1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THUẦN VIỆT , THÁI DỤNG , HUYỀN THOẠI - BÍ MẬT VÕ MÔN ....

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi zimaleta, 03/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chao_dong_chi

    chao_dong_chi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2006
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    tôi chỉa cái này trên net cho đồng chí đây .... không biết tác giả là ai nhưng cũng nói lên nhiều về những thứ đồng chí muốn biết.
    Thăng Long Võ Đạo :
    Trong lịch sử võ Việt Nam, các vùng được coi là cái nôi của võ thuật đất Bắc là Thăng Long, Hà Bắc, Sơn Tây... Những vùng đất này đã nảy sinh nhiều anh hùng hào kiệt, Trạng nguyên, Bảng nhãn, Cử nhân võ thuật. Nhiều huyền thoại trong làng võ cũng được lưu truyền từ đây. Thăng Long võ đạo là một môn phái võ mang trong mình huyền thoại đẹp, lấp lánh tinh thần yêu nước và thượng võ
    Chuyện lưu danh làng võ
    Hà thành thất thủ, Tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết. Một võ tướng của ông là cụ Cử Tốn - vị cử nhân cuối cùng của triều Nguyễn - lui về ở ẩn, mở lò dạy võ ở khu vực phố Trần Quý Cáp bây giờ. Trong lòng viên tuỳ tướng của vị quan giữ thành bất khuất đau đáu một tâm nguyện khi Tổ quốc cần sẽ lại cùng môn sinh phò vua giúp nước. Giặc Pháp coi cụ như cái gai trước mắt. Chúng hãm hại làm cụ mù hai mắt. Song, những bí kíp võ công của cụ đã được lớp truyền nhân tinh hoa như Mùi Đen, Tư Côi, Lý Đen... lĩnh hội.
    Để triệt hạ lò võ giàu tinh thần yêu nước này, giặc sắp sẵn mưu gian lập đả lôi đài treo thưởng cho võ sư ba xứ Bắc - Trung - Nam và toàn cõi Đông Dương đánh thắng thầy trò Cử Tốn sẽ được thưởng Bắc Đẩu bội tinh. Biết được âm mưu thâm độc muốn gây cảnh nồi da nấu thịt trong làng võ và để cho một số võ sư và dân chúng quên đi kẻ thù chính là giặc Pháp nhưng thầy trò cụ Cử Tốn cũng rất khó xử: không tham chiến thì quân hùng chê cười, không bảo vệ được danh dự môn phái mà thượng đài thì không tránh khỏi cảnh đầu rơi máu chảy, ân oán giang hồ. Cụ Cử cùng các môn sinh suy nghĩ lung tâm, càng đến gần ngày hạn định lòng họ càng như lửa đốt. Cuối cùng, vỏ quýt dày đã gặp móng tay nhọn...
    Hồi đó Bách thú Hà Nội có con hổ cụt đuôi khét tiếng hung dữ. Hôm thi đấu, trước sự chứng kiến của các quan chức thực dân và Nam triều một đệ tử chân truyền của cụ Cử Tốn đã vào chuồng cọp đực diễn lại tích Võ Tòng đả hổ. Mùi Đen tay không vào chuồng cọp đực, sau một hồi ác chiến đã đánh gục cọp đực, tóm gáy, bẻ chân đưa sang chuồng cọp cái và ngược lại. Những kẻ tưởng mình có mưu sâu kế hiểm đành bất lực, quần hùng ba xứ và Đông Dương thêm kính trọng cái nhân, cái trí, cái dũng của thầy trò cụ Cử Tốn.
    Hậu duệ tài năng
    Người có cơ duyên với nghiệp võ ngay từ thời niên thiếu là võ sư Chưởng môn Nguyễn Văn Nhân. Ông thụ giáo môn Thiếu lâm gia truyền từ người ông nội là quan Thống binh của triều đình và võ cổ truyền từ ông ngoại - cụ Cử Tốn. Trước cách mạng tháng Tám ông là một thầy võ nổi tiếng vùng Lương Yên (Hà Nội). Năm 1944, ông tham gia cách mạng, gia nhập Thanh niên xung phong thành Hoàng Diệu. Tháng 8/1945, ông vào bộ đội phụ trách đại đội quân báo của Trung đoàn E41 ở Liên khu 3. Khi Hồ Chí Minh phát động Tuần lễ vàng, anh bộ đội 25 tuổi này đã biểu diễn những công năng đặc dị để quyên tiền giúp đồng bào. Trong hai cuộc kháng chiến, võ sư Văn Nhân làm công tác huấn luyện cho các đơn vị đặc biệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ. Ông cũng có vinh dự được làm công tác bảo vệ một số vị lãnh tụ của nhà nước.
