1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THUẬT CAN ĐẢM

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi nhacso_kiss_to, 02/09/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nhacso_kiss_to

    nhacso_kiss_to Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    THUẬT CAN ĐẢM

    GIỚI THIỆU

    EBOOK THUẬT CAN ĐẢM

    ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÂM LÝ

    ĐỂ BẠN TRỞ NÊN CAN ĐẢM


    ?oThuật can đảm? là quyển sách nằm trong Tủ sách sống đẹp đã được nhà xuất bản TRẺ phát hành năm 1992. Sách được biên soạn dựa trên hai tài liệu:



    1/ TRÁNG ĐẢM PHÁP-SAKURAKI TAKEKO (NHẬT BẢN).

    2/ LES PRODIGIEUSES VICTOIRES DE LA PSYCHOLOGIE MODERNE-PIERRE DACO (PHÁP).



    Sau khi bản bê-tông (beta) có giới hạn về nội dung (nghe giống mấy cái soft dùng thử mọi người nhỉ? ) của Ebook này được ra lò thì nhận được nhiều sự ủng hộ của mọi người. Chính vì thế nên em đã cố gắng hoàn thành và cho ra lò sớm nhất bản Full đầy đủ nội dung của cuốn sách này.



    Bản Full này bao gồm phần Giới thiệu, Lời nói đầu, 8 phần nội dung chính, một phần Phụ lục và Lời kết.



    Trong phần 8 có nói đến một số động tác của Yoga nhưng vì em không biết tìm đâu ra mấy hình ảnh minh họa như trong sách gốc nên mọi người chịu khó đọc ?ochay? rồi sau đó vận dụng hết trí tưởng tượng của mình để hình dung ra được động tác đó nghen . Và đây cũng là một trong rất nhiều thiếu sót của em khi làm Ebook này (mặc dù đã rất cố gắng). Mong mọi người bỏ qua và tiếp tục ủng hộ em trong những Ebook sau. .

    Biên soạn: Hoàng Minh Hùng

    Thực hiện Ebook: Nguyễn Trung Hiếu

    Email: mystery_kid1412@yahoo.com.vn
  2. nhacso_kiss_to

    nhacso_kiss_to Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Can đảm và sự thành công

    Con người, sống là phải dấn thân. Ở cuối thế kỷ này không thể có một triết lý lẩn tránh việc đời. Ta không thể bắt chước Robinson làm bạn với thiên nhiên, cầm thú nơi đảo hoang, hay làm một nhà thơ sống trong tháp ngà, ba năm mới sáng tác được hai câu thơ, đọc cho đời nghe nhưng thiếu tri âm nên đành quay về núi cũ mà hai hàng lệ chảy.

    Lưỡng cú tam niên đắc,
    Nhất ngâm song lệ lưu
    Giả Đảo

    Hai vần thơ, thoáng ba năm!
    Ngâm lên, nào biết âm thầm lệ tuôn.

    Đã dấn thân thì không thể e dè, sợ sệt mà phải có dũng khí. Không phải chỉ làm những công việc dời non lấp biển, viết những trang sử đẹp cho dân tộc và nhân loại mới cần có dũng khí, mà trong đời thường, con người chúng ta cũng cần can đảm. Can đảm là đức tính cần thiết để khắc phục hoàn cảnh, là tiền đề của sự sáng tạo. Có thành công nào trong cuộc sống chúng ta mà vắng bóng nhân tố can đảm? Và có thất bại nào trong việc làm của chúng ta mà không ít nhiều do sự rụt rè, ngại ngần mà ra?

    Hai câu chuyện rất bình thường dưới đây cho ta thấy rõ sự cần thiết của can đảm đối với thành công trong cuộc sống của chúng ta.

    Một khía cạnh nóng bỏng trong cuộc sống mà một thanh niên thường quan tâm là tình yêu. Muốn nắm được tình yêu, bắt được hạnh phúc, có thể thiếu dũng khí không? Không, chắc chắn là không. Can đảm phải là bước đầu để viết những trang tình sử.

