1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thuận-Chinatown

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 17/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. conmeotamthe

    conmeotamthe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0

    Paris 11 tháng 8
    Chương 5 (phần 2)
    Bây giờ cố nhớ lại, chi tiết thì quên hết, còn mỗi cảm giác bồng bềnh, không trọng lượng, như con tàu vũ trụ vượt ra ngoài sức hút của trái đất. Pát bảo: khéo mày có thai cũng nên. Liên ngượng nghịu không nói gì. Pát nhìn Liên rồi bảo: tao thì chẳng bao giờ có thai. Liên càng ngượng, im thin thít. Pát thản nhiên nói tiếp: tao nạo từ hồi mười ba tuổi, hai năm nạo ba lần. Bác sĩ phụ khoa chẳng đeo găng gì cả, thọc cả mười ngón vào cửa mình, thọc đi thọc lại mấy lần mới moi được cái nhau. Tao đau quá. Mười lăm tuổi tao uống thuốc tránh thai. Một viên tránh được một năm, đắt như vàng, giá bằng mấy chục lít sữa. Tao cặp với một thằng con nhà giàu. Chị nó gửi từ Mỹ về. Hai năm sau nó trèo thuyền đi Mỹ. Hết thuốc. Tao mặc kệ không uống. Đào đâu ra tiền mà mua. Cuối cùng cũng chẳng làm sao. Có lẽ tao điếc hẳn rồi. Sang bên này mới biết thuốc chống thai tao từng uống, bọn Mỹ sản xuất riêng cho lợn và bò. Hai viên là tiệt sản. Nghĩ cũng hoảng. Nhưng kệ xác. Còn trẻ còn chơi. Cái khoản đấy tao mạnh lắm. Nguyên đêm khai mạc triển lãm, tao chơi hai lần năm thằng. Sức của tao năm thằng mới thỏa. Liên trợn mắt. Pát cười khẩy rồi nói một câu ngắn gọn: miễn bàn. Pát còn kể nhiều chuyện, chuyện nào cũng dính dáng đến khả năng sinh lý vô địch của nó. Nó có vẻ vừa tự hào vừa thích thú. Chuyện đi Pháp của nó cũng khởi nguồn từ đấy. Hồi đi làm thợ may ở La Habana, nó cặp năm thằng trong cùng một nhà máy. Lúc nào có thời gian là lôi nhau đi. Trên bàn. Dưới đất. Giữa đống vải vụn. Trong kho để rác. Góc phòng thay quần áo. Buồng tắm công cộng. Giờ nghỉ ăn trưa. Nửa tiếng giao ca. Đêm trực cuối năm. Mười lăm phút quản đốc đi toa lét. Có hôm hung quá, một thùng kim máy khâu đổ xuống. Cả bọn tái mặt. Không dám gọi ai. Không dám động đậy. Một thằng đành để một đống kim đâm vào tay mới trườn được ra ngoài, tìm cách cứu đồng bọn. Sáu tiếng liền gỡ từng cái kim. Sáu tiếng liền hút máu đọng. Sau sự kiện ấy, cứ tưởng chúng nó nhớ nhau đến già. Nhưng trên thực tế, đoàn kết khó lắm. Tính cá nhân bao giờ cũng mạnh hơn tinh thần tập thể. Năm thằng ghen nhau, chỉ rình rình để đánh nhau, sau cùng, kiện nhau lên cả ban chấp hành đoàn thanh niên. Nó bị kỉ luật. Năm thằng kia cũng bị kỉ luật. Nó ngồi chơi xơi nước ở nhà một năm liền. Lý lịch hủ hóa vào đâu cũng không lọt. Đói mềm cả người thế mà vẫn còn sức chiến đấu, tối nào không tìm được năm thằng phục vụ thì khó chịu lắm, mất ngủ là cái chắc. Pát bảo đói bánh mì nhịn được, đói sữa nhịn được, nhưng đói năm thằng con trai thì không tài nào nhịn nổi. Sau đó, Pát xin được vào một công ty du lịch, Pát quen thằng phó phòng tổ chức, trước đây từng quan hệ với Pát, sau lấy vợ con gái giám đốc, được lên chức cũng phải tỏ ra đứng đắn. Thằng này không quên Pát, phân cho nó làm hướng dẫn viên, lúc không có việc thì làm kế toán. Hai năm sau, Pát quen được một thằng người Pháp, làm đám cưới giả rồi chuồn. Chuyến đi của Pát gian truân vô cùng. Thằng người Pháp đồng tính luyến ái, có một thằng bồ người Cuba bị bệnh ghen khổ ghen sở. Hôm đăng kí kết hôn ở lãnh sự quán Pháp, thằng bồ đến làm rùm beng, quẳng lên bàn một tập ảnh hai thằng chụp chung với nhau. Trưởng phòng lãnh sự quyết định đình chỉ đám cưới. Phút cuối, Pát nhờ được một nhân viên sứ quán dàn xếp. Nhân viên sứ quán một thời cũng phát điên phát rồ vì Pát, nhưng không dám bỏ vợ. Pát cũng bảo thẳng là chỉ thích chơi bời. Được một thời gian thì chia tay nhau. Bây giờ cũng chẳng nhớ vì sao. Đám cưới giả của Pát, cả sứ quán biết. Nhân viên sứ quán - người tình cũ, biết đầu tiên. Vừa nghe tiếng Pát trong điện thoại, bảo mang hộ chiếu đến càng sớm càng tốt. Đêm ấy, Pát với thằng chồng hờ bí mật làm thủ tục đám cưới, phó phòng lãnh sự chủ hôn, nhân viên sứ quán và vợ làm nhân chứng. Giấy tờ kí xong, vợ nhân viên sứ quán ra bắt tay, trả lại quyển hộ chiếu, visa vào Pháp có hiệu lực từ ngày mai. Hóa ra vợ nhân viên sứ quán làm việc ở phòng thị thực, đã biết chuyện của Pát với chồng từ lâu mà không thù, còn đứng ra bảo lãnh. Hôm sau, Pát bay ngay chuyến Air France đầu tiên. Thằng chồng hờ thì ở lại chơi bời thêm một thời gian. Thằng bồ đồng tính vẫn không hết cơn ghen, dọa sẽ tố cáo lên bộ Nội Vụ Pháp. Thằng bồ đồng tính gọi điện từ Cuba chửi bới Pát hết lời, cuối cùng chua chát nói: số tao ruồi bâu, người yêu Pháp đàng hoàng mà không được quyền cưới, không được quyền nhập quốc tịch, không được quyền nhảy thoát y vũ ở Paris. Pát bảo Liên thì ra thằng bồ đồng tính chỉ ghen khổ ghen sở với cái quốc tịch Pháp, Pát chẳng áy náy làm quái gì cho mệt đầu. Pát sang Pháp hai năm cũng không hết gian truân vì thằng bồ đồng tính của thằng chồng hờ. Hai năm đợi nhập quốc tịch, Pát bị bộ Nội Vụ gọi lên ba lần, ba cái đơn tố cáo bằng tiếng Tây Ban Nha của một công dân Cuba tên là Ricardo Sanchez, gửi từ La Habana, không thể không khiến công an Pháp nghi ngờ. Công an Pháp hỏi tại sao chồng hay đi chơi Cuba, lại toàn đi một mình. Pát trình cái giấy nó bị ban chấp hành đoàn đình chỉ vì tội làm mất đoàn kết nội bộ. Pát bảo ai sẽ bảo đảm an toàn cho nó khi quay về La Habana. Công an Pháp hỏi: tại sao bà gác cổng bảo hai vợ chồng không ngủ với nhau, chồng nằm trên giường, vợ nằm đi-văng. Pát trình cái giấy bác sĩ bệnh viện Cuba chứng nhận nó bị viêm mũi bẩm sinh. Pát bảo nó ngáy to hơn mức bình thường, chồng nó thì mắc bệnh mất ngủ mãn tính. Công an Pháp hỏi: thế còn quan hệ giữa chồng với một người đàn ông Cuba. Pát trình tờ giấy của đoàn thanh niên đình chỉ thằng Ricardo Sanchez vì tội quấy nhiễu ********, nạn nhân là hai nữ đoàn viên. Pát bảo chồng nó là nhà báo chuyên viết bài về Cuba, chồng nó quen tất cả mọi người chứ không riêng gì Ricardo Sanchez. Công an Pháp xem xong tờ giấy của đoàn thanh niên thì gật đầu bảo luật pháp Cuba tiến bộ thật. Hai năm sau, được vào quốc tịch, Pát dọn ra ở riêng. Thằng chồng hờ bảo ở đâu cũng được nhưng hai đứa chẳng cần ly dị, thuế má lợi lắm, nay mai muốn xin con nuôi cũng đơn giản. Thằng chồng hờ cười cười: hay là tao với mày làm một đứa. Thằng chồng hờ sợ về già chẳng còn sức chơi bời, muốn một đứa con cho đỡ lủi thủi. Có con xong, để con lại, Pát muốn đi đâu, muốn ở với ai, muốn lấy đồ đạc gì trong nhà này thằng chồng hờ chấp nhận hết. Nhưng Pát không chịu. Pát bảo: miễn bàn. Pát thích câu này. Bí cách trả lời là phang ra. Có vẻ như sau một quá trình sử dụng ngôn ngữ, ai cũng tìm được cho mình một câu yêu thích. Các nhà chính trị: tôi xin hứa sẽ làm hết sức mình. Các thẩm phán: không còn nghi ngờ gì nữa. Các vị gác cổng : chính mắt tôi chứng kiến. Mai Lan: sống rồi sẽ biết. Pát: miễn bàn. Thầy giáo vi tính: mọi việc đều tốt chứ, thôi bây giờ chúng ta làm việc nghiêm túc nhé. Anh trai Liên: cái đó sẽ tính. Bà già láu cá: ôi thật không sao tin nổi. Ôi thật không sao tin nổi khối u trong ngực làm tôi cả đêm không chợp mắt. Ôi thật không sao tin nổi cả tuần tôi chỉ đợi Liên đến để gãi lưng. Lần cuối cùng bà già láu cá bảo: ôi thật không sao tin nổi con người ta lại vô ơn như vậy. Rồi bà than thở đám con cháu bỏ mặc bà một mình, vài ba tháng mới gọi điện một lần, cũng chỉ để moi một tờ séc. Chưa đứa nào biếu bà sô-cô-la. Chưa đứa nào tặng bà bưu ảnh. Chưa đứa nào mua cho bà bó hoa. Chưa đứa nào xoa ngực hộ bà. Mùa hè chúng nó đi nghỉ mát. Bà xin số điện thoại cầm tay, cũng không cho, sợ bị làm phiền, sợ phải chăm sóc, sợ bà thọ thêm mấy năm. Lần cuối cùng bà nài nỉ Liên xoa ngực ba vòng làm Liên thù đến tận bây giờ. Bà già láu cá đóng kịch cực giỏi. Câu bà ưa thích nhất cũng rất kịch: ôi thật không sao tin nổi. Pát bảo: tiếc thật, tao mà biết trước, tao giúp mày cho bà già ra tòa, tội quấy nhiễu ********, tao làm nhân chứng. Liên nhướng mắt. Pát bảo: cái đó dễ không, mày giả vờ ốm, tao đến làm việc thay mày, tao với mày cùng một công ty. Liên im lặng lắc đầu. Pát bảo: tao cược với mày, bà già nhìn thấy tao là đòi xoa ngực. Liên lại nhướng mắt. Pát bảo: mày không thấy ngực tao hấp dẫn à. Liên chẳng hiểu gì. Pát phá lên cười: thôi đằng nào bà già cũng nghoẻo rồi. Liên định phản ứng. Pát chặt luôn một câu: miễn bàn. Liên muốn hỏi Pát kiếm đâu ra tờ giấy đoàn thanh niên đình chỉ thằng Ricardo Sanchez. Sau lại thôi. Thế nào nó chẳng phang câu cửa miệng. Mấy lần nữa định hỏi, vẫn ngại. Bây giờ thì làm gì còn dịp nào.
  2. conmeotamthe

