1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thuận-Chinatown

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 17/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hanthuyen17

    hanthuyen17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    PARIS 11 THÁNG 8 - TIỂU THUYẾT HAY TRUYỆN CƯỜI
    Tiểu thuyết thứ ba của Thuận cho tôi một mẻ cười từ đầu chí cuối, trọn một đêm tháng mười hai, khi Sài Gòn bỗng dưng được ông trời thưởng luồng khí lạnh, mưa rả rích lễ Giáng sinh. Hôm sau, nói chuyện với bạn, bạn cũng bảo: Paris 11 tháng 8, đọc xong vỡ bụng là vừa.
    Mọi nhân vật, mọi sự kiện đều biến thành nạn nhân của khôi hài.
    Anh trai say phim con heo và em út bụ bẫm. Chị dâu mê ốc luộc và tiểu thuyết Mạc Ngôn. Cuộc sống vợ chồng đôi khi có trục trặc. Tai nạn đáng kể nhất là lần chị dâu thuê thám tử tư theo dõi anh trai:
    "Trên từng cây số một tháng liền thì phát hiện vụ trưởng đi họp khẩn cấp với cấp trên hai lần, còn mười lần đi họp khẩn cấp với em út. Thám tử tư xong việc, đưa cho một phong bì ba mươi sáu tấm ảnh màu chụp hai đối tượng ở ba sáu tư thế khác nhau, đòi chị dâu Liên phải trả phụ phí cao gấp đôi. Thám tử tư bảo vụ trưởng hẳn xuất thân đặc công, đi đến đâu xóa vết đến đấy, theo được vụ trưởng khó hơn mấy lần theo người thường. Thám tử tư lục túi đưa chị dâu Liên xem ba tấm ảnh tư liệu. Một tấm chụp 4h25, vụ trưởng ngồi xe con đọc báo, com lê đen, mũ nồi. Một tấm chụp 4h42, vụ trưởng ngồi tắc xi gặm bánh mì, quần tây, áo bu dông, kính râm. Một tấm chụp 5h15, vụ trưởng ngồi bãi biển, miệng ngậm ống hút, cởi trần, mặc xi líp, một tay là cốc sữa trân châu Đài Loan, một tay là em út bụ bẫm?"
    Người Việt ở đất Việt đã khôi hài như thế, đặt chân lên đất bạn thì khôi hài hơn nữa. Đại gia Vinh và đoàn du lịch VIP đi ăn phở ở Paris là một thí dụ rất vui:
    "Vinh suỵt suỵt vì bồi bàn đang đi tới rồi quay ra hỏi anh Khiết: thủ trưởng làm một tái gầu nhé. Anh Khiết bảo: ít mỡ thôi, tớ đang bị cái anh co-rét-xì-tê-rôn hành ghê quá. Vinh bảo: ngày mai nhờ Mai Lan đi mua hộ ít thuốc Tây. Mai Lan bảo: bên này cần phải có đơn bác sĩ. Vinh bảo: tìm hiệu thuốc của người Việt ấy. Mai Lan im lặng. Anh Thực bảo: cô Mai Lan nhân tiện hỏi giúp bao tiền một vỉ vi-a-gờ-ra. Chị Vị bảo: mua quà cho thủ trưởng à? Anh Thực bảo: bí mật. Chị Vị gọi một tái nạm. Bồi bàn hỏi: nạm là gì, nhà hàng chỉ có tái và bò viên. Anh Thực nói: sao lại bò viên, bên này ăn uống lẫn lộn thật. Vinh quyết định cả đoàn lấy sáu tái. Bồi bàn bảo: tô to hay tô nhỏ. Vinh bảo: tô to, cho thêm mấy đĩa giá chần. Rồi chỉ vào anh Khiết: bát của ông này không lấy nước béo. Một tiếng sau, ì ạch chưa xong sáu bát phở? Anh Thực bảo: phở Paris chỉ được cái to, còn lâu mới bằng phở Lý Quốc Sư. Chị Vị bảo: được tị nước húp còn hơn ăn mì Ý và khoai tây rán. Anh Thực bảo: bọn Tây ngày nào cũng xơi được những món ấy, giỏi thật. Một người bảo: thế chúng nó mới khoẻ như trâu, cày tốt lắm đấy. Chị Vị đỏ mặt. Người kia bảo: ông Thực chơi món vi-a-gờ-ra phải cẩn thận, bọn Tây dùng một viên thì mình bẻ đôi ra mà uống, chúng nó cân nặng gấp đôi mình ấy chứ. Một vị quen tôi, làm luôn cả viên, cứng mấy ngày liền, phải đi bác sĩ. Cả đoàn cười khùng khục"?
    Nước Việt bị khôi hài hành hạ. Nước Pháp cũng chẳng được cái cười buông tha. Nếu bản báo cáo khoa học của doctor Nguyen Van Buoi khá ư độc đáo thì bài báo ?oBéo phải chăng là dấu hiệu của bất lực?? của tạp chí Phụ Nữ Hiện Đại cũng xôm ra trò, tác giả hỏi ý kiến bẩy phụ nữ:
    "Chị thứ nhất bảo: đàn ông béo lên giường chỉ để thở, tôi đã đạp một thằng tình nhân chín mươi tám cân từ giường xuống đất vì đợi đến hai giờ sáng mà nó không chuyển qua phần hành động. Chị thứ hai bảo: đàn ông béo lên giường chỉ để tâm sự, tôi có phải bác sĩ tâm lý học đâu mà nghe chúng nó than vãn sự đời. Chị thứ ba bảo: đàn ông béo lên giường chỉ để được vuốt ve. Tôi không phải bà bô cũng không phải là gái làm tiền. Chị thứ tư bảo: đàn ông béo lên giường chỉ để có cảm giác an tâm. Chúng nó luôn bị chứng nhồi máu cơ tim ám ảnh nên rất cần có một người nằm cạnh. Tôi thà ngủ một mình còn hơn đang đêm phải gọi xe cấp cứu. Chị thứ năm bảo: đàn ông béo lên giường chỉ để ngủ, đã thế lại còn ngáy rất to, hơi thở hôi khủng khiếp, nếu phải chung chăn kề gối với một thằng như vậy, tôi sẽ uống thuốc an thần. Chị thứ sáu bảo: đàn ông béo lên giường chỉ để tiêu cơm sau khi đã nốc một đống thức ăn vào bụng, nhìn cái bụng của chúng nó là tôi đã hết khoái cảm. Chị thứ bảy bảo: đàn ông béo lên giường chỉ để ra vẻ với người khác là mình vẫn còn khả năng sinh lý. Thực ra mỡ đã lấp hết dây thần kinh cảm giác, kết quả là tay thì cứng quèo, chân thì run rẩy, ********* thì teo tóp, bụng thì như phụ nữ chửa tháng cuối cùng"
    Nhân vật chính tên Liên, trọng tâm của tác phẩm, đương nhiên được tác giả ưu ái dành cho nhiều khôi hài nhất. Câu chuyện bắt đầu bằng những cái mụn trên mặt Liên, được miêu tả ở các vị trí hiểm hóc - «bốn cái đối xứng trên cằm, hai cái hai cánh mũi». Chúng là kết quả của trận nắng nóng ầm ĩ báo chí Paris cách đây hai năm? Không, hồi ức của nhân vật chính ngay lập tức báo cho độc giả biết: trứng cá bọc là căn bệnh mãn tính liên tục hành hạ Liên, là lý do khiến tuổi dậy thì của cô «không vương vấn gương mặt thằng con trai nào», «không có mùi kem cốm Thủy Tạ, mà phảng phất mùi tanh của các phòng khám da liễu». Hình thức xấu xí gây ra nghịch lý đầu tiên. Nó sẽ còn đeo đuổi Liên đến phút cuối cùng.
    Ba mươi lăm tuổi, vào «một ngày oi bức năm 2000», sau tất cả cố gắng lẫn ân hận của anh trai, Liên đáng thương chính thức được đưa ra tìm chồng. Và các vị hôn phu tương lai cũng đáng thương biết bao! Vị đầu tiên tên Thước, kính đổi màu làm vật bất ly thân, «lúc tưởng mình là thương binh hạng nhất, lúc tưởng mình là nhà khoa học trứ danh, cả hai đều bị thương ở mắt vì những lý do cao cả». Vị thứ nhì goá vợ, giáo viên dạy thể dục, ngấp nghé ngũ tuần, sau lần gặp đầu tiên hứa gọi điện thoại lại, bốn tháng sau lấy một giáo viên dạy nữ công «trẻ hơn sáu tuổi, có một nốt ruồi to bằng hạt cơm trên gò má». Vị cuối cùng - phụ trách kế toán tài chính xí nghiệp đánh cá Hải Phòng, chưa từng có vợ nhưng có tật nhẹ ở chân trái, «gặp Liên mười lăm phút thì xin phép về có cuộc họp khẩn cấp, cuối tháng gửi giấy mời anh trai Liên đến dự đám cưới, cô dâu tên Nguyễn Thị Xuân Lan».
    Chuyến xuất ngoại, đầu tiên và duy nhất của Liên, không mang một lý do cao cả nào (ví dụ: đi học, đi nghiên cứu, đi hội nghị, đi kí hợp đồng, đi tìm tự do, đi tìm chân lý, đi tìm cuộc sống mới?). Nó được giải thích bằng sự ăn năn của người chị dâu quê mùa «không hiểu đơn giản hay thâm cay, chỉ thấy nhiều bất ngờ». Cuộc giã từ, kẻ đi người ở chẳng hẹn ngày gặp lại, nhờ hài hước mà hết bịn rịn, từ xúc động lại biến tầm thường:
    "Hai anh em chia tay ở sân bay. Anh bảo: thôi em gái lên đường may mắn. Liên im lặng, trên lưng là một ba lô mì ăn liền, tay phải là túi du lịch đựng lạc rang và cơm khô, tay trái là túi du lịch đựng hai quyển từ điển Việt-Pháp và Pháp-Việt. Ô-sin bỗng dưng bảo: chín tháng nữa cô Liên mang về một cậu người yêu mắt xanh mũi lõ. Anh giật mình quay sang vợ. Vợ cười cười. Liên nhìn anh trai và chị dâu, không nói gì. Sau này, cũng không viết thư hỏi ai là người đã làm chuyện này từ A đến Z".
    Độc giả nào mau nước mắt chắc cũng khó ca nổi ?oBiệt ly nhớ nhung từ đây??
    Nước Pháp công bằng chẳng kém nước Việt, cũng vô tư đem lại cho Liên ba cơ hội gặp gỡ ba hoàng tử. Hai chàng đầu không tên, lần lượt có biệt danh là hà mã và gấu, rất giống nhau ở trọng lượng quá tải, ở cái bụng không bao giờ đóng nổi thắt lưng, không gợi cho Liên mảy may tình cảm nào ngoài bài báo «Béo phải chăng là dấu hiệu của bất lực?». Chàng cuối cùng có vẻ nhẹ nhõm hơn, kỉ niệm lớn nhất là dịp phục vụ sứ quán Hà Nội và hội nghị Paris, yêu cơm Việt, bập bẹ tiếng Việt, thích báo Nhân Đạo, nhưng đổi lại là cái tuổi lục tuần, cái bí danh Thanh đọc chệch thành Tanh, căn bệnh vô cảm và nỗi ám ảnh về cõi thiên thai.
    Liên, gái già xấu xí và nhút nhát, ngồi cạnh hoàng tử Pháp tên Tanh, tưởng tượng ra cái chết của bản thân:
    "Trong tốc độ hai trăm cây số giờ, Liên nghĩ tới cảnh chị dâu chui vào gậm giường, mở lọ thủy tinh lấy ra một nghìn đô la, thuê Vietnam Airlines mang xác Liên về Việt Nam. Có lẽ đây mới là bất ngờ cuối cùng của chị, anh trai Liên sau đó sẽ phải đính chính lại trong hồi kí. Hồi kí của anh bốn năm rồi chưa hoàn thiện. Xác Liên đặt giữa nhà, hàng xóm thế nào cũng mang ba mươi chín bông hồng trắng sang viếng, nửa tiếng sau cả phố biết mặt Liên còn bao nhiêu cái trứng cá bọc, nửa ngày sau cả Hà Nội biết đi Tây kiếm chồng khó ra làm sao?"
    Độc giả chưa kịp rút mùi xoa để khóc cho những bông hồng trắng trên nóc quan tài, lại phải bật cười trước những cái mụn trứng cá bọc trên mặt nhân vật chính, trước thói tọc mạch của các vị láng giềng, và sự ngây thơ đến tội nghiệp của các nàng lọ lem.
    Paris 11 tháng 8 cho tôi một mẻ cười. Thoả chí nhất là cười mà không phải nghe rao giảng đạo đức, không phải nhớ các công thức: cười mà cay, cười mà thâm, cười mà khóc trong lòng? bấy lâu vẫn ngự trị nền văn nghệ xứ Việt, từ sân khấu đến điện ảnh, sách vở. Paris 11 tháng 8, đối với tôi, là trò đùa của chữ và nghĩa, của nhịp và điệu, của độc thoại và đối thoại, của nghịch cảnh và trí tưởng tượng. Xin trích dưới dây một đoạn tâm đắc:
    ?
    "May mà có cửa sổ để không khí bay vào.
    May mà có cửa sổ.
    May mà có cửa sổ để những khi không muốn đi bộ bảy tầng gác mua nửa cái bánh mì ăn tối, Liên có thể đứng bên cạnh húp bát mì gói. Liên tưởng tượng nếu không có cửa sổ mà ngồi húp mì gói trên giường thì phải thảm hại lắm. Dẫu có vừa húp vừa uống Coca Cola và sau đó tự thưởng cho mình một quả táo xanh màu nõn chuối thì cũng vẫn thảm hại. Thảm hại hơn cả cơm tập thể ngô bung và bí đao chấm muối. Thảm hại hơn cả cơm sơ tán năm mươi phần trăm mì sợi và bắp cải xào mỡ cừu viện trợ Liên Xô.
    May mà có cửa sổ để những khi không muốn xách túi quần áo, đi tàu điện ngầm đến nhà tắm công cộng quận Mười Tám, Liên có thể đứng bên cạnh lấy khăn mặt ướt lau người, lau mãi, lau rộp cả da vẫn không hết mùi hóa chất vừa dùng để gội đầu vừa dùng để tắm cho các cụ già. Liên tưởng tượng nếu không có của sổ mà đứng lau người cạnh la-va-bô thì phải thảm hại lắm. Dẫu vừa lau vừa nhai kẹo cao-su và sau đó tự thưởng cho mình một mi-li-lít Chanel N°5 thì cũng vẫn thảm hại. Thảm hại hơn cả vừa cởi trần vừa xua muỗi ở buồng tắm cót ép xã Thanh Lý tỉnh Hoà Bình. Thảm hại hơn cả vừa dội nước vừa bịt mũi ở buồng tắm xí nữ xí nghiệp giày vải Yên Viên.
    May mà có cửa sổ để tháng 8 năm 2003, nhiệt kế tầng áp mái dừng lại ở số 42, để mặt Liên chỉ mọc thêm sáu cái mụn. Liên tưởng tượng nếu không có cửa sổ mà ngồi nhìn mặt mình trong gương, rồi nặn mủ và bôi thuốc thì phải thảm hại lắm. Dẫu là thuốc Pháp và gương rất thật mặt chứ không phóng mụn lên gấp đôi như gương Hà Nội thì cũng vẫn thảm hại. Thảm hại hơn cả nặn mủ và tháng này bôi dấm, tháng sau bôi nghệ, tháng sau nữa bôi i-ốt, tháng sau nữa bôi rau má giã nhỏ, tháng sau nữa bôi kem đánh răng, tháng sau nữa bôi thuốc đỏ, tháng sau nữa bôi cà rốt sống, tháng sau nữa bôi nước chè tươi, tháng sau nữa bôi dưa chuột lát mỏng, tháng sau nữa bôi bột quế trộn nước cốt chanh, tháng sau nữa bôi sữa chua ủ hạt đậu ngự.
    May mà có cửa sổ cho những buổi chiều chủ nhật mùa đông thì xám xịt, mùa hè thì lê thê, không có địa chỉ điện thoại nào để gọi, vật vờ nhìn đống nồi xoong bát đĩa nham nhở dưới gậm bàn.
    May mà có cửa sổ.
    Nếu ai bảo cửa sổ thuộc về trường phái lãng mạn, Liên sẽ im lặng. Nếu ai bảo cửa sổ tầng bảy dễ tự tử hơn cả sông Hồng lẫn sông Xen, Liên cũng sẽ im lặng. Căn phòng mà bị bịt kín cửa sổ thì giống hệt thùng hàng biển, còn Liên sẽ là con chuột bẩn thỉu. Giữa con chuột bẩn thỉu và chủ nghĩa lãng mạn thì cái nào thảm hại hơn cái nào?"
    Trong không khí đạo mạo sùng bái triết lý và học thuật của văn chương nước Việt, tác phẩm của Thuận là cái cười vô tư. Hy vọng các nhà phê bình lỗi lạc sẽ không gán cho nó các tính từ khác: cái cười giai cấp, cái cười truyền thống, cái cười thời đại, cái cười tôn giáo, đạo đức, xã hội?
    Nếu được tác giả cho phép, tôi sẽ gọi Paris 11 tháng 8 là truyện cười. Xin cám ơn.

