tôi tỉnh dậy khi Loan đưa tay đập vào vai tôi, miệng vẫn nụ cười từ mười lăm phút nay. Tôi còn nhớ đã để cô ấy lại một mình mà chạy đi tìm bác sĩ chủ nhiệm khoa. Ông ấy đang bận một ca mổ não đặc biệt. Nạn nhân cũng là một phụ nữ bị tai nạn xe máy. Tôi đứng ngoài phòng mổ, dán mắt vào cửa kính, hồi hộp như thể chính Loan đang nằm trong ấy. Ba mươi phút sau, bác sĩ và y tá mặt mày căng thẳng, đề nghị nghỉ giải lao. Tôi tiến lại gần bắt tay người chồng bệnh nhân. Nó mềm nhũn. Tôi hỏi vỡ hộp sọ à. Anh ta chẳng hiểu gì, mấy giây sau ôm mặt hu hu. Một cô y tá phải chạy ra mắng vợ đã chết đâu mà khóc anh ta mới im. Giờ ăn trưa, bác sĩ chủ nhiệm khoa cho tôi vào gặp. Cứ để tôi đứng giữa phòng, ông ta nói ngay vết nứt rất sâu ở hộp sọ, khó qua nổi tuần này. A, bác sĩ tưởng tôi là chồng bệnh nhân vừa mổ. Tôi giải thích Loan vừa được đưa vào cấp cứu, chưa kịp chụp phim. Ông ta châu mày, sua tay, nói mai có kết quả. Cửa phòng đóng sập. Tôi thấy mình bị đẩy ra ngoài, mắt trâng trâng, chúng không chợp tẹo nào từ lúc bị Loan đánh thức. Khuôn mặt lạnh lùng và câu trả lời nước đôi của bác sĩ về tình trạng sức khỏe của cô ấy khiến tôi trở nên lạc quan, thậm chí thấy nhiều hy vọng. Đêm đó tôi ngủ gật trong hành lang bệnh viện, mong trời sáng, mong bác sĩ đến đúng giờ để đọc X quang não cho Loan. Có một lúc, trong cơn mơ, tôi thấy ông ta giơ ra một tấm phim rồi chỏ cho tôi xem một vệt đen rất to ở ngay chính giữa hộp sọ, sau đó còn chỉ thêm tên Loan viết bên dưới, xong quay ra nhìn tôi chằm chằm, miệng mỉm cười, đầu gật gật. Tôi còn đang loay hoay trước sự ý nhị của ông ta, không biết nên đáp lại như thế nào thì bị đánh thức dậy. Loan lay vai tôi, tươi cười hơn cả hôm qua, kể ông bác sĩ chủ nhiệm khoa không đến được, gọi điện thông báo cô ấy có thể ra viện sáng nay, hộp sọ bình an vô sự, lên bàn đẻ đúng ngày đã định.
    Tôi há hốc mồm. Ngày hôm ấy tôi quên đánh răng, quên ăn sáng, quên ăn trưa, đến mười giờ đêm lên giường đi ngủ vẫn không thấy đói. Sau này, tôi ngờ Loan đã cười, nhiều lần liền, lần nào cũng kèm vài cái đập vào vai tôi, chỉ để nhắc tôi kẻ chiến thắng là cô ấy, cô ấy sẽ không bao giờ để tôi thoát khỏi bản hợp đồng, bản hợp đồng còn chắc hơn nữa khi con của chúng tôi ra đời, một tuần sau đó.
    Tôi cũng ngờ rằng từ sau tai nạn xe máy ấy, Loan đi lại, ăn uống hết sức thận trọng, thậm chí thái quá, không phải cho bản thân mà chỉ bởi vì cô ấy muốn tôi đừng bao giờ tơ tưởng tới cái chết đột ngột sẽ mang cô ấy đi. Cái xe máy được đem tân trang rồi bán cho người hàng xóm, lỗ một triệu. Vợ tôi thề suốt đời đi xe đạp, suốt đời đạp xe sát vỉa hè. Đôi khi lại vừa cười vừa đập vào vai tôi, Loan thẳng thừng bảo mới xem tử vi ông thầy này ông thầy kia, ông nào cũng quả quyết mệnh cô ấy vững lắm, dao kề cổ vẫn được quí nhân phù trợ. Tôi có cảm tưởng cuối cùng chỉ vì muốn khuất phục tôi, bắt tôi mãi mãi tuân theo bản hợp đồng ấy, mà vợ tôi một phụ nữ có trí tuệ hạn chế đã cho phép mình trở nên bất tử. Niềm tin này trên thực tế được hình thành ngay từ khi chúng tôi lấy nhau. Nó mạnh đến nỗi vừa biết mình mang thai, Loan đã khẳng định đứa bé sinh ra sẽ là con gái. Lúc đó, tôi không hiểu ý cô ấy. Chỉ chín tháng sau, khi đỡ con bé từ tay Loan, kinh ngạc trước khuôn mặt giống mẹ như tạc của nó, tôi mới vỡ lẽ vợ tôi đã tin một cách cuồng tín rằng sau này, ngay cả khi cô ấy chẳng may qua đời, sẽ có con bé thay thế trên mọi phương diện. Nhất là nó sẽ tiếp tục trông coi bản hợp đồng được kí giữa chúng tôi. Con gái tôi, ngay từ phút chào đời, vừa nhìn thấy bố, đã biết khóc ngằn ngặt. Tôi bịt chặt tai và suýt quẳng nó xuống đất khi Loan tươi cười đập vào vai tôi, hỏi ý tôi thế nào nếu cô ấy đặt tên nó là Loan. A, tôi ngờ đây cũng không phải là một ý nghĩ bột phát.
    Bốn năm chúng sống tiếp theo của chúng tôi chỉ để vợ tôi không ngừng củng cố niềm tin vào sự bất tử của cô ấy. Tôi cho rằng chính điều này làm tôi ghê tởm cuộc sống chung với Loan hơn cả. Nó là lý do để tôi không bao giờ ân hận đã từng ngày một, trong suốt quãng thời gian ấy, âm thầm mong vợ tôi chết. Chết như thế nào tôi không biết. Tôi không cần biết. Tôi chỉ cần một điều, cô ấy biến khỏi cuộc đời tôi, biến vĩnh viễn.
    Ngày mai tôi ba mươi chín tuổi.