    conmeotamthe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0

    Paris 11 tháng 8

    Chương 6 (phần 1)
    Les Echos: Francois Chereque hôm qua đã tố cáo ?~sự suy sụp của hệ thống y tế tự do?T. Các bác sĩ hành nghề tự do, và đặc biệt là các bác sĩ đa khoa, những kẻ đã bỏ thánh phố đi nghỉ hè vào tháng 8, họ không chịu trách nhiệm phần nào ư ?
    Pierre Costes: Không thể nói như thế được. Hai ngày cuối tuần 16 và 17 tháng 8, có 3 000 bác sĩ làm việc trong các thành phố. Hơn nữa, ngay khi thủ tướng cho phép các tỉnh trưởng phát động kế hoạch Màu Trắng, chúng tôi đã đề nghị các bác sĩ đa khoa phải sẵn sàng phục vụ các tổ chức cứu thương trong vùng. Trong tư cách chủ tịch hội bác sĩ đa khoa, tôi không muốn bút chiến với Francois Chereque. Lời phát biểu của ông ta cần được giải thích. Tôi cho rằng sự phê phán của ông ta trên thực tế hướng tới công việc chăm sóc y tế trong thành phố nói chung. Đó là sự thật mà chúng tôi cũng lên án từ lâu. Trong từng vùng, không có một hệ thống riêng biệt, được tổ chức đàng hoàng để liên kết tất cả các nhân viên làm công việc này với nhau. Đây phải là một bài học rút ra từ thảm họa. Nhưng đề tài này cần được nhìn nhận một cách rộng hơn. Những công việc hữu ích và cấp bách đầu tiên là báo trước hạn hán, cung cấp hơi mát và nước uống. Đó là vấn đề xuất phát từ trách nhiệm chung của nhiều người, nhiều ngành khác nhau chứ không chỉ của những nhân viên y tế. ở Pháp, người ta cứ có khuynh hướng đổ hết mọi vấn đề sức khỏe cho bệnh viện (báo Les Echos, 22/08/2003)
    Cuối tháng giêng, văn phòng ANPE gọi Liên lên. Thế nào tìm thấy việc gì chưa? Liên lắc đầu. Tìm được việc như cũ không đơn giản đâu. Liên gật đầu. Học thêm cua gì nhé. Liên không lắc cũng không gật. Cô thư kí bật máy vi tính, xem lại hồ sơ, gọi điện thoại bàn bạc, cuối cùng quyết định gửi Liên đi học một lớp đặc biệt, chỉ dành cho những người đã tốt nghiệp đại học. Cô thư kí bảo cũng nhờ nhận xét tích cực của thày giáo vi tính, trong báo cáo gửi lên ANPE có kèm cả bức thư Liên gửi các vị chủ nhà, như thế là vừa học vừa hành, một phẩm chất đáng được đề cao. Lớp học đặc biệt ở một nơi cũng đặc biệt. Liên đến địa chỉ ghi trên giấy giới thiệu, qua mấy bốt thường trực, mấy cửa quay, mấy thang máy, mấy hành lang dài, bỗng đâm sầm vào một bao cao su vĩ đại chưa từng thấy. Liên hoảng hốt lùi lại thì nhận ra trước mặt là một áp-phích chống sida. Một ông đầu hói, áo vét kẻ ca-rô, cà vạt chấm đỏ, đang chơi trò chơi điện tử ngẩng lên bảo: ấn tượng quá hả? Liên bỏ ra ngoài mở sơ đồ, hoá ra là phòng phụ trách vi tính, nằm cách phòng giáo viên của Liên hai hành lang. Cảm giác gặp ông ta ở đâu rồi. Đi loanh quanh một lúc cũng đến nơi. Vẫn sớm mười phút. Liên ngồi đợi bên ngoài, mở ca-ta-lô ra xem cho đỡ hồi hộp. Đọc đến trang cuối cũng láng máng hiểu văn phòng ANPE phải trả cho lớp học đặc biệt này một khoản tiền tương đương với sáu tháng lương của Liên. Để đào tạo Liên thành một cán bộ hành chính sơ cấp. Với bốn lựa chọn chuyên môn: hoặc nhân viên phòng tổ chức, hoặc trợ lý giám đốc, hoặc thư kí ban điều hành, hoặc cộng tác viên bộ phận đối ngoại. Mỗi lựa chọn chiếm một trang ca-ta-lô, trang nào cũng kèm ảnh màu, một nữ một nam quần áo thẳng tắp, tay cầm bút bi, tay cầm chuột vi tính. Liên hoảng sợ. Năm ngày thôi mà thay đổi hẳn cuộc đời. Toàn thân lạnh toát. Biết thế này từ chối cho xong. Nguyên việc mặc quần áo thẳng tắp cũng là một thử thách. Liên hầu như không biết sử dụng bàn là. Hồi ở nhà, nếu có phải là quần cho bố và anh trai, bao giờ Liên cũng làm thành hai ly. Có lần làm xém một gấu. Bố lắc đầu. Anh trai lắc đầu. Về sau, không ai dám nhờ. Anh trai Liên khi còn là sinh viên năm thứ tư đại học Kinh tế-Kế Hoạch, sau này đổi thành Kinh Tế Quốc Dân, theo bạn bè đi xin quẻ đền Trần thị xã Hưng Yên, rồi mang sang cho ông Thanh Hùng ở phố bên cạnh giải hộ. Xếp hành một buổi sáng mới tới lượt. Ông Thanh Hùng là diễn viên đoàn kịch thị xã, mũ phớt, kính trắng, áo gi lê len, nghe nói thạo cả Pháp văn. Ông Thanh Hùng xem đi xem lại lá quẻ rồi vỗ vai bảo một câu thân mật: có em gái thì giữ cho chặt nhé, thần nữ cứu tinh đấy. Anh trai Liên nghe xong không hỏi gì thêm. Trên đường về nhà, bạn bè vặn gì cũng không nói. Mặt mũi nghiêm trang như vừa tìm được kho báu. Anh trai Liên tốt nghiệp loại trung bình. Ra trường nhờ bác thằng bạn thân xin cho một chân kế toán ở Công ty xuất nhập khẩu Máy, trực thuộc bộ Ngoại Thương. Đi làm mấy tháng thì đăng kí học thêm tiếng Bun. Mọi người ai cũng cười. Tiếng Nga, tiếng Đức đang là mốt. Anh trai Liên bỏ ngoài tai. Hết khóa học, đi thi bằng ngoại ngữ ở đại sứ quán Bun. Phòng thi có hai thí sinh. Cô giáo người Bun tóc vàng, mắt xanh, đẹp như thiên thần, chẳng buồn đọc câu hỏi, cho luôn điểm cao nhất, bảo lên đường may mắn nhé. Một tháng sau, anh trai Liên nhậm chức bí thư thứ hai Thương Vụ, thí sinh kia nhậm chức trưởng phòng quản lý lưu học sinh. Cùng ngồi một chuyến máy bay Hà Nội - Xô-phi-a. Hai người về sau rất thân nhau. Cả hai cùng tuổi tí. Quan lộ thênh thang. Vài năm lên một bậc. Anh trai Liên giữ kín bí mật về lá quẻ đền Trần. Mỗi lần nhận được giấy bổ nhiệm của bộ lại vỗ vai Liên thủ thỉ: khổ thân cô em hy sinh cho ông anh, ông anh sẽ trả ơn đầy đủ, cái đó sẽ tính. Liên đang học cấp một, cấp hai, chẳng bao giờ hiểu điều anh muốn nói. Hơn mười năm trôi qua, cũng chẳng hiểu thêm mấy. Một bà mặc váy đỏ đi qua gật đầu chào rồi mở cửa vào phòng. Liên vội đứng dậy vào theo, liếc đồng hồ, đã quá hai mươi phút. Phòng vuông vắn, đèn sáng trưng. Một tờ giấy màu vàng để giữa bàn làm việc, trên lèn cái thước kẻ. Bà váy đỏ cầm lên đọc rồi bảo: giáo viên bận, có cuộc họp đột xuất. Liên chẳng hiểu gì. Bà váy đỏ lại bảo: giáo viên là cán bộ quan trọng, hay bận lắm. Liên vẫn chẳng hiểu gì. Bà váy đỏ chỉ tay vào tờ giấy màu vàng: giáo viên đề nghị ngày mai, giờ này. Liên im lặng. Bà váy đỏ bỏ ra ngoài. Liên đi theo. Ra đến thang máy mới quay đầu lại chào thì bà váy đỏ đã ở đầu kia hành lang, guốc cao gót mà đi thoăn thoắt. Sáng hôm sau, Liên quay lại, vẫn từng ấy bốt thường trực, cửa quay, thang máy, hành lang dài. Khủng khiếp nhất là không hiểu bằng cách nào lại đâm sầm vào bao cao-su vĩ đại. Ông đầu hói, bỏ dở trò chơi điện tử ngẩng lên: ấn tượng quá hả? cứ như chưa nhìn thấy Liên bao giờ. Liên chợt nghĩ tới thầy giáo vi tính, đầu hói, áo vét ca-rô đen trắng, cà vạt chấm đỏ. Hèn nào tưởng đã gặp ở đâu. Dân vi tính nhiều cái trùng lập. Liên tưởng tượng thầy giáo vi tính đang chơi trò xếp gạch, gạch rơi chít chít, sau lưng là áp phích quảng cáo xi-líp dây.
  3. conmeotamthe

