1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THUẦN VIỆT , THÁI DỤNG , HUYỀN THOẠI - BÍ MẬT VÕ MÔN ....

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi zimaleta, 03/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Đến hôm nay tôi mới tạm thời có thể giải đáp được thắc mắc của các bậc tiền bối về nguồn gốc bài bản của Sa Long Cương.
    Đây là tài liệu tôi lấy được từ trang web của VS Lương Trọng Mỹ (tại Pháp) - Trưởng tràng thời trước 1975. Hiện tại tôi cũng chưa kiểm chứng và đây cũng chưa phải là phát ngôn chính thức của hệ phái. Tạm thời để bà con tham khảo. VS Mỹ dùng cách viết tiếng Việt của thời trước 1975.
    Võ-Thuật Bình-Định SA-LONG-CƯƠNG thừa-tiếp di-sản Võ-Thuật Cổ-Truyền Bình-Định Việt-Nam từ các danh-sư Hai Cụt, danh-sư Trương-Trạch, và danh-sư Đinh-Cát đã truyền lại cho Sư-Trưởng Trương-Thanh-Đăng.
    I. Ông Hai Cụt là vị võ-sư nhân-từ, đức độ, ở làng Cẫm-Thượng, lừng danh về Roi-pháp và là người đã từng dùng Côn Roi đánh hạ cọp dữ để cứu giúp dân làng. Ngày nay, ngoài Nhị-Thập Tứ-Bình Tiên, Hệ-Phái Sa-Long-Cương còn bảo-trì những bài Roi chiến như :
    01. Thảo Roi Lâm (bài Thiệu nay đã bị thất-lạc, chỉ còn bài Thảo)
    02. Thảo Roi Phượng-Hoàng (bài Thiệu nay đã bị thất-lạc, chỉ còn bài Thảo)
    03. Thảo Roi Trung-Bình-Tiên (30 câu Thiệu, 124 chữ)
    04. Thảo Roi Tam-Bộ Bình-Tiên (24 câu Thiệu, 96 chữ)
    05. Thảo Roi Đoản-Tiên (13 câu Thiệu, 53 chữ)
    06. Thảo Roi Trường-Tiên Tấn-Nhất (8 câu Thiệu, 56 chữ)
    07. Thảo Roi Trường-Tiên Thần-Đồng (26 câu Thiệu, 182 chữ).
    II. Ông Trương-Trạch thuộc dòng họ Trương mà ông Tổ là Trương-Đức-Thường từ xứ Thanh-Hà, Hải-Dương vào khai-khẩn ở vùng đất Tú-Dương (thuộc xã Mỹ-Hiệp), tỉnh Bình-Định, khoảng năm 1605 và sau đó, đến định-cư ở thôn Phú-Thiện, xã Mỹ-Hòa, quận Phù-Mỹ, tỉnh Bình-Định cho đến ngày nay. Theo tộc-phổ họ Trương để lại thì dòng họ này có nhiều người văn-võ song-toàn. Đến đời ông Trương-Đức-Giai, thi đậu Cử-Nhân cùng một lúc cả Văn lẫn Võ, và làm quan dưới triều Nhà Nguyễn (1802-1945). Theo ông tộc-trưởng của dòng họ Trương hiện nay, thì chính Trương-Đức-Giai là người đã biên soạn tập sách võ gồm 26 trang trong đó chép 15 bài thiệu bằng chữ Hán, 2 bài thiệu bằng chữ Nôm (còn các trang tiếp theo tiếc thay đã bị mất hoặc bị rách nát không còn thấy chữ) :
    01. Ngũ-Môn Thảo (23 câu Thiệu, 172 chữ) ;
    02. Trực-Chỉ Thảo (24 câu Thiệu, 173 chữ) ;
    03. Ô-Du Thảo (18 câu Thiệu, 126 chữ) ;
    04. Ngọc-Trản Quyền Thảo (27 câu Thiệu, 135 chữ) ;
    05. Lão-Mai Quyền Thảo (14 câu Thiệu, 70 chữ) ;
    06. Đằng-Bài Thảo ( 48 câu Thiệu, 140 chữ) ;
    07. Siêu-Đao Thảo (8 câu Thiệu , 54 chữ - thiếu 2 chữ vì trang giấy bị rách nát) ;
    08. Siêu-Đao Thảo (18 câu Thiệu , 74 chữ) ;
    09. Tam-Thế Đằng-bài Thảo (24 câu Thiệu, 115 chữ) ;
    10. Trường-Kiếm Thảo (30 câu Thiệu, 142 chữ) ;
    11. Long-Đao Thảo (11 câu Thiệu, 77 chữ) ;
    12. Long-Đao Thảo (8 câu Thiệu, 56 chữ) ;
    13. Song-Kiếm Thảo (12 câu Thiệu, 84 chữ) ;
    14. Song-Phủ Thảo (14 câu Thiệu, 70 chữ) ;
    15. Tam-Thế Côn Thảo (42 câu Thiệu, 294 chữ) ;
    16. Trường-Côn Diễn Quốc-Âm Ca (41 câu Thơ Lục-Bát, 288 chữ) ;
    17. Thập-Ngũ Thế Côn-pháp (15 câu Thiệu, 88 chữ).
    Sau đó đến đời các ông Trương Đức Lân, ông Trương Trạch, đều đỗ Cử-Nhân Võ.
    III. Ông Đinh-Cát thuộc hậu-duệ danh-tướng triều Tây-Sơn (1788-1802) của Hoàng-Đế Quan-Trung Nguyễn-Huệ. Đến thời Nhà Nguyễn (1802-1945), giòng họ ông phải tạm đổi thành họ Nguyễn (tức là Nguyễn-Văn-Cát) để tránh việc trả-thù của vua quan Nhà Nguyễn. Trong những bài Thảo được ông lưu-truyền lại có những bài như :
    01. Ngũ Môn Thảo-pháp ( 25 câu, 177 cnữ) ;
    02. Ô-Du Tấn-Nhất Thảo-pháp (8 câu, 56 chữ) ;
    03. Thiền-Sư Thảo-pháp ( 9 câu, 62 cnữ) ;
    05. Tứ-Hải Thảo-pháp ( 25 câu, 73 chữ) ;
    06. Thần-Đồng Thảo-pháp (12 câu, 49 chữ) ;
    07. Yến-Phi Thảo-pháp ( 13 câu, 90 chữ) ;
    08. Xung-Thiên Thảo-pháp ( 8 câu, 56 chữ) ;
    09. Phụng-Hoàng Thảo-pháp ( 9 câu, 50 chữ) ;
    10. Lão-Mai Thảo-pháp ( 10 câu, 70 chữ) ;
    11. Thái-Sơn Thảo-pháp ( 12 câu, 84 chữ) ;
    12. Ngọc-Trản Thảo-pháp (24 câu, 141 chữ).