    Cách đây năm mươi ba ngày, tôi bị ốm. Đầu tiên tôi cho là bị cảm nắng. Đến đêm chân tay tôi lạnh toát, hai hàm răng đánh vào nhau cồm cộp. Sau đó, tôi bị nôn và khi nôn xong thì không khỏi mà cảm thấy mệt vô cùng. Vợ tôi tỏ ra rất lo lắng. Cô ấy mời bác sĩ đến khám ngay cho tôi đêm ấy, hôm sau còn thuê tắc xi đưa tôi đến bệnh viện làm xét nghiệm máu. Tôi bị giữ lại bệnh viện ba ngày. Trong ba ngày ấy, bác sĩ không phát hiện ra bệnh gì. Tôi gầy đi ba cân, mặt hốc hác. Vợ tôi càng tỏ ra lo lắng, luôn mồm hỏi bác sĩ xem có cần chụp X quang cho tôi không, luôn mồm hỏi tôi muốn ăn gì, uống gì và nhất định chỉ rời tôi lúc chín giờ tối, khi bệnh viện đã đóng cửa, để sáng hôm sau lại vào rất sớm. Ba đêm đó trên thực tế là quãng thời gian tôi cảm thấy thoải mái nhất từ khi lấy vợ. Hóa ra cuộc sống của tôi chỉ cần vắng mặt cô ấy đã dễ chịu hơn nhiều. Tôi cố gắng ăn thật ít, cố gắng ba tiếng nôn một lần, mỗi lần đều có máu, máu càng ngày càng sậm, để có thể ở lại bệnh viện thêm vài hôm nữa. Nhưng việc này quả là không thể. Ngành y tế thiếu phòng trầm trọng, những bệnh nhân không rõ bệnh như tôi ngay cả trả thêm tiền cũng không có quyền nằm lại quá ba ngày.
    Đêm. Đêm có màu vàng của chiếc bóng đèn nhỏ duy nhất trong hành lang.
    Bệnh viện mênh mông không một bóng người.
    Tôi đi dạo lần cuối cùng. Cái sân này ba mươi sáu tiếng qua tôi đã đi nhiều vòng. Chỉ còn mấy tiếng nữa Loan sẽ đến, lần này để đón tôi về nhà. Tôi biết cô ấy tìm mọi cách để tôi ra viện, càng sớm càng tốt. Rõ ràng bệnh viện không phải là nơi thích hợp cho bản hợp đồng của vợ chồng chúng tôi. Phòng chụp X quang cửa mở toang, cũng không ai bên trong. Không hiểu bằng cách nào tôi có linh tính hồ sơ bệnh án của tôi đang nằm trên mặt bàn kê ngay giữa phòng. Người ta chuẩn bị sẵn thủ tục xuất viện cho tôi. Một ý nghĩ vụt đến. Tôi nhớ người đàn ông nằm phòng bên cạnh, cỡ tuổi tôi, chiều nay thấy ra cửa tiễn vợ mắt đỏ hoe. Chắc chỉ mai sẽ bị trả về nhà. Tên của anh ta đây rồi. Hồ sơ cũng không xa hồ sơ tôi. Tôi thích thú tưởng tượng cảnh Loan khóc lóc. A, tôi muốn biết có quí nhân nào phù trợ cô ấy trong hoàn cảnh này không.
    Đêm đó tôi yên tâm ngủ. Tôi cố tình quên cả giờ ra viện. Tôi chỉ thức dậy khi Loan to tiếng với cô y tá đang cố giải thích vết nứt ở hộp sọ của tôi, được phát hiện sau lần chụp X quang tối hôm qua, theo bác sĩ chuyên khoa thì vô phương cứu chữa. Tôi có cảm giác ông gác cổng đang nháy mắt với tôi còn bà lao công đưa tay vẫy vẫy lúc tôi qua cổng bệnh viện. Không ngoái cổ lại, tôi giữ chặt hồ sơ bệnh án trong tay.
    Ra đến đường, phát hiện tôi vẫn chưa thay quần áo bệnh nhân, Loan cau mày. Tôi mở túi du lịch lấy chiếc áo đi mưa. Ba ngày không xờ đến, tôi thấy nó dường như rộng gấp đôi, quá dài, màu ghi cũng trở nên quá tối. Tôi giật mình, nhìn túi du lịch. Dường như nó cũng không phải là của tôi nữa. Hơn một tháng sau, rời Hà Nội, nhưng tôi không bao giờ quên được cảm giác ấy.
    Chúng tôi lên xe tắc xi, suốt đoạn đường từ bệnh viện về nhà, vẫn không nó với nhau câu nào.
    Đêm hôm ấy, đơn ly dị được đặt trên gối của Loan, chữ kí tôi bên dưới.
    Cô ấy nhìn tôi im lặng. Mắt đỏ hoe. Cuối cùng tôi đồ rằng chính vết nứt ở hộp sọ của người đàn ông hàng xóm trong bệnh viện đã khiến cô ấy kí vào đơn. Hay căn hộ, hay chiếc xe máy, hay năm mươi bức tranh mà tôi sẽ vẽ. Tôi không biết. Tôi không cần biết. Tôi chỉ cần biết một điều : năm mươi ngày nữa, buổi sáng thức dậy, tôi sẽ thấy cô ấy biến khỏi đời tôi, biến vĩnh viễn, như thể chúng tôi chưa từng gặp nhau, như thể năm năm vừa qua chỉ là cơn ác mộng.
  3. am_anh

    am_anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0

    Đọc Chinatown nghe có cái vẻ hiện đại nhưng rức cái đầu lắm. Không biết bà Thuận có cái truyện nào dễ đọc không cà?
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Dài quá, mệt đứt hơi với cái dial up khốn khổ cúa tôi.
    Tớ đã up lên thư viện của Tom Gud, ai đọc Chinatown vào down về nhé.
  5. conmeotamthe

    conmeotamthe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng thấy là đọc Chinatown rất cuốn hút. Nội dung và phong cách rất lạ. Không giống các tiểu thuyết bình thường. Ai đó nói đến nhịp điệu trong Chinatown. Có lẽ vì vậy?
    Được conmeotamthe sửa chữa / chuyển vào 21:10 ngày 07/01/2006
  6. hoanglan10

    hoanglan10 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Độc giả nào muốn tìm hiểu Chinatown thì có thể đọc mấy bài tiểu luận sau. Cũng khá bổ ích.