    Sài Gòn, tháng 12 năm 2005
    Nguyễn Liên Quỳnh
    (đã đăng trên Tienve tháng 1/2006)

    Được hanthuyen17 sửa chữa / chuyển vào 02:50 ngày 06/02/2006
  2. bulubuloa21

    bulubuloa21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    UI bạn ơi post nốt Paris 11 tháng 8 đi, đang đọc lại bị ngừng giữa chừng. Chán quá
  3. conmeotamthe

    conmeotamthe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    PARIS 11 THÁNG 8
    CHƯƠNG 20
    Chương 20
    Nhìn từ bên ngoài, tầm quan trọng của vấn đề và những lời bình luận đã gây nên vài sự bối rối. Trước hết là bản tường thuật sự kiện. Sau đó là nỗi ngạc nhiên: làm sao điều ấy có thể xảy ra ở một quốc gia hùng mạnh, một chính quyền có tổ chức ?...Cuối tháng, xuất hiện những lời bình luận chua chát và những bức tranh biếm họa. Bức tranh trong một tuần báo ở Thụy Sĩ có vẻ là điển hình bởi vì nó kết hợp trực tiếp sự phê bình mang tính chính trị với sự phản kháng mang tính đạo đức: người ta nhìn thấy thủ tướng Raffarin đi nghỉ hè vội vã bỏ lại một bà già cằn cọc và đau khổ ngồi trên xe lăn... ở bên ngoài nước Pháp, điều đập vào mắt người ta nhất, rất tương phản với cuộc tổng động viên nhanh chóng và tập trung của các tổ chức chuyên nghiệp và các tổ chức vô chính phủ, đó là sự phối hợp yếu ớt của các cơ sở nhà nước, tính không năng động của chúng, và trên hết là sự thiếu thốn của các đài thiên văn cũng như các cơ quan truyền thông công cộng trung ương... Phải nói rằng hoàn cảnh rất thuận lợi cho những phe đối lập. Thủ tướng nghỉ trên núi, bộ trưởng y tế bị phỏng vấn khi đang mặc áo thun, sau lưng là màu xanh của cây lá, tổng thống thì nghỉ mát cách đất nước vài nghìn cây số. Rồi vô tuyến liên tục truyền đi những hình ảnh khủng khiếp với những vị giám đốc nhà dưỡng lão ngán ngẩm, những bệnh viện tắc nghẽn, những nhà xác dựng tạm trong kho chợ, trong lều và xe tải gắn điều hòa. Việc tố cáo cánh hữu thất đức và coi thường người dân thì quá dễ dàng (mà quên rằng chính thị trưởng Paris thuộc về cánh tả cũng chưa đi nghỉ hè về). Họ hét toáng lên: Chính phủ làm quái gì thế ? Việc qui tội cho chính quyền và lên án sự bất lực của nhà nước có thể có nhiều ẩn ý. Tính cách rất Pháp này, chúng ta ngày càng trở nên thận trọng vì nó hay bị mang ra châm biếm quá mức. Thế nhưng giờ đây nó lại được củng cố nhờ kết hợp với hoàn cảnh đặc biệt: các cụ già và các người bệnh của chúng ta đau khổ và bị bỏ rơi. Chính phủ làm quái gì thế ? Theo tôi, đó chỉ là một cách làm chính trị sặc mùi tình cảm. (tạp chí Cybergeo, 24/11/2003)
    Bà gác cổng đợi sẵn ngoài đường thì thào: cô Liên có khách nhé. Liên im lặng. Bà gác cổng lại bảo: cô Liên cẩn thận đấy. Liên thở dài. Cầu thang vắng tanh. Hành lang đen đủi. Ai đó đã thay bóng đèn công cộng. Cửa phòng Liên bị nhấc khỏi khung, đặt dựa vào tường. Sư tử đứng giữa nhà hút thuốc. Mèo ốm chống cằm bên cửa sổ. Dưới sàn, một chiếc va li mỗi chiều một mét. Em bái phục chị, ngày nào cũng leo bộ hai lần bẩy tầng. Sư tử hôm nay mặc sơ mi trắng, quần tây tím than, gọi Liên bằng chị, xưng em. Liên phải dựa vào tường mới khỏi ngã. Em thay bóng đèn hành lang đấy. Tháo cả cửa ra mới cho được va li vào. Liên im lặng. Em và con này đến chị ở tạm vài hôm. Chị có gì ăn không? Nói xong đẩy mèo ốm ra mở tủ lạnh. Cơm bày lên bàn, Liên và mèo ốm ngồi trên giường, sư tử ngồi trên ghế. Liên ăn vào đĩa, nhường bát cho khách. Sư tử bảo: chị tâm lý thật, em cóc biết dùng đồ Tây. Vèo một cái hết năm lần xới, đứng lên ra hành lang hút thuốc. Đệm bị lôi khỏi giường rồi đặt lên sàn, chiếm vừa đúng lối ra vào. Sư tử nhún nhún mấy cái bảo: chị để em và con này nằm đất cho. Chỗ của đệm bây giờ là một cái chăn đơn gập đôi. Liên quay lưng thế nào cũng không thoát khỏi hai thanh sắt lạnh buốt, thiếp đi lúc ba giờ sáng trong tiếng ngáy vô tư của sư tử. Nát hỏi: mày mất ngủ à? Liên gật đầu. Có đồng hương đến ở nhờ đúng không? Liên ngạc nhiên nhìn nó. Tao từng bị nạn này, hỏi ra mới biết dân nước ngoài không ai thoát, bọn Ba Lan viết thư về nước còn không ghi địa chỉ người gửi trên phong bì, nhân viên bưu điện dám bán nó cho những ai muốn tìm nhà trọ miễn phí ở Paris. Liên im lặng. Nát lại hỏi: một cặp à? Liên gật đầu. Mày cẩn thận nhé. Theo kinh nghiệm, thế là lâu đấy. Mày có muốn xem bói tú lơ khơ không? Liên ngần ngừ. Tao xem cho mày một quẻ nhé. Không đợi Liên trả lời, nó mở túi lấy ra một bộ bài, tráo tanh tách bảo Liên rút lấy một con. Hai dãy quân bài bày trước mặt, toàn bích là bích. Nát vẻ mặt đăm chiêu. Liên ơi, mày cẩn thận nhé, một cặp sẽ làm khổ mày đấy, một cặp quái chưa từng thấy. Liên im lặng. Mày có biết là hai tháng nữa mày mới có tiền lương không? Liên lắc đầu. Đợi được tiền của nhà nước cũng chóng mặt. Tao là kế toán, tao báo trước cho mày. Hai đứa đi ăn trưa. Phòng ăn vắng vẻ. Mỗi ông phục vụ đứng khoanh tay kêu buồn, con dao hôm nay ít được dịp sử dụng. Nát ngó nghiêng, chỉ vào cái đùi vịt to nhất. Ông phục vụ khen mắt tinh rồi dẻo tay cắt thêm cho một miếng lườn, bảo mừng lễ Phục Sinh, ai ở lại làm việc xứng đáng được thưởng. Nát đang ăn, bỗng đá chân Liên. Tony bưng khay thức ăn đi vào, áo mút và quần thun đen tuyền, dây chuyền vàng lấp lánh giữa ngực. Liên giơ tay vẫy. Tony không đáp cứ thế đi thẳng. Mặt lạnh băng. Vừa nhai vừa nhìn ra cửa sổ. Làm một hơi hết cốc rượu vang, đứng lên lấy thêm cốc nữa. Liên cúi đầu ăn, cổ họng đắng ngắt. Nát bảo: thôi đừng lo quá. Liên nhìn xuống bàn thấy đĩa trống không. Bánh mì cũng được quệt với nước sốt đến mẩu cuối cùng, chui vào dạ dày từ lúc nào, chắc đang ngả ngốn cạnh nỗi sợ. Trên bàn làm việc đặt một tờ giấy A4, chữ như gà bới, không ghi tên nguời nhận, không giải thích lý do. Túi xách tay và hai mươi tập hồ sơ đã chuyển sang phòng khác, cạnh toa lét. Liên cầm tờ giấy ngần ngừ trước hai đầu hành lang, đầu nào cũng có một toa lét. Cuối cùng quyết định đẩy cửa phòng bé hơn. Hoá ra bên trong còn bé hơn nữa. Có một bàn, một ghế, một máy vi tính và một tủ đựng tài liệu, máy vi tính phải có pass word mới vào được còn tủ đựng tài liệu khóa cả ổ trên lẫn ổ dưới. Túi xách tay và chồng hồ sơ nằm dưới sàn. Trên tường, bóng đèn nê-ông chập chờn, mấy phút sau lịm luôn. Sư tử đẩy mèo ốm xuống đệm. Bờm sư tử căng như buồm gặp gió. Tóc mèo ốm tỏa như sóng biển đêm. Bốn cái đùi vật nhau đạp đổ tường. Con chuột bẩn thỉu đứng giữa hành lang chu chéo. Bốn cái đùi vật nhau chọc thủng sàn. Con chuột sạch đẹp tầng sáu chạy lên vò đầu bứt tai. Chùm nho mạ vàng và bộ đèn pha lê vỡ tan tành dưới nền gạch đá hoa cương. Văn phòng bảo hiểm gửi đến thợ nề tay nghề bậc tám. Thợ nề ngồi nghiên cứu nửa ngày, mở sổ ghi chép. Trước khi về còn xin mấy mảnh mẫu. Nửa ngày sau, văn phòng bảo hiểm gọi điện, đồng ý bồi thường năm chục euro cho chùm nho và ba chục euro cho bộ đèn. Con chuột sạch đẹp tầng sáu giận điên, liên lạc với luật sư. Luật sư đàm phán với văn phòng bảo hiểm, một tiếng sau thông báo chùm nho và bộ đèn đều đồ giả cổ, made in China, tuổi thọ cùng lắm là dăm năm. Con chuột sạch đẹp tầng sáu dọa kiện văn phòng bảo hiểm. Ông bà nó quí tộc mấy chục thế hệ, lẽ nào gỡ của gia bảo đem bán. Con chuột sạch đẹp tầng sáu thuê chuyên gia đồ cổ đến nhà xem xét một loạt, để làm bằng chứng đưa tòa án. Chuyên gia sờ đến đâu lắc đầu đến đấy. Trong số năm mươi hiện vật hai vị họ Đờ để lại chỉ có hai hiện vật tương đối lâu đời, niên đại chiến tranh thế giới thứ nhất, là cái bô và cái ống nhổ, nhưng chín mươi năm làm đồ nhật dụng, chất liệu đồng bị nước tiểu và đờm giãi huỷ hoại gần hết, giá trị tình cảm thì có thể còn nhưng giá trị vật chất là con số không tròn trịa. Ngủ ngon quá nhỉ. Liên giật mình mở mắt. Bà thư kí đứng ở ngưỡng cửa. Hai tay hai cốc cà phê. Tony về rồi đấy, hôm nay làm mình làm mẩy. Liên im lặng. Bà thư kí uống hết cốc cà phê bảo: mày tháo ảnh con trai nuôi nó ra à? Liên lắc đầu. Nó bảo docteur Mignon không nhận, chỉ có mày chứ ai đặt chân vào đấy. Liên nhướn mắt. Nó tìm khắp nơi không thấy. Nó đòi tao gạch tên mày đi. Tao không gạch. Nó lại đòi tao làm chứng để báo cáo lên ban giám đốc. Tao không làm. Nhưng mày cẩn thận nhé. Liên tiễn bà thư kí ra cửa, quay vào uống một ngụm cà phê. Cà phê loãng như nước lọc. Từ hôm đi làm ở Viện, chưa nhận đồng lương nào mà tốn vài vốc xu lẻ. ốc đảo của các nhà nghiên cứu khoa học hoá ra rất cần cà phê. Mỗi tầng, hai máy tự động mà không đáp ứng đủ nhu cầu. Viện mở thêm một quầy ngay cạnh căng tin, cô phục vụ không lúc nào ngơi tay, hết giờ làm việc cầm hai bao tải đầy vỏ cốc nhựa đi đổ. Liên nhấc cà phê giót lên bệ cửa sổ. Rồi ngó xuống nhìn. Không giọt nào bám tường quá một giây. Cửa sổ sáu tầng khép chặt. Lễ Phục Sinh, các nhà nghiên cứu nghỉ thông ba ngày, để chạy bộ trong rừng, đi ủng làm vườn, đốt than nướng thịt, dưới nắng đầu mùa vừa gặm dẻ cừu non vừa suy ngẫm về đất nước và con người thế giới thứ ba. Tony bảo thế là phong cách trí thức tiểu tư sản đặc Pháp. Tony một năm vài lần vác cặp đi thực tế. Vé máy bay, phí khách sạn, tiền tiêu vặt được các dự án khoa học trang trải. Đến Việt Nam có con trai nuôi Hà Nội. Đến Thái Lan có con trai nuôi Cheng Mai. Đến Senegal có con trai nuôi Dakar. Đến châu Mỹ La Tinh có con trai nuôi Peru, Nicaragua, Paraguay, Venezuela, Honduras. Thế kỉ 21, người dân thế giới thứ ba vẫn cảm động tặng con đẻ cho các bố nuôi tư bản; giới chuyên gia của thế giới thứ ba còn bận làm báo cáo tâm sinh lý phụ nữ nội địa, thời gian đâu mà đầu tư nghiên cứu tâm sinh lý đàn ông nước ngoài; giới ngôn ngữ học của thế giới thứ ba mải cãi nhau về mười ba cách dịch triết học Khai Sáng nên bỏ quên hoàn toàn từ pedophile. Tony không có con trai nuôi người Pháp, cảnh sát Pháp không cho Tony vào sổ đen. Tony không có con trai nuôi các nước G8, Interpol cũng không cho Tony vào danh sách tội phạm cần truy lùng. Tony thỉnh thoảng làm mình làm mẩy, thỉnh thoảng bỏ đi đâu cả tuần liền, cấp trên tặc lưỡi: công nhân viên chức nhà nước cũng phải có quyền văn nghệ sĩ một chút?(còn tiếp)
  4. conmeotamthe