    Nước nhà thống nhất, do yêu cầu chung và phong trào phát triển của võ học nước nhà, lão võ sư đã tinh lọc và đúc kết nên một phương pháp rèn luyện võ thuật phù hợp với tính cách và thể tạng người Việt. Phương pháp đó dựa trên vốn liếng căn bản là tinh hoa võ thuật của dòng tộc cùng kinh nghiệm hàng chục năm ròng chiến đấu và huấn luyện võ thuật trong quân đội cũng như tiếp cận võ thuật hiện đại. Ông đã lấy tên Hà Nội cổ xưa để đặt tên cho môn phái của mình, đó là Thăng Long võ đạo.
    Thăng Long võ đạo lấy Nhu - Hoà - Nhân - Trí làm gốc, suy tôn vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn làm Thánh tổ và lấy ngày 20/8 (âm lịch) làm ngày giỗ Tổ. Các bài bản được hệ thống hoá trên cơ sở khoa học có tính đến những kiến thức y, lý. Thăng Long võ đạo lấy Thiên Long bát bộ làm bộ pháp, Yêu tự xà hành làm thân pháp, Thôi sơn quyền làm thủ pháp, thuật cường thân được áp dụng để luyện nội lực. Trong thập bát ban binh khí, kiếm pháp của Thăng Long võ đạo là lợi hại nhất, thật không hổ danh là "Thăng Long đệ nhất kiếm pháp". Ngoài quyền cước, môn sinh của Thăng Long võ đạo còn được truyền dạy và luyện tập tinh thông thập bát ban võ nghệ và các loại binh khí đặc dị của môn phái. Bên cạnh những bài quyền mang tính đối kháng cao, trong chương trình huấn luyện của Thăng Long võ đạo còn có những bài quyền dưỡng sinh chữa bệnhvà các phương pháp khí công nhập định nhằm tu dưỡng nhân cách.
    Với chương trình huấn luyện có hệ thống, có mục tiêu rõ ràng, Thăng Long võ đạo đã nhanh chóng phát triển rộng rãi trên địa bàn cả nước cũng như ở nước ngoài. Dưới sự dạy dỗ của vị cố vấn Liên đoàn võ thuật cổ truyền Hà Nội, đồng thời là chưởng môn, cố vấn của các võ đường Thăng Long võ đạo Nguyễn Văn Nhân, các đệ tử của ông như: bác sĩ - võ sư Nguyễn Văn Thắng (con trai), các võ sư Bùi Hoàng Lân, Anh Tuấn... đã làm rạng danh môn phái bằng nhiều tấm huy chương cao quý gặt hái được từ các kỳ đại hội, hội diễn và thi đấu võ thuật cổ truyền tại thủ đô và toàn quốc. Họ cũng chính là những người đang tích cực truyền bá Thăng Long võ đạo đến với lớp thanh thiếu niên và những người hâm mộ võ thuật.
    Nam Hồng Sơn:
    Môn phái Nam Hồng Sơn được sáng lập bởi võ sư Nguyễn Văn Tỵ, hay còn gọi là Nguyễn Tỵ. Võ sư Nguyễn Tỵ, sinh quán tại Hà Nội và đã hơn 60 tuổi, vốn là con của cố lão võ sư Nguyễn Văn Tộ, tức Sáu Tộ, người từng nức tiếng giỏi võ Ta lẫn võ Tàu tại Hà Thành và là bạn của các bậc tiền bối võ thuật Việt Nam như: Ba Cát, Hàn Bái, Cử Tốn...
    Võ sư Nguyễn Tỵ đã được bố truyền dạy võ nghệ từ năm lên 9, và lúc trai trẻ ông cũng từng dạy võ cho thanh niên tại làng Văn Hội (Thường Tín, Hà Đông). Ngoài ra ông còn là một trong những "cây guitar" sáng chói của đất Hà Thành.