    Bí ẩn cuối cùng là Chinatown
    Ngô Thị Kim Cúc (Thanh Niên 30/05/2005)
    Có một người đàn bà suốt đời bị ám bởi một người đàn ông. Và một bé trai suốt đời bị ám bởi một ông bố. Thụy rất mờ ảo suốt 227 trang sách, vậy mà đã chiếm ngự cô gái, biến cô thành người yêu đày đọa, thành nàng vọng phu hiện đại. Chỉ vì trên chuyến xe đi cắm trại, cậu học trò mười sáu đã gục ngủ trên vai cô bạn cùng lớp?
    Hay chỉ vì, trong lớp không ai chơi với Thụy, không thầy cô nào gọi Thụy lên bảng, mỗi khi Thụy đi qua mọi người đều nhìn đi nơi khác? "Mười năm học, tôi ngồi một mình một bàn. Mười năm học, tôi chỉ biết con đường từ nhà đến trường. Hết giờ học về nhà để lại ngồi vào bàn học tiếp". Cô gái được quản thúc bởi một ông bố bà mẹ kiểu mẫu của thứ nhân sinh quan kỳ quặc: "Bố tôi với mẹ tôi là một, là một trong khả năng không bao giờ mon men lại giường của nhau. Ngay cả khi có khách nhà quê ra ngủ nhờ, bố mẹ tôi vẫn giữ vững nguyên tắc giường ai người nấy nằm...". Cô gái ấy liệu có thể yêu ai?
    Tuổi thơ và tuổi dậy thì của cô đã trôi qua, chỉ với mục đích duy nhất: "Chè đỗ đen, óc lợn hấp nồi cơm, tôi có nhiệm vụ chuyển chúng thành những điểm mười, thành những lời khen trong học bạ: xuất sắc, chăm chỉ, chuyên cần, nghiêm túc, rất có tương lai". Cô đã tự nguyện làm tòng phạm trong cuộc tiêu diệt chính mình: "Tương lai của tôi là của bố mẹ tôi. Điểm mười của tôi là của bố mẹ tôi. Lời khen trong học bạ của tôi là của bố mẹ tôi. Giấy gọi đi học nước ngoài của tôi là của bố mẹ tôi". Tình yêu với anh bạn học có lẽ là trục trặc duy nhất. Nhưng chỉ trục trặc duy nhất ấy đã đủ xóa sạch mọi công phu của bố mẹ cô.
    Cô gái đã âm thầm chống lại bố mẹ ngay trong nhà mình. Để rồi trên đất Pháp, con trai cô lặng lẽ gạt cô ra khỏi tương lai, từ khi nó khám phá một hào quang chói lọi: "Mười tám tuổi là con đi làm. Mười tám tuổi là con có hộ chiếu. Một hộ chiếu Việt. Một hộ chiếu Pháp. Một hộ chiếu Trung Hoa. Con sẽ nói ba thứ tiếng. Lúc đó tiếng Hoa sẽ mạnh hơn tiếng Anh. Un milliard de chinois...". Cô gái - đứa con, người đàn bà - người mẹ ấy hoàn tất quy trình thất bại của mình, mọi lúc mọi nơi. Lúc nào cũng chỉ mình cô trong một thế giới. Cô đã bị hỏng. Cô chỉ lưu lạc trong cuộc đời này. "Mười năm rồi tôi đã qua bao nhiêu ngoại ô của Paris. Những toa tàu chỉ mình tôi ngồi ngủ gật. Những sân ga mù mịt. Những phòng bán vé chưa buồn mở cửa...". Người đàn bà ấy cứ một mình mơ những giấc mơ lúc thức, trở đi trở lại một tra vấn dường như vô nghĩa: "Tôi chỉ muốn gặp Thụy để hỏi... Những ngày ấy Thụy ở đâu, gặp ai, làm gì...".
    Thụy vẫn đang ở Chợ Lớn nhưng mười hai năm không thư từ, không gọi điện, không liên lạc. Bi kịch lớn nhất của người đàn bà ấy là con trai chị "sẽ ra đi như Thụy từng ra đi... Trong đầu nó tôi là hiện tại còn Thụy là tương lai..., tôi là nước Pháp còn Thụy là Chinatown. Tôi là điểm khởi hành còn Thụy là cái đích phải đến".
    Chỉ bằng những câu cực ngắn, với những hồi ức - ám tượng của người đàn bà trong hai giờ bị kẹt bởi sự cố tàu điện ngầm, và với một hệ thống thẩm mỹ riêng, nữ nhà văn Thuận dựng nên một thế giới khôi hài và đáng sợ. Khôi hài vì nó chệch ra khỏi mọi chuẩn mực đời sống nhưng lại rất vênh váo bởi chính sự lệch lạc đó. Đáng sợ vì cái mớ bòng bong ấy không cho con người nhận ra bản thể, bản ngã của mình. Nhân vật của tiểu thuyết chính là sự vong thân. Có những kẻ lưu vong trên xứ người nhưng luôn biết rõ mình là ai, muốn gì, và phải làm gì. Lại có những kẻ lưu vong ngay trên xứ sở mình, trong chính thân phận mình, không hề biết mình là ai, muốn gì, và sẽ đến đâu. Nhân vật của Thuận đang tìm cách trả lời điều đó: "Chỉ đến tiểu thuyết cuối cùng tôi mới biết viết để làm gì. Chỉ đến tiểu thuyết cuối cùng, tôi mới hiểu được Thụy... Tôi đã yêu Thụy như yêu một điều bí ẩn, điều bí ẩn chứa những điều bí ẩn... Yên Khê là bí ẩn đầu tiên. Chinatown là bí ẩn cuối cùng". Phải chăng vì thế nên tiểu thuyết đã mang tên Chinatown?