    conmeotamthe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    PARIS 11 THÁNG 8
    CHƯƠNG 20
    (xin chú ý: phần này là phần thứ 2 của chương 20, phần 1 ở ngay bên trên ấy, vì chương dài quá nên không tải hết, phải chia làm đôi, thông cảm nhé)
    ?Liên về nhà sớm hơn nửa tiếng. Sư tử bảo: chị đưa em vài trăm mua dụng cụ. Liên nhướng mắt. Tuần sau em bắt đầu đục tường. Cả ba ngồi xuống ăn tối. Em báo chị biết nhà đã hết gạo. Trưa nay em và con này phải xơi đống đồ hộp dưới gậm giường. Trông chẳng khác gì mỡ vòng bi ô tô, nhưng được cái nhiều pờ-rô-tít. Liên hoảng hốt nhớ lại những túi ny lông liên tục được đặt trước của phòng bà thường trực, suốt tháng hai vừa rồi. Đến bây giờ vẫn không biết chủ nhân là ai. Sư tử xới cho Liên một bát cơm, ấn vào một miếng cánh gà. Chị làm em áy náy quá. Nói xong đổ các thứ còn lại vào xoong cơm, dùng thìa xúc nhồm nhoàm, hình như nuốt hết cả xương, xong bữa thì cán thìa vừa vặn gãy. Bàn được dọn lấy chỗ đặt vô tuyến. Đệm được chuyển xuống sàn, sư tử nằm dạng chân, một tay vành mồm xỉa răng, một tay ôm mèo ốm. Liên ngồi trên giường. TF2 chiếu hình sự nhiều tập, hai thanh tra cảnh sát đang tranh luận, mặt đỏ bừng. Sư tử bảo: chị chuyển kênh khác cho em nhờ, tìm thì *** tìm cứ đứng nói ra rả. M6 truyền lại trung kết cuộc thi Những hạt giống âm nhạc. Một nữ thí sinh váy ngắn, tóc xù, song ca với một nam thí sinh quần bò áo chẽn. Anh ốm, anh ốm thật rồi. Cả hai vừa hát vừa đong đưa tình tứ. Sư tử bảo: giả vờ giả vịt, lôi nhau ra huỵch mẹ nó cho xong. Mèo ốm liếc nhìn Liên rồi thọc tay vào quần đùi sư tử. Liên quay mặt đi. Con gấu chắc cũng đang nghe Anh ốm thật rồi, khéo đang hát váng cả buồng tắm cũng nên, khéo đang trần như nhộng cũng nên. Quái đản số ba trăm linh mốt. Sư tử hổn hển: chị tắt đèn cho đỡ tốn điện. Rồi không đợi Liên phản ứng, bật dậy vật mèo ốm xuống đệm. Liên trợn mắt, nhớ lại giấc mơ giữa giờ làm việc. Ra đến hành lang vẫn thấy sàn nhà quằn quại dưới chân. Bà gác cổng đón ở sân, lắc đầu: cô Liên cẩn thận, mọi người mới đâm đơn lên đồn cảnh sát, từ hôm cặp ấy về đây, cả khu mất ngủ. Liên im lặng bỏ đi. Bà gác cổng chạy theo đưa cho mấy phong bì: cặp ấy xuống hỏi, nhưng ai mà dám đưa. Đường không một bóng người. Trời lất phất mưa. Hai rặng cây im lìm. Những giọt nước chen chúc dưới ánh đèn cao áp. Chọn một bậc thềm khô ráo để đọc thư. Chị dâu Liên chữ nghuệch ngoạc như trẻ con, câu văn ngắn ngủn, có vẻ bốn chục năm gõ máy chữ văn kiện bộ Ngoại Giao không để lại một dấu vết nào. Chị thông báo anh trai Liên từ mấy tháng nay bị chứng bệnh lạ, nhắm mắt cả ngày mà không ngủ được, bác sĩ cho thuốc an thần, liều gấp đôi người thường, vẫn không kết quả. Tóc bạc hết thái dương. Không sút cân nhưng ăn uống ngày càng khó tính. Chị chăm sóc rất vất vả. Ô-sin lấy chồng rồi. Một hôm bảo đi mua ốc luộc, thế là tếch theo một thằng thợ nề vô gia cư. Hai đứa leo lên xe máy, phóng một mạch về Thái Bình, chẳng buồn nhắn tin. Nửa tháng sau, bưu điện mang đến một tấm ảnh màu. Cô dâu khăn vành dây, áo dài hoàng hậu Nam Phương. Chú rể khăn đống, áo dài hoàng đế Bảo Đại. Chị dâu Liên nhìn mãi không biết là ai, hàng xóm cũng chịu. Cách đây một tuần, ô-sin ghé qua nhà, bụng chửa vượt mặt, cười cười chỉ chồng bảo: tay này khen cháu dai sức, thợ nề mà còn chào thua, thỉnh thoảng cháu giở mấy võ học mót của cô Linh, tay này sướng rủn tỉ. Một tiếng liền chỉ nói chuyện láo lếu. Không nhắc gì đến cái xe máy. Bây giờ thuê nhà cấp bốn ở gần cầu Long Biên, chồng lái xe ôm, vợ bán nước và đại lý xổ số, ngoài ra còn cho thuê truyện, bảo Mạc Ngôn vẫn đắt khách nhất. Chị dâu Liên hỏi có nhớ bánh ngọt Pháp không. Ô-sin bảo lúc nào nhớ thì lôi nhau ra vật, vật xong nằm trên giường ăn bánh lá, uống nước vối, lâu ngày cũng quen. Xong chỉ mặt chị dâu Liên hỏi: sao cô không treo ảnh cưới bọn cháu lên. Lúc ấy chị dâu Liên mới ớ cả người. May mà tấm ảnh vẫn để trong ngăn kéo bếp. Cuối thư chị hỏi bao giờ cô Liên cho cả nhà ăn kẹo, nếu có tin mừng phải gọi điện báo, có khi anh khỏi bệnh cũng nên. Chữ kí to như gà mái ghẹ. Dấu mũ là mỏ, dấu hỏi là mào, dấu chấm chữ i là mắt. Nhìn một lúc tưởng con gà đang cựa quậy chuẩn bị vươn cổ cục tác. Hơn mười năm làm công việc hành chính, đọc biết bao lá đơn, Liên chưa thấy chữ kí nào như thế bao giờ. Nếu không đi Pháp chắc chẳng có dịp biết chữ kí chị dâu. Anh trai Liên không bao giờ viết thư. Chị dâu bảo anh mệt. Bố mẹ Liên thì chẳng nói làm gì, cả đời hình như chưa gửi thư đi đâu, chị dâu bảo bố mẹ già rồi ngại cầm bút. Chị gái Liên tết đầu tiên gửi cho một cái thiếp chúc mừng năm mới đúng ba dòng, đứa con gái út viết, chị kí bên dưới, chữ kí cũng to xù, đầy đủ ba dấu, nhưng tuyệt nhiên không khiến Liên nghĩ tới một con gì, chỉ thấy bè bè và vô duyên khủng khiếp, vô duyên hơn cả câu: thôi thư đã dài chị chúc em chóng tìm được chồng đỡ phụ công sinh thành cha mẹ. Cuối cùng, chị dâu lại là người chăm viết thư nhất. Phong bì của chị có một không hai, đến bà gác cổng còn biết, có lần đợi Liên đến 11 giờ đêm để xin con tem của bưu chính Hà Nội in đôi hạc cuối cùng bay tới Đông Nam-á. Phong bì ngân hàng, không bao giờ có tem, chỉ mỗi cái dấu đỏ ngoằn ngoèo, nhưng cũng nhận ra ngay, bỏ sang một bên cho đỡ cao huyết áp. Phong bì ANPE, lại một dấu đỏ ngoằn ngoèo khác, Liên vẫn viết thành Leng, để ngày mai đến văn phòng sẽ đọc, đỡ tốn mấy cốc cà phê. Một phong bì dán tem rất to, vẽ đoàn thuyền buồm màu trắng. Mở ra thấy một lá thư ngắn ngủn, không có chữ kí:
    Paris, 11 tháng 8 năm 2003
    Cô Liên ơi, tôi đã gặp cái nóng thiêu đốt này cách đây năm mươi năm, ở làng Ninh Phục, châu thổ Sông Hồng. Cô Liên ở lại. Tôi đi đây.
    Liên đọc thêm lần nữa, chẳng hiểu gì, cũng không biết người viết là ai, lý do nào mà tám tháng sau thư mới được gửi. Trong năm chục cụ già Liên từng tắm, có ba cụ cứ đợi tay Liên xoa đến bụng dưới là mang bầu kỉ niệm Đông Dương ra trút, đến độ Liên thuộc lòng, có khả năng vặn vẹo mỗi khi các cụ nhầm một chi tiết nào đấy, cô Diễm Lan thành cô Minh Nguyệt, áo lụa Hà Đông thành áo gấm Thượng Hải, ông giám đốc nhà in Tân Dân thành ngài tuần phủ Đắp Cầu, mùa thu năm Quí Hợi thành mùa đông năm Đinh Thìn, đánh tổ tôm thành xoa mạt chược, chế mà phù thành chè đậu xanh, chọi gà thành húc trâu, du thuyền hồ Tây thành nghe hát quan họ, đánh giáp lá cà thị trấn Đông Triều thành bao vây không bộ huyện ủy Sơn La. Không có cụ nào nhắc đến làng Ninh Phục và tháng tám năm 1953. Không có cụ nào nhắc tới Điện Biên và mùa xuân năm 1954. Một ô-tô xịch ngay trước mặt, đèn chiếu trúng mắt, còn kịp thấy hai cái đầu đàn ông. Đầu tóc dài hỏi: bao nhiêu một giờ. Liên chưa kịp phản ứng, đầu húi cua hỏi tiếp: làm tới đi, bọn tao cưa đôi. Liên co chân chạy. Xấp thư trên tay gió thổi phần phật. Mưa như trút. Bức thư của cụ già vô danh bỗng dưng tuột khỏi tay, chỉ còn lại cái phong bì, mấy giây sau cũng bay nốt. Ô-tô bám theo. Một trong hai cái đầu bảo: cửa mở đấy, lên luôn đây cho tiện. Liên ngoái lại, mắt gườm gườm. Hai cái đầu cười phá lên. Đầu tóc dài bảo: em này xấu kinh nhưng lên giường là ác đấy. Đầu húi cua bảo: chưa chắc, khéo lại thẳng đuôn đuỗn. Đầu tóc dài bảo: nhìn hai cái đùi nó kìa, xiết chặt phải biết. Đầu húi cua bảo: tao lạy mày, đừng nói nữa. Liên quay đầu chạy tiếp. Ô-tô cách người có vài mét. Một trong hai cái đầu bảo: nhanh lên, bọn tao cứng lắm rồi. Cốt cửa bỗng dưng có vấn đề. Liên bấm đi bấm lại, hai cánh cửa vẫn im phăng phắc. Tiếng ô-tô phanh két. Hơi rượu nồng nặc phả vào gáy: lên đây, bọn tao chơi đẹp lắm, sẽ chẳng nhảy cẫng lên ấy chứ. Liên quay phắt lại, mắt gườm gườm. Hai cái miệng ngoác ra cười sằng sặc. Một bóng đen lù lù tiến lại. Rồi cán chổi từ đâu lao tới. Hai cái đầu rối rít thụt vào. Ô-tô lạng một vòng xong biến thẳng. Con chuột bẩn thỉu nhìn Liên lắc đầu. ánh đèn cao áp soi rõ một đôi mắt trợn trừng, lòng đen bé như hạt đỗ. Vừa leo cầu thang, vừa thở hổn hển. Đến trước cửa phòng, con chuột bẩn thỉu dừng lại bảo: cứ để cặp ấy làm cho bọn tầng năm phát điên phát đảo. Tôi với cô Liên cùng lắm là ra ngồi bậc thềm mấy tiếng. Đêm về đỡ phải uống thuốc ngủ. Liên vào trong nhà mới thấy cánh cửa bên kia mở ra rồi đóng lại, tổng cộng chưa đầy một giây?
    Sẽ gửi tiếp 2 chương cuối nữa.
    Được conmeotamthe sửa chữa / chuyển vào 07:19 ngày 14/02/2006
  5. bulubuloa21

    bulubuloa21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Bạn nào có chương 1 - 9 truyện Paris 11 tháng 8 thì post lên cho mình đọc với. Truyện đang hay mà cứ phải đọc dở dang. Chán quá
  6. conmeotamthe