    Theo như ở trên ta thấy. Bài thảo roi Ô Du (Tấn Nhất) được truyền dạy trong SLC là bài 8 câu. Rất có thể là bài của dòng họ Đinh hoặc bài "Trường Tiên Tấn Nhất" của ông Hai Cụt chứ không phải là bài của dòng họ Trương. Và vì thế như bác Võ Ta đã nói "Thiếu sót một cách đáng sợ". Thực ra chỉ là sự khác biệt giữa các dòng thôi.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 20:43 ngày 12/05/2006
  2. vienanh

    vienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/09/2005
    Bài viết:
    2.289
    Đã được thích:
    0
    Chửi nhau khắp cả diễn đàn thế này sao ? Các bạn cứ bình tĩnh mà giải quyết cho nó êm đẹp đi thôi .
    Được motdikhongtrolai sửa chữa / chuyển vào 21:42 ngày 12/05/2006
  3. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Và ta cũng thấy bài Phụng Hoàng của dòng họ Đinh (9 câu thiệu). Bài này chắc hẳn là phải khác với bài "Phụng hoàng anh thảo pháp" (dài hơn bằng thơ ngũ ngôn) rồi.
  4. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Thủ bút của cụ Trương Thanh Đăng diễn giải bài "Tam Bộ Bình Tiên"
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 07:47 ngày 21/05/2006

Chia sẻ trang này