    conmeotamthe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0

    Paris 11 tháng 8

    Chương 6 (phần 2)
    Vừa đi vừa cười cũng đến được phòng giáo viên. Cửa mở hết cỡ. Đèn sáng trưng. Giáo viên ngồi giữa phòng. Sơ mi tím than cổ bẻ. Mặt nghiêm trang. Thấy Liên bước vào, đưa mắt nhìn đồng hồ. Nguyên tắc đầu tiên là đúng giờ. Giọng cũng nghiêm trang khủng khiếp. Liên ngồi xuống ghế đối diện, mắt nhìn vào quả bóng thủy tinh để trên bàn, nhìn một lúc thấy cung điện Versailles chơi vơi trong tuyết, nhìn một lúc nữa thấy bức tượng vua Louis XIV bé đúng bằng cái đầu tăm, bộ tóc dả phập phồng. Phòng sáng trưng, có vẻ còn sáng hơn cả hôm qua. Im lặng tuyệt đối. Tiếng cốc cốc lúc nhanh lúc chậm theo một điệu nhạc vừa hiện đại vừa cổ điển. Giáo viên hình như quên hẳn Liên, mắt nhìn màn hình, tay bấm bàn phím như chơi piano, trước mặt là một cuốn sách vừa to vừa dày. Liên e hèm. Giáo viên không phản ứng, không hiểu có nghe thấy không. Thỉnh thoảng mở sách, tìm một trang nào đó, lẩm bẩm mấy từ vô nghĩa, rồi lại gõ máy tính. Liên ngó lên tường. Một khung mạ vàng treo ảnh giáo viên với gia đình. ảnh cưới cô dâu chú rể hớn hở. ảnh tuần trăng mật du thuyền trên biển. ảnh cả nhà hai vợ chồng, hai đứa con một trai một gái, đồng phục trượt tuyết áo đỏ, quần tím than, trên đầu mặt trời rực rỡ. Cạnh khung mạ vàng là mấy bức tranh trẻ con, toàn người máy và máy bay, khói nhằng nhịt. Một bức bố cục có vẻ chắc nhất, có lẽ do cô giáo gà hộ, vẽ lẵng hoa nhiều màu, bên dưới là một bài thơ được in sẵn, chữ to và đậm :
    Hôm nay là ngày lễ gì ?
    Ngày lễ của bà ?
    Ngày lễ của bố ?
    Ngày lễ của ông ?
    Không,
    Hôm nay là ngày lễ của mẹ
    Mẹ ơi,
    Con không biết chúc mẹ điều gì,
    Sách thì dày
    Từ điển cũng dày
    Mà con thì một chữ cũng không biết
    Nếu mẹ muốn
    Thì đây là những bông hoa con vẽ cho mẹ
    Còn nói thành lời
    Thì con chịu đấy
    Một chữ con cũng không biết.
    Hôm nay là ngày lễ gì ?
    Ngày lễ của bà ?
    Ngày lễ của bố ?
    Ngày lễ của ông ?
    Hôm nay là ngày lễ gì ?
    Liên đọc thêm hai lần nữa. Vẫn chỉ nhớ mỗi câu: Hôm nay là ngày lễ gì. Thời gian tưởng như không dừng. May mà có tiếng còi hú. Giáo viên ngẩng đầu bảo: ăn ngon nhé. Nói xong tắt máy vi tính, đứng lên. Hóa ra bên dưới áo sơ mi màu tím than là váy màu tím than, guốc cao gót cũng màu tím than. Giáo viên hẳn tự hào về cơ thể lắm nên áo và váy bó sát người không đủ còn thắt thêm hai vòng dây da. Tóc cắt cao. Mắt đeo kính. Móng tay tỉa gọn. Mặt dài. Mũi dài. Gò má cao. Môi dầy. Không hiểu đẹp hay xấu. Cũng không thể đoán tuổi. Chỉ cảm giác là nghiêm trang và năng động. Liên xuống đường, lang thang mãi cũng kiếm được một vườn hoa nhỏ, hai phụ nữ bụng to đang trông năm đứa trẻ con nghịch cát. Liên ngồi xuống một cái ghế trống, gặm bánh mì, gặm xong lại bỏ một hộp bích qui ra ăn. Vườn hoa mùa đông chẳng có bông hoa nào, cây cối xơ xác, bầu trời xám xịt, đài phun nước im lìm. Năm đứa trẻ thôi nghịch cát, lại gần nhìn Liên chằm chằm. Liên rút bích qui ra cho mỗi đứa một chiếc. Hai phụ nữ bụng to khệnh khạng đứng lên, mồm kêu suỵt sụyt, rồi đồng thanh: về nhà ăn cơm đi. Cả bọn xếp thành một hàng. Đi qua một gốc cây, năm đứa trẻ chạy ra vứt bích qui vào sọt rác công cộng. Liên ăn hết gói bánh, tìm chai Coca Cola. Uống một ngụm to, đỡ khát hẳn. Bụng căng phồng. Liên tự hỏi do đâu mỗi khi sợ lại phải nhét một cái gì đấy vào mồm. Có phải để chèn nỗi sợ vào dạ dày. Nhưng vì sao vào dạ dày mà không vào tim hay phổi hay dạ con là một chỗ chắc chắn khá rộng? Bản năng của con người là ham sống sợ chết nên không chọn cả tim lẫn phổi để chèn nỗi sợ, còn dạ con thì đàn ông không có. Cuối cùng dạ dày là thùng nước gạo, chứa đồ ăn đồ uống, còn chứa thêm cả nỗi sợ. Mỗi ngày con người có thể cho vào bụng cơm nếp, rau xào, thịt kho, bánh mì, mì ống, gà rô ti, xà lách trộn dầu, Coca Cola, cá sạc đin sốt cà chua, sô-cô-la và các loại bánh... nhiều nhất là ba cân. Con số cũng đáng kể nhưng chúng không được giữ trong bụng lâu hơn một ngày mà bị thải ra ngoài liên tục bằng con đường tiểu tiện và đại tiện (theo thống kê, toa-lét là chỗ được sử dụng nhiều nhất trong nhà). Trong khi đó, nỗi sợ tuy không thể tính thành cân, nhưng phong phú không kém, đã nhập vào rồi thì khó bỏ đi, có thể đến từ vô vàn lý do, hoặc không xuất phát từ một nguyên nhân nào cả. Người Việt Nam đẻ ra là tự động biết sợ ma, sợ mơ thấy lửa, sợ gò má cao, sợ nốt ruồi ở tuyến lệ, sợ ăn thịt chó đầu tháng, sợ ăn thịt vịt đầu năm, sợ hương không uốn, sợ pháo không nổ, sợ năm hạn, sợ tuổi xung, sợ sao Thái Bạch, vân vân và vân vân. Người Pháp không sợ vu vơ như vậy. Người Pháp gọi đó là mê tín dị đoan. Nhưng người Pháp học cấp một đã sử dụng trôi chảy các thuật ngữ: thất nghiệp, trợ cấp xã hội, lương tối thiểu, tiền thuê nhà, tiền trả góp, tiền bảo hiểm ô tô, hợp đồng làm việc ngắn hạn, dài hạn, thời gian thử thách, thuế thu nhập, thuế thổ trạch, thuế ngự cư, thuế vô tuyến truyền hình, thuế giá trị gia tăng... Người nước ngoài ở Pháp còn sử dụng trôi chảy thêm một số thuật ngữ khác: thẻ cư trú tạm thời, thẻ cư trú vĩnh viễn, thẻ lao động, hồ sơ tị nạn, hồ sơ quốc tịch, hồ sơ đoàn tụ gia đình, hồ sơ xin trợ cấp...Liên thở dài, từ ngày sang đây nhai luôn mồm. Xong lại nghĩ nhưng lúc này đây sợ cái gì mới được. Không lẽ sợ hai phụ nữ bụng to. Hai phụ nữ bụng to không mắng mỏ, không chê trách, không gây gổ, không dọa báo lên công an, không đòi tát cho một cái, không bắt bồi thường, không lập biên bản rồi nhờ người qua đường làm chứng. Nghĩ mãi chẳng hiểu sợ gì. Mà vẫn thấy sợ. Vu vơ không kém Hà Nội. Kết quả là gói bích qui và chai Coca Cola vật vã trong bụng. Năm đứa trẻ vẫn dắt tay nhau thành một hàng dọc. Hai phụ nữ bụng to đi hai đầu. Cả bọn lặc lè, mãi mới ra tới cổng, rồi từ cổng mãi mới ra tới ngã tư. Đường hai chiều. Ô-tô phải dừng lại, bấm còi tin tin. Liên vẫn loay hoay với nỗi sợ vu vơ thì thấy giáo viên và bà váy đỏ tiến lại. Hai người vừa đi vừa nói chuyện. Tay bà váy đỏ chém vào không khí. Tay giáo viên chém vào không khí. Bên ngoài sơ mi tím than là một áo khoác cũng màu tím than. Cả cây tím than nhìn từ xa vẫn không hết nghiêm trang và năng động. Liên tự hỏi có nên trốn vào gốc cây bên cạnh thì cả hai đã đi qua. Giầy cao gót mà bước nhanh ghê. Phăm, phăm, phăm. Cứ như không có gì dưới đất. Những phụ nữ quan trọng như thế chắc không bao giờ bị vấp ngã. Không nhìn xuống đất cũng không bị vấp ngã. Những phụ nữ kém quan trọng thì không đi guốc cao gót cũng vấp ngã. Bà gác cổng khu nhà Liên ở chẳng hạn, hay vấp ngã đến nỗi bạc cả mũi giầy. Bà đưa thư cũng vài lần vấp ngã, từ cổng đến hộp đựng thư có mấy bước chân mà cũng vấp ngã, không hiểu thế nào. Hai cô nhân viên siêu thị Franprix tuần trước bê sọt rau xà lách va phải chiếc xe đẩy, cả người cả hàng đổ kềnh đổ càng. Các cụ già thì thường xuyên vẫp ngã, nhất là trong buồng tắm, móng tay dài cào rách da Liên. Con bé Cuba có vẻ rắn rỏi thế mà cũng vấp ngã, nó bảo nhà cửa ở đây kinh thật, toàn kính là kính, lại lau trong veo, nhiều khi tưởng không có gì cứ thế lao đi, may mà kính năm ly chứ không đền sạt nghiệp. Bà hàng xóm của Liên thì sau đợt vấp ngã một mạch từ tầng bảy xuống tầng năm còn ngã thêm một lần nữa, cũng vì dẫm nhầm vỏ chuối, nhưng đến tầng sáu thì dừng lại, cái chổi vẫn leo xuống đến tầng trệt. Liên nghe thấy nhưng không chạy xuống đỡ, cũng không bấm điện thoại gọi xe cấp cứu. Bà ta biết nên hôm chống chổi về nhà, nhìn thấy Liên thì quay mặt đi. Nhờ thế mà Liên đỡ phải nghe một bài ca khác về những con chuột sạch sẽ ở tầng sáu. Một buổi chiều mùa thu mốc meo đã lâu, một trong những con chuột đó từng xông thẳng vào phòng Liên, không gõ cửa trước, để bảo rằng la-va-bô của Liên đang làm phòng ngủ của nó ngập trong trận hồng thủy. Liên bị kéo xềnh xệch xuống hiện trường để có dịp chứng kiến bức tường cao bốn mét rưỡi, gắn hoa văn mạ vàng, bị rộp lỗ chỗ như mắc bệnh phỏng dạ. Con chuột sạch đẹp vò đầu bứt tai chưa đầy một ngày mà bức tường biến dạng, nó chầu trực hai chục năm mới được hưởng gia tài, lại phải đóng mấy trăm nghìn euro tiền thuế mới được vào ở. Nó bảo: nhìn chùm nho kìa, thợ nề nào làm lại được bây giờ. Sau đó Liên phải kí vào bản tường trình gửi lên văn phòng bảo hiểm nhà cửa, trong đó ghi bức tường phòng ngủ thiệt hại nặng nề, nặng nề nhất là ba quả nho hoa văn mạ vàng bị rụng khỏi cành. Văn phòng bảo hiểm ngày hôm sau đã gửi đến một thợ nề. Bức tường được trát và sơn lại hoàn toàn, có phần còn phẳng và đẹp hơn xưa. Nhưng ba quả nho mạ vàng thì thợ nề bó tay, loay hoay mấy ngày mà chúng cứ nhất định biến thành ba quả táo. Con chuột sạch đẹp lại vò đầu bứt tai, đòi văn phòng bảo hiểm gửi thợ nề khác. Văn phòng bảo hiểm không chịu, bảo thợ nề tay nghề bậc bảy không chuyển được táo thành nho thì đành thôi. Nghe nói bây giờ con chuột sạch đẹp vẫn đang theo kiện, luật sư mấy lần mang máy ảnh số đến chụp ba quả táo. Liên vẫn một mình một vườn hoa. Mùa đông, chẳng ai ra vườn hoa ngồi ăn trưa. Giáo viên và bà áo đỏ chắc vẫn đang tranh luận trong quán ăn, hai cái dao chém vào không khí. Còi hú lần nữa. Liên nhìn đồng hồ rồi đứng lên. Lúc đi qua cổng công viên mới thấy bảng nội qui:
    1. Cấm mang chó vào dạo,
    2. Cấm bẻ hoa, vặt lá cây,
    3. Cấm nằm ngủ trên ghế,
    4. Cấm tắm ở đài phun nước,
    5. Cấm ăn, uống và xả rác ra vườn.
    Thế mới biết các phụ nữ bụng to tôn trọng kỉ luật thật. Chắc chắn câu về nhà ăn cơm đi lúc nãy là dành cho Liên. Rồi lại băng qua bốt thường trực, thang máy, cửa quay, hành lang. Không rơi vào bao cao su vĩ đại nhưng lại đi hai vòng hành lang tầng dưới. Tới được phòng giáo viên thì bánh mì cũng vừa vặn tiêu thành bột nhuyễn. Coca Cola lọc bọc kêu than. Cửa phòng khép chặt. Hai ghế dựa lại được dịp đỡ hai bàn chân đi tất len xanh. Ca-ta-lô được dịp sử dụng làm thuốc chống buồn ngủ. Đọc đi đọc lại, cũng hiểu nếu văn phòng ANPE chịu khó trả một khoản tiền bằng mười hai tháng tiền lương của Liên, năm cua học tiếp theo năm cua này nữa thôi, Liên sẽ có vị trí như giáo viên, nghĩa là có thể thường xuyên vắng mặt vì các cuộc họp khẩn cấp. Học hành quan trọng thế đấy. Không phải chỉ ở Pháp mới thấy học hành là quan trọng. Cũng không chỉ ở Pháp mới có các cuộc họp khẩn cấp. Chị dâu Liên một tuần gọi điện ba lần đến phòng làm việc của chồng. Lần nào cũng được thư kí thông báo vụ trưởng bận một cuộc họp khẩn cấp. Có hôm đang ngồi ăn giỗ cũng bị điện thoại triệu đi họp khẩn cấp. Rồi sáng chủ nhật, rồi bảy giờ tối trong tuần, rồi mồng hai Tết nguyên đán. Chị dâu Liên cuối cùng thuê thám tử tư theo dõi. Trên từng cây số một tháng liền thì phát hiện vụ trưởng đi họp khẩn cấp với cấp trên hai lần, còn mười lần khác đi họp khẩn cấp với em út. Thám tử tư xong việc, đưa cho một phong bì ba mươi sáu tấm ảnh màu chụp hai đối tượng ở ba sáu tư thế khác nhau, đòi chị dâu Liên phải trả phụ phí cao gấp đôi. Thám tử tư bảo vụ trưởng hẳn xuất thân đặc công, đi đến đâu xoá vết đến đấy, theo được vụ trưởng khó hơn mấy lần theo người thường. Thám tử tư lục túi đưa chị dâu Liên xem ba tấm ảnh tư liệu. Một tấm chụp 4giờ 25, vụ trưởng ngồi xe con đọc báo, com lê đen, mũ nồi. Một tấm chụp 4 giờ 42, vụ trưởng ngồi tắc xi, gặm bánh mì, quần tây, áo bu dông, kính râm. Một tấm chụp 5 giờ 15, vụ trưởng ngồi bãi biển, miệng ngậm ống hút, cởi trần, mặc xi líp, một tay là cốc sữa trân châu Đài Loan, một tay là em út bụ bẫm. Anh trai Liên suýt mất chức vì ba mươi sáu tấm ảnh màu. Bộ đã họp và chuẩn bị ra quyết định cho vụ trưởng về hưu sớm hơn chục năm để chăm sóc hạnh phúc gia đình. Thư kí bộ trưởng là chỗ bạn bè thân tín gọi điện thông báo. Anh bảo mỗi câu: cái đó sẽ tính. Rồi đập máy xuống, chẳng giải thích cái đó là cái gì. Anh đến đền Trần thị xã Hưng Yên. Nộp vào thùng công đức năm trăm nghìn. Dâng một mâm hoa quả. Lậy ba lậy. Xưng tên, xưng tuổi rồi xin một quẻ. Ông Thanh Hùng đã thôi diễn cho đoàn kịch thị xã, vẫn mũ phớt, kính trắng, áo di-lê len. Tóc bạc trắng như vôi nhưng mắt chưa toét, răng cũng chưa vẩu. Ngày càng nổi tiếng vì phong cách trí thức giản dị. Ông Thanh Hùng không đọc, chỉ liếc quẻ một cái rồi vỗ vai bảo: cầu gì được nấy, thần nữ cứu tinh ngồi ngay trong nhà. Anh cũng chỉ cần có thế. Không hỏi han gì thêm, đưa ông Thanh Hùng phong bì hai trăm nghìn rồi bước lên xe. Lúc về đi ngang chợ Bắc Qua, anh bảo tài xế dừng lại, rồi đích thân vào mua ba mét lụa Trung Quốc màu hoa thiên lý. Lúc đưa cho Liên, anh nhắc lại: khổ thân cô em hy sinh cho ông anh, ông anh sẽ trả ơn đầy đủ, cái đó sẽ tính. Liên vẫn chẳng hiểu anh muốn nói gì, cất miếng lụa vào đáy va li. Tuần sau, chị dâu Liên gọi điện khoe chồng được bộ chọn làm ứng cử viên tiềm năng nhất cho chức thứ trưởng, giấy bổ nhiệm chỉ vài ngày nữa sẽ gửi đến nhà. Chẳng thấy chị nhắc gì đến ba mươi sáu tấm ảnh màu. Thấy ai khen quan lộ của chồng, chị bảo anh chăm học từ bé nên ở đâu cũng được tín nhiệm. Trên bức tường trước bàn làm việc của anh treo một tờ giấy đỏ ghi dòng chữ: học, học nữa, học mãi. Cả tiếng Việt lẫn tiếng Bun. Liên buồn ngủ quá. Mắt cứ díp lại mỗi khi nghe đến bằng cấp. Vẫn chẳng thấy giáo viên đâu. Uớc gì có Pát ở đây để nó mang cho một tách cà phê nhựa với nửa gói sữa bột. Đến bây giờ cũng không hiểu sao nó biết thói quen ấy của Liên. Một lần hỏi, nó cúp bằng một câu ngắn gọn: miễn bàn. Câu cửa miệng của nó chẳng biết đằng nào mà lần. Sau này, câu của Mai Lan, sống rồi sẽ biết, trìu tượng không kém. Câu của anh trai Liên: cái đó sẽ tính, cũng nước đôi vô cùng. Những câu của các vị khác thì sáng như rọi đèn pha. Không còn nghi ngờ gì nữa. Chính mắt tôi trông thấy. Tôi xin hứa sẽ cố hết sức mình.... Đèn pha chắc phải lên tới vài nghìn oát. Ôi thật không sao tin nổi, là câu của bà già láu cáu thì vừa trìu tượng vừa sáng như rọi đèn pha, đúng là để đọc trên sân khấu. Đợi vài hôm nữa là biết được câu cửa miệng của giáo viên và bà váy đỏ. Mới nghĩ đến bà váy đỏ thì bà ta hiện ra. Liên ngồi nhỏm dậy. Bà váy đỏ mở cửa phòng. Liên vào theo. Một tờ giấy vàng để giữa bàn, trên lèn cái thước kẻ. Giáo viên bận, có cuộc họp đột xuất. Liên ngơ ngác. Bà váy đỏ bảo tiếp: giáo viên là cán bộ quan trọng, hay bận lắm. Liên vẫn ngơ ngác. Bà ấy chỉ vào tờ giấy: giáo viên hẹn ngày mai, giờ này. Nói xong đi thẳng ra cửa. Liên ra theo. Ra đến hành lang thì vỗ đầu, thôi chết câu cửa miệng của bà váy đỏ đây rồi, một cụm ba câu liền một lúc, thế mới năng động. Chắc vài ngày lại có dịp nói một lần, cho một học viên nào đó do ANPE gửi đến, một học viên chót tốt nghiệp đại học ở một nước thứ ba, lưu lạc sang Paris làm nghề tay chân, phải học thêm một cái bằng tương đương của Pháp thì mới đỡ thất nghiệp và nhận mức lương thấp nhất.
  4. conmeotamthe