    conmeotamthe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Paris 11 tháng 8
    Chương 21 (phần 1)
    Phủ thủ tướng không ưa các nhà báo vô kỉ luật. Và cũng chẳng ngần ngại tỏ ra điều ấy. Bà Francoise Miquel, giám đốc Vụ Thông Tin Chính Phủ (SIG) đã gửi thư đến ông Bertrand Evano chủ tịch hãng Thông Tấn Pháp (AFP) để báo cho ông này biết sự ?~phẫn nộ?T và sự ?~thất vọng?T của mình về việc tin nhanh ngày 22 tháng 8 đã đề cập đến những thất bại chính trị của thủ tướng Raffarin. Kì lạ làm sao, bức thư của bà ta lại ghi ngày 7 tháng 8. Nhà báo bị bà ta buộc tội có tên là Frederic Dumoulin, từ lâu được hãng Thông Tấn Pháp ủy nhiệm viết tin về phủ thủ tướng. Một chức vụ chiến lược bởi vì các tin nhanh của anh được tất cả các cơ quan truyền thông và các báo địa phương lấy lại. Trong bức thư gửi cho ông Bertrand Evano mà báo Liberation có một bản cô-py, bà Francoise Miquel phàn nàn anh nhà báo đã sử dụng cụm từ ?~thiếu chính quyền?~ để nói về sự im lặng của chính phủ trong trận nắng nóng vừa qua. ?~Một vài từ đã khiến tôi nghi ngờ tính khách quan của câu bình luận vì chúng sao lại y nguyên lời của chủ tịch đảng đối lập?T, bà ta viết như vậy và kết thúc bức thư bằng một câu dọa dẫm: ?~ Thế nên tôi sẽ chuyển bức thư lên thủ tướng?T. Frederic Dumoulin bị chính phủ cho vào sổ đen từ nhiều tháng nay. Các nhân viên của bộ phận báo chí của thủ tướng Raffarin và cả cố vấn thông tin của ngài cũng nhiều lần gọi điện cho những người quản lý Frederic Dumoulin để nói rằng lời bình luận trong các tin nhanh của anh về hoạt động của chính phủ đều có tính ?~thiên vị?T.
    Đây không phải là lần đầu tiên chính quyền tấn công các nhà báo của hãng Thông Tấn Pháp. Thủ tướng Lionel Jospin cũng từng buộc tội cho người tiền nhiệm của Frederic Dumoulin về câu bình luận trong một tin nhanh nhân chuyến đi công tác của thủ tướng ở Brasil mùa xuân năm 2001 (báo Liberation 27/08/2003)
    Docteur Mignon hất hàm: cô Liên làm gì tuần qua? Không để Liên kịp trả lời, lên giọng: chúng tôi trả tiền không phải để cô Liên ăn căng tin, uống cà phê và ngủ gật. Liên im lặng. Chúng tôi nhận được thư của ba báo cáo viên phàn nàn cô Liên không trả lời các câu hỏi của họ, ba mươi sáu tiếng đồng hồ đối với những nhà nghiên cứu khoa học là một khoảng thời gian khổng lồ. Trong vòng một giờ nữa cô Liên không làm xong việc này, chúng tôi buộc phải tìm người thay thế. Nát hỏi: cần gấp thế ư? Liên gật đầu. Không đứa nào mở cho mày cái máy trong phòng à? Liên lắc đầu. Tao phải chuẩn bị kế toán cho đoàn chuyên gia Viện gửi đi Nigeria, hội thảo quốc tế Trẻ em mồ côi, ngày mai lên đường sớm. Liên im lặng đi ra cửa. Nát chạy theo: thử xuống thư viện xem sao. Liên không trả lời, cắm đầu bước. Tanh chạy ra tận cửa nắm tay kéo vào, chỉ ghế mời ngồi, rồi vác đến một máy vi tính cầm tay, bảo mang xuống phòng mà làm việc. Ba lá thư của ba báo cáo viên quả là rất khẩn cấp. Vị thứ nhất, giáo sư một trường đại học Bắc Âu, nhờ Liên đặt hộ vé máy bay Copenhagen-Toulouse-Genève, sau hội nghị muốn qua Thụy Sĩ mấy ngày, đăng kí chỗ trước sáu tháng để được ngồi cạnh cửa sổ. Vị thứ hai, tiến sĩ tâm lý học trẻ em, chuyên gia viện khoa học xã hội Hy Lạp, yêu cầu Liên tìm khách sạn ở trung tâm Toulouse, cạnh nhà hát Lớn, nhất định không bỏ lỡ vở ba lê hiện đại lúc 19 giờ, ngay buổi tối đầu tiên. Vị thứ ba, đại diện một tổ chức vô chính phủ Bắc Mỹ tại Trung Cận Đông, sẽ đi công tác ở Nam Phi, rồi từ Nam Phi qua Pháp, rất có khả năng đến muộn một ngày, đề nghị Liên ra đón tại sân bay Toulouse, đưa thẳng về hội nghị, đỡ mất thêm thời gian một cách vô ích. Tanh gõ cửa xin phép vào chơi. Liên lắc đầu. Nhai hết nửa gói bích qui mà ba lá thư khẩn cấp chưa biết trả lời làm sao. Chuyên gia quốc tế có lịch công tác chặt không kém thương gia quốc tế. Nát chạy lên, ném gói bích qui vào sọt rác, gõ một lèo tiếng Anh: cám ơn Ngài đã viết cho tôi. Tôi đang xem xét, sẽ có thông tin chính xác. Kính thư. Liên. Gõ thêm địa chỉ của ba vị thành viên. Tách một cái, phủi tay, đóng máy, hất hàm bảo Liên xuống cà phê. Hai đứa khuân ghế ra ngồi cạnh cửa sổ. Các vị khách đồng hương vẫn tạm trú à? Liên gật đầu. Cẩn thận nhé. Con bé ấy mà có bầu là không đuổi được đi đâu. Cảnh sát bó tay. Chủ nhà bó tay. Tòa án cũng bó tay. Liên im lặng nhìn xuống phố. Hai cây tử đinh hương nở hoa tím ngắt. Chẳng mấy đã hết tháng. Các con chuột sạch đẹp chủ nhà, trong lịch công tác, thế nào bên cạnh ngày 30 chẳng viết thêm cụm từ: cực kì quan trọng. Bút dạ đỏ hằn sang cả trang sau. Có khi đã báo cáo cảnh sát rồi cũng nên. Có khi đã chuẩn bị luật sư rồi cũng nên. Nát chạy ra mua thêm cốc cà phê nữa. Đổ một lúc hai gói sữa bột vào khuấy loạn xạ. Từ hôm gặp Liên đến giờ phải tăng vài cân là ít. Nhưng khuôn mặt vẫn hiền hậu dễ thương. Mắt nâu trong veo. Cổ cao ba ngấn. Tóc mây óng ả. Thế mà vẫn phải lo giữ chồng. Phụ nữ Praha đẹp nổi tiếng, vừa đẹp vừa tình tứ. Nát bảo chồng nó nghệ sĩ, thoáng thấy bóng hồng là tim loạn nhịp, một lá thùy dương cũng đủ tâm hồn xao xuyến. Chân Liên nhận một cái đá đau điếng. Nát hất đầu về phía cửa sổ. Rất xa, ở tít đầu phố, Toto mở cửa xe cho một người đàn ông đứng tuổi, kính đen, tóc chải keo, từ cổ tới chân đồ da bóng lộn. Mày không nhận ra ai à? Liên lắc đầu. Thủ trưởng của mày chứ còn ai. Liên nhướn mắt. Nát nói tiếp: một tuần hai lần đưa nhau đi nhẩy. Thay quần áo ở tiệm Mc Donald. Trong Viện nhiều người biết nhưng không cho ý kiến, còn bận bắt chước Raffarin và Chirac. Nát nhìn vào mắt Liên thì thầm: mày cẩn thận nhé. Đừng phát biểu lung tung. Thủ trưởng của mày cuối năm có khả năng lên thay viện phó, viện phó sắp về hưu. Liên im lặng thở dài. Nát vuốt tay Liên bảo: hèn gì hôm trước xem bói cho mày, tao thấy một cặp khác thường, con bảy bích và con tám bích. Liên ơi, mày bị hai cặp hại một lúc cơ đấy. Liên nghĩ đến các vị chủ nhà, định chữa lại là ba, nhưng cuối cùng chẳng nói gì, đứng lên mua một cốc cà phê mang lên phòng, ra tới cửa còn quay lại lấy thêm hai gói sữa bột. Nát lắc đầu im lặng, trước khi rời thang máy, quay sang bảo: bình tĩnh nhé. Liên mở máy vi tính, đọc được thêm hai lá thư nữa, của hai báo cáo viên Việt Nam, viết song ngữ Anh-Việt. Một báo cáo viên tên là Nguyen Ngoc Trau (không hiểu là Trâu hay Trấu), xin dự án (chứ không phải Liên) không ghi ngày về trong vé Paris-Hanoi, để có thể ở lại Pháp thêm một tuần với con trai, sinh viên cao học tổng hợp Nantes. Một báo cáo viên tên là Tran Van Dam (không hiểu Đàm hay Dâm), tự giới thiệu là phó đoàn, nhờ đích danh Mr. Lien (chứ không phải dự án) dịch báo cáo của đoàn sang tiếng Pháp, đoàn cần gấp, để tuần sau có thể gửi cho một dự án khoa học khác ở Bruxelles, do ủy ban khối Pháp ngữ đăng cai. Liên lấy lá thư Nát gõ lúc nãy gửi cho Nguyen Ngoc Trau và Tran Van Dam. Cũng không đính chính là Miss Lien. Tự nhủ để Mr lại hóa hay. Trút hai gói sữa bột vào cốc cà phê. Uống xong mới phát hiện cà phê hôm nay sao mà đắng, còn công việc thì ngay ngày đầu đã biết là rất nhàm, cái mặt Toto khó hiểu hơn là khó chịu. Tanh gõ cửa bảo: chăm chỉ quá, đi ăn phở không. Liên tặc lưỡi leo lên xe. Tanh nhắc cài dây bảo hiểm, giọng rất ấm. Trước khi quay vô lăng, giơ tay bật cát xét. Quốc Hương hát: đêm Trường Sơn, chúng cháu hành quân, đêm đêm chúng cháu bước, Bác như đang đứng nơi này. Tanh hỏi : biết Đêm Trường Sơn nhớ Bác chứ. Liên gật đầu. Tanh hỏi tiếp: biết nghệ sĩ nhân dân Quốc Hương không. Liên gật đầu. Tanh bảo: tha thiết hào hùng nhỉ. Liên gật đầu. Liên chưa bao giờ xem Quốc Hương biểu diễn. Khi Liên đủ tuổi nghe ca nhạc thính phòng thì nghệ sĩ nhân dân đã mất từ lâu. Huyền thoại để lại khá nhiều. Giật gân nhất là cô vợ trẻ hơn ba mươi tuổi, chỉ số một và chỉ số ba vượt xa phụ nữ cùng thời. Đêm Trường Sơn nhớ Bác không cần nhờ Quốc Hương và các huyền thoại mới trở nên tha thiết hào hùng. Đêm Trường Sơn nhớ Bác được bọn con trai đại học Mỏ-Địa Chất luyện một năm vài lần, được các cán sự văn nghệ vắt óc tìm mọi cách trình diễn. Tha thiết hào hùng là yêu cầu đầu tiên. Một đoàn mấy chục thằng sơ mi trắng, quần xanh sĩ lâm, tay chắp trước ngực. Tóc đồng loạt cắt hở tai, chải ngôi bên phải, vuốt nước bọ gậy kí túc xá. Mắt nhìn quốc kì, hai mươi phút không chớp. Nhớ về trường là nhớ về một đám đông. Chẳng khuôn mặt nào dừng lại hơn một giây. Chẳng kỉ niệm nào vượt được ngày mồng 8 tháng 3 nằm nhà thở dài.
  7. conmeotamthe

