1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THUẦN VIỆT , THÁI DỤNG , HUYỀN THOẠI - BÍ MẬT VÕ MÔN ....

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi zimaleta, 03/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Vào năm 2003, tôi đã tạo một chủ đề nghi vấn về nguồn gốc của môn võ Thiếu Lâm Tự. Ở đây.
    Cái link này tôi chưa tạo được (để tạo sau vậy). Hình như cái trang 5 năm bị hỏng rồi thì phải
    Dưới đây tôi sẽ tiếp tục trình bày việc nghi vấn này đã được chính người Trung Quốc đào xới với thái độ khách quan khoa học. Trích trong quyển "Quốc kỷ luận lược" của Từ-Triết-Ðông (một giáo sư văn chương kiêm võ sư) khảo cứu về võ thuật Trung Quốc được dịch bởi Hồng Lĩnh.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 10:21 ngày 12/03/2006
  2. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    DỊCH CÂN KINH, TẨY TỦY KINH KHÔNG PHẢI CỦA ÐẠT MA ÐẠI SƯ​
    Nghiên cứu tường tận về quyền thuật của Thiếu lâm tự cũng không biết môn võ này được sáng tạo vào lúc nào. Theo những điều ghi chép trong sử thì võ Thiếu lâm có từ đời nhà Ðường (618-713). Nhưng nguồn gốc về quyền thuật và sự truyền dạy võ nghệ trong chùa Thiếu lâm thì mãi đến đời Minh (1368-1436) mới có thể khảo chứng được. Vì truyền thuyết cho rằng Ðạt Ma thiền sư sáng tạo ra võ Thiếu lâm nên nhiều người hiếu sự lại soạn thêm sách Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh để làm cho thuyết này đúng sự thực hơn. Trong bài "khảo chứng về Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh" tôi có nói :
    Hai sách này do người đời Minh hoặc đời Thanh làm ra, nhưng lại thác danh là do Ðạt Ma thiền sư soạn.
    Chúng tôi xin đưa ra những chứng minh :
    a. Sự giả tạo trong bài văn tựa của Lý Tĩnh :
    Trong bài văn tựa của Lý Tĩnh viết ở sách Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh, phần cuối cùng có ghi Lý Tĩnh Dược Sư phủ tự. Nhưng theo truyện "Lý Tĩnh" trong Cựu đường thư thì Dược Sư nguyên là tên của Lý Tĩnh. Tên "Tĩnh" là mới cải lại sau này. Thế mà trong sách ấy lấy hai chữ Dược Sư làm tên tự của Lý Tĩnh tức là ngụy tạo. Trong bài tựa còn nói : Cù Nhiêm dạy lại cho tôi (tôi tức là Lý Tĩnh) và chuyện "Cù Nhiêm khách" được viết ra vào đời Ngũ Ðại (từ 907 đến 960 gồm : Hậu Lương, Hậu Ðường, Hậu Tấn, Hậu Hán và Hậu Chu) do Ðỗ Quang Ðình soạn đó là một điều ngụy tạo nữa. Cuối bài tựa này còn viết bài tựa soạn ra năm Trinh Quán thứ 2 vào tháng 3. Khảo cứu trong sách Ðường Thư thì tháng 3 năm Trinh Quán thứ 2, Lý Tĩnh đang làm quan Nội Ðạo Hành Quân Ðại Tổng Quản để chống nhau với bộ lạc Tiết Diên Ðà. Như vậy chính là lúc Lý Tĩnh đang lập công, thế mà bài tựa lại nói lúc này Lý Tĩnh đã "công thành thân thoái", sai với thực tế. Ðó là một điều ngụy tạo nữa.
    (chú thích của cuonglhvt: Vì có thể độc giả khó hiểu về lịch sử TQ, tôi xin giải thích. Lý Tĩnh là một nhân vật lịch sử đời Đường (tương đương với đời của Mai Thúc Loan bên ta), Đời Ngũ Đại là đời sau đời đường (tương đương với đời của Lý Bí, Phùng Hưng bên ta).
    b. Bài tựa của Ngưu Cao cũng giả tạo
    Trong bài tựa này có câu : Ngựa đất qua sông không phải là sự thực chép trong chính sử mà là chuyện bịa đặt trong tiểu thuyết. Ðó là một điều ngụy tạo. Cũng trong bài tựa này viết : soạn ra vào năm Thiệu Hưng thứ 12 cất ở vách núi đá tại Tung Sơn. Nhưng năm Thiệu Hưng thứ 11, nhà Tống đã nhường đất Hà Nam cho nước Kim (1441) Ngưu Cao làm sao có thể đem bài tựa cất dấu ở Tung Sơn ? Vã lại nếu sai người đi dấu sách thì hà tất phải dấu ở đất của nước Kim, đó là một điều ngụy tạo nữa (Tung Sơn là tên dãy núi chạy dài trên vùng đất của ba tỉnh Phúc Kiến, Hồ Nam và Giang Tây. Hai ngọn núi lớn nhất của dãy Tung Sơn là Thiếu Thất sơn và Thái Thất sơn nằm trên phần đất Tuyền Châu thuộc hai huyện Ðăng Phong và Tân Mật). Các bài tựa trên đều là ngụy tác, như vậy bài tựa cho rằng Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh truyền từ Ðạt Ma cũng không đủ tin.
    Hơn nữa Ðạt Ma thiền sư mở đầu môn Thiền tông vốn dùng tĩnh tọa để chứng ngộ, không dùng văn tự để nói đến yếu chỉ môn này. Ngài truyền cho Tuệ Khả thiền sư chỉ nói rằng : Lăng Già bốn quyển có thể làm tâm ấn. Nếu Ðạt Ma có Dịch cân kinh, Tẩy tủy kinh, tại sao không nói một lượt với kinh Lăng Già ? Há rằng Dịch cân kinh còn xảo diệu hơn kinh Lăng Già hay sao ? Ðó là một chứng cớ về sự ngụy tạo vậy ?
    (cuonglhvt:Theo sách Truyền Đăng Lục, sau khi truyền đạo cho Lương Võ Đế không thành (lúc này TQ đang ở chế độ Nam Bắc triều, Phía Nam là Lương, Phía Bắc là Nguỵ) Đạt-ma đã đi về phía Bắc đến chùa Thiếu Lâm (ngày 23/11/520 tức là năm Chánh Quang Nguyên của nhà Nguỵ). Tại đây, ngài DIỆN BÍCH THAM THIỀN nên người đời gọi ngài là BÍCH QUÁN BÀ-LA-MÔN.