    conmeotamthe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Chương 7
    Hè vừa qua, trận nắng nóng cao độ đã gây nên một con số tử vong bất thường ở những người cao tuổi. Chính phủ đã bị kết trách nhiệm, bị lên án là không có khả năng nhìn xa trông rộng, thậm chí cả tội vô ý sát nhân. Vụ án này đã được khuấy động, trên mọi phương tiện truyền thông, bởi các khoa cấp cứu, không phải là không mang ẩn ý chính trị (ông Patrick Pelloux, chủ tịch hội bác sĩ cứu thương là một người thân cánh tả đối lập)... Ông M. Chereque, tổng thư kí Công Đoàn Lao Động Pháp (CFDT) đã đổ hết trách nhiệm về số tử vong lên ?~sự suy sụp của của hệ thống y tế tự do?T. Điều này đương nhiên là vô lý vì các bác sĩ hành nghề tự do làm việc khoảng 60 tiếng một tuần, nghĩa là gần gấp đôi số giờ làm việc mà Công Đoàn Lao Động của ông ta bảo vệ... Trước khi phân tích những hậu quả của chế độ làm việc 35 giờ một tuần trong các bệnh viện, tôi nhắc lại rằng chế độ này lúc đầu chỉ được áp dụng cho bộ phận buôn bán (theo quan điểm Mal-tuýt kiểu mới của các nhà chính trị đảng Xã Hội thì công việc không nhiều nên phải chia xẻ cho nhau để không ai bị thất nghiệp). Sau đấy, dưới sức ép của các tổ chức công đoàn viên chức nhà nước đang nhìn thấy cơ hội nâng cao số lượng nhân viên, nâng cao ảnh hưởng và uy quyền của mình, chế độ làm việc 35 giờ một tuần đã được đem tặng cho toàn bộ giới công chức, trong đó có các bệnh viện công... Bệnh nhân cứ việc xếp hàng méo mặt, còn nhân viên bệnh viện ngồi nhà nghỉ ngơi.
    Người ta đã nói nhiều về trách nhiệm trong bi kịch hè vừa qua. Nhưng ít người chấp nhận rằng bộ luật mà chính phủ trước đây đã thông qua về chế độ làm việc 35 giờ mới chính là thảm họa cho hệ thống y tế vốn đã hấp hối của chúng ta. (tạp chí IFRAP, 09/2003)
    Cả tuần liền sau đó, giáo viên liên tục bận các cuộc họp khẩn cấp. Liên cũng liên tục có dịp gặp bà váy đỏ để tin chắc câu cửa miệng của bà ta là một cụm ba câu năng động, hơn cả các chính trị gia, hơn cả các luật sư, hơn cả các vị gác cổng. Cho đến một hôm, mọi việc thay đổi bất ngờ. Liên đến nơi đã thấy cửa phòng mở sẵn. Giáo viên mặc váy ngắn, áo len cổ lọ, khuyên tai màu đỏ, vòng cổ cùng màu có mặt hình trái tim. Máy vi tính đã bật. Quyển sách vừa to vừa dầy vẫn nằm bên cạnh, mở rộng. Một trang có bảng chia làm nhiều ô vuông, mỗi ô vuông chứa một chữ số thập phân. Một trang gồm những từ La tinh rất dài. Chỉ nhìn thôi đã đủ đau mắt. Giáo viên không gõ máy chữ, mặt cũng đỡ nghiêm trang. Liên ngồi xuống đọc bài thơ trên tường. Đọc hai lần vẫn chỉ nhớ mỗi câu: Hôm nay là ngày lễ gì? Giáo viên ngẩng lên, nheo mắt bảo: con trai tặng đấy. Liên im lặng. Giáo viên chỉ vào khung ảnh màu vàng bảo: con trai đây này, bên cạnh là con gái, còn đây là chồng. Liên gật đầu. Giáo viên lại bảo: cả nhà đi trượt tuyết. Liên lại gật đầu. Giáo viên nói tiếp: bây giờ chồng mất rồi. Liên không hiểu gì. Giáo viên lại nói tiếp: huyết áp cao. Liên vẫn không hiểu gì. Giáo viên bảo: nhồi máu cơ tim. Liên gật đầu. Một năm Liên chia tay vài cụ già nhồi máu cơ tim. Cụ nào cũng bất đắc kì tử. Giáo viên bảo: hai đứa con đã ra ở riêng, mỗi đứa một phòng trên tầng bảy. Liên im lặng. Giáo viên bảo: đi du lịch vịnh Hạ Long rồi, thuyền buồm bơi cạnh núi đá nhấp nhô. Liên vẫn im lặng. Liên chưa bao giờ đặt chân đến vịnh Hạ Long. Cả khóa đi thực tập mỏ than Quảng Ninh một tuần, trên đường về được lái xe chiếu cố cho thăm quan thị xã một vòng, dừng lại nhà khách ủy ban nhân dân ăn bát phở tôm tanh chưa từng thấy, bọn con trai tự trả tiền, thầy giáo chủ nhiệm trả thêm xuất của Liên, công vo gạo, nấu cơm, rửa bát tuần vừa rồi. Thế là cách vịnh Hạ Long có mấy cây số mà không biết hình thù thế nào. Sau này, sang Pháp, xem phim Đông Dương, vẫn không mường tượng được ra, chỉ nhớ mỗi thuyền buồm bơi cạnh núi đá nhấp nhô. Bến tàu điện ngầm, biển quảng cáo Vietnam Airlines cũng thuyền buồm bơi cạnh núi đá nhấp nhô. Trong hãng du lịch, chương trình Việt Nam Mười Ngày Không Quên, ảnh vịnh Hạ Long to nhất, lại thuyền buồm bơi cạnh núi đá nhấp nhô. Giáo viên bảo: anh chàng đen bóng, bụng phẳng lì, một ngày mấy lần không mệt. Liên chẳng hiểu gì. Giáo viên bảo: bơi, phơi nắng, ********, ăn ghẹ, mười ngày không quên, ôi thật không sao tin nổi. Liên giật mình. Câu nói yêu thích của bà già láu cá. Giáo viên lại bảo: anh chàng mới khiếp làm sao chứ, tay cứ như hai gọng kìm, còn đùi thì cứng như thép, quặp đến đâu lịm đến đấy. Liên im lặng, mắt nhìn quả bóng Versailles, tuyết rơi lả tả, tượng Louis XIV vẫn kiên trì bé như cái đầu tăm. Giáo viên bảo dịch vụ du lịch Hạ Long tốt lắm, rất biết chữ tín. Đặt chân đến sân bay Nội Bài, anh chàng ra đón tận nơi. Đẹp trai hơn cả quảng cáo. Bó hồng nhung rõ to. Mercedes mát lạnh, cửa kính đen, tài xế đồng phục trắng. Hai đứa quặp nhau luôn. Hai tiếng sau đến khách sạn lại quặp nhau tiếp. Một mạch cho đến bữa tối. Rồi cả đêm. Ngày hôm sau vẫn chưa thấy đủ. Ngày hôm sau nữa cũng vẫn chưa đủ. Chẳng hôm nào thấy đủ. Một tuần liền vẫn không thấy đủ. Hôm giáo viên về, anh chàng tiễn ra sân bay, quắp nhau đến phút cuối cùng. Hai tiếng đấy không nằm trong chương trình của công ty du lịch. Anh chàng thích thì đi chứ không ai bắt, cũng không được trả phụ phí. Anh chàng bảo nhân tiện đi chơi Hà Nội, vào cửa hàng tẩm quất cho bọn con gái nhà quê hầu hạ. Anh chàng bảo sức khỏe giống như tiền, tiêu xong phải tìm cách lấy lại. Mười ngày vừa rồi vất vả bằng hai tháng gánh gạch. Nên mỗi đợt phải cách nhau tám tuần. Công ty du lịch cũng không cho phép làm thêm. Sợ không bảo đảm chất lượng dịch vụ. Giáo viên bảo anh chàng thật thà, dễ thương. Hai đứa chia tay nhau ngậm ngùi. Dù sao cũng gắn bó mười ngày mười đêm. Quặp nhau mấy chục lần. Chỉ tiếc nói chuyện với nhau hay phải ra hiệu. Có lúc không hiểu gì. Mỗi cách nhìn nhau cười. Anh chàng bẽn lẽn hứa sẽ đi học thêm tiếng Anh. Giáo viên bảo thực ra cũng không cần thiết. Những anh chàng của khối Pháp ngữ chỉ giỏi tán róc và kể chuyện tiếu lâm. Mỗi ngày một lần, qua quít cho đúng hợp đồng. Chưa bao giờ lấy thêm được phút nào. Chưa bao giờ được đưa ra sân bay. Có lần về vào đúng ngày bão, máy bay không cất cánh được, phải ngủ lại một đêm ở khách sạn. Nằm nghe dế kêu, mãi không chợp mắt nổi, gọi điện cho anh chàng của công ty du lịch. Anh chàng lên giọng đòi trả phụ phí cao ngất ngưởng. Cung cách làm việc như thế là không linh hoạt. Người Việt đầu óc nhạy bén hơn. Ngoại ngữ hạn chế, trong trường hợp này, lại đắc dụng. Giáo viên càng phân tích càng hăng, tay không ngừng chặt vào không khí. Liên nghe câu được câu chăng. Có những đoạn không hiểu gì hết. Có những từ nghe lần đầu tiên. Không biết tiếng Pháp hay thổ ngữ nước nào. Có những từ giáo viên vẫn hay lẩm bẩm trong lúc gõ máy vi tính. Liên đã tưởng là vô nghĩa. May mà còi hú. Giáo viên tiễn ra cửa còn nhắc lại du dương: bãi biển Hạ Long, ôi thật không sao tin nổi. Bốn ngày sau Liên lại có dịp nghe thêm bốn kỉ niệm nữa của giáo viên, mỗi kỉ niệm gắn với một bãi biển, mỗi kỉ niệm chứa một người tình thổ dân. Bãi biển Varadero hàng cọ thẳng tắp, người tình Cuba bốc lửa. Bãi biển Ko Phi Phi nước xanh ngọc bích, người tình Thái Lan cần mẫn. Bãi biển Sen-gi-gi cát trắng tinh sương, người tình Nam Dương hoang dã. Bãi biển Gua-đơ-lúp gió mưa tơi bời, người tình Ăng-ti nồng nàn. Nhưng không đâu bằng bãi biển Hạ Long, thuyền buồm bơi cạnh núi đá nhấp nhô, người tình Việt Nam đùi cứng như thép, hai tay hai gọng kìm, ôi thật không sao tin nổi. Liên không bao giờ còn gặp lại giáo viên. Báo cáo giáo viên gửi lên ANPE, thuận lợi ít hơn bất lợi. Cô thư kí tỏ ra thất vọng ghê gớm, mấy trăm trường hợp mới chọn được một để bồi dưỡng, thời cơ như thế mà không biết nắm. Liên không nói gì. Cô thư kí bảo tháng sau là hết trợ cấp rồi đấy. Liên gật đầu. Cô thư kí bảo cố mà xếp hàng tìm việc. Liên gật đầu. Cô thư kí bảo cần thận không ốm, bảo hiểm xã hội không trả tiền bệnh viện đâu. Liên im lặng. Cô thư kí lôi hồ sơ của Liên ra ghi mấy chữ bên dưới, xong gạch chéo một đường rõ to. Thế là từ đấy thôi hẳn giấc mơ đi học. Tưởng như câu chuyện giáo viên đã được xếp vào chiếc sọt quá khứ. Rồi có một lần, tình cờ lạc vào diễn đàn internet: Bạn hãy bình chọn những bãi biển đẹp nhất thế giới, Liên đọc được câu trả lời của một độc giả vô danh: năm bãi biển đẹp nhất hành tinh là Guadeloupe, Ko Phi Phi, Varadero, Sen-gi-gi, và Hạ Long. Lý do: người tình Thái Lan bốc lửa, người tình Cuba hoang dã, người tình Nam Dương nồng nàn, người tình Việt Nam cần mẫn, nhưng người tình Ăng-ti tuyệt vời nhất, đùi cứng như thép, hai tay hai gọng kìm. Bãi biển Gua-đơ-lúp gió mưa tơi bời, ôi thật không sao tin nổi. Liên đọc xong thì hoang mang. Lẽ nào đấy là câu trả lời của giáo viên. Cây tím than thế mà mâu thuẫn tợn. Sau lại nghĩ nhưng người ta có quyền thay đổi ý thích. Người ta cũng có quyền thay đổi cách đối xử với quá khứ. Liên không còn dịp nào để nhớ đến giáo viên. Sau này, mỗi khi gặp lại câu ôi thật không sao tin nổi, Liên chỉ nghĩ tới bà già láu cá. Bà già nói câu đó một cách hoàn hảo, tay chắp vào ngực, mắt sáng long lanh, cứ như đứng dưới ánh đèn sân khấu và trước mặt là hàng nghìn khán giả. Chín mươi sáu tuổi, bà già đã trải qua một thế kỉ mới đạt được mức độ điêu luyện ấy. Giáo viên cùng lắm chỉ nửa thế kỉ. Bọn nhãi bây giờ thì còn khướt. Nói câu đó nhạt hơn cơm sống. Thế là may mắn hay bất hạnh?
    Được conmeotamthe sửa chữa / chuyển vào 18:33 ngày 11/03/2006
  5. conmeotamthe