    Từ năm 1984 trở lại đây, phong trào võ thuật Hà Nội được khôi phục, võ sư Nguyễn Tỵ vừa dạy đàn, vừa dạy võ. Trên lãnh vực võ thuật, trong hơn 10 năm, ông đã mở nhiều lớp dạy võ tại Hà Nội, Hà Tây với danh xưng môn phái là Nam Hồng Sơn, đồng thời đào tạo được nhiều lực lượng kế thừa có uy danh trong làng võ xứ Bắc.
    Về mặt kỹ thuật, võ sư Nguyễn Tỵ vẫn trung thành với chương trình giảng dạy của cha ông sử dụng lúc sinh thời. Ba năm đầu dành cho việc luyện tập võ Tàu gồm: tấn pháp, đòn thế, Long hổ quyền, Tứ lộ đoản quyền, Thảo mã quyền, Thượng vũ quyền, Hồng côn, Tề mi côn, Quý châu kiếm, Liên hoa độc kiếm, Liên hoa song kiếm...
    Những năm tiếp theo dành cho việc luyện tập võ Ta, với các bài như: Lão mai, Ngọc trản, Đao xung thiên... Cuối cùng là phần tập luyện khí công và nội công. Võ phục môn phái Nam Hồng Sơn màu đen, đai đẳng gồm 7 màu cấu tạo nên ánh sáng, theo thứ tự từ thấp lên cao là: đen, xanh, chàm, tím, cam, vàng và đỏ. Riêng đai đỏ dành cho HLV thì chia làm 3 cấp: nhất đẳng, nhị đẳng và tam đẳng.
    Song song với việc dạy võ, võ sư Nguyễn Tỵ vẫn đang dạy đàn guitar tại nhà riêng ở số 67, đường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đối với võ sư Nguyễn Tỵ, võ nghệ và âm nhạc tuy là hai loại hình văn hóa khác nhau, nhưng tựu trung chỉ là một, bởi cả hai thứ đều cùng là nghệ thuật cả!
  2. bongmaibac

    bongmaibac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Hồng đai không gọi là Đẳng (bậc) như Karatedo mà là Thao (tua).
    Karatedo có Huyền đai đệ nhất đẳng, nhị đẳng......vân... vân đẳng.
    Nam Hồng Sơn có Hồng đai đệ nhất thao, nhị thao....đệ thất thao.
  3. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Xin phép phân tích vấn đề này sâu thêm 1 chút:
    Nếu LTTVPMBTCP là nguỵ tạo, việc gì phải lôi Tô Hiến Thành vào cuộc. Chính sử VN thiếu quái gì võ tướng.
    Ở đây TG Việt Hiền "không dám" phân tích sâu hơn mà chỉ dừng lại phê phán và hô hào "bài trừ" những thứ mà ông cho là "lạ" theo sở học của bản thân. Ẩn ý đẳng sau bài viết là điều mà TG không dám khẳng định: PĐNTCTT là nguỵ tạo. TG cố tình lờ đi việc các tác phẩm nguỵ tạo vẫn có giá trị riêng của nó:
    - Giá trị tham khảo nghiên cứu>
    - Giá trị thực tiễn.
    Xin đơn cử ví dụ.
    1. Dịch cân kinh là do người TQ nguỵ tạo và gán cho cái nhãn "Đạt-ma" vào để quảng cáo. Tuy nhiên Dịch cân kinh không phải là không có giá trị thực tiễn. Từ giá trị thực tiễn đó truy tầm ngược lại, người TQ càng tự hào về truyền thống khí công của mình.
    2. Binh thư yếu lược do Unknown sáng tác được người đời hiểu sai là Binh gia diệu lý yếu lược của HĐVTQT. Từ quyển Binh thư yếu lược này và Hổ trướng khu cơ, các tướng TS đã viết ra Tây Sơn Võ kinh. Giá trị thực tiễn của TSVK đã được đánh giá qua các cuộc chiến tranh mà Tây Sơn đã tiến hành.