    conmeotamthe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Paris 11 tháng 8
    Chương 21 (phần 2)
    Quốc Hương hát xong thì Tanh cho xe lượn xát vỉa hè. Quán phở quận Năm có treo cờ búa liềm và khẩu hiệu Đời đời nhớ ơn Hồ Chủ Tịch. Chủ quán chạy lại bắt tay nói bằng tiếng Việt: anh Thành hôm nay đẹp trai quá, hai tái nhé. Tanh sung sướng, cười hé hé, quay sang hỏi Liên, cũng bằng tiếng Việt: gôi cuông hông. Liên lắc đầu. Chủ quán bảo: nó hỏi gỏi cuốn không. Liên lắc đầu. Chủ quán bảo tiếp: chuột sa chĩnh gạo đấy. Liên không hiểu gì, im lặng. Tanh lại hỏi: nuốc zùa hông. Liên quay sang nhìn chủ quán. Chú quán bảo : nó hỏi nước dừa không. Liên lắc đầu. Từ đấy trở đi, Tanh sử dụng toàn tiếng Việt, chủ quán làm thông dịch viên, Liên vật vã bên bát phở tái và chiếc gỏi cuốn to đúng bằng bắp tay. Bàn bên cạnh, hai chị trung niên ngồi gẩy bún bò, vài phút lại liếc về phía Liên. Chị mặc áo len bảo: con này trông như đượi, ở nhà chó nó thèm lấy. Chị đeo dây chuyền bảo: chắc tán được thằng già này ở Hạ Long. Bọn Tây ngu bỏ mẹ, toàn rước về nước của tồn kho. Chị mặc áo len bảo: nhìn da mặt nó kìa, bánh đa kê gọi bằng cụ. Chị dây chuyền bảo: sao ngửi hơi trai lâu thế mà không đỡ nhỉ. Liên bỏ đũa, cầm túi đứng lên. Trước khi ra khỏi quán, quay lại gườm gườm nhìn hai chị Hà Nội. Cánh cửa sập lại, còn nghe hai tiếng cười the thé trộn vào nhau, cái bát trên bàn rơi xuống đất vỡ toang. Tanh chạy theo. Chủ quán chạy theo. Tanh mở cửa xe. Chủ quán đưa cho cốc nước dừa. Xe chạy được một đoạn, Tanh bảo: việc quái gì mà giận. Liên im lặng. Miễn mình không thế thì thôi. Hóa ra Tanh bập bẹ tiếng Việt nhưng có khả năng thẩm âm, hiểu từ đầu đến cuối cuộc đối thoại tế nhị của hai chị trung niên Hà Nội, hiểu cả những từ vựng đương đại mà chủ quán Việt kiều cũng bó tay. Tanh bảo: qua nhà uống chè nhé. Liên gật đầu. Gật xong cũng thấy ngạc nhiên, rồi tặc lưỡi đằng nào chẳng phải ngồi bậc thềm, sư tử và mèo ốm đang say sưa vật nhau. Địa chỉ Tanh độc nhất vô nhị: quận 13, nhà 13, tầng 13, phòng 13. Thang máy ươm mùi đậu rán. Hành lang ươm mùi nước tương. Cứu hoả một năm vài lần đến dập hương cháy và hỏa lò lẩu than. Tanh bảo ở đây tiện lắm, tám giờ sáng xuống đường ăn phở rồi phóng xe đi làm. Tanh lâu lắm không dùng điểm tâm Pháp bánh sừng bò, cà phê sữa. Tanh bảo hàng xóm tốt lắm. Tanh không bao giờ phải lo khóa cửa. Tường chính của phòng khách treo bộ sơn mài bốn mùa, bên dưới khắc chữ hoa nghiêng: Mặt Trận Dân tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam Kính Tặng - Paris 1972. Tanh bảo: quà của bà Bình. Nóc vô tuyến bầy cây đàn Tơ-rưng bằng tre. Không có ghi chú nhưng bụi phủ trắng xóa. Tanh bảo: quà của đại sứ đặc mệnh toàn quyền. Dưới sàn là tấm thảm trống đồng Ngọc Lũ, mấy con chim Lạc đã bợt hết cánh. Tanh bảo: quà của đảng bộ nhà máy thảm cói Đống Đa. Trên bàn để bộ tách giả cổ men rạn. Tanh vừa rót chè vừa bảo: quà của đảng ủy xí nghiệp sứ Hải Dương. Mấy phút sau, chè rỉ hết ra ngoài, còn mỗi tách không. Tanh vào bếp mang ra một chiếc cốc thủy tinh, cười cười rót nốt chỗ chè còn lại. Một cô gái tí hon khỏa thân hiện ra, ngực, đùi, ****, trọn vẹn. Liên trợn mắt nhìn mấy sợi lông nhỏ xíu rung rinh trong nước. Tanh lắc đầu, không giới thiệu quà của ai, ngồi xuống, hai tay đặt lên đùi. Liên cũng ngồi xuống, hai tay đặt lên đùi. Giữa hai người là một hộp mứt tổng hợp, mở ra chỉ thấy dừa nạo khô nhuộm phẩm màu. Tanh bảo: tết Hà Nội xếp hàng mậu dịch dài lắm nhỉ. Liên gật đầu. Tanh bảo: phiếu trẻ em không có trứng nhỉ. Liên gật đầu. Tanh bảo: phiếu cán bộ mỗi quí một mét vải chéo nhỉ. Liên gật đầu. Tanh bảo: không có dầu, phải đun trấu và mùn cưa nhỉ. Liên gật đầu. Tanh bảo: không có điện phải quạt tay nhỉ. Liên gật đầu. Tanh im lặng một lúc rồi lại mang kho kỉ niệm hội nghị Paris ra kể. Tập trung cả sứ quán được hai trăm bánh đa nem. Sau phải mua lại của đầu bếp sứ quán Trung Quốc. Giá chặt đẹp mà bánh thì vỡ. Bạn bè quốc tế vẫn hoan hỉ. Vui nhất là đoàn Liên Xô. Tùy viên văn hóa đứng lên đọc thơ Việt Nam dịch sang tiếng Pháp. Giữa hai cái ngáp, Liên nghe Tanh ngân nga một đoạn không hiểu Huy Cận hay Tố Hữu. Giữa hai cái ngáp, Liên buồn bã nghĩ trong số các bài báo được bà già láu cá sưu tập và đánh sao, chẳng có bài nào về các thèm khát của đàn ông lớn tuổi. Mười một giờ đêm, Tanh bảo: về nhé. Liên gật đầu. Ra gần đến cửa, xách tay rơi xuống đất, Liên cúi xuống nhặt. Bỗng một vòng tay quàng lấy hông. Đèn tắt phụt. Rồi một hơi thở nong nóng sau lưng. Liên được kéo qua một hành lang tối om và rất hẹp. Được đặt lên mặt giường đệm êm ái, nồng nồng một mùi chưa bao giờ biết tên. Được cởi quần áo, từng cái một, theo thứ tự từ trên xuống dưới. Được hai bàn tay xoa lên hai bầu ngực. Lần sang eo. Trượt qua bụng. Miết xuống đùi. Môi khô cong còn âm hộ thì ẩm ướt. Năm phút sao mà dài. Dài hơn ba mươi chín năm kiên nhẫn cộng lại. Liên kéo hai bàn tay vào môi. Hai bàn tay rụt về. Liên kéo hai bàn tay vào âm hộ. Hai bàn tay rụt về. Liên bật khóc. Điều kì lạ không bao giờ xảy ra. Chỉ có trí tưởng tượng là tồn tại. Trong bóng tối, nước mắt cũng có màu rất đậm. Một tấm chăn nhẹ nhàng rơi lên người, chiếc mùi xoa đáng ghi vào từ điển Guinness. Liên thức dậy khi trời vẫn tối. Giường thênh thang. Còn chăn thì đẫm nước. Đệm vẫn êm ái và có thêm một mùi nữa, cũng chưa bao giờ biết tên. Liên quay mặt vào tường nhớ lại chuyện đêm qua. So sánh với cảm giác bồng bềnh ở Salsa Cuba. Chỉ thấy một bàn tay mềm mềm. Và một cơn mơ khác thường. Khung cảnh là quán ăn Mc Donald. Hai nhân viên phục vụ là hai chị trung niên Hà Nội, mặc áo len và đeo giây chuyền, nhưng có thêm tạp dề trắng. Docteur Mignon trần truồng, đùi và bụng hóa ra khá mắn, tay trái giữ một bông hoa màu đỏ giữa háng, tay phải đưa cho hai chị Hà Nội một bộ com lê đen phủ ny lông trong suốt, bảo cất ngay vào tủ sắt khóa kín, tránh mùi khoai tây rán và nước sốt cà chua. Liên nhỏm dậy thì nhớ ra bông hoa trà Mai Lan để bắt bụi trên giá sách, không hiểu đến tay docteur Mignon bằng cách nào. Tanh ngồi đọc báo Nhân Đạo trong phòng khách. Hai bài ngắn về đất nước và con người Việt Nam. Số đặc biệt kỉ niệm hai mươi chín năm Sài Gòn sụp đổ. Bài đầu tiên của một chuyên gia sử học nổi tiếng với những phát biểu phản đối Mỹ xâm lược Irak, từng là bạn thân của Arrafat, Fidel Castro và Phạm Văn Đồng, có trong tay nhiều tư liệu lịch sử quí, ví dụ năm mươi bức ảnh đen trắng chụp dinh Độc Lập ngày 30 tháng 4. Bài thứ hai của một phóng viên thường trú ở Băng Cốc, kể lần đầu tiên đến Hà Nội, thời bao cấp, đi uống cà phê với các cựu sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, được họa sĩ Bui tặng một kí họa phố cổ trên bao thuốc lá, được họa sĩ N?Tguyen X?Tang kéo về nhà riêng uống Whisky, được một nữ họa sĩ chuyên vẽ mẹ bồng con dẫn đi chơi phố Hàng Lụa. Tanh bảo: bàn chải, thuốc đánh răng, khăn mặt trong buồng tắm, tự nhiên nhé. Mười lăm phút sau cả hai vào thang máy. Một đám trẻ con đeo cặp, gặm bánh mì. Liên bị đẩy sát vào Tanh. Gần đến nỗi thấy cả những chân tóc li ti màu trắng. Đành thở dài nhìn xuống chân, dù sao chân cũng dấu trong tất, tất dấu trong giầy da, giầy da lại được đánh xi bóng. Tanh bảo: tối hôm qua ăn phở, bây giờ ăn cháo nhé. Liên gật đầu. Bồi bàn bưng ra một ấm chè, hai cái tách và hai bát gạo nấu thịt băm. Tanh hỏi: có bột mì rán không. Bồi bàn gật đầu. Tanh bảo: cho hai miếng cắt nhỏ. Nhà hàng tám giờ sáng, cả chủ lẫn khách đều chưa tỉnh ngủ, gạo chưa nở hết, thịt băm vón cục, hành mùi sống nhăn, cái bơi đằng cái, nước bơi đằng nước. Một ông đeo kính mang thằng con trai vào ăn phở. Thằng con đòi ăn phở tái. Bồi bàn bảo: thịt chưa kịp xả đá, ăn bò viên được không. Thằng con lắc đầu. Hai bố con lại dắt nhau đi. Tanh lắc đầu bảo: tiếng Nam khó nghe thật. Ba mươi phút sau bồi bàn vẫn chưa ra. Tanh viết séc để lại, lèn lên mấy đồng xu lẻ. Hai bát cháo còn nguyên, mỡ váng một lớp trên cùng. Ra đến cửa, bồi bàn chạy theo ấn vào tay hai hộp nhựa, bảo quên bột mì rán à. Mở ra mới biết là quẩy nóng. Đến Viện muộn năm phút. Ông thường trực thông báo: cô Liên có người gọi điện tìm, bảo phải liên lạc gấp, khẩn cấp lắm. Mai Lan khóc rưng rức, hỏi gì cũng không trả lời, mấy phút sau mếu máo: tao đang ở bệnh viện, mày đến ngay. Thế rồi cúp máy. Quên cả cho tên bệnh viện. Ông thường trực nhanh ý bảo: gọi lại nhé. Liên gật đầu. Đầu kia trả lời : bệnh viện đa khoa Sainte Anne nghe đây. Ông thường trực xin địa chỉ, lại hỏi bến tàu điện ngầm gần nhất, ghi hết vào một mẩu giấy. Liên ngần ngừ. Ông thường trực nháy mắt: viết mấy chữ cho docteur Mignon rồi đi vô tư. Liên ngoáy hai dòng, đại để phải đến Air France để hỏi vé máy bay cho vị giáo sư Bắc Âu, sau đó lại phải ra ga để hỏi vé tàu cho vị chuyên gia Hy Lạp. Viết xong, phát hiện hai lỗi chính tả, một lỗi ngữ pháp, sửa đè lên rồi tặc lưỡi đưa cho ông thường trực. Bệnh Viện Sainte Anne, ba xe cấp cứu chặn cổng chính và hai cổng phụ. Y tá trưởng lắc đầu: tìm khoa khác đi, không có madame Tran nào cấp cứu ở đây đâu. Liên đọc thêm tên Mai Lan. Vẫn lắc đầu nguầy nguậy, sau cho một số điện thoại bảo thử hỏi bên quản lý xem sao. Bên quản lý cũng bó tay. Rồi cho một số điện thoại bảo thử hỏi bên hành chính xem sao. Bên hành chính bảo đợi nhé. Cuối cùng cho một số phòng. Mười lăm phút sau qua hết hai cái sân rộng, leo năm tầng cầu thang, cũng đến nơi. Gõ cửa, không ai trả lời. Đẩy cửa vào, một cặp đang hôn nhau, người đàn ông quần áo thể thao luồn tay vào ngực người phụ nữ nằm trên giường. Trên bàn, bó lay ơn đỏ chưa kịp cắm vào lọ, đôi bánh bao nằm nguyên trong túi ny lông. Người đàn ông quay ra bảo: mù à, rồi sập cửa lại. Bên hành chính hỏi: có chắc bệnh nhân họ Tran không. Liên im lặng. Bên hành chính bảo: thử họ N?Tguyen xem sao nhé. Liên gật đầu. Bên hành chính hỏi tiếp: con trai hay con gái. Liên bảo: con gái. Bên hành chính bảo: tên Trung à. Liên lắc đầu. Bên hành chính bảo: tên Nam à. Liên lắc đầu. Bên hành chính hỏi: tên My à. Liên gật đầu. Bên hành chính bảo: tên Trung Quốc rắc rối quá, chẳng biết giống đực hay giống cái. Cuối cùng cho một số phòng. Qua năm tầng cầu thang và hai cái sân rộng để ngược lại chỗ cũ. Cô y tá trưởng hất hàm hỏi: tìm thấy chưa. Liên đưa số phòng. Cô y tá trưởng lạnh lùng bảo: người thân mà nhầm họ nhầm tên được kể cũng tài. Mai Lan mặc py-ja-ma, ngủ gật trong góc phòng. Con My nằm trên giường. Đầu quấn băng trắng, toàn thân phủ vải trắng, hai bàn chân thò ra ngoài cũng bó bột trắng. Mai Lan nghe tiếng cửa mở, bật dậy, ôm Liên nức nở. Con My thất tình, lao từ cửa sổ lớp học xuống sân trường. Ban giám hiệu gọi điện cho Mai Lan, rồi viết thư khẩn thông báo cho bố con My, không hiểu tìm đâu ra địa chỉ. Kiến trúc sư đang kiện diễn viên điện ảnh Hà Nội tội thiếu tư cách nhận tiền trợ cấp. Luật sư vừa xách cặp đến tận đây làm việc. Chụp ảnh con My rồi quay ra dọa nạt. Mai Lan mếu máo: nếu mất nhà, tao đến mày ở tạm nhé. Liên im lặng. Mai Lan vẫn mếu máo: mày có tiền không cho tao vay. Liên im lặng. Mai Lan òa lên: ít thôi cũng được. Không thấy nhắc tờ giấy cam kết trả nợ của thằng Tom. Liên thở dài im lặng. Mai Lan nói tiếp trong nước mắt: Liên ơi, tao còn mỗi mày là bạn. Hai đứa chia tay khi cô y tá trưởng xộc cửa bước vào: phòng này ồn ào nhất viện, hết đánh nhau lại khóc lóc. Về đến Viện thì năm giờ chiều. Ông thường trực nhìn Liên lắc đầu: mới đến làm việc đã biết trốn đi chơi. Phòng sáng choang. Đèn nê-ông đã được thay. Máy vi tính đã được bật. Tủ tài liệu mở tung, hai mươi tập hồ sơ xếp thành hai hàng thẳng tắp. Sau bàn làm việc là một thằng con trai, vẻ thư sinh, tóc chải mượt, sơ mi trắng nõn. Thấy Liên, đứng lên bắt tay tự giới thiệu: Alfred Thomas N?Tgo N?Tgoc ****. Rồi lại ngồi xuống gõ tiếp, mười ngón tay vuốt ve bàn phím, lúc ghì vào lúc đẩy ra, yết hầu chạy rần rật trên cái cổ dài như cọng rau cần. Giữa màn hình là bức thư bằng tiếng Anh, người nhận là vị đại diện tổ chức vô chính phủ Bắc Mỹ: Ngài quí mến. Bức thư của Ngài là một vinh dự lớn đối với chúng tôi. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức.... Docteur Mignon bảo: cô Liên lên gặp thư kí làm thủ tục nhận lương, hai tuần mỗi tuần ba buổi, tổng cộng là bốn tám giờ. Chúng tôi đã tìm được người thay thế cô Liên. Các báo cáo viên đều lo lắng cho trình độ tiếng Anh của trợ lí hội nghị. Thật là đáng tiếc. Nát bảo: sao mày ngốc thế, kí hợp đồng ngay từ đầu thì chẳng thằng nào dám đuổi mày, nó đang rình chức viện phó, nó cũng sợ phạm luật lao động chứ. Liên im lặng. Nát nói tiếp: đi làm ba tuần, được một trăm bảy mươi chín euro, vừa đủ trả vé tàu điện và uống cà phê. Lúc chia tay, nó đưa cho Liên địa chỉ bảo lúc nào rỗi ghé chơi, chồng nó cũng thích Việt Nam lắm, mối thông cảm mang tính xã hội chủ nghĩa. Tanh mở cửa đỡ lấy máy vi tính xách tay, xin số điện thoại riêng. Có vẻ như đã biết chuyện nhưng tránh bình luận. Dẫn ra thang máy, bắt tay một cái rồi quay lưng, thư viện đang chuẩn bị tài liệu cho hai cuộc họp khẩn cấp. Liên không nhớ chi tiết nào trên đoạn đường về nhà. Vì nước mắt chảy ra quá nhiều, tìm mãi không thấy khăn mùi xoa. Hay vì đã bước xuống lòng đường mà ông thường trực còn chạy theo, yêu cầu trả thẻ ra vào. Hay vì lúc đi ngang cây tử đinh hương, chạm mặt Toto, hai cặp mắt gườm gườm nhìn nhau, hai đôi môi mím chặt. Một cái mặt vừa khó hiểu vừa khó chịu.