    conmeotamthe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Paris 11 tháng 8
    Chương 8 (phần 1)
    Phải cần bao nhiêu nghìn tử vong để chính phủ và xã hội Pháp phát hiện cảnh cô chiếc tuyệt vọng của rất nhiều người cao tuổi. Chính phủ hứa sẽ trả lại những phúc lợi trước đây vẫn được dành cho họ. Nhưng chính phủ vẫn cương quyết thực hiện kế hoạch hạ lương hưu - nguồn thu nhập duy nhất của người cao tuổi, cũng như giảm bớt kinh phí giành cho các hệ thống vệ sinh y tế, mặc dù các hệ thống này không còn khả năng đáp ứng các nhu cầu đặc thù của ngành lão học và các hậu quả của thiên tai nói chung... Trong các bệnh viện công, vào lúc mà tỷ lệ thất nghiệp còn rất cao, vào dịp nhân viên nghỉ phép và nghỉ hè, ban giám đốc vẫn nhất định chỉ tìm người thay thế làm việc 35 giờ một tuần để đỡ phải trả thêm lương. ở một số cơ sở có các bệnh nhân nằm trường kì, một y tá và một hộ lý phục vụ mấy chục phòng bệnh, ngay việc tiếp nước uống cho bệnh nhân cũng khó có thể được bảo đảm, nhất là những phòng ở xa, nơi cái nóng có thể tăng lên 40 độ. (tạp chí Le Monde diplomatique 09/2003)
    Hết sáu tháng trợ cấp thất nghiệp, Liên thực hiện lời hứa với thư kí ANPE, lên đường đi tìm việc. Mai Lan hôm ấy đeo kính râm, diện vét và juýp trắng, khăn quàng cổ trắng, đôi giày cao gót trắng, chiếc túi đeo ở vai cũng trắng. Liên nhìn thấy Mai Lan ngay từ cửa siêu thị. Siêu thị Tang Frères ngày chủ nhật như một tổ kiến khổng lồ, một tổ kiến ùn ùn tha mồi về tổ, một tổ kiến có niềm vui lớn nhất là đáp ứng các đòi hỏi của dạ dày. Một đôi vợ chồng tay giữ chặt xe đẩy, thay nhau điều khiển bác hàng thịt. Liên nghe loáng thoáng chân giò, tim gan, dạ dày, xương gà, bắp bò, tỏi vịt, lườn ngỗng, rọi xay. Bác hàng thịt tay phải quấn băng, tay trái chặt thịt, dao vung loang loáng, xong xuôi lấy tạp dề lau mồ hôi ở mặt, thở ra một cái mới bảo: tiệm lớn lắm hả. Bà vợ trả lời: năm thằng con trai. Ông chồng thêm: thằng út cũng sắp phải đi thắt dạ dày. Hai vợ chồng lạch bạch đẩy xe. Trên đường ra quầy trả tiền, ông chồng vác trên vai túi gạo Thái năm mươi cân, bà vợ hai tay hai thùng mì Đại Hàn. Mai Lan không mua gì. Mai Lan chỉ vừa đi vừa ngó, như dạo chợ hoa tết. Liên dừng lại ngắm Mai Lan. Cảm giác đầu tiên là thương hại. Người đâu mà đẹp thế, vừa đẹp vừa cô đơn, có lẽ tại màu trắng, hay tại cái dáng cao cao nhưng đùi đã hơi chảy và ngực đã hơi xệ, hay tại cái bụng mà tuy áo vét cắt rất khéo cũng không ngăn được mấy nếp gấp, rất nhẹ, vừa đủ nhẹ để tạo cảm giác cô đơn. Liên lại gần. Liên cầm lấy một cái giỏ để hàng, nhưng lại bỏ xuống. Liên không biết bắt chuyện thế nào. Liên tiếc mấy năm ở Pháp không tiếp xúc với ai ngoài các cụ già, chẳng học được phép lịch thiệp nào ngoài vài cách trả thù rất trẻ con. Liên tiếc tự dưng Pát biến mất để ngày trở nên vô vị. Liên đứng một góc tiêng tiếc thì Mai Lan quay mặt lại, gần đến nỗi thấy cả hai vệt mờ ở khóe mắt: người Việt phải không? Liên không kịp gật đầu thì Mai Lan đã phá lên cười: Hà Nội phải không, nhìn cái mặt thộn thộn là biết ngay. Thế là đưa cho Liên cái giỏ. Rồi vừa đi vừa chọn hàng thoăn thoắt, vừa hỏi có thích ăn cái này, có thích ăn cái kia. Từ lúc ấy, chẳng biết mấy giờ mấy phút mấy giây, bắt đầu đoạn đời mới của Liên. Mỗi khi theo Mai Lan đi chợ, cầm cái giỏ để hàng, Liên không khỏi nhớ lại lần đầu tiên hai đứa gặp nhau. Mai Lan cười luôn miệng, dẫn Liên ra quầy trả tiền, cho hàng vào túi ni-lông, bấm mã số thẻ visa, xách hàng xuống tầng hầm gửi xe, mở cốp để hàng vào, rồi chẳng hỏi câu nào, ném túi xách tay ra ghế sau, đẩy Liên ngồi xuống ghế trước, đưa cho dây bảo hiểm, cười phá lên khi thấy Liên không biết cài. Hà Nội ơi, nhanh lên còn về nhà nấu cơm, đói bụng lắm rồi. Xe chạy bon bon. Có cảm tưởng từ siêu thị đến nhà Mai Lan là một đường thẳng tắp, không đèn xanh đèn đỏ, không cảnh sát giao thông. Liên không bao giờ quên khuôn mặt Mai Lan lúc đấy. Cả cái khăn quàng cổ màu trắng tung bay. Bữa cơm sau đó vui như tết. Mở cửa bước vào nhà, vứt giày cao gót vào một góc, Mai Lan dẫn Liên ra sa lông, rót cho cốc nước cam, rồi bảo ngồi chơi nhé, tí nữa được ăn cỗ. Liên loay hoay trên đệm, uống hết nửa cốc nước cam, đứng dậy vào bếp, bị dẫn ngược ra ghế. Ngày mai Hà Nội muốn làm gì thì làm, hôm nay thì được làm khách. Mai Lan cười phá lên. Liên nghĩ Mai Lan có hàm răng trắng nên mới cười nhiều thế. Rồi bình tĩnh ngắm phòng khách bừa bộn. Giá sách bày đúng bộ danh bạ điện thoại còn lại là son, bút chì kẻ mắt, kem bôi mặt, điện thoại di động, máy sấy tóc và cơ man chìa khóa các loại. Bàn uống nước bày hai cái cốc không, một bình hồng nhung đã héo, một bộ bài tú lơ khơ con át cơ đỏ chói nằm trên cùng, một cái cặp mai gắn bông hoa trà bằng lụa, bên cạnh yên vị cặp kính râm. Đi văng bọc da đen đã sờn, mấy cái gối màu sắc mọi rợ, lẫn lộn giữa hoa văn dân tộc thiểu số Việt Nam và Mỹ La-tinh. Lại nghĩ tới Pát. Giường nó cũng chất một đống sáu cái gối kiểu này. Trong buồng tắm cũng sáu cái khăn. Trên bàn cũng một bộ sáu cốc uống rượu vang, sáu bát uống sữa buổi sáng, sáu đĩa, sáu thìa, sáu dao, sáu nĩa. Pát bảo năm thằng cộng với nó vừa đúng một bộ nửa tá. Mua gì cũng tiện. Hóa ra con số 5 mà bản năng chọn hộ nó cũng không đến nỗi nào. Pát bảo tỉnh dậy thấy trên giường có năm thằng ngủ lăn lóc vui lắm. Rồi cùng nhau rửa mặt, rót sữa, nướng bánh mì, quết bơ, bôi mứt. Chí chóe như năm anh trai với một cô em gái. Ăn sáng xong ra về, mặt mày đứa nào cũng tươi tỉnh. Ngày hôm đó có phải làm việc như trâu như bò vẫn thấy nhẹ nhàng. Pát bảo được một dịp như vậy khó ghê gớm. Kiếm đâu được năm thằng khoẻ mạnh, đẹp đẽ, lúc nào cũng sẵn sàng phục vụ. Thời buổi này, con trai không khập khiễng, không méo mồm, ra đường bị túm ngay. Đàn bà con gái hiện đại thính như mèo. Tán tỉnh giỏi. Giương bẫy khắp nơi. Lại được mấy trăm văn phòng luật sư bảo vệ. Những thằng bồ của nó đau đầu tìm cách trốn vợ, trốn người yêu. Nhiều lần đang lúc gây cấn, điện thoại di động réo như phá nhà. Thế mà vẫn phải trả lời. Cục cưng của anh ở đâu đấy, có nhớ anh không. Không bao giờ dám tắt. Tự dưng tắt rất dễ bị nghi. Pát bảo ******** nhân thiệt thòi nhiều lẽ nhưng được cái kích thích. Kích thích là điều quan trọng nhất. Yêu nhau mà không kích thích thì trệu trạo hơn bánh mì khô. Nó lại được kích thích gấp năm lần người khác. Nó bảo hoan hô con số 5 tuyệt vời. Liên nghĩ có chuyện đấy thôi mà mắt nó long lanh. Sau lại nghĩ dù sao Pát vẫn là đứa bạn duy nhất. Từ hồi nó biến mất, cuộc sống chao đao. Căn hộ của Liên trước đây cái gì cũng một. Một cái nồi to bằng gang, một cái nồi nhỏ bằng nhôm, đều của người thuê nhà trước để lại. Một cái đĩa to Liên mua ở siêu thị Auchan. Mua xong mới biết được thưởng thêm một cái đĩa nhỏ. Một cái bát vừa để uống sữa vừa để ăn cơm, công ty tặng nhân viên nhân dịp Noel. Đôi đũa gỗ và chiếc thìa sứ là quà khuyến mại của siêu thị Tang Frères. Liên xếp tất cả vào nồi gang to và cất xuống gậm bàn. Mỗi khi dùng đến lại cặm cụi nhấc ra từng cái một. Một năm sau, đống của nả ấy được vứt ra sọt rác nhờ một con bé bác sĩ bệnh viện Lao Trung Ương. Bảy giờ sáng, nó gõ cạch cạch rồi không đợi trả lời cứ thế đẩy cửa. Nó khỏe đến nỗi chốt bật tung. Đặt một va ly rõ to xuống sàn, nó hất hàm bảo Liên: chị xuống nhà lấy hộ em cái túi. Liên lồm cồm ra la-va-bo. Chưa kịp cầm bàn chải đánh răng đã nghe nó gắt: không xuống lấy ngay, mất túi chị chịu trách nhiệm nhé. Cái mà nó gọi là túi thực chất là một bao tải ny lông cao gần một mét. Liên phải mất hai mươi phút vừa kéo, vừa lê, vừa ôm, vừa cõng mới mang được lên tầng bảy. Nó đứng chống nạng ở hành lang bảo: cứ tưởng toi rồi. Nó đặt lên bàn một gói ruốc và một phong thư. Chị dâu Liên nhờ Liên giúp nó những ngày chân ướt chân ráo đến Paris. Bố nó cũng là bác sĩ lao, từng chữa bệnh cho bố mẹ chị, đòi phong bì ít hơn bệnh nhân khác. Nó bảo Liên giọng nghiêm nghị: em ở nhà chị một tuần. Em mang đầy đủ đồ khô cho hai người hai mươi mốt bữa. Chị có nhiệm vụ đi chợ mua thêm đồ tươi. Cái giường chia đôi. Nằm xoay đầu. Em là bác sĩ lao, vấn đề vệ sinh khác người thường. Hôm nó lên tàu về tỉnh thực tập, Liên vác cho nó cái bao tải ra ga, vẫn cao gần một mét, không hiểu để những gì bên trong. Tàu chuyển bánh, nó bảo Liên: chị tài thật, nhà cửa thế mà cũng chịu được. Bẵng đi vài tháng. Một buổi sáng tinh mơ. Nó đẩy cửa bước vào. Chốt cửa tung lần nữa. Nó bảo: em biết chị ngủ một mình nên không gõ. Nó đặt cái va li rõ to xuống sàn, rồi hất hàm bảo Liên: chị xuống nhà lấy hộ em cái túi. Liên bủn rủn nhận ra bao tải ny-lông, nguyên vẹn một mét chiều cao, nhưng nặng gấp đôi lần trước, nên không phải hai mươi phút mà bốn mươi phút vật vã mới cho được lên nhà. Nó nhìn bao tải hãnh diện như bộ đội nhìn chiến lợi phẩm. Rồi hất hàm bảo Liên: chị cho em mượn cái kéo. Nó cắt từng mũi, không làm đứt một sợi ny lông nào, động tác của bác sĩ chuyên nghiệp. Nó lấy từ trong bao tải ra một đôi áo gối, một bộ ga giường, một vỏ chăn đơn và một xấp khăn tắm. Tất cả đều trắng tinh và đóng dấu bệnh viện Mác-xây, khoa Tim-Phổi. Liên chưa hiểu chuyện gì thì nó bày tiếp lên bàn hai đĩa to, hai đĩa nhỏ, hai bát con, hai dao, hai dĩa, hai thìa, hai cốc. Xoa hai tay vào nhau nó bảo: em lấy trộm ở bệnh viện. Mỗi ngày một thứ. Chọn những thứ tử tế nhất. Liên hoảng sợ nhìn nó. Nó cười: bệnh viện tuần nào cũng thải vài xe. Không ai phát hiện ra đâu. Chỉ mất công vận chuyển từ Mác-xây lên đây, nặng ơi là nặng. Nói xong, nó quay ra vứt đống nồi xoong bát đĩa cũ của Liên vào sọt rác. Nó bảo: cho đỡ tốn diện tích. Sau đâu đấy, nó quay ra nhìn Liên không chớp mắt: em ở nhà chị một tuần. Em mang theo mọi thứ không những đủ bảy bữa sáng mà còn cho cả năm liền. Em cũng mang theo rất nhiều đồ hộp, thịt có, rau có. Chị có nhiệm vụ mua thêm đồ tươi. Giường chia đôi. Nằm xoay đầu. Bữa ăn sáng hôm ấy, Liên phải chạy ra toa lét hai lần vì buồn nôn. Còn nó thì thản nhiên phết bơ, quệt mứt vào bánh bít cốt, rót sữa ra cốc, đổ đường vào lọ. Tất cả đều quá hạn từ hai tháng. Nó bảo: sợ quái gì. Chín tháng nay, em ăn thế mà có sao đâu, thử máu chẳng có triệu chứng ung thư là được. Chị không biết chứ siêu thị Hà Nội chữa lại đát hết. Những đồ hộp, rau có, thịt có, mà nó khệ nệ khuân từ Mác-xây lên cũng đặc biệt ấn tượng. Nếu không có tờ giấy dán bên ngoài thì người ta có thể nhầm với mỡ vòng bi xe đạp vì chúng đều trưng ra một chất sền sệt, không rõ màu, không rõ vị, mùi vừa khen khét vừa um ủm. Nó bảo: cần quái gì. Thịt rau xay lẫn. Quan trọng nhất là lượng pờ-rô-tít. Hôm tiễn nó ra sân bay về Hà Nội, Liên lại vác cho nó cái bao tải ny lông ra ga, vẫn cao một mét, nội dung bí hiểm. Trước khi lên máy bay, nó bảo: em về Hà Nội cũng yên tâm, giúp được chị ngần ấy thứ dùng cho đỡ khổ nơi đất khách quê người. Về tới nhà, Liên xếp đồ hộp và một năm bữa sáng của nó vào một cái túi to rồi mang ra góc phố cho đám ăn mày. Hôm sau đi qua thấy đồ hộp lăn lóc khắp nơi, hai con chim bồ câu đang rỉa bít cốt và mứt dâu. Có lẽ ăn mày cũng không thèm. Những thứ còn lại gồm hai bộ đồ ăn, áo gối, vỏ chăn, ga giường, khăn tắm Liên giữ lại. Mới đầu nhìn dấu bệnh viện đỏ chói cũng hãi nhưng vài ngày thì quen. Tặc lưỡi, đỡ mất tiền mua. Đồ dùng bệnh viện, thẩm mỹ và chất lượng bù trừ, mấy năm sau vẫn còn tốt.
    Được conmeotamthe sửa chữa / chuyển vào 15:01 ngày 14/03/2006
  6. conmeotamthe