  7. hoanglan10

    hoanglan10 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Tiểu thuyết ''Chinatown'' và những chiều kích hiện tại của thời gian quá khứ
    Nguyễn Chí Hoan (eVan 11/03/2005)
    Câu chuyện chính của tiểu thuyết là một đoạn hồi tưởng của một phụ nữ Việt kiều ở Paris. Đoạn hồi tưởng diễn ra trong một thời gian dài hai giờ - theo tường thuật của nhân vật - khi chuyến tàu chị ta đi bị tạm dừng ở một ga xép để chờ một cuộc điều tra nào đó về một cái túi xách vô chủ nào đó bị nghi là một âm mưu đánh bom khủng bố. Sự kiện khởi đầu này đã đưa toàn bộ đoạn hồi ức dài như cả một đời người của nhân vật xâm nhập vào hiện tại. Như thể một đứt gãy địa tầng làm cho một khối nham thạch trào lên. Cái được coi là quá khứ đi lại thênh thang trong không gian và thời gian hiện tại - cứ theo như một câu bất hủ mà nói - nó như ?omáu của máu Việt Nam, thịt của thịt Việt Nam?. Theo cách thức ấy, hồi ức về chuyện tình dang dở của nhân vật ăn khớp vào bất cứ đầu mối nào của những câu chuyện ngổn ngang ở đời sống các đô thị hiện đại. Đây là điều người ta gọi là ?otính lắp lẫn? trong công nghệ, nghĩa là nó đã được tiêu chuẩn hóa rất cao. Đơn giản có lẽ vì nó là câu chuyện về một số phận cá nhân trong một diễn trình xung đột rồi hòa giải với các diễn biến của lịch sử thời cuộc.Câu chuyện tình yêu của nhân vật, một thiếu nữ Hà Nội, trong hồi ức của cô, bị một đứt gãy của thời cuộc rộng lớn làm cho thành vô vọng - chuyện xảy ra vào cuối thập niên 1980. Cuộc khủng hoảng của thời cuộc đi vào cả tình yêu và hôn nhân và những toan tính thiết yếu của mỗi cá nhân về đời sống. Vào lúc nhân vật kể lại câu chuyện ấy, cô ta cũng đang ở trên một chuyến tàu khủng hoảng của thời ?ohậu 11/9?, khi mà ở đâu cũng lo về ?oquân khủng bố? đánh bom. Hồi ức đã đi vào hiện tại như thế, với cùng tính chất là những cuộc khủng hoảng nối tiếp, đan cài chồng chéo vào nhau. Những tình thế khủng hoảng xuất hiện dồn dập và qua ống kính vạn hoa của hồi tưởng, chúng được ghép vào với các sự kiện hiện tại theo những góc và những phương bất kỳ.Đó là chỗ bộc lộ đặc điểm nổi bật nhất của văn phong tác giả trong cuốn tiểu thuyết này. Hoàn toàn nhất quán. Nhịp điệu lạ lùng xuyên suốt cuốn sách và xuyên suốt cả một cuốn tiểu thuyết dở dang nội tiếp trong đó - cuốn I?Tm yellow mà nhân vật kể rằng cô ta đang viết. Nhịp điệu này, về mặt hình thức tạo nên bởi cách ngắt câu độc đáo và các motive lặp điển hình. Cách ngắt câu ở đây không tuân thủ ngữ pháp của văn viết mà, ở bất cứ chỗ nào cần thiết, tuân thủ ngữ pháp của một vai kể chuyện tự thuật bằng miệng. Đó là một thứ khẩu ngữ hết sức sinh động và không bao giờ trúc trắc, nghịch tai hay khó hiểu, bởi cái logic nội tâm và cái logic của chuỗi hình ảnh hồi tưởng. Yếu tố các motive lặp ở đây có đến ba vai trò. Thứ nhất, đó là những đơn vị tạo nên câu chuyện. Giống như người ta dùng các khối ghép giống nhau để tạo nên những đơn nguyên giống nhau hoặc khác nhau trong xây dựng. Thứ hai, các motive lặp mang tính chủ điệu, như các nốt làm nên chủ đề của một bản nhạc. Cái chủ đề này liên tục được phát triển xa hơn, rồi nhắc lại, rồi lại tiếp tục phát triển, phân nhánh, rồi quay lại. Cứ như vậy, nó sinh ra các chủ đề phụ với cùng một cách thức phát triển đó. Sự lặp lại của các motif như vậy được tổ chức chặt chẽ với tần suất rất cao.Và đó là vai trò thứ ba, vai trò tạo nên cảm giác về tốc độ và cảm giác bi hài kịch. Ai cũng biết sự lặp đi lặp lại là một yếu tố gây cười. Tất nhiên, sự lặp lại cũng có thể làm tăng hiệu quả bi thảm trong một loạt hình ảnh hay tình huống nào đó. Ta có thể nhắc đến một thí dụ kinh điển: hình ảnh người thợ cầm mỏ lết vặn các bu lông trên một dây chuyền sản xuất mà vua hề Sác-lô đã tạo nên trong bộ phim Thời hiện đại. Ở đây, tác giả đã phát hiện trong hồi ức của nhân vật của Chinatown những motif lặp đúng theo phong cách đó, khiến có thể làm cho một người đọc ủ rũ nhất phải bật cười.Ai cũng biết đến sự thâm thúy của rất nhiều câu chuyện tiếu lâm. Hài hước rõ ràng cũng là một cách thế để suy ngẫm. Nhân vật của Chinatown kể lể hồi ức theo cách đó giống như một sự hòa giải bất thành với quá khứ, bởi vì mối tình của cô ta trong quá khứ có lẽ đã đứt hẳn rồi. Nhưng đồng thời toàn bộ cái quá khứ đó vẫn sống động trong tâm tưởng, sống động đến mức một vài sợi chỉ mỏng manh của nó vẫn có thể làm nên một cuộn chỉ rối trong hiện tại bây giờ. Bởi vì có những cuộc khủng hoảng sau đó được kiểm soát và giải gỡ, nhưng cũng có những cuộc khủng hoảng chỉ dừng lại ở trạng thái đông cứng mà bất cứ một đứt gãy thời cuộc nào cũng có thể kích hoạt nó trở lại.Nhưng đó không phải là điều mà một ký ức cá thể đề cập đến. Cho dù lịch sử là một sự bất công phổ biến bởi cái người ta coi là tính khách quan lạnh lùng của nó, thì nó vẫn là một thứ dòng sông mà các cụ minh triết đời xưa luôn ước ao được tắm đến hai lần.
  8. hoanglan10

    hoanglan10 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Đôi nét về thi pháp và kết cấu của ''Chinatown''
    Hoàng Nguyễn (eVan 12/04/2005)
    Sau khi đọc báo Sinh viên Việt Nam số 11 ra ngày 16/3/2005, thấy bài phỏng vấn Thuận cùng với quan niệm ?oviết không phải để làm yên lòng độc giả?, mà, với Chinatown, cô có tham vọng ?oquấy rầy độc giả?, tôi đã tò mò tìm đến tác phẩm này để xem Thuận ?oquấy rầy? mình ra sao. Trong quá trình đọc và khám phá cuốn tiểu thuyết, quả là tôi thấy mình bị ?oquấy rầy? thật, mà điều khiến tôi cảm thấy bị ?oquấy rầy? nhiều nhất là những vấn đề về thi pháp và kết cấu của truyện. Trong phạm vi bài viết này, tôi tập trung vào việc ?othan phiền? về hai vấn đề trên.