    (Sau khi đăng hết chương 22 thì sẽ đăng 9 chương đầu. Kể cũng ngược đời nhưng thông cảm nhé, ai đó đã bắt đầu đăng bằng 10 chương giữa)
    [
    Được conmeotamthe sửa chữa / chuyển vào 02:09 ngày 18/02/2006
  8. conmeotamthe

    conmeotamthe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Paris 11 tháng 8
    Chương 22
    Các bạn yêu hoa thân mến, chúng tôi xin hiến tặng các bạn danh sách top ten mười hoa cảnh đã chiến thắng vẻ vang tháng 8 năm 2003.
    Nổi tiếng hay không, chúng đều tươi tốt trong đợt nắng nóng cao độ vừa qua, và cho một mùa hoa bền bỉ, tuyệt đẹp. Khả năng kì diệu đó phải chăng được bắt nguồn từ quê hương của chúng là các vùng đất có khí hậu nóng và khô.
    1. Dừa Cạn Madagascar. Nữ hoàng của mùa hè 2003. Không chỉ sống một cách thoải mái dưới 40 độ C mà còn chịu đựng được những giai đoạn không có nước, nở hoa triền miên. Cả giống đứng lẫn giống rủ đều tỏ ra có sức bền bỉ khác thường trước cái nóng như sa mạc.
    2. Thiên Thần Sương Mù. Nguồn gốc Mexico, là một loại cây ít được biết nhưng làm chúng tôi kinh ngạc khi tận mắt quan sát một mùa hoa kéo dài không dứt suốt tháng tám vừa qua, những đốm trắng mỏng manh chưa bao giờ bị khuất phục bởi sức thiêu đốt của mặt trời.
    3. Ngôi Sao Nhỏ. Hoa di nha lá hẹp, ít được biết tới trừ các công nhân của công ty công viên. Họ đã không nhầm trong sự lựa chọn này. Dẻo dai đặc biệt trước nhiệt độ cao và sự khô cằn, Ngôi sao nhỏ lấp lánh ngay cả trong những hôm nóng nhất của mùa hè 2003.
    4. Dipladenia. Cũng là một cây của xứ nóng đòi hỏi được trồng ở hướng Nam, càng nóng khô càng phát triển mạnh, thường được trồng trong nghĩa trang, chấp nhận thiếu nước trong thời gian dài, hoa đằm thắm nở giữa tháng tám.
    5. Hoa *** Lợn. Những người từng du lịch các nước phương Nam (Tây Ban Nha, Tuy-ni-si, Ma-rốc, Thái Lan, Việt Nam...) kể với chúng tôi về những bụi hoa hay những hàng rào hoa *** lợn, bây giờ thì chúng tôi đã hiểu tại sao ! ! ! Không ngừng nở hoa dưới trời nắng gắt và không tham nước, nó tràn đầy sức sống cả trong chậu cảnh lẫn ngoài vườn cây.
    6. Hoa Mỏ Hạc. Còn được mệnh danh là ông vua của ban công. Chúng tôi cho điểm cao loại hoa quen thuộc này vì tư cách xuất sắc. Mùa hè 2003 đã làm nó nhớ lại những tổ tiên xa xưa của mình ở Nam Phi. Ghét các nguồn nước, hoa mỏ hạc có thể chịu đựng nhiều tuần liền không cần giọt mưa nào, cho những gam màu vô cùng rực rỡ.
    7. Cúc bách nhật. Một loại hoa chúng tôi khám phá vào tháng tám vừa qua. Trận nắng nóng kéo dài đã không gây một tác động nào đến những bông hoa bé nhỏ màu đỏ tía. Chúng chỉ cần vài giọt nước, và kì lạ làm sao, càng nhiệt độ cao càng nở dữ dội.
    8. Thu hải đường cánh rồng. Loại hoa này đã tìm thấy trong mùa hè 2003 điều kiện sống lý tưởng. Những ngày nóng kỉ lục là cơ hội để chúng khoe ra các phẩm chất tuyệt vời: phát triển cực mạnh (thậm chí tới 1 m bề ngang), hoa không bao giờ tàn trước ba tuần và mang vẻ đẹp đặc biệt quyến rũ.
    9. Portulaca. Là một loại sam giâm cành. Rất thích hợp với nhiệt độ tháng tám vừa qua. Hoa có một màu hồng độc đáo, tỏa hương thơm rất xa.
    10. Chuông Thần Tiên. Loại hoa trắng đẹp nhất mùa hè 2003. Chúng tôi có dịp chứng kiến một vườn cây không được tưới vào tháng tám, những hoa khác vật vã vì thiếu nước, riêng Chuông Thần Tiên vẫn giữ nguyên những bông chuông trắng yểu điệu và xinh đẹp. (http.www.lebonplant)
    Sư tử nằm trên giường, thở khói theo đường mũi. Lọ hoa gốm ngồi bên cạnh, làm nhiệm vụ gạt tàn. Mèo ốm tựa lưng vào cửa sổ, gửi theo gió ba tràng hắt xì hơi và một chùm đờm. Vô tuyến bật hết cỡ, hai thanh tra cảnh sát tranh luận rất hăng, lần này tình nhân của vợ cho thuốc ngủ quá liều vào bát súp của chồng, nạn nhân là bà người làm sáu mươi lăm tuổi. Sư tử không nhỏm dậy, không quay ra, mắt lim dim theo làn khói mỏng: chị đi chơi cả đêm, không về mà xem mấy con chuột sạch đẹp tầng năm bắt nạt bọn em. Liên im lặng, con chuột bẩn thỉu quả là có khả năng phù thủy, chưa đầy một ngày đã truyền đạt xong cụm từ tuyệt tác. Nhưng bắt nạt thế đếch nào được bọn em. Cảnh sát phá cửa bọn em cũng không ngán. Liên thở dài quay đầu nhìn hành lang, giọng sô-pra-nô của sư tử không cần mi-cờ-rô cũng xuống được tầng năm, chắc đang tấn công ri-đô nhung đỏ và cửa kính hai lớp. Con này chửa đếch còn tiền nạo, bây giờ đâm hay. Chị đưa em mấy chục mua gạo, mạng điện tính sau. Liên giật mình quay lại. Sư tử tỉnh bơ: mấy con chuột sạch đẹp chủ nhà mà đến, chị để em xử lý, chỉ cần một mồi lửa là xong. Qui luật cách mạng thế giới của Pát hóa ra cũng được truyền đạt nhanh không kém. Liên mở túi, chưa kịp cho tay vào, sư tử đã lôi ra cái ví vải, kéo phéc mơ tuya nhấc lên tờ hai chục, cười cười bảo: hôm nào phá tài khoản tiết kiệm, chị báo em nhé. Liên không trả lời, moi thêm được năm đồng xu lẻ. Sư tử vơ hết cho vào túi ngực, đi ngang cánh cửa giơ chân đạp, một nhát thôi mà cánh cửa đứt làm đôi, ngay lỗ thủng cạnh ổ khóa. Mèo ốm ngắm mây ngoài cửa sổ, gửi tiếp vào gió một vắt nước mũi trắng phau. Hai thanh tra cảnh sát tiếp tục tranh cãi, tình nhân của vợ hóa ra là bác sĩ gia đình, năm ngoái đã tận tình chữa cho chồng khỏi bệnh hen mãn tính. Liên đờ đẫn nhìn võ trường la-va-bô, đũa cháy đấu với nồi cháy, thìa gãy trong vai trọng tài. Còn sàn nhà là hiện thực huyền ảo, khăn mặt ướt ôm bàn chải đánh răng ướt, quần đùi bộ đội sóng đôi dép nhựa Tiền Phong. Giờ mới biết mùi chân con bé bác sĩ chưa phải là cực hình. Đống thịt hộp cả rau lẫn thịt cũng chưa phải là cực hình. Chị dâu Liên thông báo nó mới lấy chồng, bác sĩ đồng nghiệp bệnh viện Lao trung ương, hai vợ chồng chia đôi giường, nằm xoay đầu, ngay từ đêm tân hôn. Sư tử khuân về một túi gạo năm cân và một bọc phổi lợn, hùng hổ từ ngoài cửa: mai em kiếm búa tạ đập mẹ khóa cổng ra. Chúng nó thay cốt cửa không báo chị câu nào à. Liên lắc đầu. Bà gác cổng thấy Liên đi qua là cúi xuống tìm mũi len tuột, hai ngày rồi không đưa thư, hai ngày rồi hành lang tầng bảy hai đầu hai đống vỏ chuối, không biết để bẫy Liên hay con chuột bẩn thỉu. Mèo ốm thái phổi, sau mấy lần ôm bụng chạy toa lét, cũng lọc được một bát bầy nhầy. Sư tử nhẩy tới tát cho một tát, bắt đút tay vào sọt rác móc ra. Mèo ốm vật vã khóc, cắt nhầm phải ngón trỏ, dao ngập nửa phân, máu thẫm hơn cả máu lợn. Nửa tiếng sau, cơm cũng được dọn, ba cái đầu cúi xuống đôi nồi cháy. Liên không động đến thức ăn, cục cơm nguội khó khăn vượt qua cổ họng, lại khó khăn tìm đường xuống dạ dày. Mèo ốm nuốt xong nửa bát ngồi im, ngón trỏ quấn khăn mùi xoa Trung Quốc, bông cúc vàng nhận thêm mấy cánh hoa màu đỏ mận. Sư tử xua một lèo hết cả mâm, miếng cuối cùng nhổ phụt xuống sàn. Nắm tóc rối bay vèo. Miếng phổi tươi bay theo. Cái tát rơi trúng mũi mèo ốm. Liên bước vội ra hành lang. Hành lang đen đúa. Liên bước vội xuống cầu thang. Cầu thang rên rỉ. Liên đi một mạch đến địa chỉ không cần ghi cũng nhớ. Quận 13. Nhà 13. Tầng 13. Phòng 13. Không ai biết đi bằng cách nào, trốn vé tàu điện ngầm hay vẫy tắc xi. Hôm sau, cảnh sát hình sự Paris tìm thấy một tập vé RATP trong túi quần thể thao của sư tử. Hôm sau nữa, ngân hàng Cré*** Lyonnais phát hiện tài khoản của Liên âm 25, 50 euro. Phòng 13 không bao giờ khóa. Tanh ngồi đọc báo Nhân Đạo, vẫn số đặc biệt ngày hôm qua. Sau lưng là bộ sơn mài tứ quí. Bên cạnh là cây đàn tơ-rưng. Dưới chân là thảm cói trống đồng Ngọc Lũ. Liên quì trên một con chim Lạc đã bợt cánh. Cởi quần áo, từng cái một, theo thứ tự từ trên xuống dưới. Hai giọt nước mắt lăn trên hai gò má. Hai bàn tay xoa lên hai bầu ngực. Lần sang eo. Trượt qua bụng. Miết xuống đùi. Môi khô cong còn âm hộ thì ẩm ướt. Liên cắn chặt môi, luồn tay vào âm hộ, âm hộ nóng như bánh chưng mới vớt, ngoằn nghoèo hơn địa đạo Củ Chi. Liên bật khóc. Tanh thở dài đứng lên. Báo Nhân Đạo nằm lại trên bàn. Ngôi sao năm cánh bay trong gió tháng tư. Tanh đứng dậy bảo: mặc quần áo vào đi. Liên vẫn khóc. Tanh thở dài bảo tiếp: có biết đi đâu không. Liên lắc đầu. Thang máy im lìm. Tanh đứng giữa. Trên đầu là ngọn đèn năm trăm oát, soi rõ từng lỗ chân lông. Liên nhắm mắt. Hai năm lao động trên da người già, Liên biết những lỗ chân lông kia bao nhiêu tuổi. Cục cơm nguội ngược từ dạ dày chặn ngang cuống họng. Xấu xí là bất hạnh đầu tiên. Nhút nhát không bao giờ là bất hạnh cuối cùng. Thế rồi cùng chui vào xe. Hai dây bảo hiểm bắt chéo. Hai đôi vai làm thành một đường thẳng. Tanh bảo: đi đâu cũng được nhé. Liên gật đầu. Xe vượt khỏi địa phận Paris, lao vút vào xa lộ A13. Lê Dung rền rĩ tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng, nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới đào nguyên. Tanh bảo: biết Văn Cao không. Liên gật đầu. Tanh bảo : biết Lê Dung không. Liên gật đầu. Tanh bảo : chết hết rồi nhỉ. Liên gật đầu. Tanh bảo: buồn quá. Liên im lặng. Bốn năm trước, trong một bức thư nhoè nhoẹt nước mắt, chị dâu Liên cũng bảo buồn quá, Lê Dung chết rồi, giữa tết âm lịch, bất đắc kì tử trong buồng tắm, còn ai hát Thiên Thai bây giờ. Tanh nhắc lại: buồn quá. Liên không phản ứng. Giữa tiếng rên rỉ của Lê Dung, Tanh bỗng kể về một chiều mưa bão cách đây ba mươi năm, về một phụ nữ có đôi mắt xanh không sao tả nổi, về một sân bay phía Nam Paris ngập tiếng than khóc. Liên thở dài. Xa lộ 13, mười ba Peugeot mui trần làm thành một hàng dọc. Mười ba cái đầu trọc lốc. Mười ba hồi còi rú rít. Mười ba tiếng cười hô hố. Mười ba cái miệng nhăn nhở. Tanh mím môi tăng tốc độ. Môi người lớn tuổi mà mím lại thì bao giờ cũng rung rung. Gió gào rú bên ngoài. Lê Dung rền rĩ bên trong. Liên bấm tay vào đệm. Đệm phòi ra cục mút. Liên dựa gáy vào ghế. Ghế long lên xòng xọc. Liên bịt tai. Tai đau nhói. Giữa hai lần đập trán vào thành xe, Liên nghe Tanh bảo người cộng sản không có niềm tin tôn giáo, nhưng Tanh muốn được lên thiên thai, ba mươi năm nay lòng Tanh trong sạch như tuyết Py-rê-nê. Giữa hai lần bánh xe xiết lấy mặt đường nhựa, Liên nghe Lê Dung hỏi có muốn về với gia đình không. Liên lắc đầu bảo thôi, con cháu sau này lại phải đặt một bát hương nữa trên bàn thờ, ngày rằm ngày tết mất thêm mấy trăm tiền âm phủ. Liên nói xong quay sang nhìn Tanh. Tanh im lặng. Mắt gườm gườm. Mắt người lớn tuổi mà gườm gườm thì bao giờ cũng run run. Xa lộ A13. Cây số 13. Mười ba Peugeot mui trần làm thành một hàng ngang. Mười ba cái đầu trọc lốc nhe mười ba hàm răng trắng nhởn. Trong tốc độ hai trăm cây số giờ, Liên nghĩ đến cảnh chị dâu chui vào gậm giường, mở lọ thủy tinh lấy ra một nghìn đô la, thuê Vietnam Airlines mang xác Liên về Việt Nam. Có lẽ đây mới là bất ngờ cuối cùng của chị, anh trai Liên sau đó sẽ phải đính chính lại trong hồi kí. Hồi kí của anh bốn năm rồi chưa hoàn thiện. Xác Liên đặt giữa nhà, hàng xóm thế nào cũng mang ba mươi chín bông hồng trắng sang viếng, nửa tiếng sau cả phố biết mặt Liên còn bao nhiêu cái trứng cá bọc, nửa ngày sau cả Hà Nội biết đi Tây kiếm chồng khó ra làm sao. Liên nhắm mắt. Mắt cay xè. Nước mắt chảy lúc nào, rồi khô lúc nào, Liên không biết. Liên sẽ chẳng bao giờ mở mắt để thấy một đám lửa cao 13 mét. 0h13. Ngày 13. Con số 13 chưa bao giờ hoàn thiện hơn thế.