    conmeotamthe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Paris 11 tháng 8
    Chương 8 (phần 2)
    Trong nhà Mai Lan bát đĩa la liệt, không biết thành bộ ba, bộ sáu hay bộ mười hai, không biết có mấy tình nhân một lúc, không biết được kích thích gấp bao nhiêu lần một phụ nữ đoan trang. Mai Lan hình như không quan tâm đến các câu hỏi ấy. Mai Lan hát Em ơi Hà Nội phố, ta còn em cây bàng mồ côi mùa đông. Đũa lạch cạch. Mỡ xèo xèo. Nước xối xả. Liên đứng dậy đi vào bếp. Lần này, không bị đuổi ra sa lông. Mai Lan bảo: bê âu canh này ra bàn ăn. Liên quay vào, Mai Lan bảo: bê đĩa xào này ra bàn ăn. Liên quay vào, Mai Lan bảo: bê bát thịt này ra bàn ăn. Liên quay vào, Mai Lan bảo: bê nồi cơm điện ra bàn ăn. Liên quay vào, Mai Lan bảo: mở ngăn kéo, lấy hai đôi đũa, hai cái bát ăn cơm, một cái muôi múc canh, một cái thìa con múc thịt. Liên quay vào, Mai Lan bảo: mở tủ lạnh lấy lọ tương ớt với một quả chanh. Liên quay vào, Mai Lan bảo: mở hộp đựng gia vị lấy lọ hạt tiêu. Liên quay vào, Mai Lan bảo: chết không, quên cả hành lẫn mùi. Rồi cứ cuống cả lên như thể chuẩn bị ra mắt nhà chồng. Liên tìm được gói ni-lông đựng hành mùi trong thùng rác, nhặt mỗi thứ nửa bó đưa cho Mai Lan. Bữa cơm cuối cùng cũng hoàn thiện. Mai Lan đẩy Liên ngồi xuống ghế cạnh bàn ăn. Nhìn nhé, chân giò hầm măng này, thịt bò xào cần tỏi tây này, gà nấu đông này, nước mắm chanh ớt này. Đã đúng cỗ Hà Nội chưa? Liên trợn tròn mắt. Liên cũng không ngờ Mai Lan nấu nhanh thế. Liên muốn khen một câu, một câu không sáo sao khó tìm, tiếng Việt không thể, tiếng Pháp không thể. Trong đầu Liên từ ngày đi học lớp vi tính đầy ắp những câu lịch sự: xin quí ông, quí bà, hãy nhận ở tôi lòng tôn trọng đặc biệt. Tôi xin gửi đến quí ông, quí bà, những tình cảm tận tụy nhất. Liên ngồi ngắm các món được bày biện rất khéo. Chân giò hầm măng có thêm mấy cọng hành trần. Thịt bò xào cần tỏi tây phủ một cành mùi ở giữa. Gà nấu đông chen lẫn cà rốt tỉa hoa năm cánh. Cái này mới đặc biệt cơ, Mai Lan nói xong chìa ra trước mặt Liên một đĩa bày những lát mỏng vàng ươm, thìa là từng cọng tươi rói làm nền, ớt tỉa hoa lủng lẳng bên trên. Liên lại được dịp trợn tròn mắt. Mai Lan bảo cỗ Hà Nội không có món này đâu. Rồi chẳng để cho Liên phản ứng, nói một câu dõng dạc: chả cá thác lác Sài Gòn. Đúng là Liên không biết thật. Lần đầu tiên nghe tên thác lác. Hai đứa ngồi vào bàn. Mai Lan xới cho Liên một bát cơm đầy, để vào đấy khúc gà đông ngon nhất. Liên cười ngượng nghịu. Cắn một miếng thấy ngọt lịm. Mai Lan bảo có ngon bằng gà đông Hà Nội không. Liên không nói gì. Hồi bé, Liên rất ít khi được đi ăn cỗ. Mỗi năm một lần đến nhà bà ngoại giỗ cụ đúng rằm tháng bảy. Hai con gà làm thành ba mâm. Bọn cháu chắt như Liên được dọn cho những thứ thừa trong nồi, ngồi ăn ngay trong bếp. Một bát canh miến xót hai miếng tiết. Một nắm xôi cháy. Một góc cánh gà. Một ít cơm chan với nước xào, đứa nào may gắp được một miếng mề, may hơn nữa được một miếng gan. Sau này, cỗ bàn đầy đủ, cũng được nếm thêm một vài món gà. Gà hấp cải bẹ. Gà hầm thuốc bắc. Gà xối mỡ. Gà nhồi xôi. Người ta bảo gà nấu đông cho vào bảo tàng rồi. Mai Lan ra hiệu há mồm rồi gắp cho một miếng chả cá. Liên nhai thử thấy vừa mềm vừa giòn vừa thơm vừa ngậy. Rất khó tả. Bỗng Mai Lan nhìn vòng quanh bàn rồi hét to: chết không, quên lấy khăn ăn, quên cả chai nước suối. Liên nhả miếng chả cá, chạy đi tìm. Năm phút sau nhìn thấy hai cái khăn giấy cuối cùng trong một ngăn tủ, còn chai nước suối đã cạn một nửa đứng ngay cạnh giường ngủ của Mai Lan. Hai đứa ngồi vào bàn ăn tiếp. Mai Lan đặt vào bát Liên một miếng chân giò rất nạc, trịnh trọng bảo: phụ nữ không phải có sắc đẹp là có tất cả nhưng mất sắc đẹp là mất hết. Liên chẳng hiểu gì, thấy còn phức tạp hơn định nghĩa toán học. Mai Lan nhìn Liên loay hoay lại phá lên cười. Ngày nào cũng mì ăn liền có đúng không. Liên ngượng ngịu, không nói gì. Ăn xong hai bát cơm chan canh măng, Mai Lan đặt đũa xuống bảo: vô tư nhé. Rồi vớ túi xách tay, tìm bao thuốc lá, châm lửa hút, tác phong rất điệu nghệ. Một lúc sau tàn rơi khắp sàn. Liên bỏ đũa bát đứng bật dậy. Mai Lan nhả một hồi khói ra đằng mũi, mắt lim dim: đố tìm được đấy, tìm được có thưởng. Liên loanh quanh mười lăm phút, tay không quay về bàn. Mai Lan bảo: con My dấu cả thuốc lá lẫn gạt tàn, dọa ung thư phổi. Cái mặt của Liên chắc là thộn lắm nên Mai Lan lại phá lên cười: con gái hiểu chưa, con gái mười bốn tuổi, xinh lắm. Cái mặt của Liên vẫn ngây ngây, Mai Lan lại bảo: phòng ngủ, đầu giường, ngăn trên cùng. Nửa phút sau Liên khệ nệ khuân ra một quyển album vĩ đại, vừa đi ảnh vừa rơi từng tập. Mai Lan bảo: giở trang thứ năm. Trước mặt Liên là một đứa trẻ gày gò, tóc lưa thưa, không hiểu trai hay gái, bên dưới có dòng chữ viết ngoáy: con Mi ngày thắng kiện. Mai Lan bảo tiếp: giở ba trang nữa. Một thiếu nữ đang mỉm cười trước mặt Liên, áo hở rốn, váy mi-ni, hồng cánh sen, tóc đã dài tới vai, đen nhánh. Nhìn xuống bên dưới không thấy ghi chú gì. Mai Lan dụi thuốc lá vào một chén ăn cơm: sau này tha hồ xem. Liên đứng dậy, dọn bàn, xếp được một chồng bát đĩa bẩn. Đồ ăn thừa không biết làm thế nào. Mai Lan hốt hoảng: chết không, nhà hết sạch giấy bóng kính, hay là chạy ra cửa hàng ả-rập đầu phố. Liên vội vàng khoác áo măng tô. Mai Lan bảo: ví trong túi ấy, đừng quên cốt cửa. Liên ra đến ngoài, ngay trước nhà là một ngã tư, không hiểu cửa hàng ả-rập ở góc nào, bỗng thấy cổ và đầu lạnh cóng. Khăn quàng để quên trên nhà. Cẩn thận quá, mải ghi mã số cửa và cố giữ cái ví của Mai Lan. Run rẩy giữa ngã tư. Hơi thở bốc thành từng đám khói trắng. Từ xa một bà già đi lại. A, Mút-xta-pha cách đây năm trăm mét, qua đường, rẽ tay phải, hết đường, rẽ tay trái, khoảng mười lăm phút thì đến nơi. Thế là lên đường, đúng theo lời bà già chỉ. Không phải mười lăm phút. Không phải năm trăm mét. Bà già trông thế mà khỏe, có khỏe mới qua được ngày 11 tháng 8. Ba mươi lăm phút sau, Liên đứng thở trước một cửa hàng nho nhỏ. Ông bán hàng gốc Bắc Phi nhìn Liên bảo: nỉ hảo. Liên không chữa lại, cứ thế bước. Vòng đầu, chỉ thấy mấy sọt khoai tây và rất nhiều đồ hộp. Vòng thứ hai, phát hiện thêm giấy vệ sinh và khăn ăn. Vòng thứ ba, ngó lên hai góc trên cùng, suýt bị nước rửa bát và xà phòng giặt rơi vào đầu. Ông bán hàng lại gần bảo: hết giấy bóng kính rồi. Liên ngẩn ngơ. Ông bán hàng bảo tiếp: mua giấy bạc gói cũng hay lắm. Liên nghĩ đến Mai Lan, không biết quyết định thế nào, rồi lấy hết dũng cảm chỉ vào máy điện thoại. Ông bán hàng nhìn Liên nghi ngờ, rồi hất hàm: số bao nhiêu? Liên ớ người. Ông bán hàng hùng hổ: đừng có chơi cái trò láu cá, vài phút về Bắc Kinh là toi nửa ngày chợ của người ta. Liên đẩy cửa. Ông bán hàng không chào, mặt quay ra phố, gò má vênh vênh. May mà đường về ngắn hơn đường đi. Mã số cửa cũng sẵn trong túi. Liên chui ra khỏi thang máy, giơ tay bấm chuông. Rồi dụi mắt. Một thiếu nữ hiện ra trước mặt, áo hở rốn, váy mi-ni, hồng cánh sen, tóc xõa ngang vai, đen nhánh. Liên nhận ra con My, muốn chào nhưng lưỡi cứng quá. Con My cũng im lặng. Nhà yên ắng. Đồ ăn thừa đã cất hết vào tủ lạnh. Trên bàn bày một bộ tách cà phê. Con My ngồi xuống sa lông đọc Paris Match. Thấy Liên đi qua, bảo: cà phê nhé, đầu vẫn cúi, vẻ mặt chăm chú. Tom Cruise cầm tay Catherine Jeta-Jones. Liên không trả lời, chạy ra ngoài rồi lao vào thang máy. Thang máy mở từ cách đây năm phút. Tấm gương phản chiếu một khuôn mặt thồn thộn, hai mắt xưng tấy không còn phân biệt được mí và nếp nhăn, những chấm đen mờ của mụn đã thành sẹo. Liên bật khóc. Thang máy đang đi bỗng dừng. Liên cứ thế khóc, nước mắt không hiểu ở đâu chảy ra khắp mặt. Có tiếng người từ dưới gọi lên. Liên không động đậy. Nước mắt lênh láng. Trong lưỡi có vị mặn. Ai đó nói: sao đấy, thang máy mất điện à? Liên vẫn không động đậy. Mồm đầy nước mắt. Ai đó nói tiếp: bấm vào nút báo động đi. Liên không biết làm thế nào cho nước mắt dừng lại. Mũi tắc tịt. Ai đó lại nói tiếp: gọi xe cấp cứu nhé, cố chờ một chút. Liên hấp tấp tìm trong túi tập khăn mùi xoa bằng giấy. Thế rồi xịt mũi, lau mắt, đưa tay cào tóc. Như có phép màu, thang máy lại từ từ chuyển động. Liên ra khỏi cửa, đi một đoạn mới hiểu lúc nãy mải khóc, dựa lưng vào nút stop. Co cẳng chạy, vừa chạy vừa ngoái lại xem có ai đuổi đằng sau.
  7. conmeotamthe