    Trong chín năm này, ngài đã tiếp độ và truyền y bát Thiền Môn cho Huệ Khả. Ngài viên tịch vào ngày 5/10/529. Từ năm 520 đến 529 hoàn toàn thuộc về 9 năm DIỆN BÍCH của Đạt-ma, ngoài ra không còn một khoảng hở thời gian nào cả. Ngài truyền Thiền cho Huệ Khả đã là lắm rồi. Đã DIỆN BÍCH còn TRUYỀN THIỀN lại còn truyền cả VÕ HỌC thì quả là hậu thế đã đổ tiếng THAM cho ngài quá nhiều.)
    Những chứng cớ trên đủ thấy sự ngụy tạo sách. Việc làm sách giả vào cuối đời Minh đầu đời Thanh (1436) thì thật nhiều. Sách Kỹ hiệu tân thư của Thích Kế Quang chép :
    Các nhà quyền thuật xưa nay cho rằng Tống Thái tổ có 32 thế Trường quyền (tức Triệu Khuôn Dẫn, đồ đệ của Ðạt Ma trên đất Trung Hoa vào lúc nhà Ðường sắp suy tàn) lại có Lục bộ quyền, Hầu quyền, Hoá quyền. Ngày nay nhà họ Ôn có 72 thế Hành quyền, 36 thế Hợp tỏa... còn về côn pháp thì hay nhất là phái Thiếu Lâm, võ phái ở Thanh Ðiền, thương pháp thì có nhà họ Dương... đều nổi tiếng.
    Họ Thích đưa ra những ưu điểm về quyền thuật và khí giới, ca tụng côn pháp của Thiếu Lâm mà không khen ngợi quyền thuật của phái này. Thích Kế Quang sống vào đời Minh Gia Tĩnh, Vạn Lịch. (Năm 1566 Thích Kế Quang cùng với Dũ Ðại Du dẹp tan giặc Nụy Khấu tức bọn cướp biển người Nhật sống ven miền duyên hải Trung Hoa). Như vậy thấy rằng lúc ấy quyền thuật Thiếu Lâm không hơn được quyền thuật các phái khác. Ðời Minh, niên hiệu Vạn Lịch, Trình Xung Ðẩu viết sách Thiếu Lâm côn pháp có đoạn nói :
    Có người hỏi :
    ?" Côn pháp của phái Thiếu Lâm rất hay mà tại sao ngày nay các nhà sư Thiếu Lâm chỉ chăm về quyền mà không chăm về côn ?
    Tôi đáp :
    ?" Côn pháp Thiếu Lâm còn có tên là Dạ Xoa, vốn thánh truyền của Khẩn Na La Vương đến nay gọi là Vô Thượng Bồ Ðề. Còn quyền thuật chưa nổi tiếng trong nước nên nay mới chăm về quyền để luyện môn này cho đến chỗ tuyệt diệu như côn pháp.
    (cuonglhvt: Chỉ bao nhiêu đây thôi cũng đủ bác bỏ các luận điểm cho rằng người Việt Nam từ thời Trần, Lê học tập quyền pháp của Thiếu Lâm)
    Thích Kế Quang ở lâu trong quân đội, rất thông thạo nghề võ. Nếu quyền pháp Thiếu Lâm đã nổi tiếng lúc bấy giờ thì tại sao khi luận về cái hay của quyền thuật các phái, họ Thích lại không đề cập đến quyền thuật của Thiếu Lâm ? Trình Xung Ðẩu sống đồng thời với Thích Kế Quang, lại vốn học võ ở chùa Thiếu Lâm, cho nên những điều ông ấy nói đúng với sự thật : lúc bấy giờ quyền thuật Thiếu Lâm chưa thịnh hành. Như vậy đời Vạn Lịch nhà Minh, quyền thuật Thiếu Lâm chưa được người ta coi trọng. Thế thì quyền thuật Thiếu Lâm nổi tiếng phải sau đời Vạn Lịch (1573-1621). Người soạn sách Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh phải sống sau đời Vạn Lịch, nhưng mượn danh của Ðạt Ma để tăng thêm giá trị của sách mình soạn. Sách này được soạn ra lúc quyền thuật Thiếu Lâm được thịnh hành sau đời Vạn Lịch vậy.
    (cuonglhvt: Đời Gia Tĩnh là đời cuối của nhà Minh, tương đương với giai đoạn chiến tranh giữa nhà Mạc và nhà Lê)
    Hơn nữa, đời Minh có phong trào làm giả sách cổ : Phong Phường làm giả sách Thi truyện của Tử Cống, Thân Bồi làm giả sách Thi thuyết, Dương Thận làm giả sách Tạp sự bí tân rồi gọi tác giả là Vô danh thị đời Hán... Như vậy việc ngụy tạo Dịch cân kinh, Tẩy tủy kinh cũng do phong trào ấy mà ra.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 10:05 ngày 12/03/2006
  3. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0

    NHỮNG SỰ SAI LẦM VỀ YẾU QUYẾT BÍ TRUYỀN CỦA QUYỀN THUẬT THIẾU LÂM​
    Sách Thiếu lâm quyền thuật bí quyết có nói về sư pháp của quyền thuật phái này hình như tập hợp các thuyết của các môn phái khác mà chưa đi đến chỗ chiết trung, vì vậy thuyết lý có nhiều chỗ mâu thuẫn nhau. Lời bạt về sách nầy chúng tôi đã từng viết :
    Trong phần "Ngũ yếu thuyết" của sách này có nói : Thuật pháp của phái Thiếu Lâm tuy sáng tạo từ Ðạt Ma, nhưng phát triển, biến hóa cho đến chỗ đại thành là do Viễn Tính thiền sư. (Viễn Tính sinh vào cuối đời nhà Minh có sáng chế ra lối đánh kiếm và 10 quy ước của phái Thiếu Lâm). Trong phần quy ước của phái Thiếu Lâm lại nói : Giác Viễn thượng nhân trùng lập giới ước. Hai chỗ ấy mâu thuẫn nhau. Như thế thì Giác Viễn và Viễn Tính là một người hay sao ? Hay là hai người. Nếu là một người thì tại sao trong phần chú thích của thiên "Quyền pháp lịch sử dữ chân truyền" có ghi : Giác Viễn sống khoảng đời Kim hoặc đời Nguyên. Xét về thiên "môn phái Thiếu Lâm thay đổi vào đời Minh" thì : trong niên hiệu Sùng Trinh, Thái Cửu Nghi là đệ tử của Nhất Quán. Thế mà trong thiên "Sư pháp của Nam Bắc phái" lại ghi : Nhất Quán là đệ tử của Giác Viễn.
