1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THUẦN VIỆT , THÁI DỤNG , HUYỀN THOẠI - BÍ MẬT VÕ MÔN ....

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi zimaleta, 03/03/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
  2. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Không đùa nữa cũng được. Mà tôi đã không đùa nữa từ lâu rồi mà.
    Chẳng lẽ lại cấm tôi viết bài nữa à? Thế bố cho là mấy bài tôi viết về việc nghiên cứu võ Thiếu Lâm và Bình Định nói trên là đùa à?
    Nếu bố cho là đùa thì thông báo với bố nhé. Năm 2003, khi tôi post bài "Bồ-đề Đạt-ma có phải là sư tổ của phái Thiếu Lâm không?" Thiên hạ ào ào phản đối. Cho rằng tôi dám phủ nhận một sự thực hiển nhiên.
    Đến nay thì mời bố vào xem trong "Thiếu Lâm, nơi gom đồ của thiên hạ" do mấy ông VX lập nên thì biết quan điểm về Thiếu Lâm hiện nay của thiên hạ nó tiến bộ hơn là mấy cái quan điểm của mấy ông VVN như thế nào.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 14:16 ngày 12/03/2006
  3. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Ông nhắc đến VX hoài, tự nhiên tui thấy nhột. Theo tui, đám VX có thể có khả năng võ thuật chẳng đến đâu, lại hay đâm hơi chọc thiên hạ. Bên cạnh, có khi anh em đồng môn cũng kèn cựa nhau lai rai. Tuy nhiên, về quan điểm võ thuật, về cách hành xử, về nhân sinh quan (theo kiểu đời - võ tả pín lù), thì anh em tụi tui có được vài điều khá ổn, như đa nghi (khó bị dụ khị), chịu suy gẫm mà không mê man bất tỉnh đến mức nổi khùng, điềm đạm (chẳng chưởi bới nhau mà dùng lời lẽ nặng nề, làm tổn thương đến người khác), sáng suốt (xem việc trả giá mộc nhân, đặt làm đao thì biết), công bằng (chẳng dự vào thị phi, chẳng phe phái đến mức chỉ đoái hoài đến 2 ông Mod hụt là UIC và Agui sau khi xong xui việc bầu cử), vv... Nói ra thì mang tiếng kiêu ngạo chứ khi nói đến VX, chỉ có thể thêm 3 chấm đằng sau mà thôi, hehehe. Chắc vì lẽ nầy, mà bổng dưng tui được một tay chưa hề đàm - đối đề cử vào làm Moderator của box Khoa học Pháp Lý :-)
    Tui đọc sơ qua các bài ông đăng, hiểu được thiện ý của kẻ viết và người đăng. Nhưng có nhiều điều không ổn. Ông xem cho kỹ lại đi.
    Và tặng ông câu nầy : tận tín thư như vô thư
  4. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0

    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 16:29 ngày 12/03/2006
  5. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
  6. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Có một điểm đáng quan tâm nữa là theo sách "Võ Nhân Bình Định" thì "Tây Sơn Bí Kíp" không phải tác giả là Nguyễn Trung Như mà là Huỳnh Văn Thuận. Tạm thời ta có thể nói rằng tác giả các bài viết trên ngộ nhận "Tây Sơn Bí Kíp" và "Tây Sơn Danh Tướng Mộ Hùng Thao".
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 17:01 ngày 12/03/2006
  7. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Dòng tộc họ Trương - Một dòng họ có ảnh hưởng đến SLC
    Ông tổ dòng họ Trương là Trương Đức Thường từ xứ Thanh Hà, Hải Dương vào khai sơn phá thạch ở vùng đất Tú Dương (thuộc xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, Bình Định) vào đầu thế kỷ thứ XVII (khoảng năm 1605). Sau đó dồn đến định cư ở thôn Phú Thiện, xã Mỹ Hòa, Phù Mỹ, Bình Định cho đến ngày nay.