    conmeotamthe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Paris 11 tháng 8
    Chương 9 (phần 1)
    Sau thảm họa gây nên cái chết của 15 000 người hè vừa qua, chính phủ Raffarin không nhắc lời nào đến sự vắng mặt của mình, đã lên tiếng ca ngợi ?~lòng tận tụy đặc biệt của các nhân viên y tế?T, cùng với lời hứa về một phần thưởng ngoại lệ cho những nhân viên được tổng động viên. Đầu tháng 12, chính phủ thông báo rằng sẽ chuyển tiền thưởng ?~nếu có thể?T vào dịp Noel theo ba rem như sau: 90 euro cho những ai làm việc từ 1 đến 5 ngày trong trận nắng nóng và 130 euro cho người làm việc nhiều hơn. ít lâu sau, chính phủ đã đưa cho mỗi bệnh viện một phong bì chung, được tính áng chừng và trao nhiệm vụ cho ban giám đốc phân chia số tiền đó. Các bệnh viện tự dưng có quyền đặt ra những tiêu chuẩn chia tiền theo cách của mình và việc chia này đã được thực hiện khá là mất thời gian. Ví dụ, một y sĩ của bệnh viện thành phố Nice - một năm sau - nhận được 31,56 euro, cho 6 ngày làm việc liên tục, thật khác xa với lời hứa của chính phủ. Phần thưởng này là một cách để chính phủ trốn tránh việc giải quyết vấn đề sức khoẻ nhân dân đến nơi đến chốn. Khi mà lời hứa ấy được đưa ra, vào cuối tháng 8 năm 2003, nó đã gây nên sự phẫn nộ trong rất nhiều cơ sở y tế, người ta cho rằng cung cấp quạt và nhân viên cho các bệnh viện và nhà dưỡng lão thì cấp bách hơn nhiều. Hè 2004 chẳng khác gì năm ngoái : khắp nơi đều thiếu nhân viên và các phòng bệnh vẫn bị đóng im ỉm (báo Lutte ouvriere,13/08/2004)
    Bến tàu điện ngầm chủ nhật vắng tanh. Một đầu tàu lừ lừ đi đến. Cửa tự động mở. Trong toa không một bóng người. Liên ngồi xuống băng đầu tiên. Thở mạnh. Khói trắng tỏa ra như đầu máy hơi nước. Liên đứng lên, chọn một ghế cạnh cửa sổ bên phải. Rồi lại đứng lên, chọn một ghế cạnh cửa sổ bên trái. Cuối cùng chọn một ghế giữa toa, có thể quan sát được nhiều nhất. Bấy giờ mới thấy toàn thân nóng ran. Lưng đẫm mồ hôi. Khăn quàng xiết mấy vòng quanh cổ. Có lẽ vì chạy khiếp quá. Tim Liên từ bé chưa bao giờ khỏe. Lúc mười tuổi, một lần chân bỗng co lại rất đau, bác sĩ bệnh viện Bạch Mai bảo thấp khớp lâu ngày chuyển lên tim. Từ đấy thấy tim đập mạnh hơn thật. Tàu lao vun vút. Nghe cả tiếng gió rít bên ngoài. Băng ghế trước mặt, một tờ họa báo nằm lim dim. Tom Cruise cầm tay Catherine Jeta-Jones. Liên thở dài, đặt lại chỗ cũ, có lẽ khu nhà Mai Lan đang náo loạn vì xe cấp cứu, con My không đọc được họa báo chắc tức lắm. Liên nhớ Pát. Lần đầu tiên gặp nhau, nó cũng bảo Liên: cà phê nhé. Nhưng lúc nói câu này, nó với con My chẳng có gì giống nhau. Nó nhoẻn miệng cười rất tươi. Hàm răng trắng và khỏe. Con My không thèm nhìn, cắm đầu xem Paris Match. Liên có cảm giác Pát là lửa còn con My là nước. Lạ thật, mới nhìn đã nghĩ ngay tới nước. Tàu chui vào một đường hầm kín bưng rồi chạy vụt ra ngoài, cao hơn hẳn mặt đất vài chục mét. Trời xẩm tối. Liên nhìn đồng hồ đã thấy năm giờ. Quang cảnh đìu hiu. Những dãy tập thể cao tầng giống hệt nhau, từ cái đu quay trẻ con đến bụi cây trước cổng, từ dãy thùng rác màu xám đến dây quần áo phơi trên ban công. Một ngôi nhà thấp nằm ven đường quốc lộ, mái đen kịt, nửa tường bên cũng đen kịt, có vẻ mới thoát khỏi một trận hỏa hoạn. Cạnh nhà là tấm biển treo dọc: Khách sạn Kì nghỉ đẹp, 25 euro một ngày, 150 euro một tuần. Không thấy sao nào. Tàu chạy một mạch, mười phút sau đỗ lại một ga rất to. Năm sáu đường tàu bắt chéo. Cột điện tua tủa. Dây điện chằng chịt. Mấy toa tàu im lìm một góc đằng xa. Vài ca bin bằng kính trống rỗng. Trên bến hai vợ chồng hai đứa con, măng tô len, mũ len, khăn len, tất cả cùng một màu xám. Liên bước ra. Chục mét lại có một tấm bảng dài chữ trắng trên nền xanh đậm. Đánh vần một lúc cũng đọc được một cái tên vô nghĩa. Chạy lại gia đình len xám. Bà vợ lắc đầu. Ông chồng lắc đầu. Bốn cánh tay xua xua, dọn lối cho hai đứa con, rõ là các vị phụ huynh kiểu mẫu. Liên trơ lại giữa ga dưới ánh đèn vàng nhạt. Tặc lưỡi ngồi đợi. Tính kiên nhẫn được những cái mụn trên mặt dạy cho miễn phí từ bé. Ngày là đơn vị thời gian nhỏ nhất. Mấy cột điện biến thành những trục tung đen thẫm còn toa tàu bỏ không là một trục hoành, còn đen hơn nữa. Giấc ngủ như trò chơi xếp hình, có khả năng mỗi tích tắc tạo nên một quái đản. Năm phút gục đầu trên thành ghế, hiện ra ba trăm quái đản khác nhau, từng cái một, nhịp nhàng, như thể một máy chiếu vô hình đã lắp sẵn ba trăm tấm phim, rồi vài giây tự động nhả một hình ảnh. Quái đản đầu tiên, nửa trên của Tom Crusie, nửa dưới của hà mã. Quán đản thứ hai, tóc và miệng của Pát, mắt của cô thư kí ANPE, mũi của bà gác cổng. Quán đản thứ ba trán hói của thày giáo vi tính, mũi đại bàng của Pedro, đôi môi dày của giáo viên. Quán đản thứ tư nửa trên của Mai Lan, nửa dưới của con chuột sạch đẹp tầng sáu. Quán đản thứ năm hoàn toàn của Tom Cruise nhưng tóc lại của Catherine Jeta Jones. Quán đản thứ sáu, hói đến tận đỉnh, nhưng mắt mũi miệng đều của bà váy đỏ. Quán đản thứ bảy, toàn bộ của bà già hàng xóm nhưng lắp miệng con My. Sau đó thì không nhớ gì nữa. Hình như Mai Lan nhăn nhở. Tom Cruise ngây ngô. Pedro hềnh hệch. Pát mếu máo. Thầy giáo vi tính rầu rĩ. Hà Mã bảnh bao. Giáo viên tủm tỉm. Đúng năm phút 0 giây một tích tắc, có tiếng phì phò bên cạnh. Liên mở mắt. Đã tưởng phải chứng kiến quái đản thư ba trăm linh mốt. Một cục thịt chìm nghỉm trong mũ lông, chừa ra hai lỗ rộng, liên tục phả những luồng khói đục. Liên đứng lên, bấu vào tay một cái thật đau, rồi quả quyết trước mặt là một con gấu. Liên quay lưng chạy. Con gấu giơ tay phải tóm đúng gáy. Buốt đến tận xương. Liên giơ chân đạp. Con gấu không nhúc nhích. Bàn chân Liên ê ẩm, như va phải thanh sắt cứng. Liên giơ tay đấm. Con gấu không nhúc nhích. Nắm tay Liên bật ra, như đấm phải đệm lò xo. Liên ngẩng lên gườm gườm nhìn con gấu. Cách đây hơn ba mươi năm khi Liên còn ở mẫu giáo, đau quặn bụng mà cô giáo không cho ngồi bô, lại phát cho một cái vào mông đau điếng khiến phân phụt ra ngoài. Cho đến hết năm học, Liên quyết định không nhả một lời, cô giáo nói gì chỉ gườm gườm nhìn lại. Cô giáo khó chịu lắm, thỉnh thoảng phát cho một cái vào mông, rồi bảo đồng nghiệp và bố mẹ là Liên có vấn đề tâm lý, mắc thói làm nũng bất thường. Hôm liên hoan trước khi nghỉ hè, cô giáo làm một vòng hôn cả lớp, đến gần Liên thì dừng lại rồi quay mặt đi, một lúc sau phàn nàn với cô hiệu trưởng sao tự dưng nhức đầu quá, cô hiệu trưởng cho một viên thuốc át-xpi-rin cũng không đỡ, hết giờ phải nhờ đồng nghiệp đèo về. Cái nhìn gườm gườm từ đấy trở thành vũ khí tự vệ của Liên. Cũng như với cô mẫu giáo, nó làm người ta khó chịu vô cùng. Ai cũng bảo mặt đã đầy mụn mà mắt còn gườm gườm. Pát từng chứng kiến Liên gườm gườm bà tóc quăn hôm cả lớp cãi nhau về Hiến Pháp Châu Âu. Nó bảo: vũ khí tự vệ của mày dở lắm, bà tóc quăn muốn đuổi người nước ngoài ra khỏi Pháp thì mày phải hành động theo hai cách: cách côn đồ là xông vào tát cho một cái, cách lịch sự là yêu cầu mọi người làm chứng rồi kiện ra toà. Phân biệt chủng tộc là một vấn đề cực kì nhạy cảm ở phương Tây, không khác gì quấy nhiễu ********. Trong cả hai cách, chẳng đứa nào động được vào lỗ chân lông của mày. Thế mới gọi là tự bảo vệ. Cái gườm gườm của mày chỉ làm cho người ta ghét. Không khiến ai có thêm cái sẹo ở mặt. Không đưa được ai vào nằm nhà đá. Liên im lặng nghe Pát phân tích. Nó có lý nhưng hơn ba mươi năm, cái gườm gườm đã thành phản xạ, đến nỗi Liên không thể thay thế bằng một nụ cười, hay một cái phẩy tay, một cái nhếch mép, một cái bĩu môi, một cái cong mũi. Thế là vẫn gườm gườm. Con gấu cũng ngán, cụp mắt xuống, hỏi: về Paris không? Liên gật đầu. Con gấu không nói gì quay đầu bước, kéo Liên theo sau. Cả hai xuống thang máy, đi hết một hành lang rất rộng vắng tanh, lên một thang máy khác, lại một hành lang rất dài, cuối cùng dừng lại trước bãi để xe. Con gấu tiến lại một chiếc màu sáng, hai thành méo mó, một bên kính thủng một mảng to. Con gấu đưa chân đá mạnh. Cửa xe bật ra. Thoắt một cái, Liên đã thấy mình ngồi ở ghế trên. Thoắt một cái nữa, lại thấy dây bảo hiểm bó ngang lưng và ngực. Con gấu vòng qua mũi xe sang cửa bên kia, ngồi xuống ghế, mở khóa mô tơ, đạp chân hai cái. Xe kêu khè khè rồi lao đi, mùi xăng cháy khét lẹt. Con gấu một tay giữ vô lăng, một tay cởi áo, cởi mũ, liên tục than nóng. Liên không quay sang. Nhìn qua gương xe, thấy một khuôn mặt tròn vo và đỏ lựng. Toàn bộ bên dưới bị bóng tối che khuất. Liên nghĩ thế cũng đỡ phải nhìn bụng và đùi, rồi quay đầu ngó cảnh bên ngoài. Con gấu hỏi: có đói không? Liên lắc đầu. Có khát không? Liên lắc đầu. Có mệt không? Liên lắc đầu. Có lạnh không ? Liên lắc đầu. Một bài báo của tạp chí Phụ Nữ Hiện Đại được đặt tên rất khiêu khích: Béo phải chăng là dấu hiệu của bất lực? Tác giả bài báo đã hỏi ý kiến bẩy phụ nữ ở các lứa tuổi khác nhau, các tầng lớp xã hội khác nhau. Chị thứ nhất bảo: đàn ông béo lên giường chỉ để thở, tôi đã đạp một thằng tình nhân chín mươi tám cân từ giường xuống đất vì đợi đến hai giờ sáng mà nó không qua phần hành động. Chị thứ hai bảo: đàn ông béo lên giường chỉ để tâm sự, tôi có phải bác sĩ tâm lý học đâu mà nghe chúng nó than vãn sự đời. Chị thứ ba bảo: đàn ông béo lên giường chỉ để được ve vuốt. Tôi không phải là bà bô cũng không phải là gái làm tiền. Chị thứ tư bảo: đàn ông béo lên giường chỉ để có cảm giác an tâm. Chúng nó luôn bị chứng nhồi máu cơ tim ám ảnh nên rất cần có một người nằm cạnh. Tôi thà ngủ một mình còn hơn đang đêm phải gọi xe cấp cứu. Chị thứ năm bảo: đàn ông béo lên giường chỉ để ngủ, đã thế lại còn ngáy rất to, hơi thở hôi khủng khiếp, nếu phải chung chăn kề gối một thằng như vậy, tôi sẽ uống thuốc an thần. Chị thứ sáu bảo: đàn ông béo lên giường chỉ để nằm tiêu cơm sau khi đã nốc một đống thức ăn vào bụng, nhìn cái bụng của chúng nó là tôi đã hết khoái cảm. Chị thứ bảy bảo: đàn ông béo lên giường chỉ để ra vẻ với người khác là mình vẫn còn khả năng sinh lý. Thực ra mỡ đã lấp hết dây thần kinh cảm giác, kết quả là tay thì cứng quoèo, chân thì run rẩy, ********* thì teo tóp, bụng thì như phụ nữ chửa tháng cuối cùng. Đầu giường bà già láu cá luôn luôn có một chồng tạp chí. Bà già đọc rất kĩ, dùng bút màu gạch dưới những bài báo nhạy cảm và xếp chúng theo một lô gích vô cùng mù mờ. Chẳng hạn, bài được đánh năm sao là: Những ngộ nhận khi chữa chứng liệt dương. Bài được đánh bốn sao là: ở phụ nữ, bất lực có đến cùng với tuổi già? Bài được đánh ba sao là: Vài mẹo nhỏ để tránh tình trạng khô âm đạo. Bài được đánh hai sao là: Nếu bạn chưa bao giờ đạt được cảm giác cực khoái. Bài được đánh một sao là: Hãy kiểm tra xem chàng đã hài lòng về bạn chưa. Béo phải chăng là dấu hiệu của bất lực? được bà già cắt rời khỏi tạp chí và xếp lên trên cùng, nhưng lại không được đánh sao. Liên đọc một lần và nhớ đến tận bây giờ.
  8. conmeotamthe

