1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thuận-Chinatown

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 17/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hanthuyen17

    hanthuyen17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi thì văn của Thuận không khó hiểu. Chỉ có điều Thuận không kể chuyện một cách thông thường, có đầu có đuôi, nhân vật từ bé đến lớn, gặp ai, yêu ai, làm gì...Thuận cũng không chấp nhận những "logic" khuôn sáo kiểu: người tốt thì tốt mọi mặt, người xấu thì xấu tận cùng, cái ác bao giờ cũng thắng cái thiện... Những chỗ nhà văn khác dài dòng thì Thuận ngắn gọn, những chi tiết nhà văn khác có thể bỏ qua thì Thuận đi sâu...
    Đấy là một phong cách khá đặc biệt. Thích hay ghét lại là chuyện khác.
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn: nghệ sĩ - người tạo ra các giá trị thẩm mỹ mới.

    PV: Có nhiều định nghĩa về nhà văn. Với chị, nhà văn là ai?
    NHÀ VĂN THUẬN: Không ít lần tôi đã gặp các câu hỏi: "văn chương là gì?", "nhà văn là ai?", "vai trò của người cầm bút như thế nào?"... Rồi, tùy từng giai đoạn lại tìm thấy các câu trả lời khác nhau, thậm chí đối lập. Có lẽ không nên quá tin tưởng vào một vài định nghĩa để từ đó vô hình chung dồn nghệ thuật vào các giới hạn. Trái lại, nhà văn, với tư cách của một nghệ sĩ, luôn tìm cách vượt ra các khuôn khổ thông thường.
    Từ vài thập kỉ nay, bằng nghệ thuật Sắp Đặt (Installation) các họa sĩ đã tìm được không gian lớn hơn bức tường màu trắng của một căn phòng khép kín. Đó có thể là một nhà máy bỏ hoang, một góc nhà ga đông đúc, một đỉnh đồi, một khu phố... Hội họa cũng không ngừng được thể nghiệm trên các chất liệu khác (như vỏ đồ hộp, quần áo cũ, bìa, ni-lông...), được liên kết với các loại hình nghệ thuật khác (như âm nhạc, video, ảnh...). Có lẽ vì vậy mà ngày nay, danh từ "họa sĩ" hầu như được thay thế bằng cụm từ "nghệ sĩ tạo hình" - một khái niệm rất rộng.
    Xin quay lại với câu hỏi của bạn về nhà văn. Tôi sẽ không nêu ra một định nghĩa nào cả mà chỉ nhận xét chung rằng nhà văn có thể là một nhà giáo dục, nhà tư tưởng, nhà triết học... nhưng trước hết là một nghệ sĩ, tức là người tạo ra các giá trị thẩm mỹ mới.
    PV: Chị tự tin với vai trò nghệ sĩ - "người tạo ra các giá trị thẩm mỹ mới"?
    NV THUẬN: Kết quả có thể do người khác đánh giá nhưng ý định thì tác giả phải luôn giữ trong đầu. Xin đưa ra một ví dụ: Chinatown dựa trên các chuyện tình buồn, buồn về mọi nhẽ, thì thử thách với tôi là làm sao để tác phẩm không rơi vào các trò lãng mạn tầm phào. Độc giả không được hồn nhiên rút mùi xoa sụt sịt cho mối tình Việt - Trung bị cấm đoán. Độc giả cũng không được thả mình bơi tự do trong mối tình Việt - Pháp đầy hứa hẹn... Cuối cùng thì Chinatown khó lòng được coi như một tiểu thuyết tình cảm. Tôi không quan tâm xem nó được xếp vào thể loại nào mà chỉ muốn đề nghị một cách viết khác.
    PV: Trong tiểu thuyết Paris 11 tháng 8, đôi khi tôi không có cảm giác thoải mái với cấu trúc lặp câu của chị. Xin lỗi chị là tôi thấy đôi chỗ hơi? khiên cưỡng. Chị bảo là muốn tạo ra sự mới mẻ giữa Paris 11 tháng 8 với Made in Vietnam và Chinatown. Nếu cái mới ấy không đem lại sự đồng thuận cho người đọc, chị vẫn làm?