  4. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    3. Trở lại với PĐNTCTT mà cụ thể là LTTVPMBTCP. Cần xem xét lại mức độ nguỵ tạo (nếu có).
    a. Thầy Hạnh Hoà và Vạn Thanh nguỵ tạo, các nhân vật Hư Minh và Nguyễn Trung Như là tưởng tượng----> Giá trị của tác phẩm rất thấp (thậm chí là không có).
    b. Tướng Tây Sơn Nguyễn Trung Như nguỵ tạo sách, nhân vật Hư Minh là tưởng tượng. Thầy Hạnh Hoà và Vạn Thanh chỉ là "nạn nhân". -----------> Tác phẩm này là di sản của nhà Tây Sơn. Cần xem xét bảo tồn và phát triển.
    c. Hư Minh (thời Lê) là nhân vật có thực. Ông đã gán ghép sở học của mình cho các vị anh hùng dân tộc trước đó để đánh bóng tên tuổi của bản môn ----------> Tác phẩm này là di sản của thời Lê. Việc nghiên cứu và bảo tồn cực kỳ cấp thiết.
  5. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    d. Còn nếu tất cả đều đúng thì nói làm gì nữa.
  6. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Bạn Bongmaibac biết gì về Nam Hồng Sơn thì chép lên cho bà con cùng đọc với.
    Cương = Đồi thì chắc không bằng Sơn=núi rồi.
  7. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Cái này nhặt được ở Thư viện Việt Nam. (Lấy từ trang dự phòng của google vì thuvienvietnam không vào được). Tạm gửi ở đây. Giá trị tính sau.
    NHỮNG BÀI THIỆU CHÙA PHƯỚC LONG - TUY PHƯỚC BÌNH ĐỊNH

    NGHIÊM THƯƠNG (QUANG TRUNG)
    Vệ Quốc Nghiêm Thương Yết Thánh Hoàng
    Sa trường mạc trận đích hùng anh
    Thương tình kiểu cách nghiêm quân trận
    Thống xuất niên phàm đại bản sư
    Dỉ thừa giang san thao quán triệt
    Thiên thu bất cái hộ lòng thành
    Anh hùng cái thế nhiệm tình sắc
    Phạm tục ham tàn tỉ thiên sơn.
    SONG PHƯỢNG KIẾM (Bùi Thị Xuân)
    Lợi kiếm mộ hồn thương (gồm 8 thao)
    Vân phi hà nguyệt tẩu (gồm 8 thao)
    Phượng dựt đảo lâm triều (gồm 8 thao)
    Tứ quý đảo nam bang (gồm 8 thao)
    Đông xương lưu quan ải (gồm 8 thao)
    Hậu nhựt kiếm loang phi (gồm 8 thao)
    Tây thiên hà kiếm khách (gồm 8 thao)
    Phượng dực đảo sơn bồng (gồm 8 thao)

    Lăng Đinh Kim Tiên (Roi)
    Trường dương phản kiếp lộ ô sa
    Bản chiến trùng dương thu tiết lãnh
    Đằng quang loạn mã thước đà xa
    Hồng hộ lô thành thu thiết xích
    Vọng bái Hư Minh ***** đài.


    Tây Qui Kinh Môn Tiên (roi)
    Đông thiên lão thọ huỳnh diệp xa
    Tây qui thiết đỏa kim đăng pháp
    Nam phương diệm diện hỏa phi cường
    Bác phương hắc sát thổ lao sơn
    Vọng bái Hư Minh ***** đài


    Hiệp Hội Đàng Thương
    Mộ thảo chinh qui già sử chiến
    Na luôn chuỷ kiếm đốc đang thương
    Phong vân hổn loạn xung thiên sát
    Qui kích lôi thần động địa quan
    Nguyễn Trung Như

    Tam Thâu Tuỳ Hình Pháp
    Đông huê môn thiên thanh nhất điểm
    Triệt hồng trần, tục doạn chương quan
    Quế lăng tục đoạn hồng sa khúc
    Nhứt chấn oai quan lã mộng bài
    Trường vân lãm sắc, đấu pháp thiên thanh
    Nhiếp trận đồ hình tra lư tinh, đằng liều pháp
    Hậu phụng Hồ Ngạnh

  8. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Bài này cũng nhặt được ở trang lưu trữ. Tạm thời giữ ở đây.
    THUẬN TRUYỀN, VANG DANH NHỮNG ĐƯỜNG ROI
    Làng võ Bình Định là một nét độc đáo riêng trong truyền thống văn hóa Bình Định. Trong đó, xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn vốn là một vùng quê khoai sắn, ấy vậy mà nơi đây lại vang danh bởi cái tên Thuận Truyền với lời truyền tụng: "Roi Thuận Truyền - quyền An Vinh..."