    conmeotamthe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Chương 9 (phần 2)
    Xe chạy rất nhanh vì đường vắng và con gấu không bao giờ phân biệt đèn xanh đèn đỏ. Đi ngang tấm biển Kì Nghỉ Đẹp, Liên ngoái cổ lại. Căn nhà thấp thoáng trong bóng tối cùng mảng tường cháy. Trông xa như một con cóc khổng lồ. Con gấu lên tiếng: hỏa hoạn năm ngoái. Chẳng chết mống nào nhưng một thằng, một con bị bỏng nặng. Trần như nhộng. Không kịp mặc quần áo. Không dám nhảy cửa sổ. Trốn vợ trốn chồng quắp nhau trên đấy. Lúc mang ra xe cấp cứu, thằng mất dạy vẫn còn đeo bao cao su. Con gấu nhếch mép cười, hai má phình to, cằm núng nính, béo thảm hại. Liên nhớ đến ý kiến của chị thứ năm rồi lại quay ra cửa sổ. Con gấu bỗng đề nghị: nghe nhạc nhé. Liên không gật cũng không lắc. Serge Lama thống thiết :
    Anh không mơ nữa
    Anh không hút nữa
    Anh không còn gì cả
    Anh cô đơn
    Anh xấu xí
    Khi em đi rồi
    Anh là thằng mồ côi
    Trong nhà ngủ nội trú
    Anh ốm
    Anh ốm thật rồi
    Anh ốm lắm em ơi
    Liên muốn nhảy ra ngoài khi con gấu đong đưa rồi lên giọng anh ốm, anh ốm thật rồi. Lúc ư ử, lúc the thé, lúc khàn khàn vịt đực. Xe phóng như điên. Gió thổi vù vù qua miếng kính vỡ. Xăng vẫn tiếp tục cháy khét lẹt. Serge Lama ngày càng làm con gấu lên cơn. Sau mỗi câu anh ốm, anh ốm thật rồi, nó lại đưa tay bấm còi loạn xị. May mà đường vắng nên không có tai nạn nào xảy ra. Cũng không có cảnh sát giao thông nào lái Honda đuổi theo phạt vi cảnh. Được một lúc con gấu cũng im. Liên nhắm mắt, nghe chân con gấu đá vào máy cát xét, nhạc tắt phụt, lời tỏ tình đầu tiên kết thúc. Mùi rượu nồng nặc và tiếng thở phì phò đưa Liên vào một giấc mơ khủng khiếp. Pát nằm trong một căn phòng trắng toát, chăn phủ kín cằm, hai tay giang hai bên, ống truyền ngang dọc. Trên đầu là hai chai chất lỏng lộn ngược, màu sắc rùng mình. Mặt nó buồn rười rượi. Tóc bết, buộc một túm sau lưng. Liên muốn chào nhưng môi dính chặt. Nó bảo Liên đừng nói, có nói âm thanh cũng không đến được tai nó. Liên chỉ biết mở mắt thật to, toàn thân run rẩy vì sợ. Pát bảo nó nhiễm HIV. Giai đoạn cuối. Thực ra nó bị từ lâu nhưng không biết. Cơ thể nó không phản ứng giống những người bệnh khác. Không mọc mụn. Không rụng tóc. Không chảy máu răng. Đặc biệt là sức khỏe tràn trề. Ăn, ngủ, ******** đều đặn. Hôm nó xin Liên hai chục euro để đi đập phá, Pát gặp con bạn vừa từ Cuba sang. Con bạn kể năm thằng bồ của nó ở nhà máy may La Habana chết cả rồi. Thằng này sau thằng kia có mỗi ngày. Nằm chung một phòng trong bệnh viện. Bây giờ nằm chung một nghĩa trang. Trước khi chết thằng nào cũng gọi tên Pát. ảnh nó phóng to treo giữa phòng. Ai mang hoa đến cũng để bên dưới. Năm đám ma sát sạt là đề tài chính của truyền thông Cuba hai tuần vừa qua. Đảng bảo đó là hậu quả của cuộc sống tư bản phóng túng. Có nhiều bài báo loan tin Pát đã chết vật vã trong một nhà thương bố thí ở Paris. Bí thư đoàn thanh niên nhà máy may tuyên bố trước nhiều người: đáng kiếp cho đứa bỏ tổ quốc ra đi. Pát nghe con bạn nói xong thì sợ quá, sáng sớm hôm sau đi thử máu ngay. Ba ngày đến lấy kết quả, bị giữ lại luôn. Bác sĩ cũng ngạc nhiên vì sức đề kháng của nó. Nhưng bây giờ thì hết hy vọng rồi. Pát bảo nó sợ chết lắm. Nó không đời nào được lên thiên đường. Bao nhiêu thằng đã lừa vợ, lừa con vì nó. Bao nhiêu thằng đã bị vợ bỏ, con bỏ vì nó. Bao nhiêu thằng đã mất bạn, mất đồng chí vì nó. Liên cố an ủi nó một câu nhưng nó lại ra hiệu bảo đừng nói. Đang định giơ tay vuốt má nó thì ai đó đập vào vai: đến nơi rồi. Liên mở mắt ra hoảng hồn thấy con gấu ngồi cạnh. Lại tưởng là quái đản số ba trăm linh mốt. Nó nhăn ra cười. Răng nhờ nhợ. Trông còn sợ hơn lúc nãy. Liên đẩy cửa chạy về phía cổng. Nhà bà gác cổng đèn vẫn sáng. Trên hè, vài người đi đường đang tiến lại. Con gấu gọi từ đằng sau: quên túi à. Liên tiếp tục chạy. Con gấu chạy theo, toàn thân vẫn đồ sộ như một tảng thịt biết đi. Liên quay lại giật túi, bấm cốt cửa, chạy vào sân trong, leo một mạch bảy tầng không nghỉ. Bên ngoài, cánh cửa đập một tiếng chói tai. Cả ngày hôm nay là ba trăm linh mốt quái đản.
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn Con mèo tam thể đã chịu khó gửi lên cuốn Pa ris 11.9. Lúc nào rảnh tớ sẽ đọc nhâm nhi xem sao. Sao tớ ghét cái kiểu văn lê thê dài dòng của Thuận thế chứ. Nội dung thì đọc cũng được mà sao các cách hành văn buồn ngủ thế chứ?
  10. conmeotamthe

    conmeotamthe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Nếu đọc chỉ để lấy nội dung thì bạn Hoangvan nên đọc báo, hay Nguyễn Ngọc Tư, dạng này thì đọc đến đâu hiểu đến đấy, thậm chí hiểu ngay từ đầu chuyện.
    Thuận từng phát biểu là chị ấy muốn "làm phiền" độc giả.
    Ai sợ đau đầu thì tốt nhất là đừng đọc Thuận.

Chia sẻ trang này