    Một truyện tình buồn xảy ra ở sứ quán Nhật Bản tại Tây Đức trước đây. Trong số nhân viên phục vụ tại sứ quán Nhật lúc bấy giờ có một thiếu nữ người Đức. Cô gái tuổi đôi mươi, có làn da trắng như tuyết trên đỉnh Alps, có đôi mắt xanh như dòng Danube... và con người tràn đầy sức sống. Nàng tên là M., một cô gái yêu đời và được người đời yêu mến. Cũng trong đám nhân viên phục vụ tại sứ quán còn có một thanh niên Nhật Bản. Chàng tên A., đẹp trai, có tinh thần võ sĩ đạo và lúc đó đang tập sự ngành ngoại giao. Lần đầu gặp M, A đã bị coup fatal nghĩa là chàng đã yêu. Giữa hai người, đôi thanh niên nam nữ xứng đôi này, tình cảm nảy sinh dần như mặt trời đang lên sau các ngọn đồi.Họ lại có nhiều dịp tiếp xúc, nào là lúc cùng công tác, cùng dự các buổi tiếp tân... và còn cả những cuộc gặp mặt riêng tư trên sàn nhảy, trong tiệm ăn... Họ đã cùng đến thăm Vienna cổ kính và nhiều phen thả hồn trên dòng sông xanh nghe vang vọng khúc nhạc bất hủ của J. Strauss. Cuộc tình đầy triển vọng dẫn đến cánh đồng hoa như thế, lại không kết thúc đẹp như chúng ta nghĩ. Vì đâu, A vốn là một con người chịu sự giáo dục gia đình cổ điển và có phần hà khắc. Dù có theo Âu học, nhưng tinh thần chàng lại bị trói buộc bởi thành kiến và tập tục cổ truyền của xứ sở Thái Dương Thần Nữ. Từ khi bước và lãnh vực tình cảm, không lúc nào A thoát khỏi sự day dứt, lo âu. Chàng sợ mất nàng nếu ngỏ lời cầu hôn mà bị từ chối (mặc cảm của một thanh niên Á Đông đối với phụ nữ da trắng), chàng lo tâm lý Đông-Tây khó mà hòa hợp, chàng sợ lấy vợ ngoại quốc sẽ bị gia đình, họ hàng và ngay cả đồng bào cảu chàng chống đối nếu mang nàng về nước. Rồi còn những đứa con sẽ ra sao? Những đứa con hai dòng máu này chẳng được dân tộc nào coi trọng, dù người Nhật hay người Đức!... Những lo âu này khiến A trở nên rụt rè. Lần nào gặp M, A cũng chỉ nêu ra vấn đề ?omột mối tình Đông Tây kết quả sẽ thế nào?? và chàng không vượt qua được bước quyết định. Còn M, M là một thiếu nữ mới lớn, nàng yêu A và chờ đợi lời cầu hôn và chấp nhận mọi thử thách. Nhưng đối với sự e ngại của A, M cảm thấy buồn chán. Lòng tự ái của một cô gái, vốn rất tự hào về dân tộc mình trỗi dậy, và cô cho là mình bị sỉ nhục. Tình cảm của hai người đã có một vết rạn nứt.

    Ngay lúc đó B xuất hiện. B là một thanh niên Nhât Bản sang du học tai Đức. Tuổi B còn rất trẻ, mới ngoài hai mươi nhưng lại à một thanh niên có nhiều kinh nghiệm trên tình trường. Vài lần tới lui sứ quán, B đã gặp M. B đẹp trai, khéo nói và sau vài lần mời M dạo chơi, chàng ta đã chinh phục được trái tim nàng. Từ đó M xa lánh A và sau giờ làm việc là nàng đi với B. Họ tung tăng trong vũ trụ chỉ có hai người. Lúc bấy giờ, A mới ân hận. Mối tình chàng ấp ủ bao lâu phút chốc tan vỡ chỉ vì sự thiếu can đảm trong tình yêu. Khuôn mặt người tình với biết bao kỷ niệm êm đềm nhận chìm tuổi thanh niên của chàng. A quay về Nhật Bản và tìm cái chết dưới chân núi Phú Sĩ.