    Như vậy, không cần biết Giác Viễn là người thế nào, cũng không phải sinh vào khoảng đời nhà Kim (1115-1234) hoặc đời nhà Nguyên (1279-1368). Nếu nói rằng ông sinh vào cuối đời Minh thì mới hợp lý. Có lẽ dưới đời Minh có một nhà sư lập ra 10 điều răn để mở rộng môn phái võ thuật Thiếu Lâm. Tên vị sư ấy là gì ? Không thể khảo cứu được và cũng không ai biết. Vì vậy có người gọi vị ấy là Viễn Tính hoặc gọi là Giác Viễn.
  4. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Trang 5 năm đã bị hỏng thật rồi. Thành kính phân ưu cùng quý vị!
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 10:42 ngày 12/03/2006
  5. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Đây là một bài viết của một thành viên Vietkiem.
    VÕ TÀU VÀ VÕ TA
    Có thiểu số người cứ nhất định cho rằng Võ Ta và Võ Tàu ảnh hưởng nhau và giống nhau . Thậm chí có những người nặng óc thờ phượng Thiên Triều nên cho rằng võ ta bắt chước Tàu, thậm chí hãi hùng hơn, xuất phát từ Trung Quốc, nói như vậy cho những kẻ chưa tập võ, thiếu hiểu biết về võ học Việt Hoa, và trẻ em thì còn được. Chứ mấy lão võ sư mà nghe mấy câu này thì sẽ cười rụng răng bể bụng.
    Như các bạn đã biết, văn hóa VN và Tàu có rất nhiều sự tương đồng và ảnh hưởng nhau rất nhiều . Tàu đô hộ nước Nam gần 1000 năm, và sau này quân Minh đô hộ 10 năm. Từ thực phẩm, tranh vẽ, văn chương, kiến trúc, phương pháp tổ chức, giáo dục, y phục, phong tục tập quán, nhạc, thơ v.v. VN đều ảnh hưởng của Trung Hoa.
    Tại sao ảnh hưởng???? Là vì NGƯỜI TÀU MUỐN ĐỒNG HÓA DÂN VIỆT CHO NÊN ĐÃ BẮT BUỘC, ÉP BUỘC (Không lẽ bọn chúng "ép buộc" dân ta học luôn cả tinh hoa võ học, kỹ thuật chém giết của chúng để đập lại chúng) dân ta tuân theo chúng, bắt chước chúng, học hỏi theo chúng. Chưa kể người Việt cũng có đầu óc học hỏi cái mới, cái lạ, cái nào hay thì học, cái nào dở thì bỏ. Do đó chúng ta ảnh hưởng Trung Quốc là vì Trung Quốc bắt ta theo, và đồng thời ta cũng muốn học những cái hay của người khác.
    Nhưng có 2 môn mà Tàu & Việt không ảnh hưởng nhau hoặc rất ít ảnh hưởng. Đó là BINH PHÁP & VÕ HỌC. Tại sao ? Là tại vì ngày xưa không có súng đạn, võ học (kỹ thuật đánh nhau) chính là vũ khí của người xưa . Tiền nhân Việt Hoa dùng binh pháp và võ nghệ để chém giết nhau, tranh nhau từng tấc đất. Người Tàu sống ở đất Việt với tư cách là một người đô hộ, người chủ, kẻ cai trị, còn người Việt với tư cách là một dân tộc bị Hán tộc nô lệ, là người bị trị. 5000 năm lịch sử Hán Việt, Nam Bắc luôn luôn trong thế ngoài mặt thì hòa nhưng bên trong thì đề phòng cảnh giác, miệng thì hòa hiểu nhưng bên trong chứa toàn dao găm, côn kiếm.
    Đế quốc Tàu từ xưa đến nay lúc nào cũng ôm mộng thôn tính Đại Việt và bành trướng xuống nam. Còn VN ta lúc nào cũng dè dặt và cẩn thận đối với "ông thiên tử khổng lồ phía bắc".
    Từ xưa đa số Việt & Hoa đã bất hòa . Người Việt thì gọi người Tàu là "Chệt" một cách không tôn trọng. Còn người Tàu thì gọi mình là "Nam Man" một cách khinh bỉ . Ông con trời Trung Hoa luôn coi tộc họ là trung tâm của vũ trụ, các dân tộc xung quanh đều là man, di, nhung, địch.
    Nếu vậy ngày xưa võ học và binh pháp là 2 vũ khí để chống nhau, để bảo tồn xứ sở. Thì ngày xưa có thể nào một người Tàu dạy người Việt võ công hay binh pháp, hay người Việt dạy người Tàu võ công hay binh pháp? (kỹ thuật giết nhau xáp lá cà, và kỹ thuật quân sự)
    Huống hồ người Hán & Việt đều rất đa nghi . Dạy con cháu hay đồng bào mình mà còn giấu nghề sợ nó phản, làm mai một thất truyền nhiều kỹ thuật. Thì thử hỏi làm sao có thể dạy cho kẻ ngoại tộc, mà tộc ấy lại chính là tộc mà mình không thích ? Chưa kể bỏ thời gian tâm huyết để truyền dạy tuyệt kỹ và đào tạo 1 môn đồ không dễ dàng gì, mà đòi hỏi sự biết dạy và lòng kiên trì nhẫn nại .