    Thi pháp hư cấu
    Chinatown là tên gọi những khu phố hay cụm khối phố tập trung Hoa kiều hoặc phần lớn cư dân là Hoa kiều; nó đần dần trở thành một ?obiểu tượng văn hoá? - ?obiểu tượng của sự tha hương, lữ thứ. Thoạt đọc tên tiểu thuyết, độc giả có thể ngỡ là tác phẩm sẽ viết về Phố Tàu, hay ít nhất, bối cảnh chuyện phải là ở Phố Tàu. Nhưng thực ra không phải thế, Chinatown chỉ là một biểu tượng, là cảm thức xuyên suốt tác phẩm. Người đọc bị ám ảnh ngay bởi một cảm giác, một sự là lạ, quen quen, mong manh, mơ hồ của một ?ocái gì đó?. Cái gì đó ấy lại trở thành một âm hưởng chủ đạo, thành sự ?ođịnh hướng? cho người đọc trong toàn bộ quá trình tiếp xúc với tác phẩm. Nhân đây xin nói thêm về cái tên truyện. Dịch Chinatown sang tiếng Việt là Phố Tàu và cho in trên bìa sách, theo tôi là đã giảm đi cái hay, cái độc đáo của nó. Chinatown là một cụm từ rất thông dụng, nó mang tính phổ quát cho tất cả các phố Hoa kiều từ Chợ Lớn đến Belleville hay ở bất kỳ đâu trên thế giới; nó dần dần trở thành một ?osymbol? có tính toàn cầu. Chinatown biến thành Phố Tàu không sai về mặt dịch thuật máy móc nhưng nó trở nên xa lạ với người đọc (ngay cả với người đọc Việt Nam, vì hôm nay, trong ngôn ngữ thường dùng, có mấy ai nói đến hai từ Phố Tàu hay không?). Phố Tàu (trên bìa sách in là Phố Tầu) đã đánh mất đi tính hàm xúc, tính khái quát, tính biểu trưng, tính biểu cảm của Chinatown rất nhiều.
    Trở về thi pháp truyện. Theo người viết bài này, đáng lẽ cái chủ đề chính của truyện cần được giấu đi - giấu thật sâu vào lớp chủ đề, tư tưởng triết mỹ - để khi độc giả đọc đến cuối truyện sẽ suy nghĩ và phát hiện ra. Nhưng Thuận không làm thế, ngay từ đầu cô đã trưng cái đáng lẽ phải được giấu kỹ ra ngay mặt tiền. Độc giả cứ thế mà hoang mang, hụt hẫng mà bước vào không gian tha hương, lang bạt ngay từ đầu, không một chút tự vệ. Mọi quy tắc mỹ học, thưởng thức văn chương cổ điển đều bị dỡ bỏ bắt đầu từ cái sự tréo ngoe ấy. Trong văn học Việt Nam đương đại, tôi bắt gặp một vài sự tương đồng trong cách đặt tựa đề tác phẩm giữa Thuận và Nguyễn Bình Phương. Cả Chinatown lẫn Thoạt kỳ thuỷ, Trí nhớ suy tàn, và thậm chí cả Bả giời đều có ít nhiều điểm giống nhau khi các tác giả đưa ngay ra bản hợp âm chủ đạo, cái ?obè? trầm nhất, sâu nhất ẩn sau lớp văn bản lên từ đầu.
    Sự bộc lộ của thi pháp hư cấu trong Chinatown có lẽ dễ nhận thấy nhất qua bề mặt câu chữ là cái cách trùng khít giữa tiểu sử tác giả in trên bìa sách với tiểu sử của nhân vật chính. Hình như cả ?otôi? và Thuận đều có ?oMười bảy năm chè đỗ đen óc lợn hấp nồi cơm Hà Nội. Năm năm bắp cải thịt cừu căng tin đại học tổng hợp Leningrad. Mười năm sáng bánh mì ăn liền, trưa bánh mì, tối bánh mì hoặc mì ăn liền, Paris và các vùng lân cận.?(tr 105) Người đọc cứ thế mà cảm giác như chính mình đang đọc cuộc đời tác giả phơi bày ra trên trang sách... Ở nhiều chi tiết khác, Thuận cũng tỏ ra rất tinh quái, cô sử dụng tiểu sử bản thân, lý lịch cá nhân mình như một loại chất liệu ?ohiện thực? để chế nhào nặn, đục đẽo, căn chỉnh nên Chinatown. Không chỉ dừng lại ở đấy, Thuận còn ?olôi? cả Phượng trong Made in Việt Nam vào ?oăn vạ? trong Chinatown. Phượng không chỉ là một nhân vật trong một tác phẩm của tác giả nữa mà bỗng trở thành một con người có thật, bằng xương bằng thịt bước vào gặp tác giả - gặp ?otôi? cũng bằng xương bằng thịt ở trên... trang sách. Cái sự xuất hiện của Phượng cũng lằng nhằng lắm thay, Phượng xuất hiện vì ?otôi? muốn nhân vật chính của tiểu thuyết I?Tm yellow là một phụ nữ nhưng tại Phượng; tại ?oPhượng gõ cửa. Phượng nói chị ơi, chị lại cho em làm nhân vật chính của chị nhé.? Nhưng ?olằng nhằng thế mà Phượng thắng. Phượng lẻn vào được hai truyện ngắn của tôi.?(tr103). Và lần này thì ?otôi? phải ?~?kiên quyết?, nhân vật chính của I?Tm yellow là một người đàn ông. Thế đấy, một Thuận ở ngoài đời trùng khít lý lịch với ?otôi? trong Chinatown lại trùng luôn cả với nhân vật ?ogần chính? đồng hành cùng nhân vật chính trong I?Tm yellow lại còn lằng nhằng với một nhân vật trong một cuốn tiểu thuyết của tác giả nữa. Đó như một bức ?ocollage? (cắt ráp) từ những câu, những chữ, những chi tiết trong cuộc đời thực của tác giả trộn lẫn với cuộc đời của ?otôi? trong Chinatown, với sự hư cấu về thái độ, cách hành xử và phản ứng hoàn toàn do Thuận sáng chế ra đối với Phượng trong Made in Viet Nam, ?obạn đồng hành? và cả người đàn ông - ?ongày mai tôi ba mươi của I?Tm yellow. Kỹ thuật ?ocollage? các chi tiết hư cấu và phi hư cấu, thật và không thật của Thuận đầy tinh xảo và kết quả là tạo nên một bức tranh ghép gần như không có đường nối mà người đọc phải kiên nhẫn đọc thật kỹ, so sánh với tiểu sử tác giả, những tác phẩm khác của tác giả mới có thể phân biệt được đâu là yếu tố phi hư cấu, đâu là yếu tố hư cấu.