    Theo gia phả của dòng tộc để lại thì dòng họ này có nhiều người học giỏi, thi đỗ cử nhân, cả văn lẫn võ và hầu như đều theo nghiệp văn chương và nghiệp võ.
    Các đời sau này có ông Trương Đức Huyên - tự Lương Thành, làm chức quan Câu Đương nước Đại Việt, sinh năm Ất Sửu, mất năm Ất Hơi, thọ 71 tuổi. Ông Huyên là ông nội của ông Trương Đức Giai, thi đậu cử nhân cùng một lúc cả văn lẫn võ và làm quan dưới triều Nguyễn Gia Miêu, sau đó đến ông Trương Đức Lân, Trương Trạch... đều đỗ cử nhân võ, trong đó ông Trương Trạch chính là thầy dạy võ cho ông Trương Thanh Đăng, sau này làm chưởng môn phái Sa Long Cương (một trong những môn phái có ảnh hưởng lớn ở Nam Bộ). Theo ông Trương Quang Miễn, tộc trưởng của tộc họ Trương và căn cứ bài vị thờ ông Trương Đức Giai tại từ đường, thì chính ông Giai là người biên soạn tập sách võ này trước khi thi đỗ cử nhân cả văn lẫn võ. Ngoài tập sách võ còn có cả gia phả ghi lại công đức và sự nghiệp của các thế hệ dòng họ Trương, nhưng đến nay đã thất lạc, chỉ còn lại phần đầu tập sách võ, gồm 26 trang trong đó chép 15 bài thiệu bằng chữ Hán, 2 bài thiệu bằng chữ Nôm còn các trang tiếp theo đã bị mất hoặc bị rách nát không còn thấy chữ. Các bài còn lại được viết theo thể thơ, được thờ cùng các bài vị của ông tổ dòng họ Trương và được dòng tộc trân trọng thờ tự, gìn giữ như một báu vật thiêng liêng trong đó có một số bài chưa truyền bá trong dân gian, cụ thể:
    1. Ngũ thảo môn
    2. Trực chỉ thảo
    3. Ô du thảo
    4. Quyền thảo
    5. Đằng bài thảo
    6. Siêu đao thảo (dài 8 câu, 54 chữ, chưa kể một số chữ bị rách mất)
    7. Trường kiếm thảo
    8. Tam thế đằng bài thảo
    9. Siêu đao thảo (dài 18 câu, 74 chữ)
    10. Long đao thảo (dài 11 câu, 77 chữ)
    11. Long đao thảo (dài 8 câu, 56 chữ)
    12. Song kiếm thảo
    13. Song phũ thảo
    14. Quyền thảo
    15. Tam thế côn thảo
    16. Trường thôn diễn quốc âm ca
    17. Thập ngũ thế côn pháp
    Trong số các bài thảo trên có một số bài trùng tên với các tư liệu đã sưu tầm và phát hiện ở các huyện trong tỉnh Bình Định. Điều đó cho thấy các bài thiệu phần nhiều đều xuất xứ từ các vùng đất có truyền thống võ thuật lâu đời của Bình Định, cụ thể như bài "Ngũ môn thảo", "Trực chỉ thảo", "Long đao thảo", "Ô du thảo"...
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 19:01 ngày 12/03/2006
  8. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0

    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 17:28 ngày 13/03/2006
  9. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    An Vinh - Võ sư Đinh Cát. Một vị thầy nữa của Cụ Trương Thanh Đăng.
    "...An Vinh là nơi nổi danh võ học của các cụ: Kiểm Phạn, Năm Nghiã, Hương Mục Ngạc, Hương Thạnh, Bảy Lụt, Xã Liển, Kiểm cáo, Bầu Bốn, Hộ Hải, Hai Tửu, Bà Tám Can, và nơi đây cũng là nơi nổi danh của dòng võ họ Đinh với tiên tổ là Đinh Văn Nhung và các thế hệ kế thừa Đinh Cát, Đinh Hề (tức Vương Kiểm Mỹ)..."