    Thời Trịnh Nguyễn Phân Tranh, vua Lê chúa Trịnh ở Bắc hà thân Mãn Thanh. Bên Trung thổ thì những người Hán không thần phục nhà Thanh, không thích tộc Mãn Châu, hay tận trung với Minh triều đều tìm cách trốn thoát qua nước khác. Có một số định xuống phương nam để lập nghiệp, nhưng triều Lê - Trịnh lại bang giao với nhà Thanh. Cho nên những người Minh Hương đó phải đi thuyền trôi dạt vào Đàng Trong (Nam hà) . Người Tàu đặt chân vào miền Nam, và đây là lần đầu tiên người Tàu đến đây sống bình thường, với tư cách là bạn mà không phải là kẻ cai trị, và người Việt ở Đàng Trong cũng không phải là người bị trị, tinh thần hòa hiếu mới có nổi .
    Người Minh Hương có một số biết võ công. Họ truyền bá võ Tàu vô VN bắt đầu từ đây . Nhưng chỉ là thiểu số mà thôi, và võ Tàu trong thời gian này cũng không thịnh hành cho lắm và rất ít người nghe nói . Vả lại võ Tàu chỉ thích hợp với người phương Bắc to con, đánh mạnh, mà không mấy thích hợp với người phương Nam tầm vóc nhỏ hơn, hơi yếu hơn nhưng linh hoạt nhanh lẹ hơn.
    Thời gian trôi qua ... Pháp xâm lăng VN. Mấy chục năm đầu bọn thực dân cấm tuyệt dân chúng luyện võ. Cho nên dân Việt chỉ còn cách tập lén, học võ ban đêm. Thời gian sau kỹ thuật súng đạn của Pháp cũng như của nghĩa quân kháng chiến lên cao . Người Việt dần dần dùng súng chứ không dùng võ, kiếm đao, hay tên độc để chống Pháp. Cho nên càng ngày cái đạo luật cấm tập võ chỉ còn trong giấy tờ chứ thực dân Pháp không còn nghiêm cấm bắt bớ gắt gao như xưa . Giới võ học nước nhà cảm nhận được điều đó cho nên nền võ học VN lại thịnh hành trở lại . Cùng lúc này, võ Tàu (đa số là Thiếu Lâm), võ Nhật, lan tràn tới VN. Thực dân cũng muốn triệt tiêu tinh thần dân tộc và võ học dân tộc của ta cho nên khuyến khích phát huy các môn võ ngoại lai .
    Các bạn cũng biết là khi VN nằm trong bàn tay của mẫu quốc "Đại Pháp" thì VN coi như là thuộc địa của Pháp. Vì vậy không còn sự phòng thủ ở biên giới chống Bắc triều . Huống hồ nhà Nguyễn và nhiều nhà kháng chiến lúc đó muốn dựa vào Mãn Thanh để chống Pháp. Pháp thì không sợ và không cần phải đề phòng nhà Thanh cho nên không cần phòng thủ biên giới . Do đó mà người Hoa chạy qua ta ngày càng đông đúc. Võ Tàu bắt đầu phát triển mạnh ở nước ta từ đây . Để đáp ứng với nhu cầu phân biệt, cho nên từ ngữ "Võ Ta" và "Võ Tàu" mới được ra đời để phân biệt võ VN và võ Trung Quốc, v.v.
    Xin tham khảo thêm ở những chủ đề khác.
    Như vậy cũng đủ để suy ra rồi nhé, võ Việt khác hẳn, khác xa võ Tàu . Từ xưa với nhu cầu tranh đấu để tồn tại, người Việt đã có một hệ thống, bài bản võ học để sanh tồn . Nước Việt "tứ bề thọ địch" . Tây có Xiêm La và Ai Lao, Nam có Chiêm Thành, Chân Lạp luôn luôn xảy ra chiến tranh và tranh chấp biên giới, phía Bắc thì khỏi nói, còn phía Đông thì hải tặc Tàu ô hoành hành .
    Các võ sư, huấn luyện viên ngày này cũng công nhận là kỹ thuật võ Ta rất khác với kỹ thuật võ Tàu .
    Chúng ta ảnh hưởng Tàu nhiều quá về khía cạnh văn hóa phong tục, văn học, văn minh, cho nên có lẽ chúng ta đã tưởng tượng quá nhiều, tưởng cái gì hay của ta "chắc" cũng là được Tàu dạy cho thì ta mới biết, còn không có Tàu thì chắc chúng ta "không biết gì hết" (?) . Nô lệ tinh thần mà không hay .
    Thật sự thì trước thời Trịnh Nguyễn Phân Tranh, trước khi Mãn Thanh nhập quan thì dân ta làm quái gì biết đến võ Tàu võ Thiếu Lâm là cái gì . Ngoại trừ lâu lâu chiến tranh xảy ra mới xảy ra một lần . Võ Tàu bắt đầu truyền bá vào VN kể từ lúc mấy cựu thần Minh triều (Minh hương) tỵ nạn chính trị Mãn Thanh xuống phương nam tỵ nạn . Nhưng ngay lúc đó võ Tàu cũng chỉ có trong phạm vi gia đình, không truyền bá hoặc rất ít truyền bá ra ngoài . Dân ta không ai thèm học, vì có người thì kỳ thị, có người thì thấy xa lạ không quen, lý do chính là võ việt thích hợp với thể tạng người Việt hơn là võ tàu .
    Võ Tàu chỉ thật sự thịnh hành ở đất ta vào thời bắt đầu Pháp thuộc. Lúc đó bọn Pháp "bảo hộ" xứ ta cho nên nó cần quái gì phòng thủ biên giới bọn Tàu, mà nó có súng sợ gì thằng Tàu mà fải phòng ngự biên giới . Triều đình Huế lúc đó cũng muốn lợi dụng quân Tàu Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc và mượn tay quân Mãn Thanh chống Pháp cho nên không canh phòng biên ải . Cho nên người Hoa di dân qua ta ngày càng đông, từ lúc đó .
    Võ Ta và võ Tàu khác nhau rất xa, khác từ cái căn bản . Khác từ những cái cách luyện tập cơ bản nhất, kỹ thuật căn bản v.v. Một bên chuyên dụng gân, một đàng chuyên dụng cơ . Bài quyền cũng thấy khác nhau rất nhiều .
    3 anh em Tây Sơn học võ với thầy Đinh Văn Nhưng, tự ông Chảng . Mấy người ở đâu nghe được vua Quang Trung học võ Tàu "hay" vậy ???