    NV THUẬN: So với Chinatown thì phép lặp lại trong Paris 11 tháng 8 ?omềm mại? hơn nhiều. Điều đó là do tác giả tự quyết định chứ không đến từ bất kỳ phản ứng nào của người đọc.
    PV: Chị mất bao lâu để ?ocân bằng? lại bản thân sau khi đã hoàn thành xong một tác phẩm?
    NV THUẬN: Thường vài tuần ngay sau khi viết xong một tiểu thuyết tôi đã có thể "xóa sổ" nó trong bộ nhớ. Điều ấy thực ra không khó. Chỉ cần gửi cho một tờ báo mạng là coi như xoa tay hoàn thành nhiệm vụ tác giả. Tôi muốn ?ocân bằng? nhanh chóng để sau đó, lại đi tìm một sự ?omất cân bằng? mới, tức là bắt tay vào một tác phẩm khác.
    PV: Có nhà văn nào của VN gây ấn tượng với chị không?
    NV THUẬN: Nếu có một nhà văn Việt Nam khiến tôi suy nghĩ thì đó là Phạm Thị Hoài. Có thể nói, tinh thần cách tân và tài năng khác thường của chị đã mang lại cho tôi nhiều bài học trong những ngày đầu cầm bút.
    Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và các truyện ngắn giai đoạn đầu sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp cũng là các tác phẩm xuất sắc. Theo tôi, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài đã thực sự mở ra những nẻo đường mới cho văn chương Việt Nam thập kỷ tám, chín mươi thế kỷ trước.
    Tuy vậy, không có cái Mới nào là vĩnh cửu, thế hệ trẻ hôm nay nôn nóng đào huyệt các thần tượng ngày nào. Có cảm giác, thơ đang phát triển mạnh. Tôi luôn được đọc các sáng tác độc đáo của Nguyễn Quốc Chánh, Lý Đợi, Bùi Chát, Phan Bá Thọ...
    Tiểu thuyết mà tôi rất muốn được nhắc tới là Hai mốt khúc biến tấu của cây bút trẻ Nguyễn Thị Thúy Quỳnh. Văn phong của Quỳnh lạ lùng: từ ngôn ngữ, cấu trúc đến cách liên tưởng, suy luận... Xin phép được nói sâu hơn trong khuôn khổ một bài viết khác. Có vẻ như Quỳnh là nhân vật khác thường bậc nhất trong nền văn xuôi tiếng Việt, đến độ chưa được cả giới chuyên môn lẫn độc giả kịp thời khám phá. Tôi thực tâm mong rằng tài năng và thời gian sẽ dẫn Quỳnh tới những cái đích phải đến.
    T Sự ám ảnh của những phận người tha hương trên trang viết
    PV: Việt Nam hiện tại và VN của quá khứ có chút gì ảnh hưởng đến chị? Trong đời sống và cả trong sáng tác?

    "Câu hỏi ?otại sao người ta đã đến Pháp?? trở thành phản xạ tự nhiên, và tôi muốn tìm hiểu cặn kẽ nguồn gốc của tất cả"
    NV THUẬN:
    Muốn hay không thì tôi vẫn là một nhà văn sáng tác bằng tiếng Việt. Việt Nam cả hiện tại lẫn quá khứ đều không ngừng tồn tại một cách trực tiếp và gián tiếp trong các tác phẩm của tôi.

    PV: Chị định cư tại Pháp bao lâu rồi? Cho đến bây giờ, trong chị còn lại những ấn tượng gì trong thuở đầu sang Pháp?
    NV THUẬN: Đúng mười lăm năm kể từ ngày tôi đặt chân đến nước Pháp. Kỷ niệm không gì nhiều ngoài những ngày đánh vật với tiếng Pháp và mấy chục trang luận án, từ điển chiếm gần hết căn phòng bảy mét vuông một tầng áp mái. Không biết có phải vì vậy mà tôi đã chia tay một cách dễ dàng môn phê bình văn học để tập tành gõ các truyện ngắn, bây giờ đọc lại vẫn phải đỏ mặt.
    PV: Paris đã ?ongốn? đi những gì của chị rồi?