    Dòng tộc họ Đinh
    Ông Thủy tổ của dòng họ Đinh là Đinh Viết Hòe, sinh năm 1710 từ đất Ninh Bình phiêu bạt vào sinh cơ lập nghiệp tại ấp Thời Đôn (nay thuộc thôn Thanh Liêm, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, Bình Định) vào khoảng năm 1730 và lấy thêm vợ thứ (ông Hòe đã có vợ ở quê nhà) là bà Nguyễn Thị Quyền, sinh năm 1715 và sinh được 3 người con là Đinh Văn Diệm, Đinh Văn Nhưng, Đinh Văn Triêm.
    Ông Đinh Văn Diệm thì theo nghiệp bút nghiên, còn ông Đinh Văn Nhưng thì lại theo đời cung kiếm.
    Ông Nhưng đã cùng vợ mở trường dạy võ, học trò các nơi nghe tiếng ông đến xin học rất đông, trong số đó có 3 người tên là Thơm, Lữ và Dũng. Nhưng chỉ có Thơm (Hồ Thơm) là tướng mạo khác thường, trán cao, mũi thẳng, mắt sáng, mày dài, cằm vuông đi đứng uyển chuyển, hình vóc vạm vỡ, sức lực tiềm tàng, mạnh mẽ, trí tuệ thông lạ thường, học đâu nhớ đó, nên thầy Đinh Văn Nhưng rất thương và nhận làm con nuôi.
    Sau 4 năm ăn học, chỉ có Thơm là giỏi nhất, võ nghệ tinh thông, siêu quần. Lúc thôi học, thầy Nhưng có tặng Thơm quyển "Binh pháp Tôn Ngô" mà trước kia thầy Nhưng đã được thầy của mình tặng.
    Khi phong trào khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, ông Đinh Văn Nhưng đã giúp nhiều lương thực cho nhà Tây Sơn để tiêu diệt Trương Thúc Loan, một quyền thần gian ác của Chúa Nguyễn Phúc Thuần. Mỗi lần đem lương thực đến giúp nhà Tây Sơn, ông thường đi bằng kiệu khiêng, hai bên che du du (cây lọng, rợp rạ), dân chúng môn đệ theo ông rất đông và mang theo cả cào cỏ, cuốc, thuổng, xẻng, mỏ gãy, vồ vồ, đao, rựa... (đây là những công cụ lao động rất gần gũi, gắn bó với nông dân và cũng chính là những môn binh khí rất lợi hại mà ông đã truyền dạy cho các môn đệ).
    Khi vua Quang Trung lên ngôi, ông được phong tước: Điện Tiền Đại Đô Đốc Tả Thân Vệ Úy; hàm: Thái Phó; tước: Sanh Sơn Bá. Mỗi năm được về triều vua một lần nhưng "nhập triều bất bái" (có lẽ ông vừa là thầy, vừa là cha nuôi của nhà vua nên vào triều không phải bái lạy Hoàng đế Quang Trung).
    Ông Đinh Văn Nhưng (tên thường gọi sau này là ông Chảng) có hai người con tên là Đinh Văn Thành (con bà cả), và Đinh Quý Lang (con bà thứ). Ông Thành sinh các con là: Đinh Viết Mỹ, Đinh Viết Thừa... ông Lang sinh các con là: Đinh Lưu, Đinh Triệu, Đinh Thuần... Sinh thời ông Đinh Văn Nhưng tướng mạo trông rất uy lực, tính tình ngay thẳng, khẳng khái, sống giản dị, yêu nước, thương người, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn, nhưng cũng rất ngang tàng.