    Nếu như ở những tiểu thuyết đương đại mang hơi hướng ?ođại tự sự?, các tác giả dùng thủ pháp trộn lẫn giữa các yếu tố hư cấu và phi hư cấu nhằm thuyết phục độc giả bởi tính cách ?onhư thật? của tác phẩm. Ví dụ, trong một quyển tiểu thuyết lịch sử hiện đại gần đây, cuốn Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, để xây dựng được một tác phẩm như vậy, bước đầu tiên có lẽ tác giả đã thu thập những sự kiện, tài liệu, chi tiết... rút ra từ những văn bản lịch sử. Rồi sau đó, dựa trên những sự kiện, chi tiết ấy để ?ohư cấu? đến độ ?ochân thực?, nhằm tạo ra một thế giới riêng của nhà văn. Người đọc bị hấp dẫn, bị cuốn hút vào cái hiện thực ấy để khóc, cười cùng nhà văn. Những chi tiết ?ogiả? như chi tiết gội đầu cho công chúa Quỳnh Hoa có suối tóc đen trước khi chết; chi tiết vua Thuận Tôn bị bệnh nặng đêm mất ngủ vì tiếng ếch nhái, vị quan hầu sai lính lội xuống ao dùng roi quật xuống mặt nước cho ếch nhái đừng kêu... là những chi tiết cực kỳ đắt giá về hư cấu. Khi câu chuyện được đánh giá là ?othật hơn cả thật? thì nó đã thành công. Tuy nhiên, trong quá trình hư cấu ấy, rất có thể người đọc sẽ tự đánh mất bản thân mình mà chìm đắm vào ?ohiện thực? ảo trong tác phẩm, nhà văn trở thành người lãnh đạo, người dẫn dụ tình cảm, suy nghĩ và phản ứng của độc giả theo cách mình muốn. Cái cách đọc ?otruyền thống? ấy bị Mark Acmerica ?ochê? là ?ođầu tư rất ít vào việc sử dụng khả năng tự đọc chữ của chúng ta để tự thách đố chính mình trước hình tự sự mang tính thí nghiệm?, cái hình ảnh ?ođánh mất chính mình trong một cuốn sách? là ?ođiều gì đó hầu hết những độc giả biết chữ đều mong muốn, tưởng như đó là điều tối hậu và chân lý bất biến của một sản phẩm văn chương thành công?. Có lẽ ở Chinatown, bên cạnh việc kỳ vọng ?oquấy rầy? độc giả còn cả sự kỳ vọng không làm yên lòng độc giả, không mong độc giả đánh mất chính mình trong văn bản tác phẩm: Thuận vẽ ra một mê cung trúc trắc với trạng thái lấp lửng của thực tại, quá khứ và tương lai đa chiều, đa diện, đa góc độ. Độc giả toàn quyền khám phá cái mê cung ấy; toàn quyền hiểu, cảm, nghĩ theo những cách riêng nhất của mình mà hoàn toàn không bị chi phối bởi ý đồ tác giả.
    Cái cách Thuận ?oquấy rầy? độc giả cũng thật khó chịu. Thuận không tường thuật theo lối thông thường, theo cái cách mà ?oai cũng hiểu?, cô tường thuật như thể như cô-tác giả chỉ là người chép lại những suy nghĩ, tình cảm, cuộc đời của một ai đó không phải là Thuận mà cũng là Thuận. Tôi cảm nhận thấy rõ có hai ?oThuận?: một Thuận vô thức ghi chép tất thảy, không bỏ sót, không tình cảm, suy nghĩ và một Thuận cứ day dứt, trằn trọc, đau đớn. ?oThuận suy tư, lý tính? thì cứ suy tư, lý tính; ?oThuận ghi chép? thì cứ ghi chép (chứ không hề kể chuyện), độc giả chỉ là người bị bỏ rơi, người ngoài cuộc nhìn vào, nghĩ sao thì nghĩ còn hai cô ?oThuận? chỉ làm việc của mình. Và có lẽ ?ocô Thuận ghi chép? kia hẳn là phải lơ đãng lắm khi hầu hết những suy nghĩ, tâm tưởng của cô Thuận kia về cả quá khứ, về hy vọng, về tương lai đều được ?ochép? bằng ?othì hiện tại?. Ví dụ: ?oGiấc mơ ngắn nhất, chưa đầy một phút đã xảy ra ngay tại lớp học. Tôi và Thuỵ dẫn thằng Vĩnh ra công viên Thủ Lệ, que kem cốm chưa kịp mút miếng nào thì thằng Vĩnh bị một con đười ươi mười tám tháng bắt làm con tin. Tôi sợ quá bưng mặt khóc. Lũ học trò quay ra ngơ ngác?. (Tr. 117) Những lời tường thuật ?okiểu? như thế này, bình thường làm gì có trong thực tại. Người đọc cứ thế mà hoang mang, chông chênh, không hiểu mình đang đứng ở đâu, văn chương hay là cuộc sống, mơ hay tỉnh...? Và cái sự chông chênh này đã tạo nên một khoảng cách khá rõ nét giữa văn chương và cuộc sống thực tại; nhưng khoảng cách này không mang tính cố định, bất biến mà nó liên tục co giãn, xô đẩy người đọc vào trong những tâm thế khác nhau, lôi người đọc vào một cuộc chơi của ngôn ngữ và óc tưởng tượng
  9. hoanglan10

    hoanglan10 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo bài của Hoàng Nguyễn về Chinatown
    Kết cấu
    Theo lý thuyết lý luận văn học truyền thống thì kết cấu là ?osự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan theo một chiều hướng tư tưởng nhất định? (Tr. 143, Lý luận văn học, Khoa Văn, ĐH KHXH & NV, Nxb Giáo dục, 2003). Quá trình này hướng đến hai phần là các yếu tố bên trong (nội dung của tác phẩm) và các yếu tố bên ngoài (bố cục của tác phẩm). Từ đó, kết cấu trở thành một trong những tiêu chí để đánh giá một tác phẩm hay dở; độc đáo hay không. Chinatown dường như nằm ngoài hệ quy chiếu đó, nó trở thành một hình ảnh thu nhỏ, một bức tranh mô tả nội hàm kết cấu mang thêm nhiều yếu tố mới trong văn chương hiện đại.