    NV THUẬN: Không gì cả. Có lẽ trước đó tôi đã không có gì để mà đánh mất. Tuổi hai mươi thì chẳng nơi nào có thể giữ lại được.
    PV: Dường như những phận người tha hương luôn ?oám ảnh? chị?
    NV THUẬN: Đúng là như vậy, dù rằng nước Pháp đã trở thành địa chỉ thường trực của khá nhiều người nước ngoài và ở những nơi công cộng, người Á châu ít khi phải đứng một mình. Giống như mọi kẻ nhập cư, tôi nhạy cảm trước một cái tên không giống Pháp, một giọng nói có âm điệu khác thường, một nước da không được trắng lắm... Từ khi cầm bút, điều này có lẽ còn trở nên rõ ràng hơn. Câu hỏi ?otại sao người ta đã đến Pháp?? trở thành phản xạ tự nhiên, và tôi muốn tìm hiểu cặn kẽ nguồn gốc của tất cả.
    PV: Chị từng bảo ?oTôi viết về xã hội Pháp đương đại vừa với tư cách của người sống trong đó, vừa với tư cách của một kẻ bên lề?. Chị đã từng thấy mình là một ?okẻ bên lề? Paris?
    NV THUẬN: Có chứ, chỉ cần gặp một người Pháp chưa bao giờ sử dụng đũa là đủ để tôi cảm thấy lẻ loi. Họ khá đông. Nhưng đông hơn cả là những người thường xuyên đến quán Việt ăn nem nhưng trong đầu vẫn không thoát khỏi hai chữ ?othuộc địa?. Tôi rất e ngại cái tinh thần độ lượng mà dân Tây Âu dành cho các quốc gia của thế giới thứ ba. Độ lượng và thương hại, trong trường hợp này, rất có thể được coi là một.
    Tuy vậy, đã chấp nhận cầm bút là chấp nhận làm ?okẻ bên lề?. Khó có thể tin rằng nếu quay về Việt Nam, tôi sẽ tìm được sự đồng điệu với cuộc sống xung quanh. Nhà văn và xã hội hầu như chưa bao giờ là đôi bạn tâm giao. Viết không phải là để tô hồng hiện thực nên sớm hay muộn, người cầm bút cũng trở thành thiểu số.
    PV: Chị kể rằng bố chồng chị - nhà thơ Trần Dần định nghĩa: ?oMỗi nhà thơ mang một địa ngục?. Chị có gánh một ?ođịa ngục? nào đó không?
    NV THUẬN: "Một địa ngục" có thể mở ra nhiều nghĩa. Có vẻ như viết là xây dựng một thế giới riêng. Nếu quả như vậy thì tôi cũng đang tự giam trong một vũ trụ nào đó.
    PV: Chị có theo dõi hội nghị Những Nhà Viết Trẻ vừa qua ? Nếu chị ở Việt Nam và được mời tham gia thì chị sẽ phát biểu những điều gì?

    "Viết không phải là để tô hồng hiện thực nên sớm hay muộn, người cầm bút cũng trở thành thiểu số"
    NV THUẬN:
    Tôi đọc một vài bài báo về hội nghị. Dường như mọi sự đều trôi chảy. Hội An xinh đẹp. Thực đơn ngon miệng. Khách sạn có máy điều hòa. Các tác giả nữ sôi nổi. Các tác giả nam từ tốn. Các nhà phê bình nhún nhường... Dù sao thì cũng phải công nhận là lý thú hơn hội nghị công nhân viên chức cỡ bộ.

    Tôi không nghĩ sẽ được mời đến những nơi vui vẻ như thế. Không tham dự thì tôi cũng tin rằng hội nghị sẽ thành công tốt đẹp.
    PV: Tôi cảm thấy chị bi quan??
    NV THUẬN: Hoa và rượu mà đẻ ra tác phẩm thì Hội Nhà Văn nên tổ chức mỗi năm vài hội nghị.
    PV: Sau Paris 11 tháng 8, tác phẩm mới nhất của chị là gì ?
    NV THUẬN: Tiểu thuyết T mất tích. Lúc này, tôi bị chia xẻ giữa ham muốn được nói về nó và ý định giữ bí mật đến tận ngày xuất bản. Tôi đã gửi bản thảo lên một diễn đàn văn học nhưng vẫn ?ocầm chân? năm chương cuối cùng. Có lẽ cách tốt nhất là để độc giả bất ngờ. Và cái bất ngờ nhất lại nằm ở ngay trước dấu chấm hết.
    PV: Dù rất muốn được chị chia sẻ thêm về T mất tích, nhưng chúng tôi đành đợi sự bất ngờ? Xin cám ơn nhà văn Thuận đã dành cho Người Viễn Xứ cuộc trò chuyện hôm nay!
    N.A

Chia sẻ trang này