    Theo bảng tông đồ Đinh tộc (dòng họ Đinh) thì đến nay đã trải qua 11 đời, gồm 8 phái ở rải rác nhiều nơi, nhưng tộc chính vẫn là: thôn Thanh Liêm, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, Bình Định, thuộc phái của ông Đinh Văn Diệm. Hiện nay, tại thôn Bằng Châu, Đập Đá còn từ đường dòng họ Đinh, ông Đinh Văn Mỹ, sinh năm 1946, là cháu đời thứ 10 (thuộc chi 2, phái 1) và ông Đào Duy Thu, sinh năm 1945 thuộc chi 2, phái 3 của dòng họ Đinh thờ tự và cũng giống như các công thần của thời Tây Sơn, hầu hết các tài liệu, hiện vật của ông bị tiêu hủy sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi.
    Nhưng rất may mắn, trong quá trình truy tìm các tư liệu, Sở TDTT Bình Định đã phát hiện được một tập tư liệu cổ, do võ sư Phan Thọ, ở thôn Thủ Thiện Thượng, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, (là môn đệ của võ sư Bảy Lụt, Đinh Hề ở An Vinh) cung cấp.
    Tư liệu dày 18 trang, gồm 3.260 chữ, được viết bằng loại giấy bắc (giấy cổ), khổ giấy 12cmx12cm, trong đó có 18 bài thiệu võ, chủ yếu viết về quyền và binh khí do ông Đào Thống ký tên (theo bảng tông đồ họ Đinh, ông Đào Thống thuộc dòng tộc Đinh) vì thời ấy dòng họ này khi sống thì lấy họ Đào, còn khi chết thì sẽ trở về họ Đinh "sinh Đào, tử Đinh" nên tập tư liệu này rất có nhiều khả năng là của dòng họ Đinh còn sót lại.
    Trong số 18 bài thiệu, có 2 bài Trương Phụng Hoàng thảo pháp và bay thảo pháp (bài 12 và 13) được viết bằng chữ Nôm, còn các bài khác đều viết bằng chữ Hán, cụ thể:
    Bài 1: Ngũ môn pháp
    Bài 2: Ô du thảo pháp
    Bài 3: Thiền sư thảo pháp
    Bài 4: Tứ hải giai huynh đệ thảo pháp
    Bài 5: Tam phân thế
    Bài 6: Bị rách mất tên đầu đề bài thảo
    Bài 7: ...biến bách (mất phần đầu)
    Bài 8: Thần nhân biến bách thế
    Bài 9: Tấn hưng thảo pháp
    Bài 10: Thần đồng thảo pháp
    Bài 11: Linh ngũ thảo pháp
    Bài 12: Trương phụng hoàng thảo pháp
    Bài 13: Én bay thảo pháp
    Bài 14: Song thủ thảo pháp
    Bài 15: Xung thiên thảo pháp
    Bài 16: Phụng hoàng oanh thảo pháp
    Bài 17: Lão mai thảo pháp
    Bài 18: Thái Sơn thảo pháp
    Tập tư liệu này có một số bài trùng tên với tư liệu được phát hiện ở dòng họ Trương (Phù Mỹ) và của võ sư Nguyễn Văn Đấy - cháu Hồ Hành, được nhân dân tôn vinh là Hồ Hành Hổ, người có võ công uyên thâm, nổi tiếng đả hổ, cứu người ở vùng đất Bồng Sơn, Hoài Nhơn - cung cấp, cụ thể như các bài: Ngũ môn pháp, Ô du thảo, Song phú thảo pháp, Thái Sơn thảo pháp, Lão mai thảo pháp, Ngọc Trản... Ngoài ra, có một số bài do để lâu năm nên bị mục nát, mất chữ không dịch được và còn sót lại quá ít đã là một thiệt thòi lớn cho công việc bảo tồn, lưu truyền các tư liệu gốc của võ cổ truyền Bình Định trong tương lai.
  10. donghailongvuong

    donghailongvuong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    1
       E là người ko quan tâm nhiều đến lịch sử các môn, chỉ chú trọng đến tính thực tiễn trong cộng đồng, nhưng thấy anh post nhiều bài có giá trị !? [​IMG] Cũng xin ủng hộ (ảo) bằng cách vote cho A 10 sao nhé !Được ko ạ ?

Chia sẻ trang này