    Phải lò dò vào những ngách nhỏ ngoằn ngoèo, vun đầy cát ở làng Hòa Mỹ, mới tìm được ngôi nhà xưa của võ sư Hồ Nhu (thường gọi là Hồ Ngạnh). Trước nhà, một mái hiên lợp tôn thông thống bốn phía. Võ sư Hồ Sừng, cháu nội võ sư Hồ Nhu, năm nay đã 65 tuổi, cho biết: "Tui mới cất năm ngoái để tập võ vào mùa mưa, còn như mùa hè thì tận dụng luôn cả hai khoảnh ruộng làm sân tập".
    I. Từ huyền thoại làng võ
    Roi Thuận Truyền xa nữa không rõ ông tổ là ai, nhưng võ sư Hồ Nhu được xem như một sư tổ. Ông sinh năm 1891, cha từng là một võ quan triều Nguyễn, mẹ người Huế, cũng là con nhà võ. Chuyện xưa kể, một lần do bị bức hiếp, Hồ Nhu đã đánh trả con trai một ông Hương Kiểm trong làng. Ông Hương Kiểm xách gậy đi tìm, đòi đánh ông. Mẹ ông đã giở ngay cán cuốc đánh ngược lên một thế. Vậy là cái gậy trong tay Hương Kiểm bay vù tận ngõ. Từ đó, Hồ Nhu bắt đầu theo mẹ luyện võ. Nhưng theo võ sư Hồ Sừng, hồi bé, võ sư Hồ Nhu chưa được mẹ dạy võ. Ông phải tìm học ở nhiều ông thầy khác, như học roi của Ba Đề, học nội công của Đội Sẻ, tiếp đến học roi của Hồ Khiêm và theo Quách Tấn - Quách Tạo thì ông còn được một tạo sĩ (đậu tiến sĩ võ) truyền dạy thêm. Khi đường roi đã cứng cáp vì kết hợp tinh hoa của nhiều thầy, thấy được, mẹ ông mới tinh truyền thêm. Đường roi càng trở nên thiên biến vạn hóa, sâu hiểm khôn lường.
    Khoảng năm 1932, tiếng tăm ông vang dội khắp bốn tỉnh Nam, Ngãi, Bình, Phú, học trò đến thọ giáo rất đông. Quá 80 tuổi, Hồ Nhu vẫn còn thao diễn roi, đường roi vẫn cứng và đẹp. Con trai mất sớm, ông truyền nghề cho cháu nội, là võ sư Hồ Sừng hiện nay. Võ sư Hồ Sừng kể: "Bao giờ thâu nhận học trò, ông cũng thử trước rồi dạy sau. Học trò ông có Mười Mỹ, Đinh Văn Tuấn, Năm Tạo, Sáu Được... đều đã có danh có tiếng, trong xã thì có Lê Thành Viên, thường gọi Ba Hào, và Lê Bá Cừu, tức Sáu Dật. Mà yêu cầu của ông với học trò, kể cả con cháu trong nhà cũng vậy, cao lắm".
    Năm nay đã 90 tuổi, võ sư Lê Thành Phiên (làng Đại Chí, xã Tây An) vẫn minh mẫn. Ký ức ông vẫn vẹn nguyên hình ảnh người thầy vóc người cao to, dạy học trò rất nghiêm: "Thầy dạy ngày ba buổi. Thầy dạy kỹ, nhưng trò phải tập cho tinh. Nhờ vậy nên tui học kể ra thì cũng hổng nhiều, đâu có 18 tháng, nhưng cũng được truyền dạy cơ bản". Lão võ sư có vẻ hơi buồn, chẳng là vài năm gần đây, tuổi cao, nên giỗ tổ chẳng thể lên nhà thầy.
    II. Đến đường roi bí truyền
    Roi là một loại binh khí tiêu biểu của võ Bình Định. Roi làm bằng gỗ dẻo, mây già hoặc tre đặc, to nhỏ tùy theo bàn tay người sử dụng lớn, nhỏ. Nhiều võ đường ở Bình Định rất giỏi về roi như: Lâm Ngọc Phú, Bửu Thắng (An Nhơn); Hà Trọng Sơn, Phi Long Vịnh và phái võ ở chùa Long Phước (Tuy Phước); Phan Thọ (Tây Sơn)?