    Làng võ An Thái nguyên thủy là võ Ta, sau đó ông Tàu Sáu Diệp Trường Phát đem võ Thiếu Lâm vô thành Thiếu Lâm An Thái . Còn Bình Định Thuận Truyền (Roi Thuận Truyền, Quyền An Vinh) là võ Ta thuần túy, nổi tiếng với ***** Ngạnh, võ sư của triều đình Huế . Làm gì có dính dấp tới võ Tàu vào đây .
  6. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Một bài nữa của tmp, thành viên Việt Kiếm.
    Phổ Đại Nam Triều Chi Tươ?Tng Thao, trong đo?T co?T hai bộ; bộ thư?T nhâ?Tt là Tây Sơn Danh Tươ?Tng Mộ Hùng Thao (còn gọi là Tây Sơn Bi?T Ki?Tp), ghi che?Tp những bài võ thời Tây-sơn, do tươ?Tng Tây Sơn Nguyễn Trung Như (Hư Linh Ẩn, truyền nhân đời thư?T 8 của pha?Ti Long Hổ Không Hồng) biên soan. Trong bộ này co?T ca?Tc bài võ danh tiê?Tng như Hùng Kê Quyền của Đông Định Vương Nguyễn Lữ, Nghiêm Thương của vua Quang-Trung, Song Phượng Kiê?Tm của nữ tươ?Tng Bùi Thị Xuân, Không Tiên của đô đốc Tây sơn Nguyễn Văn Lộc v.v.
    Bộ thư?T hai là Lục Tươ?Tng Tằng Vương Phổ Minh Binh Thư Chiêu Pha?Tp, sao che?Tp lại ca?Tc bài bản võ thuật của ca?Tc triều đại VN thời xưa . Do Hư Minh Thiền Sư ( Sa?Tng tổ của môn pha?Ti Long Hổ Không Hồng ) biên soạn vào thời Hậu Lê ... Trong bộ này co?T nhiều bài võ cổ truyền từ thời nhà Đinh như U Linh Kiê?Tm, Động Địa Thủy Tiên của Đinh Tiên Hoàng . Môn kiê?Tm thời Ly?T là Tru Hồn Kiê?Tm, sở trường của Lê Tha?Ti Tổ . Tây Quy Kinh Môn Tiên của Ly?T Tha?Ti Tổ . Lôi Long Đao của Trần Quang Khải . Mai Hoa Quyền (kha?Tc vơ?Ti Mai Hoa quyền của Thiê?Tu Lâm) của Phạm Ngũ Lão . U Linh Thương thời Ly?T, Châ?Tn Lôi Âm Tiên thời Hậu Lê v.v. Trong sa?Tch co?T hơn 150 bài võ, những ta?Tc phẩm của nhiều danh tươ?Tng nươ?Tc Nam .
    Và cũng chính lời của thành viên này.
    Tại hạ đã đọc qua hai quyển và nhớ được vài câu thiệu sau :
    Nghiêm Thương
    Vệ Quô?Tc Nghiêm Thương Yê?Tt Tha?Tnh Hoàng
    Sa Trường Trận Mạc Đi?Tch Hùng Anh...
    Long Môn Kiếm
    Gươm Linh Điêu Động Ba?Ti Tổ Tiên
    Hoành Khai Tâ?Tn Thi?Tch Tả Hữu Biên...
    Bài Song Tô
    ...Chô?Tng Phục Binh Tả Xung Hữu Đột
    Tạm Lui Quân Về Giữ Ải Quan
    Phản Công Giao Tre?To Gọng Kềm
    Như Rồng Gặp Nươ?Tc Như Hùm Thêm Vây
    Giặc Tan Hồi Bộ Thâu Quân
    Quyê?Tt Tâm Giữ Vững Cõi Bờ Giang San
    Bài Song Sĩ
    ...Rồng Bay Phượng Mu?Ta Tư?T Linh
    Ra Tài Chưa Mâ?Ty Đã Kinh Anh Hùng
    Thái Dương Đao Pháp
    ...Đảo Bộ Hoành Sơn Đoạt Â?Tn Bào
    Đa?To Đầu Nhật Tảo Chiê?Tu Giang San
    Thái Âm Kiếm Pháp
    ...Tư?T Linh Tả Hữu Xa Luân Chiê?Tn
    Tập Trận Công Thành Ba?Ti Tổ Tiên
    Có hơn 150 bài như Song Long Kiê?Tm Pha?Tp, Yểm Điểu Phi Độc Kiê?Tm, Long Vân Kiê?Tm Pha?Tp, Vạn Hoa Đao Pha?Tp, Lưu Tinh Truy Hồn Kiê?Tm, U Linh Thương Pha?Tp (thời Ly?T), Châ?Tn Lôi Âm Tiên (thời Hậu Lê) ...vv...
    Lời bình của cuonglhvt: Những bài thiệu bị cho là "Thất truyền" của võ học Tây Sơn nói trên đã được dạy tại Võ Đường Sa Long Cương ở trình độ cao từ lâu lắm rồi. Nếu theo đúng lời của tmp thì các bài bản cấp cao của SLC chính là bài bản cổ của "Tây Sơn Danh tướng mộ hùng thao". Chỉ có thể bác bỏ luận điểm trên trong các trường hợp sau:
    + tmp là võ sinh cao cấp của SLC. Và thành viên này của Vietkiem nói dối.
    + Các võ sư SLC nguỵ tạo sách.
    Giả thiết thứ nhất chưa chứng minh được. Tuy nhiên, số lượng võ sinh ở SLC học những bài nói trên rất ít (chỉ có ở cấp HLV và một số trường hợp đặc cách). Vì vậy, xác suất xảy ra rất thấp.
    Giả thiết thứ hai không thể xảy ra vì hầu hết các võ sư SLC đều theo Tân học, không thể có khả năng làm điều đó.
    Vả lại, môn sinh SLC tương đối "bảo thủ". Vì vậy những trường hợp nói trên là gần như không thể xảy ra được.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 11:13 ngày 12/03/2006
  7. zimaleta

    zimaleta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2005
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Cậu cuonglhvt !
    + chúc cậu 1 ngày vui
    + Theo Tôi nghĩ cậu nên giảm ?oTốc Độ? ĐÙA 1 chút !
    + có lẽ cậu đọc nhiều tiểu thuyết Viễn Tưởng quá - Nhập Tâm luôn rồi đó !!!!
    + Đừng suy bụng Ta ra bụng Người cậu à !có nhiều cái Ta thích nhưng Người thì không !!!!!