    Có những mối tình tuyệt vọng vì những lý do chính đáng. Nhà thơ Arvera, suốt đời ôm ấp mối tình tình tuyệt vọng và sáng tác ra khúc Sonnet bất hủ:

    Lòng ta chôn một mối tình,
    Tình trong giây lát mà thành thiên thâu
    Tình tuyệt vọng nỗi thảm sầu
    Mà người gieo thảm như hầu không hay!
    ...

    Nhưng mối tình giữa A và M kể trên thì rõ ràng là do sự thiếu dũng khí của nhân vạt nam Dĩ nhiên sự thiếu can đảm này của A có nhiều nguyên nhân sâu sắc, nhiều khi vượt khỏi khả năng kiểm soát của A. Con người trong giai đoạn hình thành nhân cách, ở tuổi ấu thơ đã chịu bao nhiêu ảnh hưởng từ môi trường. Mặc cảm tự ti có thể ăn sâu vào tâm trí A và hình thành thái độ rụt rè, e ngại.

    Để hiểu rõ hơn vai trò của các động cơ tâm lý chi phối quyết định, việc làm của chúng ta. Các bạn hãy nghe câu chuyện thừ hai do Pierre Daco thuật lại:

    Giáo sư Jacques R... đi vào trong căn phòng lộng lẫy của Đài Phát Thanh ông đưa cặp mắt lo âu nhìn đồng hồ: 19h30.

    Đúng 20h, Jacques R... sẽ đứng trước máy phát âm và nói chuyện với thính giả cả nước.

    Chỉ còn nửa giờ nữa. Thời gian cứ ngắn dần, mòn dần và cái phút kinh khủng kia sẽ tới.

    Jacques dùng thang máy lên lầu, vào phòng đợi. Đã 19h35 rồi, Jacques xoa ngón tay, bàn tay ẩm ướt mồ hôi. Mối sợ hãi, sự run rẩy, cảm xúc thực đáng nguyền rủa... Sự rụt rè, e ngại thực đáng sợ, chúng hầu như làm tê liệt, ngăn cản hành động của ông.

    19h40, cây kim đồng hồ của Đài chuyển dịch từng giây một cách tàn nhẫn, và trong lòng Jacques dâng lên sự mâu thuẫn và âu lo. Những nhân viên Đài qua lại. Những lời chào hỏi chiếu lệ. Nhưng Jacques nghe giọng mình như giọng một người xa lạ; trầm, nhát gừng, khàn đục như phát ra từ một lớp sương mù. Đến trước máy phát âm thì sẽ ra sao đây? Cơn sợ hãi tràn ngập.

    19h50 Jacques đứng lên ngồi xuống cả chục lần, lau đôi tay dầm dề mồ hôi và nhận thấy chúng bắt đầu run nhẹ. Trí tưởng tượng của ông hoạt động. Hệ thống ghi âm, phát âm lạnh lùng, những đôi mắt tha nhân nhìn ông chờ đợi. Hàng triệu đôi tai của thính giả chăm chú lắng nghe từng âm thanh của ông. Một âm thanh không rõ ràng, một phát âm sai, hơi thở hổn hển và có thể cả tiếng động trong trái tim ông cũng lọt vào tai họ. Kinh khủng thật! Làm cách nào đây! Sự phê phán, sự giễu cợt của mọi người như lưỡi gươm trần treo trên đầu ông.

    19h55 một xướng ngôn viên lại gần. Jacques cảm thấy đau nhói trong tim, tai ù đi. Sắp tới giờ rồi và ông sẽ sa vào một cái bẫy không thể nào vùng vẫy nổi.