  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Thuận:
    Với tôi, văn chương là những chuyến đi
    Thuỷ Lê
    Thuận bảo: Chọn Thuận làm bút danh vì nó "ngắn gọn", nhưng ẩn trong đó và cả trong giọng văn luôn hàm ý giễu cợt, vẻ như còn là một sự tự tin. Là con dâu của cố nhà thơ nổi tiếng Trần Dần, "máu con nhà" đã thúc Thuận cầm bút và hai năm nay được biết ở VN với hai tiểu thuyết in tại quê nhà: "Chinatown" và "Paris 11 tháng 8". Thuận đang định cư cùng chồng ở Paris.
    Kể cả tiểu thuyết đầu tay "Made in Vietnam" (đã được xuất bản tại Mỹ, 2003 và sẽ được ấn hành trong năm nay tại VN), đặc điểm nhận diện rõ nhất ở các tác phẩm của Thuận là thường gây lạ bằng những nhan đề chứa địa danh quen: Việt Nam, Chinatown, Paris và nghe nói, tới đây còn có thể có thêm New York. Những cái tên vừa có thể dễ dàng "bắt mắt" với những bạn đọc "sính ngoại", cũng có thể gây phản cảm với những người dị ứng căn bệnh đó... Văn của Thuận, trái lại, không có vẻ ưa khoe chữ và khoe kiến văn theo kiểu "ở bên Tây...". Chị thông minh ở sự giản dị, kiệm lời và đôi chỗ, đôi lúc, sự "lắm lời", cầu kỳ lại được làm bằng một vẻ cẩu thả buông lơi cố ý. Thuận nói:
    - Với tôi, văn chương là phiêu lưu và mỗi tác phẩm như một chuyến đi xa, phải đưa được cả tác giả lẫn độc giả ra khỏi cái thông thường. Made in Vietnam mang người đọc Hà Nội vào tham quan Sài Gòn - "thành phố sáu tháng không được uống một giọt mưa nên sáu giờ chiều nào cũng phải tự tắm mát bằng những bài hát chuyên đề mưa, hát từ những cửa hàng băng nhạc Vina có mặt trên tất cả các vỉa hè và những cốc nước đá bốc hơi dưới nắng mặt trời...".
    Chinatown thì như một địa danh ảo, một danh từ chung, một huyễn tưởng của nhân vật chính. Paris 11 tháng 8 là nước Pháp trong mắt kẻ nhập cư nên nhập nhằng không dứt giữa Paris và Hà Nội, giữa hiện tại và quá khứ, giữa thực và không thực... Đúng là các thành phố luôn hấp dẫn tôi, không phải với tư cách của một kẻ du lịch. Tôi cũng có dự định viết về New York bạo liệt và huyền bí, về cuộc sống trong những toà nhà chọc trời có các cửa sổ không bao giờ được mở, ngắm máy bay trực thăng như người Hà Nội ngắm xe xíchlô.
    Tác giả từng học ở Nga, rồi Pháp và nhiều năm sống ở xứ người, từng phải gồng mình đi qua những năm tháng không hẳn "thuận chiều". Nhân vật phần nhiều cũng là những kiếp sống tha hương thậm chí có lúc đã chạm đến tận cùng cay đắng. Nhưng, quả đúng như Thuận tự cam kết: "Ngay từ khi bắt đầu cầm bút, tôi đã tự tách ra khỏi đám đông những người tìm được cách giải trí dễ dàng và ít tốn kém là đem chuyện tha hương ra tâm sự. Thách thức của tôi là làm sao để độc giả được hài hước với những gì họ từng tốn mùixoa lau nước mắt (như kỷ niệm, chia tay, thất tình, tha hương, tuyệt vọng....). Các nhân vật của tôi cũng không nhớ cồn cào mùi hoa sữa hay thèm quay quắt hạt cốm non, đêm nào cũng mơ áo dài trắng bay bay cùng tóc thề, hoa vàng, lá vàng, mùa thu vàng rười rượi...".
    ´ Các nhân vật chính của chị, dù hầu hết là phái yếu, nhưng dường như đều khá tỉnh táo và hơi "ít khóc". Hay đúng hơn, họ đã khóc bằng một thứ "nước mắt khô". Chị quen nhìn Paris hoa lệ bằng một "đôi mắt khô" sao?
    - Pháp là một trong những nơi có nền dân chủ lâu đời. Nhưng nếu xã hội Pháp tương đối cởi mở với dân nhập cư thì nghệ thuật Pháp còn khá hẹp hòi với những gì đến từ các nước nhỏ. Người Pháp say sưa nói về vịnh Hạ Long, về món nem rán VN, về Hội An và cung thành Huế, nhưng người Pháp hầu như không có nhu cầu tìm hiểu văn học VN. Nhân vật chính của Chinatown đã nói một cách cay đắng thế này: "Mười năm sau ở Paris, tôi được biết những người cầm bút khác được ủng hộ đằng sau bởi những nền nghệ thuật lớn, còn nhà văn VN, Lào, Campuchia thì chỉ được làm đại diện cho đông đảo các vết thương chiến tranh và đói nghèo".
    ´ Nhà thơ Trần Dần với chị không chỉ là câu chuyện riêng trong gia đình hay chuyện buồn đã qua của một thời mà là mối đồng cảm sâu sắc về văn chương?
    - Với tôi, Trần Dần là gai góc, cả số phận lẫn tài năng. Như ông từng định nghĩa: Mỗi nhà thơ mang một địa ngục. Không ai người chung sống nổi với nhà thơ. Và văn chương chứ không phải quan hệ gia đình đã mang tôi lại gần ông, để hiểu ông hơn. Các sáng tác của ông, tôi luôn đọc bằng cảm xúc của kẻ cầm bút với một đồng nghiệp đáng trọng đi trước. Để thâu tóm sự nghiệp của ông trong một vài dòng là điều rất khó, bởi sáng tác của ông vô cùng đa dạng và khác thường, nguyên việc trình bày lại trên giấy như tác giả mong muốn cũng là một việc không đơn giản, nguyên việc phát âm đúng một câu thơ cũng là vấn đề.
    Thơ, đã đành, nhưng còn tiểu thuyết, các dịch phẩm và tranh... Số phận cho tôi giữ một phần di cảo chưa xuất bản của ông để mỗi khi đọc lại phải kinh ngạc trước các tập hợp chữ vừa quen vừa lạ, những từ ngữ thô sơ được ông tạo thành các con chữ sống động, các sinh linh như ông vẫn gọi. Với tôi, và có lẽ không chỉ với tôi, những câu thơ này là ám ảnh: "... tôi tắt nốt những mặt trời mù - trên rù rù những đám đông đen", hay: "... ga cuối của lòng - chẳng nói - sợ rằng như khói - nói bay đi - sợ rằng như nói - khói bay đi - ga cuối của lòng...".
    ´ Vẻ như chị rất có ý thức giới thiệu một cách có hệ thống tác phẩm của mình ở VN. Chị cần bạn đọc tiếng Việt, cần khoe một cách viết mới hay cần đồng nghiệp biết mặt, bạn đọc biết tên?
    - Tôi muốn các tác phẩm của mình được giới thiệu một cách thứ tự, vì chúng liên quan với nhau chặt chẽ - theo nguyên tắc: Cuốn ra sau tránh lặp lại cuốn đi trước, cuốn này mở ra những lối đi cho các cuốn tiếp theo. Ví dụ, ba tiểu thuyết của tôi được xây dựng trên ba cấu trúc hoàn toàn khác: Made in Vietnam không chia chương, phân đoạn, không có dấu chấm xuống hàng; Chinatown là hai tiểu thuyết ***g vào nhau; Paris 11 tháng 8 gồm 22 chương, mỗi chương đều bắt đầu bằng một tin về trận nắng nóng 2003, để đi từ cái có thực đến cái hư cấu. Tôi muốn độc giả hình dung được con đường mà các tác phẩm ấy đã trải qua.
    ´ Ba tiểu thuyết cùng một số thể loại ngắn khác có thể không nhiều trong một đời văn nhưng cũng là một "tay nải" khá nặng cân ở một cây bút nữ cầm bút chưa bao lâu. "Nặng cân" thì sẽ dám... "nặng lời" với ngay cả những người "có tên, có tiếng" như vừa qua chăng (mà không ngại)?
    - Tôi đã suy nghĩ rồi mới gửi đăng "Trao đổi cùng nhà văn Nguyên Ngọc" trên VNNet. Một phần để phát biểu quan điểm cá nhân. Phần tiếp theo - thử thách thái độ của một tác giả có tiếng là cởi mở. Phần rất nhỏ nữa - đợi xem phản ứng của độc giả trong nước. Với tôi, tranh luận văn học không phải là cãi nhau tay đôi, nên không có chuyện "thua" hay "thắng". Quan trọng là cả hai đã hiểu nhau hơn. Tôi không chia sẻ với nhà văn Nguyên Ngọc ở một vài vấn đề chuyên môn nhưng hoàn toàn có thể tôn trọng tư cách của tổng biên tập một tờ báo lớn từng đỡ đầu cho các tài năng văn học Đổi Mới. Nếu thiếu sự dũng cảm của những người như ông, không biết đến bao giờ độc giả mới được thưởng thức Bảo Ninh và Nguyễn Huy Thiệp.
    ´ Chị thích tác phẩm nào nhất trong số những "đứa con (đã) đem bỏ chợ" của mình?
    - Tôi thích ... sự công bằng, nên không yêu quý tác phẩm nào của mình một cách quá mức. Thường thì chỉ một thời gian ngắn sau khi viết xong là tôi đã muốn bỏ chúng lại đằng sau. Tôi đọc lại cái mình đã viết không để tự chiêm ngưỡng mà để... moi móc sai lầm.
    ´ Nếu ai đó vừa doạ vừa xui dại chị rằng "viết văn thông minh chưa hẳn đã hay, nhưng tranh luận thông minh có thể sẽ thắng", chị nghe không?
    - Một lối viết thông minh là thế nào, ai có thể giải thích được? Thường, tôi có khuynh hướng chọn cho mình cách đặt vấn đề ngắn gọn và trực tiếp, để độc giả đỡ mất công với những gì không thuộc về văn học, đỡ phải loanh quanh bên ngoài các vỏ bọc, các ám chỉ, các tượng trưng... Đọc thẳng vào chữ chứ không dò mìn nổ chậm - đó là quan niệm của tôi!
    ´ Chị lại vừa ăn một cái Tết xa quê, chị hãy nói chị nhớ nhất gì đi?
    - Tôi đón Tết ở Việt Nam cho đến năm mười tám tuổi. Thú vị nhất là được ra bờ hồ Hoàn Kiếm bẻ lộc rồi về nhà nếm bánh chưng mới vớt. Những cái đấy bây giờ dường như không còn, cuộc sống năng động hơn. Tuy vậy, tôi cũng không cảm thấy luyến tiếc. Theo tôi, hoài cổ rất gần với bảo thủ!
    - Xin cảm ơn chị.
    Nhà văn Đoàn Ánh Thuận:
    * Sinh năm 1967.
    * Tốt nghiệp ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Pyatigorsk (Liên bang Nga), cao học Paris 7 & ĐH Sorbonne (Pháp).
    * Các tác phẩm đã xuất bản: "Made in Vietnam", "Chinatown", "Paris 11 tháng 8" cùng một số truyện ngắn và tiểu luận.
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Tớ thích bài này của Thuận nên đưa vào đây tham khảo:
    Thuận: Ôi mắt em là ánh nước hồ thu!