    + Hy vọng rằng cậu cẩn thận hơn trong Hành Xử
    + Chúc cậu luôn vui khoẻ
  8. donghailongvuong

    donghailongvuong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    1
    Nói chung đọc cái bài của anh cuonghltv rất có giá trị tham khảo cho các bạn thích nghiên cứu lịch sử các môn, các phái . E đọc trước quên sau, chịu thôi !Nhưng chỉ thương anh bị "xa luân chiến ảo" mà ko biết [​IMG]
  9. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    MỘT SỐ ĐIỂM XUNG QUANH NHÂN VẬT HƯ LINH ẨN - NGUYỄN TRUNG NHƯ, TÁC GIẢ CỦA ?oTÂY SƠN DANH TƯỚNG MỘ HÙNG THAO?.
    Để chứng minh rằng các bài bản cao cấp của SLC giống với các bài bản trong Võ Kinh của Tây Sơn là một sự thực khách quan, Tôi xin trích các bài sau được đăng trên các báo chính thức ở Bình Định:
    Trích lược bài THƠ VÕ TÂY SƠN MỘT NGUỒN THƠ CA BỊ QUÊN LÃNG
    Tác giả Lê Đẩu.
    ?.
    Và với quan niệm "khử vu tồn thanh" nhà Tây Sơn đã sáng lập nên một nền binh bị hùng mạnh, từ nghệ thuật chiến đấu cá nhân cho đến chiến thuật quân sự đoàn ngũ. Trong quyển "Tây Sơn Bí Kíp" của tướng Nguyễn Trung Như (một vị quan dưới thời Tây Sơn) có bài "Nghiêm Thương" của vua Quang Trung, bài Song Phục Kiếm của bà Bùi Thị Xuân và riêng Nguyễn Lữ có bài "Thảo Hùng Kê" rất là đặc sắc.
    Nguyễn Lữ là một trong ba anh em nhà Tây Sơn. Một ngày nọ, và xuân trong dịp lễ hội Tết Việt Nam, theo truyền thống dân gian thường hay tổ chức "chọi gà". Ông đã quan sát thấy một con gà nhỏ mà đã đá thắng một con gà lớn bằng mưu kế và sự khôn ngoan của mình. Ông đã sáng tạo ra bài "Hùng Kê", tiêu biểu cho con người Việt Nam với các đức tính sau:
    Con kê (gà) có dáng đi đẹp, chân có hai cựa, đó là tướng võ
    Nhưng trên đầu lại mang một cái mào (mũ) đó là tướng văn
    Thấy kẻ địch (dù to lớn) không bao giờ khiếp sợ, đó là đức Dũng
    Trong chiến đấu quyền biến và khôn ngoan, đó là đức Trí
    Khi gặp mồi (thức ăn) không ăn ngay mà túc túc gọi đàn, đó là đức Nhân.
    Và đây là bài Thiệu "Hùng Kê". Bài này không có phú mà theo ý tôi là một bài thơ rất tâm đắc, vừa có tính văn học nghệ thuật cao, ***g chứa cả triết lý và cốt lõi của võ học Việt Nam chúng ta.
    Hùng Kê Quyền.
    - Bái Tổ
    Lưỡng kê giao nạp thể tranh hùng
    Song túc tề phi trảo thượng xung
    Trấn ải kim thương như bạch hổ
    Thủ quan ngân kiếm tựa thanh long
    Xuyên cung độc tiễn tăng ư trác
    Hồi thủ đơn câu thủ tứ hung
    Thiểu tẩu, dược trâm thiên sở tá
    Nhu, cương, cường, nhược tận kỳ trung
    - Hồi đầu bái tổ.
    ?
    Trích lược bài Võ Tây Sơn ?" Bình Định của Thư viện KHTH tỉnh Bình Định.
    ?Quang Trung - Nguyễn Huệ là người đã tinh lọc những tinh hoa độc đáo của các dòng võ khác sáng tạo nên dòng võ Tây Sơn - Bình Định với những đặc điểm sau:
    1/ Tính dân tộc:
    Võ Tây Sơn - Bình Định nghiên cứu khá công phu với sự chọn lọc các môn võ khác kinh qua nhiều cuộc chiến tranh giữ nước. Trong các chiến công của Quang Trung, người ta nhận thấy võ thuật và binh pháp đã đóng một phần hết sức quan trọng. Các đòn thế võ Tây Sơn rất hiểm hóc. Ra đòn nhanh, biến hoá nhanh, lấy thủ làm công lấy công giữ thủ song toàn, hư thực khó phân minh làm cho đối phương khó bề chống đỡ. Cấu tạo một bài quyền, bài thảo rất đơn giản nhưng rất chặt chẽ và sắc bén có sự hoạt động toàn thân, mang màu sắc dân tộc, không pha tạp lai căng. Ví dụ: Bài Hùng kê quyền của Nguyễn Lữ. Qua nhiều lần xem đá gà, giữa gà chọi to lớn và gà trống bé hơn, ông thấy rằng gà chọi ỷ to cao đã ra đòn phủ đầu đối phương, nhưng chú gà trống đã nhanh nhẹn né tránh, thỉnh thoảng trả đòn cắn vào diều gà chọi và núp vào cánh đối phương để bất thần đá những cú hiểm vào gà chọi, chủ yếu lấy nhu để thắng cương. Và từ đó ông rút ra những đòn thế hay nhất sáng tạo bài Hùng kê quyền lưu lại sau này.
    Một ví dụ khác như bài ?oSong Phượng Kiếm? của Bà Bùi Thị Xuân. Hàng ngày bà cùng dân tập luyện ở thao trường bên núi. Buổi tập nào bà cũng thấy một đôi chim phượng đậu trên cành cây đùa nhau, bay lượn xem bà tập. Từ đó hằng đêm bà cố mô phỏng động tác bay lượn, đùa nhau của đôi chim phượng mà soạn và tập bài kiếm có tên Song Phượng Kiếm.
    Bài kiếm này mới tìm được trong tập sách ?oTây Sơn danh tướng mộ hồn thao? do tướng Nguyễn Trung Như thời Tây Sơn sáng tác . Tài liệu này do thầy Hạnh Hoà ở chùa Long Phước ( xã Phước Sơn, Huyện Tuy Phước Bình Định) cung cấp?