    - Thưa Giáo sư, xin giáo sư theo tôi.

    Một giọng nói ngọt ngào vang lên. Thì ra xướng ngôn viên là một người phụ nữ, một cô gái xinh đẹp có đôi mắt to thông minh. Trời ơi, lại một tai họa nữa! Cô gái này sẽ ngòi đối diện với ông trong suốt buổi phát âm. Đôi mắt nàng sẽ nhìn ông chăm chú, sẽ không bỏ sót một cử chỉ nào của ông từ việc nuốt nước miếng đến bàn tay run rẩy lau mồ hôi. Tai nàng sẽ thu từng tiếng động nhỏ phát ra từ đôi môi ông. Nàng sẽ mỉm cười thương hại hay giễu cợt sự lúng túng, vụng về của ông. Một ý nghĩ lóe lên trong đầu ông: phải trốn chạy. Ngày trước đã có một lần, trong một bữa ăn, vì lúng túng vụng về ông đã làm rớt món ăn xuống bàn và ông đã tìm cớ rút lui khỏi bàn tiệc. Nhưng lần này nếu làm thế là kết thúc danh tiếng của một học giả. Ông sẽ không bao giờ có dịp trình bày học vấn trước công chúng nữa cũng như không bao giờ ông đủ can đảm dự một bữa ăn trang trọng nữa. Bấy giờ, Jacques có cảm tưởng mình bước đi và ngồi xuống bên máy phát âm. Ông đã hành động như một người máy. Bài nói chuyện mà ông đã lầu thông giờ này hiện ra như một khoảng trống, đen ngòm. Không còn lùi bước được nữa. Âm nhạc phụ họa nhỏ dần và kết thúc và đến lần ông lên tiếng. Không thể cử động được. Chẳng có cách nào hủy bỏ cuộc thử thách tai hại này. Và dưới gầm bàn để máy phát âm, hay tay Jacques xoắn vào nhau.

    ?oKính chào thính giả, thính giả sắp được nghe giáo sư...?

    Jacques có cảm tưởng lao mình xuống nước lạnh. Ông lắp bắp ?okính chào thính giả?, và âm thanh này như làm giảm phần nào tình trạng tâm lý khẩn trương nơi ông. Những lời đầu tiên của ông hình như không phát ra từ cõi ý thức, Jacques chỉnh đốn lại bài nói chuyện, kiên trì một cách tuyệt vọng đọc to mà bản thân ông, ông không biết mình đọc gì nữa. Trong tâm trí rối loạn của ông chỉ còn lại những hình tượng đầy đe dọa: máy phát âm, thính giả và cô xướng ngôn viên. Một thứ xiềng xích vô hình kẹp lấy trí não. Một thúc đẩy ghê gớm giục ông hãy cử động, hãy nhìn và làm một cử chỉ nào đó. Và Jacques bất chợt nhìn lên chỉ trong một giây ông bắt gặp đôi mắt của xướng ngôn viên. Đôi mắt tò mò, nụ cười trên môi của cô gái như đầy vẻ chế nhạo. Một xiềng xích khác thắt chặt đầu não ông. Đe dọa trước mắt chính là nữ xướng ngôn viên. Chỉ còn hai trang nữa là hết bài nói chuyện. Giọng Jacques trở nên run hơn trước, lắp bắp, khàn đặc, và chợt như bị một sức đẩy vô hình nào đó, Jacques bỏ ngay hai trang cuối và đọc dòng chót của bài, rồi nói ?oxin cám ơn thính giả?.

    Cơn sợ đã chiến thắng ông. Một sự thư giãn chậm chạp tràn ngập tâm hồn mệt mỏi, kiệt sức, chán nản này. Thế là hết. Ông thừa biết đây là lần đầu và cũng là lần cuối ông bước chân vào phòng ghi âm. Ông xấu hổ vì là kẻ chiến bại.