    ?oHiện thực? trong Chinatown chỉ là những mảnh vỡ vụn nát, tung toé trong cuộc đời của ?otôi?. Những mảnh vỡ đó bộn bề, lộn xộn, bừa bãi trên từng câu, từng chữ của tác phẩm. Quỹ đạo mong manh duy nhất giữ cho những mảnh vụn đó không nát, văng ra là dòng hồi ức lộn xộn, lặn ngụp giữa quá khứ, hiện tại, mộng mị, thực tế, ký ức... của ?otôi?. Chinatown là một quyển tiểu thuyết ?o2 trong 1?. Chinatown và I?Tm yellow lẫn lộn, chuyển hoá lẫn nhau trong một khối đặc quánh 227 trang không chia chương, không thời gian, không không gian cụ thể. Nói riêng về cái tên, hai quyển tiểu thuyết Chinatown và I?Tm yellow đã có một sự gắn bó, liên kết không thể tách rời. Chinatown là biểu tượng của sự tha hương cô độc, của sự mất gốc, đến độ ba quốc tịch mà vẫn vô tổ quốc. I?Tm yellow (Tôi là dân da vàng) lại là một lời tự giới thiệu đầy tự hào mà cũng không ít chua xót. Dân châu Á - dân da vàng. Nối hai tên của hai quyển tiểu thuyết ta được một thông điệp: Tôi là người da vàng và tôi đang tha hương. Ngắn gọn và chua chát nhưng nó làm nên âm hưởng chủ đạo cho cả tác phẩm. Mặt khác mỗi một ?otiểu thuyết? lại vận động theo một quá trình riêng. Chinatown là frame (cái khung) vững chãi cho I?Tm yellow tự do phát triển bám vào đó. Chinatown bắt đầu từ khi ?ođồng hồ đeo tay chỉ số mười? và kết thúc khi ?ođồng hồ đeo tay chỉ số mười hai? như một vòng tròn khép kín. Những hồi ức, suy nghĩ, tình cảm... cứ co giãn đến vô cùng trong giới hạn thời gian hạn hẹp đó. Dường như không gian nghệ thuật không còn sự ràng buộc hay liên hệ gì với thời gian nghệ thuật. ?oTôi? đã ?ohồi tưởng?, đang ?ohồi tưởng? và sẽ còn ?ohồi tưởng?. I?Tm yellow lại khác, nó bắt đầu từ trang thứ 39 của Chinatown, tạm kết ở trang thứ 49 và lại tiếp tục từ trang 125 cho đến trang 151. Từ trước Chinatown, người viết bài này cũng đã bắt gặp kiểu cấu trúc ?otruyện trong truyện? ở những sáng tác của Nguyễn Bình Phương. Nếu như Thoạt kỳ thuỷ chứa ?otruyện ngắn trong tiểu thuyết? (Và cỏ trong Thoạt kỳ thủy) thì Chinatown lại có kết cấu ?otiểu thuyết trong tiểu thuyết? (I?Tm yellow trong Chinatown). Theo suy nghĩ của tôi thì sự vắng mặt của I?Tm yellow sẽ khiến Chinatown không còn là nó nữa. Nếu cấu trúc của Chinatown là vòng tròn khép kín với mọi suy tư, dằn vặt trong hai tiếng đồng hồ, với sự đã, đang và sẽ tha hương của nhân vật chính, thì I?Tm yellow lại có cấu trúc mở. Câu chuyện bắt đầu từ sự bế tắc chung của điểm kết thúc của ?otôi?(nhân vật nam chính trong I?Tm yellow) trong cuộc hôn nhân với Loan và sự vô phương, tha hương của ?otôi? (nhân vật chính trong Chinatown) ở thì hiện tại, ở sự dằn vặt ?otôi chỉ muốn biết Thuỵ ở đâu, gặp ai, làm gì. Những ngày ấy?. Nếu mô hình mỗi nhân vật là một đường thẳng thì hai nhân vật này gặp nhau ở một điểm rồi đi ra đến vô cùng cũng giống như một sự từ bỏ quá khứ để hướng đến tương lai đang rộng mở, khi ?onhững con sông ở lại sau lưng. Những cánh rừng ở lại sau lưng. Hà Nội đã hoàn toàn ở lại sau lưng?. (tr. 151) Hai cấu trúc, một vòng tròn khép kín trong thời gian, diễn biến tâm lý của nhân vật chính trong Chinatown và một góc nhọn bắt đầu từ một điểm của sự bế tắc lại kết thúc ở việc gợi mở tương lai đến vô cùng đối với cả hai nhân vật chính trong I?Tm yellow. Hai cấu trúc này ***g quyện, đan xen vào nhau tạo thành một chỉnh thể hữu cơ thống nhất. Có thể mô hình hoá hai cấu trúc như sau:

    Trong thực tế, khi viết một tác phẩm, nhà văn có thể có hai lựa chọn; hoặc là từ một ý tưởng, bắt đầu sáng tác và để cốt truyện, kết cấu trôi theo cảm xúc; hoặc là lên sẵn một dàn ý chi tiết, một kết cấu cụ thể trước và sử dụng ngôn ngữ như một thứ phương tiện để ghi lại ý tưởng ấy hoặc cố gắng đưa thêm những chi tiết để thêm ?oda? thêm ?othịt? vào ?obộ xương? sẵn có cho sống động. Thuận dường như đứng ở giữa ranh giới của cả hai lựa chọn ấy khi cô vừa không bao giờ làm dàn ý cho cái mà mình sẽ viết lại vừa coi ngẫu hứng là sự xa xỉ mà chính Thuận ít cho phép. Có lẽ vì cái tính ?olập lờ? ấy mà kết cấu của Chinatown vừa chặt chẽ, thống nhất nhưng cũng cực kỳ linh hoạt và uyển chuyển; và như tôi cảm nhận, nó dường như trở thành một thực thể sống cũng quẫy cựa, giằng xé và suy tư.