    Những nhận định của Phạm Xuân Nguyên về tập truyện ngắn Bóng đè khiến tôi nhớ tới thầy giáo dạy văn lớp mười. Thầy giảng rất say sưa, tay bao giờ cũng chém vào không khí: ?oTắt đèn là một tác phẩm bất hủ của nền văn học Việt Nam đầu thế kỉ, đi tiên phong trong dòng văn học tố cáo chế độ phong kiến thực dân thối nát đồi trụy. Nghệ thuật của nó là xây dựng nên một hệ thống ẩn dụ sâu sắc. Trong đó, chị Dậu anh Dậu đại diện cho tầng lớp nhân dân lao động bị bóc lột; vợ chồng Nghị Quế là hiện thân của tầng lớp địa chủ thống trị; hành động bán con bán chó của chị Dậu là tượng trưng cho tình cảnh khốn cùng của người nông dân dưới chế độ người bóc lột người; mọi đồ đạc trong gia đình Nghị Quế cũng mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc - chiếc đồng hồ quả lắc bính boong có con chim cúc cu nhảy ra nhảy vào là tượng trưng cho sự phù hoa giả dối phương Tây, câu đối sơn son thếp vàng là tượng trưng cho văn hóa Trung Hoa bành trướng nước lớn, nồi giò lụa kho gừng thái chỉ bà Nghị Quế đưa ra trước mặt con Tí mà không cho nó miếng nào là tượng trưng cho thói ăn trên ngồi trốc, từ đó suy ra người nông dân nuôi ra con gà con lợn mà không có quyền biết miếng thịt, miếng cá là miếng gì...?
    Nói tới đây, thầy dừng lại nuốt nước bọt, bốn mươi học sinh chúng tôi bên dưới cũng nuốt nước bọt, một bát cơm rang không mỡ nhập vào bụng trước khi đi học làm sao chống cự nổi các từ giò, thịt, cá, lợn, gà, gừng thái chỉ... Cũng may mà thầy khá nhạy cảm, thầy chuyển sang phần kết luận, tay thôi chém vào không khí, nhưng mắt nhìn mông lung, ba vết hằn rất to ở trán: ?oÐoạn kết của Tắt đèn với hình ảnh chị Dậu chạy ra ngoài sân, đầu tóc rũ rượi, váy áo tả tơi, tìm cách thoát khỏi con yêu râu xanh không ai khác là cha đẻ của lão chủ tàn ác, chị không nhìn thấy gì ngoài màn đêm đen tối như cái tiền đồ của chị... đó là cao trào xuất sắc, đưa tác phẩm lên tầm tư tưởng rất cao: màn đêm dày đặc khôn cùng đó, nói rộng ra, chính là ẩn dụ độc đáo cho cái tương lai tăm tối, cái kết quả tất yếu cho tư thế thụ động của tầng lớp bị trị trước khi được giác ngộ giai cấp và được ánh sáng cách mạng chỉ lối đưa đường, họ chấp nhận bị đè đầu cưỡi cổ, chấp nhận cả việc để một thằng già bằng bố bằng ông mình giơ tay bóp vú...?
    Nói tới đây, thầy cũng nuốt nước bọt, bốn mươi đứa học sinh chúng tôi không nuốt nước bọt, phim porno hồi đấy xa xỉ lắm nên đầu óc chúng tôi khá trong trắng, chỉ có cái bụng là sôi réo...
    Dài dòng kể chuyện thầy giáo dạy văn lớp mười cũng chỉ để nói rằng cách diễn nôm văn học quả là quá dễ dãi. Học sinh và độc giả chẳng biết thêm điều gì về tác phẩm ngoài những lời nhận xét chung chung mà ai cũng có thể phán không mấy khó khăn. Lớp chúng tôi hồi đấy thích tiết văn hơn tiết toán, tiết lý, tiết hóa... chỉ bởi vì kiểm tra mười lăm phút hay bốn mươi lăm phút, chẳng cần chuẩn bị bài, chẳng cần học thuộc định lý, định nghĩa, chẳng cần biết chuyển động Bờ-rao, vòng tròn đồng tâm, phương trình phản ứng hoá học ô xy già... mà vẫn viết la liệt vài trang giấy học sinh những ám chỉ, tượng trưng, ẩn dụ, những xuất sắc, độc đáo, bất hủ, bất diệt, tuyệt tác, những từ đó suy ra, từ đó nâng lên, sâu hơn nữa, rộng ra, rộng ra nữa...
    Có lẽ không cần nhờ Phạm Xuân Nguyên thì nhiều độc giả cũng biết suy luận: bàn thờ tượng trưng cho quá khứ, phụ nữ tượng trưng cho nhược tiểu, thương gia Trung Hoa tượng trưng cho nước lớn láng giềng, còn tấm thân hình chữ S thì chẳng là tổ quốc Việt Nam mến yêu nghìn năm thì nước nào vào đây nữa hở trời?
    Mỗi tác phẩm có một số phận, tự tìm được cho mình những độc giả đồng cảm, những nhà phê bình tương xứng. Tôi không biết thực sự trong đầu thầy giáo dạy văn lớp mười nghĩ gì. Có lẽ thầy không có cách phê bình nào khác, ngoài cái cách nhắc lại giáo án giảng văn, thầy nói hăng say chỉ để bốn mươi đứa học trò chúng tôi không ngủ gà ngủ gật, để làm yên những cái bụng đang sôi réo của cả thầy lẫn trò. Ngô Tất Tố nếu chẳng may theo thầy hiệu trưởng, cô hiệu phó và chuyên viên Sở Giáo dục đến dự giờ thì có lẽ cũng không bất ngờ trước cái cách phân tích dễ dàng đó: hầu như trong tất cả các bài viết liên quan đến Tắt đèn, người ta cũng chỉ đọc được những câu đại loại như vậy. Ngô Tất Tố không bất ngờ nhưng có bất bình hay không, tôi không biết, nào có ai biết, người ta vẫn nói về ông như một nhà văn hiền lành, kín tiếng; huyền thoại không để lại nhiều trừ tác phẩm Tắt đèn vài thập kỉ liền được chọn làm đề thi văn cuối lớp, cuối cấp, vào đại học, đề thi học sinh giỏi toàn thành phố, toàn miền Bắc, toàn quốc...
    Tôi không biết Ngô Tất Tố có bất bình hay không trước cách bình giảng Tắt đèn của các thầy giáo, cô giáo dạy văn lớp mười. Nhưng tôi cho là Ðỗ Hoàng Diệu không bất bình trước cái cách phân tích Bóng đè của Phạm Xuân Nguyên, đọc tập truyện ngắn Bóng đè người ta không thể không nghĩ tới các tượng trưng, ẩn dụ, ám chỉ mà tác giả cố tình phơi bày, và trong các bài phỏng vấn báo chí, chị cũng nhiều lần nhấn mạnh muốn gửi đến độc giả các tư tưởng mà theo chị là cao cấp.
    Tôi không bàn về những lời nhận xét của Phạm Xuân Nguyên vì thực ra mà nói, cái cách diễn nôm đó có thể kéo theo vài toa tàu nữa cũng không sợ trật đường rày: đàn ông tượng trưng cho quyền lực, đàn bà để ám chỉ thân phận, mẹ chồng là hiện thân của truyền thống, đôi mắt rất có thể là ẩn dụ của tâm hồn, trái tim là tình yêu, đôi tay giơ lên là ước mơ, hy vọng... nghĩa là không chắc có đúng hoàn toàn không nhưng không sai, hoặc không sai lắm. Cần nói thêm ở đây là chỉ đối với những tác phẩm dạng Bóng đè thì phép diễn nôm mới được áp dụng mạnh mẽ, thử nhìn sang những nhận xét của Phạm Xuân Nguyên về nhóm Mở Miệng thì đủ biết là phép diễn nôm đó có vẻ mất công dụng lắm rồi.
    Theo cách đánh giá của tôi, tập truyện ngắn Bóng đè chẳng kém cỏi, cũng chẳng xuất sắc hơn các tác phẩm văn học tầm tầm hiện nay ở Việt Nam, nếu có điều gì đáng nói thì chỉ là sự nhịêt tình và kiên nhẫn của một người kể chuyện. Tôi sẽ không mất công dành cho nó nhiều thời gian suy ngẫm. Chỉ xin nêu ra đây một vài ý nhỏ.
    Có cần nhắc lại rằng trong văn chương, ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng, nó quyết định tác giả có phải là một nhà văn hay chỉ là một người kể chuyện thông thường. Ðọc Bóng đè, cố bao nhiêu cũng không thoát khỏi cái cảm giác ngôn ngữ của tác giả chỉ giới hạn trong vô vàn mỹ từ dễ dãi nhằm chuyên chở ý tưởng. Em cô độc, em một mình cô độc với chiếc váy cưới, với tấm hình anh để trên bàn lung lay... Về sau tôi biết mình đã đánh mất điều quý giá nhất buổi trưa hôm ấy. Chúng đã cướp mất cuộc đời con gái khi vừa chớm đến, khi tôi vừa mới biết xỏ tay thành thạo vào chiếc su chiêng... Mẹ vào phòng, hôn nhẹ lên trán tôi, tắt tất cả những bóng đèn tôi đã cố tình bật lên vài phút trước. Ngủ đi con, ngày mai còn có sức... Ngày mai tôi lấy chồng. Ðây là đêm cuối cùng tôi ngủ trên chiếc giường con gái. Tôi muốn nhìn lần cuối căn phòng đã che giấu cho tôi suốt quãng đời thiếu nữ, che giấu những nẩy nở thân xác và che giấu cả những giọt nước mắt hạnh phúc con người... Những đoạn như vậy nhiều vô kể trong Bóng đè, cũng nhiều vô kể trong các bức thư nữ sinh trung (đại) học gửi chị Thanh Tâm của báo Phụ nữ.
    Nhân vật của Bóng đè xuất thân từ các thành phần khác nhau nhưng dường như bỏ phiếu thuận cho vài chiếc khuôn đã được đúc sẵn bởi Tự Lực Văn Ðoàn, Lệ Hằng, Quỳnh Dao...:
    * nữ: xinh đẹp, đáng yêu, tràn trề nữ tính, coi trọng trinh tiết, luôn được cảm tình của mọi người, được ai đấy cứ vừa gặp là thốt lên vài câu cảm thán, không cần có đúng chỗ hay không, không cần có vần, không cần có điệu: Cô em xinh thế này mà nhà cũng có chuột sao?... Em nói em không xinh đẹp ư? Trời ơi, em bằng xương bằng thịt ôm bó hoa hồng đứng cúi mặt khi thoáng thấy anh. Em xinh xắn và quyến rũ quá đỗi... Cô gái, cô có biết mình đáng yêu không?... Chào em, hôm nay em xinh quá! sao lại đi một mình? Anh xuống nói chuyện cùng em nhé?...
    * nam: không Việt kiều trí thức thì ngoại kiều (được tác giả nhấn mạnh là Mỹ trắng và thương nhân giàu có...), nếu mang quốc tịch Việt thì hoặc dòng dõi đế vương, hoặc giáo sư uy quyền, hoặc tất cả các ưu điểm gộp lại đẹp trai, hào hoa, nổi tiếng, giàu có... Vài người trong bọn họ chẳng ngần ngại tuyên bố rất kinh hoàng: ?oTôi cho em sung sướng, tôi cho em tất cả, tôi là Hoàng thượng của em, em hãy tận hưởng đi!?...
    Ðọc Bóng đè là đỡ mất công xem truyền hình nhiều tập Hàn Quốc, ngắm nghía các bộ ngưc tròn trịa với bờ vai, đôi cánh tay mịn màng... để vừa rút mùi xoa vừa sụt sịt chuyện tình mùi mẫn. Tôi ngờ rằng nếu ra đời cách đây hai, ba thập kỉ, khi điện ảnh Hàn Quốc chưa đổ bộ vào Việt Nam, Bóng đè hẳn tranh hết khách của cải lương Sài Gòn.
    Các xen tình ái trong Bóng đè bội thực mỹ từ, phép so sánh và chao ôi! Chao ôi! Nếu ai đã từng đọc ?oMan nương? của Phạm Thị Hoài sẽ mỉm cười khi đọc Bóng đè. ?oMan nương? chọc ghẹo thế này: ?oNghe nói phải từ từ gỡ hai khuy áo trên. Phải sững sờ vài giây trước điều kì diệu thấp thoáng rồi có hai cách, hoặc vừa dịu dàng cúi xuống đặt môi vừa khe khẽ ngắm như thể đấy làm bằng pha lê bằng sứ Tàu bằng ngọc lan bằng hai giọt sương khổng lồ, hoặc tay phải bao giờ cũng là tay phải có một nhà văn đã nói về nỗi bất hạnh của những kẻ thuận tay trái cuống cuồng mơn nắn vò xé từ bên này qua bên kia từ bên kia qua bên này như thể chẳng kịp như thể nó sắp đột ngột vượt lên thách thức... Còn em, em phải cong người ra phía sau cong mãi cong mãi con tôm của tôi chiếc lạt của tôi. Tôi mãi muốn làm mái vòm linh động rủ theo em...?. Mười ba năm sau, Bóng đè không hiểu vô tình hay cố ý mà rơi đúng vào sự chọc ghẹo đó: ?oHai núm vú cô gái vươn cao và cong lên mãi, anh với miệng theo không kịp. Những dòng sữa mát lạnh tuôn chảy vào miệng anh từ đôi bầu vú căng đầy, miệng anh không kịp hứng. Chảy xuống bụng anh, xuống đùi anh làm anh cúi với theo. Chao ôi! Anh cúi xuống, cúi xuống nữa, phía dưới chiếc bụng phẳng mềm của cô là cả một bức tranh anh chưa từng thấy. Bức tranh ấy ưỡn cong giấy lụa nhích sát về phía anh. Nó toả ra hương vị đặc biệt. Anh chẳng biết gì nữa kể từ lúc ấy...?. Tôi quả thực không hiểu được bức tranh giấy lụa ở đây là gì? ******** mà cũng đánh đố trí thông minh của nhau như thế này thì trí thức thật!
    Xin mở ngoặc ở đây là tôi không có ý định lấy ?oMan nương? làm tiêu chuẩn cho Bóng đè. Tôi chỉ để hai trích đoạn cạnh nhau để thấy chúng liên quan đến nhau thế nào, những trường hợp như vậy cũng khá hiếm trong văn học.
    Bóng đè có vẻ đang đặt ra nguyên tắc (vật lý học hiện đại?) cho ********: âm đạo chỉ chảy nước khi trước mặt là ?ohoàng tử?, ********* chỉ cương cứng khi đối diện với ?olọ lem?. Tôi sợ là lọ lem và hoàng tử hiếm như lá mùa thu, nguyên tắc ******** khó khăn thế, tám mươi triệu nhân dân Việt Nam (anh hùng) có lẽ sẽ trở thành thị trường vi-a-gờ-ra béo bở nhất thế giới. Uy-nét-xì-cô chắc phải ra tay tiếp viện. Người Việt Nam thấp bé nhẹ cân có hy vọng được mua thuốc kích thích loại nhẹ, giá cung cấp nội bộ?
    Ðó là một vài suy nghĩ của tôi về Bóng đè. Những thành công của tác phẩm này mà người ta cố đưa ra như dân tộc, truyền thống, ám chỉ, tượng trưng, theo tôi, không có gì là mới mẻ, chúng đều ra đời từ lâu, và cũng không được Ðỗ Hoàng Diệu cho thêm sáng kiến nào.
    Mỗi độc giả có cách đọc riêng của mình. Tương tự, những người cầm bút theo đuổi những mục đích sáng tác khác nhau, các nhà phê bình áp dụng các phương pháp chuyên môn khác nhau. Tuy vậy, theo thiển ý của tôi, nếu ai đó muốn đề cao Bóng đè thì nên tìm những cách độc đáo hơn một chút. Chẳng lẽ cứ nói đến Bóng đè là phải dân tộc, truyền thống, ám chỉ, tượng trưng... Chẳng lẽ để ca ngợi một đôi mắt, chẳng còn câu nào ngoài cái câu muôn thuở: ?oÔi, mắt em là ánh nước hồ thu!?
    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 09:01 ngày 20/02/2006

Chia sẻ trang này