    LẠI MỘT BÀI NỮA
    ?Vào thời Hậu Lê, ở kinh thành Thăng Long có một nhà sư rất giỏi võ nghệ. Ông đã bỏ công suốt một đời để lặn lội sưu tầm góp nhặt binh thư võ thuật của các bậc danh tướng. Với sở học của mình cộng với những gì sưu tầm được, ông soạn ra pho bí kíp "Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp" (tạm dịch nghĩa là: Sao chép binh thư võ thuật của những vị tướng qua nhiều đời khác nhau). Hoàn tất pho sách, sợ bị thất truyền, ông lập ra môn phái Long hổ không hồng: long và hổ tượng trưng cho "uy" và "mãnh"; không hồng là bao la như ánh mặt trời. Theo môn quy của Long hổ không hồng, mỗi đời chỉ nhận và truyền dạy cho một đệ tử, và tên hiệu của những người trong môn phái đều phải bắt đầu bằng chữ "Hư". Nhà sư sáng lập Long hổ không hồng có tên hiệu là Hư Minh.
    Chiến tranh loạn lạc thời Trịnh-Nguyễn phân tranh khiến đệ tử các đời của Long hổ không hồng đi dần xuống phía Nam, và đến thời nhà Tây Sơn thì đã truyền được đến đời thứ tám cho Nguyễn Trung. Như với tên hiệu Hư Linh ẩn. Sau khi Gia Long lên ngôi, bộ Lục tướng tằng vương... bị hủy diệt như số phận chung của những pho sách võ khác của đất Bình Ðịnh. Và kể từ đây nó chỉ được truyền lại qua trí nhớ của các đời đệ tử Long hổ không hồng. Tính đến thượng tọa Thích Tịnh Quang là đời thứ 12 với tên hiệu Hư Linh Thông (đã mất năm 1990), và truyền nhân thứ 13 chính là Vạn Thanh - Hư Linh Tử?
    Chùa Long Phước - Một cái nôi của nền võ học Việt Nam.
    Trích: Thư Viện Việt Nam
    ?Thầy trụ trì kể tiếp: "Long Phước tự" hiện là tổ đường đời thứ 13 của v' phái "Long hổ công hồng" - một môn phái thuộc v' cổ truyền Việt Nam do Ngài Tổ Hư Minh thiết lập vào năm 1571. Ngài Hư Minh dựa vào bộ số cổ và bát quái đồ hình mà tạo ra các pháp thao, đưa "Thập bát ban binh khí" vào tạo thành những bí kiếp riêng biệt của v' phái. Qua các đời truyền thừa các vị đứng đầu v' phái dựa vào các bí kiếp ấy mà truyền thừa cho "đệ tử".- "Đến đời thứ 13 v' phái vẫn giữ nguyên những bí kiếp của Ngài Tổ Hư Minh", tôi hỏi ? Vẫn ôn tồn, Thầy Thích Hạnh Hoà giải thích: "Khi v' phái đến đời thứ 8, khoảng vào năm 1771 - thời kỳ lịch sử xuất hiện "Tây Sơn Tam Kiệt", đứng đầu v' phái lúc này là Ngài Hư Linh Ẩn, thế danh là Nguyễn Trung Như, tên tự là Phong Cát, Ngài đă chắt lọc những tinh hoa của v' phái mình mà tạo thành những bí kiếp riêng của thời Tây Sơn. Đến thời thứ 13 này, tôi vận dụng tất cả những chiêu pháp của 12 đời trước cộng với bí kiếp của Ngài Hư Linh Ẩntạo ra mà hoá chúng cho phù hợp với thời đại ngày nay".- Cũng có ý kiến cho rằng "Long hổ công hồng" chỉ mới phát triển mạnh gần đây ?- Đúng vậy, mấy trăm năm trước v' phái "Long hổ công hồng" không truyền dạy cho người ngoài đạo. Tất cả đều được truyền cho những đệ tử tâm huyết ở cửa chùa. Sự truyền thừa được chọn lọc một cách cẩn thận nhằm tránh sự truyền bá rộng răi ra bên ngoài cửa chùa... Nhưng đến đời thứ 13 này thì v' phái được truyền rộng ra bên ngoài. Tất cả cũng từ một "nhân duyên"....
    BÀI VÕ CỦA NỮ TƯỚNG BÙI THỊ XUÂN.
    ?Vừa gặp lại tôi, anh Lê Thì, Giám đốc Sở TDTT Bình Định khoe ngay : "Mới đây NXB TDTT đã xuất bản cuốn "Miền đất võ - tập 2" của thầy Thích Hạnh Hoà, chủ trì chùa Long Phước cũng là chưởng môn của võ phái "Long Hổ công hồng" hiện nay. Cuốn sách là tập hợp những bài võ đang được dạy cho môn sinh trong chùa.
    - Vậy thì cùng với bộ "Tây Sơn bí kiếp" của thầy Thích Vạn Thanh được Sở TDTT Bình Định xuất bản năm 1992. Chùa Long Phước đã có hai bộ sách giới thiệu về những tinh hoa của võ phái mình. Tôi hỏi.
    - "Vâng, đúng vậy. Nhưng đó chỉ mới là trong nước", anh Lê Thì khẻ đáp, "Mới nhất là việc Liên đoàn võ thuật Hungari xin làm một cuốn phim về hoạt động võ thuật của chùa".
    Thực sự bị hấp dẫn vì những thông tin mới mẻ, tôi quyết định trở lại Long Phước tự. Cảnh sân tập thật là nhộn nhịp. Từng nhóm môn sinh đang xoay quần tạo thành những đòn thế. Thầy trụ trì cũng đang trong một bộ võ thuật của môn phái hướng dẫn các môn sinh. Chúng tôi tiến đến một góc sân. Nơi có khoảng 10 võ sinh nữ đang quần thảo. Đất bụi mịt mù. Tôi chú ý đến một võ sinh nữ tuổi khoảng 18 đang múa song kiếm xoay vù vù, võ sư Kim Đình nói: "Đó là Huỳnh Thị Kim Huệ, môn sinh kỳ cựu của chùa đấy, người đã đoạt huy chương vàng về đánh kiếm tại hội diễn võ thuật toàn quốc năm 1995". Thấy có người lạ, cô gái chợt ngừng tay và nhìn thấy võ sư Kim Đình, cô vòng tay: "Con xin chào thầy".