    Người thầy dạy của võ sư Hồ Nhu là Hồ Khiêm với đường roi "lạc côn", cũng là một đường roi tuyệt kỹ. Rồi các đường roi như: "đâm so đũa", "roi đánh nghịch", "đá văng roi", "phá vây", "roi chiến"? đều là những bảo vật bí truyền của võ Bình Định.
    Một bài roi gồm hai phần: lời thiệu và động tác. Lời thiệu thường là thể thơ, ca dao dân gian? Động tác là các đòn thế tấn công và phòng thủ theo các phách cơ bản như: bát, bắt, triệt, chận (nặng về thủ để triệt phá các đòn tấn công của đối phương); hoành, khắc, lắc, tém (vừa thủ vừa công). Thủ ở đây không có nghĩa thụ động, mà phải dùng các phách hợp lý để triệt tiêu đòn tấn công đối phương rồi ra đòn tiêu diệt đối phương. Hay có thể giả vờ trá bại, dụ đối phương vào thế. Có lúc phải dùng trừ công để thủ tức là khi đã trừ được các đòn tấn công của đối phương, phải thủ cho kín chặt, không cho đối phương ra đòn tấn công tiếp, rồi phán đoán nhanh xem đối phương phản ứng để có đối sách...
    Mỗi môn phái ở Bình Định có các đòn roi bí truyền nhưng đường roi Thuận Truyền vang danh nhất. Cái bí truyền của những đường roi đã đi vào những câu chuyện truyền tụng, thật - hư lẫn lộn...

    III. Bảo tồn một nét văn hóa
    Cả làng Thuận Truyền hiện tại không còn lò võ nào. Riêng ở làng Hòa Mỹ, vốn cùng trong tổng Thuận Truyền xưa, còn duy nhất lò võ của võ sư Hồ Sừng. "Thật ra, tui cũng chẳng còn dạy được mấy. Hiện giao cho con trai là Hồ Cương đứng lớp. Riêng những ngày hè học sinh học rất đông, tui phải huy động cả 6 thằng con trai về đứng lớp"- võ sư Hồ Sừng nói. Truyền thống xưa của một làng võ vậy là chỉ nương lại ở một lò võ nằm ở nơi ngách sâu nhất của những đường làng.
    Mời võ sư Hồ Sừng ra thao diễn bài roi Thái Sơn. Cắp cây roi bên hông, võ sư nói: "Chú xem thì thấy khác đấy. Bài roi này so với bài quy định của Sở TDTT, thiệu thì như nhau nhưng nét đánh vẫn khác. Có người nhận xét là dễ coi hơn, nhưng biết làm sao, người ta đã quy định rồi...".
    . Lê Viết Thọ
  9. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Bài này cũng vậy
    Tam Thao Tùy Hình Pháp của võ sư Hồ Ngạnh.​
    (từ bài của Thầy Thích Hạnh Hòa)
    Bài "Tam Thao Tùy Hình Pháp" là của VS Hồ Ngạnh người Bình An sáng lập ra. Rút từ ba bài của ba vị tướng nước nam, Đinh Bộ Lĩnh, Tô Hiến Thành và Trần Quốc Toản. VS Hồ Ngạnh đã cố học thấu đáo vã đã chứng được tâm thao. Từ đó VS Hồ Ngạnh chọn lọc và rút ra mỗi bài của các vị tướng hai câu. Mỗi câu 12 thao, sáu câu thành bảy hai thế, gọi nôm na bảy hai thế roi của VS Hồ Ngạnh, bao gồm đầy đủ trận pháp và chiến pháp.
    Nguyên văn của bài:
    Đông huê môn thiên thanh nhất điểm
    Triệt hồng trần lục đoạn chương quan
    Quế lăng tục đoạn hồng sa khúc
    Nhất chấn oai quang lữ mộng bài
    Tường vân lãm sắc đấu pháp thiên thanh
    Nhiếp trận đồ hình " tra lư tinh" đằng liễu pháp
    Dịch nghĩa:
    Cửa Đông khuê trời trong một điểm
    Dứt cỏi trần sáu trận giao binh
    Quế Lăng đã mất cát hồng bay
    Một sát long trời trong giấc mộng
    Mây che nắng nhạt loạn đảo vang trời
    Vào cửa tinh binh như không người vây trận pháp
    Trước tiên, hai cầu đầu là trong bài "Kinh vân động thủy tiên " của Đinh Bộ Lĩnh.