    Bên cạnh cấu trúc trừu tượng khá phức tạp của Chinatown còn có một yếu tố đóng góp rất lớn trong việc ?oquấy rầy? độc giả ấy là tính ?oliên văn bản?. Người ta có thể nhìn thấy những đường "links" giữa Chinatown, I?Tm yellow, Made in VietNam. Chẳng hạn, Phượng từ Made in Viet Nam trở lại lại ăn vạ cả trong Chinatown, I?Tm yellow và hai truyện ngắn của ?otôi?. Còn ?otôi?, vốn đang miên man, lặn ngụp trong Chinatown, bỗng nhiên lại thành kẻ ?ođi ở nhờ? trong I?Tm yellow. ?oTôi? vừa là chủ thể thẩm mỹ, vừa là khách thể thẩm mỹ lại cũng là đối tượng thẩm mỹ. Chỉ hơn hai trăm trang nhưng việc cắt nghĩa rõ ràng những nét trùng khớp, những sự liên quan giữa những truyện ngắn, những tiểu thuyết, những nhân vật, những con người, những cảnh huống... trong Chinatown chẳng đơn giản chút nào.
    Kết
    Nếu ví von một cách hình ảnh về Chinatown, tôi sẽ không ngần ngại ví nó với một bản nhạc Jazz; một nhịp điệu đều đều, lặp đi, lặp lại qua các giai điệu khác nhau. Toả ra từ nhịp điệu ấy là sự day dứt, cay đắng về thân phận của kẻ tha hương, lữ thứ, thậm chí ba quốc tịch mà vẫn vô tổ quốc. Nhưng với người viết bài này, sự tha hương chỉ như phần nổi của tảng băng, mà phần chìm, cái phần sâu hơn, khó nhận thấy hơn là những cảm thức về sự tan vỡ, sụp đổ của hệ thống niềm tin. Niềm tin ở mỗi cá nhân, nếu được đẩy đến mức cực đoan, đến sự tuyệt đối hoá thì nó trở nên mang tầm vóc tôn giáo. Con người dựa vào niềm tin để hành động, tư duy và phán xét. Mất niềm tin có lẽ là mất mát lớn nhất, thậm chí mất tất cả. Trong Chinatown, khái niệm niềm tin cơ hồ không tồn tại. ?oTôi? nhớ về quá khứ chỉ như những gì đã qua, không thể lấy lại; quá khứ hiện lên không phải là hiện thân của nền tảng, gốc rễ, cội nguồn của hiện tại hay tương lai. Hiện tại chỉ đơn giản là những gì đang diễn ra, hiện tại là sự suy tư về quá khứ, những giấc mơ, những ảo giác, những tưởng tượng... và tương lai là sự mịt mờ, mông lung trong tuyệt vọng, dằn vặt. Khi cả quá khứ, hiện tại, tương lai đều không còn ý nghĩa, khi niềm tin vào cuộc sống đã biến mất, sự sống có lẽ chỉ còn giới hạn ở hai chữ tồn tại. ?oTo be or not to be?? - câu hỏi cứ quẩn quanh, ám ảnh những suy nghĩ của tôi khi gấp trang 229 của Chinatown lại.
    Hà Nội, 4/2005
  10. hoanglan10

    hoanglan10 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Dương Tường về Chinatown (in trên bìa 4)
    Chinatown. Tên gọi những khu phố hay những cụm khối phố tập trung Hoa kiều hoặc phần lớn cư dân là Hoa kiều. Phố Tàu - Chinatown có ở hầu hết các thành phố lớn của hầu hết các nước trên thế giới. Ở ta, cụ thể ở Sài Gòn, có một Chinatown, trước kia thuộc loại lớn nhất châu Á, là Chợ Lớn, nhưng chỉ gần đây, người ta mới làm quen với từ đó. Chinatown hồ như đã trở thành biểu tượng của tha hương.
    Chinatown của Thuận, theo những gì ăng-ten tôi bắt sóng được, là một cuốn tiểu thuyết về thân phận tha hương theo nghĩa rộng nhất của từ này. Thời gian của câu chuyện được kể lại bắt đầu từ lúc "đồng hồ đeo tay chỉ số mười" và kết thúc khi "đồng hồ đeo tay chỉ số mười hai". Giữa khoảng đó, suốt hai tiếng đồng hồ bị kẹt cùng đứa con trai 12 tuổi tại một ga xe điện ngầm ngoại ô Paris vì một túi du lịch vô chủ được phát hiện quanh đó khiến người ta nghĩ "âm mưu đánh bom một cái ga hiu hắt như thế này chứa một âm mưu khác nguy hiểm hơn nhiều", người kể chuyện, một phụ nữ Việt Nam tha hương, một Việt kiều bất đắc dĩ mấp mé tứ tuần, mặc sức thả mình vào những hồi ức và những suy nghĩ miên man về thời đi học, về những ngang trái của thế sự và hoàn cảnh khiến cuộc tình và hôn nhân của mình đâm dở dang bất hạnh, về đứa con trai chỉ mơ đến khi 18 tuổi sẽ được mang ba quốc tịch Việt, Pháp và Trung Hoa (mà vẫn vô tổ quốc!), về trăm thứ chuyện khác...
    Ngổn ngang và tung tóe như những mảnh của một trò chơi ghép hình, không chương hồi liền một mạch suốt hơn 200 trang sách, bề bộn những suy ngẫm, hình tượng, chi tiết nhấn đi nhấn lại bất tận đến thành ám ảnh, như lưỡi dao cùn nhay mãi không đứt, như cái đĩa hát cũ bị vấp rãnh, cuốn sách đậm đặc một thứ humour xót xa và không thiếu những yếu tố mà giờ đây người ta gọi là hậu hiện đại này nhiều lúc làm tôi như nhập đồng. Và luôn luôn nghe thấy một bè ẩn, đúng hơn, một undertone day dứt. Nó giống như âm hưởng của câu hỏi đau đớn mà Paul Gauguin dùng đặt tên cho một kiệt tác cuối đời của ông: D"où venons-nons? Que sommes-nous? Où allons-nous? (Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là cái gì? Chúng ta đi đến đâu?)...
    Được hoanglan10 sửa chữa / chuyển vào 19:25 ngày 21/01/2006

Chia sẻ trang này