    Võ sư Kim Đình hỏi Kim Huệ: Con đang tập bài gì vậy Kim Huệ ?. - "Dạ "Song phương kiếm" của Bùi Thị Xuân ạ". Kim Huệ nhanh nhẩu trả lời: bài lấy ở trong "Tây Sơn bí kiếp" của thầy Vạn Thanh à ? - Dạ. Thầy Vạn Thanh đang cho con luyện bài này.
    Kim Huệ vừa dứt lời, thì thầy trụ trì Thích Hạnh Hoà cũng từ xa đi tới. Nhận ra tôi thầy vui vẻ cười: "Chào nhà báo !". Tranh thủ cơ hội, tôi "tấn công" ngay:
    - Con muốn biết về bài võ Kim Huệ đang luyện tập ? - Vậy à. Được thôi. Nhưng anh có biết chuyện tình của hai danh tướng Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu không ? - Dạ con chưa được nghe", tôi lắc đầu thú thật.
    Quay sang tôi, thầy khẽ kể: "Chuyện kể rạng vào thời Tây Sơn, khoảng năm 1771 có một lần danh tướng Trần Quang Diệu bị lạc giữa rừng, ông không tìm thấy lối ra. Đang lúng túng thì trước mặt ông xuất hiện ngay hổ dữ. Tay không có binh khí nên Trần Quang Diệu phải tay không quần thảo với hổ. Càng lúc ông càng thất thế, trong lúc nguy cấp thì chợt xuất hiện một cô gái. Thấy cảnh tình nguy cấp như vậy, cô gái dùng ngay một thế kiếm chém bay đầu hổ dữ cứu nguy cho Trần Quang Diệu. Sau khi giết hổ cô gái chỉ đường cho Trần Quang Diệu trở về. Cảm kích trước ân tình của cô gái, sau này 2 người đã nên vợ chồng. Và người con gái ấy sau này chính là nữ tướng Bùi Thị Xuân. Chuyện cũng kể rằng, sau khi về sống với Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân đã sáng tạo ra hai bài kiếm có tên là "Song phương kiếm" và "Âm dương phương kiếm" để cùng Trần Quang Diệu luyện tập".
    Chợt ngừng giây lát, thầy tiếp: "Trong Tây Sơn bí kiếp của thầy Thích Vạn Thanh biên soạn coá 3 bài kiếm của Bùi Thị Xuân đó là : "Độc kiếm", "Song phương kiếm" và "Âm dương phương kiếm". Tương truyền "Độc kiếm" là bài võ Bùi Thị Xuân dùng trong việc chém hổ cứu nguy cho Trần Quang Diệu. Còn "Song phương kiếm" thì hiện Kim Huệ đang luyện. Còn "Âm dương phương kiếm" thì vẫn chưa luyện được". - Dạ, luyện nó có giống như cảnh trong phim chưởng không thầy ? Anh bạn cùng đi bỗng bất ngờ hỏi. Nhưng thầy vẫn nghiêm giọng: "Trong phim chưởng phần lớn là hư cấu. Nhưng thực tế các đòn thế thì các anh biết rồi đó. Chỉ một trong thế trong "Độc kiếm" Bùi Thị Xuân cũng dư sức chém được hổ dữ huống hồ song phương kiếm. Còn pho "Bí kiếp võ thuật" của cô mới được phát hiện ? - Thật sự phương kiếm ấy chính là những tinh hoa của võ Tổ Minh Hư - vị chưởng môn của môn phái biên soạn nên. Còn người có công hiểu chỉnh là Thầy Thích Vạn Thọ, tác giả cuốn "Tây Sơn bí kíp".
    ... Đời thứ 8 của võ phái cùng thời với giai đoạn lịch sử Tây Sơn Kiệt (1711). Đứng đầu võ phái lúc nàylà Ngài Hư Linh Ẩn (thế danh Trung Như, tự Phong Các) ngài sàng lọc những tinh hoa của võ phái các đời trước mà tạo ra những bí kiếp của thời Tây Sơn. Nhưng vì chiến loạn cuốn bí kiếp của võ phái cũng lạc cùng với những tinh hoa của Ngài Hư Linh Ẩn. Những đời sau kế thừa lại cũng không biết rõ đâu là võ đâu là "Long hổ công hồng". Vì Ẩn là người cùng thời của Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Văn Dũng... Đến khi khôi phục lại được tổ đường ở Long Phước Thầy Thích Vạn Thanh đã trở lại. Và trong chuyến đi về thành Đồ Bàn Bình Định xưa thầy đã tìm được kiếp gia truyền của võ phái cùng tinh hoa của Ngài Hư Linh Ẩn đã lạc từ đời thứ 8.
    Vậy là cuốn bí kiếp võ thuật của võ phái có thể được công bố chăng ? - Đó là cuốn võ thuật theo chiêu pháp cổ, bộ nguyên bản theo số học rất cao cho nên việc dịch chuyển tải cũng là một vấn đề không đơn giản, cần có thời gian rất dài.
    Và việc công bố hay không do quyết định của võ phái. Thầy Thích Hạnh Hoà ngừng lại quay sang nhìn anh Lê Thì, chậm rãi nói tiếp: "Theo nguyên tắc của võ phái chỉ được truyền thừa trong nhà chùa thế mà vì các anh chúng tôi đã phạm quy" cho công bố ra ngoài xã hội thế mọi "tinh hoa" của võ phái bị các anh đưa lên sách báo cho công bố đại chúng hết. Dạ vì chúng con cũng muốn giữ gìn những tinh hoa của dân tộc, Lê Thì thanh minh. - Nhưng nói thì vậy, chúng tôi cũng sẽ cố gắng công bố sớm cuốn bí kiếp võ thuật này cho các bạn. Có như vật khỏi phụ lòng những người đã hết lòng vì sự nghiệp võ học của dân tộc?
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 16:56 ngày 12/03/2006
  10. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Từ những dẫn chứng nêu trên. Chúng ta có thể nhận thấy rằng. Võ thuật ở Tây Sơn - Bình Định không phải là một môn phái riêng biệt. Mà là tổng hợp tất cả tinh hoa võ thuật cổ truyền Việt Nam.

Chia sẻ trang này