    "Đông huê môn thiên thanh nhất điểm
    Triệt hồng trần lục đoạn chương quan"
    Mùa thu năm Tân Hợi (951) Đinh Bộ Lĩnh rất tinh thông võ nghệ đã soạn ra nhiều bài để huấn luyện tướng sĩ. Trong đó có bài "Tra lư tinh thông bộ pháp", "Kinh vân động thủy tiên" từ đó các bài cứ tiềm ẩn và lưu truyền trong tướng sĩ và nhân dân nước nam.
    Tiếp đến Hồ Ngạnh vận dụng bài của Tô Hiến Thành " Hàn vân câu lĩnh tiên "
    "Quế Lăng đã mất cát hồng bay
    Một sát long trời trong giấc mộng"
    Mùa thu năm Tân Dậu, Tô hiến Thành nhận thấy quốc gia còn nhiều cơn binh lửa. Cho nên sau những buổi luyện quân và duyệt binh tại thao trường. Ông tỏ ra không thỏa mãn , về tới tư dinh ông cho mời sáu tướng lĩnh tâm phúc có chức trách để truyền lại những kinh nghiệm thao tác bày binh bố trận, chiêu tập binh mã và một số bí kíp để giảng dạy cho binh sĩ. Từ đó bắt buộc quan quân ai ai cũng thành thục võ nghệ, hiểu biết trận pháp và thao lược của một số bài như :
    "Câu la đằng lữ phạm thao" "Hàn vân câu lĩnh tiên" và từ đó lưu truyền lại cho các triều đại sau này.
    Hồ Ngạnh rút hai câu cuối từ " Vệ La Thành Tiên " của Trần Quốc Toản.
    "Tường vân lãm sắc đấu pháp thiên thanh
    Nhiếp trận đồ hình " tra lư tinh" đằng liễu pháp"
    Bài này được ghi chép trong pho " Ngọc Ấn tâm kinh thao lược". Ông Hồ Ngạnh đã học được và rút tỉa hai câu để hình thành 72 thế roi tuyệt kỹ .
    Bài "Tam Thao Tùy hình pháp" của VS Hồ Ngạnh biến chuyển rất dị thường , mỗi câu mỗi đoạn có giá trị khác nhau. Về tầm sát phạt thì có yếu điểm giá trị chứa đựng trong mỗi câu của bài.
    Câu Một : Chuyên trị các đường thương
    Câu Hai : Chuyên phá các đường đao kiếm
    Câu Ba : Đánh dụ địch vào thế hiểm
    Câu Bốn : Đánh nơi cần đánh gấp
    Câu Năm và Sáu : Chuyên đánh ra vào nơi loạn quân.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 18:29 ngày 24/03/2006
  10. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Hôm trước đọc bài của ohmy. Không hiểu lắm. Sau khi thu thập đủ tài liệu xung quanh luận cứ của ông Việt Hiền mới thấy rằng.
    - Người ta nói rằng thân phụ của ***** Ngạnh làm quan cho triều đình nhà Nguyễn chứ không phải là làm quan cho nhà Tây Sơn. Chẳng biết có đúng hay không những cũng hợp lý. À mà đúng rồi! Đốc Năm, chứ Đốc nghe đúng là một chức quan.
    - Người ta bảo rằm "Tam Thao (Thâu?) Tuỳ Hình Pháp" là do ***** Ngạnh sáng chế từ các bài bản của Đinh bộ Lĩnh, Tô Hiến Thành và Trần Quốc Toản. Nghe thì cũng hơi mâu thuẫn. Nhưng nếu nói rằng thầy của cụ (Ông Tạo sỹ vô danh) đã rút tỉa các bài này từ các bài trên thì nghe cũng hợp lý.
    - ***** Ngạnh và cụ Trương Thanh Đăng là cùng thời với nhau. Trước đây tôi nghe nói cụ Đăng có treo bảng thông báo học lại của bậc cao nhân nào dạy đủ 24 đường roi. Phải chăng 23 đường của thầy Hạnh Hoà cũng nằm trong đó? Còn bài của cụ Ngạnh là bài rút gọn chắc cụ Đăng chẳng chấp nhận đâu nhỉ?
    À mà phải nói lời cảm ơn với bác Đồng chí với mấy cái cut&paste của TLVĐ và NHS nữa chứ.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 18:49 ngày 24/03/2006

Chia sẻ trang này