    Thí dụ trên đã lột trần được thảm kịch nội tâm của một kẻ thiếu can đảm. Không phải Jacques không hiểu rõ là cần dũng khí trong việc tiếp xúc với một hoàn cảnh mới. Nhưng ông, dù đã cố gắng, vẫn không thể thích ứng được với nó. Các bạn có thể hỏi, phải làm sao đây khi biết cần can đảm để khắc phục hoàn cảnh nhưng ?olực bất tòng tâm?? Đó chính là mục tiêu của cuốn sách này. Ta phải thấy được vai trò quan trọng của đức can đảm trong cuộc sống và luyện nó, khiến nó gắn liền với nhân cách ta như một thứ vũ khí thuận tiện sử dụng trong bất cứ hoàn cảnh nào.


  3. nhacso_kiss_to

    nhacso_kiss_to Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Phần 2
    A. Can đảm và tâm lý con người

    Một vấn đề ai cũng thắc mắc. Can đảm là phẩm tính tốt đẹp, cần thiết cho sự thành công. Nhưng trước sự thay đổi đột ngột của hoàn cảnh, ta biết cần can đảm để đối phó nhưng lòng ta rối loạn, cơ bắp ta tê liệt. Cái biết không khiến ta làm đúng, làm cái cần làm, nghĩa là không giúp ta thích ứng và thách đố khó khăn. Trái lại, cái biết bị nhận chìm trong cơn bão tâm lý và ta trở nên trơ trọi, thảm bại trước hoàn cảnh. Muốn luyện can đảm phải hiểu rõ tâm lý con người và việc rèn luyện nó là quá trình lâu dài và có tính cách toàn diện.

    I. CON NGƯỜI TOÀN DIỆN:

    Về mặt tâm lý, người ta thường nói đến con người toàn diện. Con người này gồm ba yếu tố tạo nên.
    1) Yếu tố tâm lý: Con người là một sinh vật có đời sống tâm lý rất phức tạp. Ở nơi tâm lý ta có tình cảm, dục vọng, khuynh hướng và cao hơn nữa là trí tuệ. Khi ta dùng phương pháp nội quan nghĩa là ta dùng ý thức ta quan sát tâm hồn ta, ta có thể thấy mình vui, buồn hay đang phán đoán, liên tưởng hoặc hồi ức. Sinh hoạt tâm lý của ta liên tục mà nhà tâm lý W. James đã so sánh với một dòng sông. Tuy nhiên, hiện tượng tâm lý không phải độc lập, đứng riêng rẽ mà chúng gắn liền với thân xác ta.
    2) Yếu tố sinh lý: Giữa hiện tượng tâm lý và sinh lý có sự gắn bó hữu cơ không ai phủ nhận được. Một cơ thể khỏe mạnh thường đi đôi với một tâm hồn trong sáng. Những con người bi quan, yếm thế thườn là những người suy nhược về thần kinh. Muốn luyện can đảm mà xao lãng việc luyện thân xác là làm một công việc hão huyền, không kết quả.
    3) Yếu tố xã hội: Con người là một con vật xã hội. Khẳng định này muốn nhấn mạnh chính hoàn cảnh xã hội (gia đình, giáo dục...) đã góp phần quan trọng hình thành tâm lý cá nhân. Một lối giáo dục độc đoán khi xưa đã gieo vào vào tâm hồn đứa trẻ mặc cảm tự ti. Lối giáo dục mới phát huy khả năng làm chủ và tư duy sáng tạo của cá nhân. Điều này cho thấy rõ yếu tố môi trường đối với cá nhân hệ trọng tới mức nào.

    Không có con người chung chung mà chỉ có con người cụ thể do các yếu tố tâm, sinh lý và xã hội gắn bó, hữu cơ tạo nên. Do đó nếu có một số nguyên tắc chung giúp ta luyện dũng khí thì cũng phải tùy từng cá nhân chọn lựa cho bản thân một số phương thức thích hợp riêng để đủ can đảm ứng phó với đời.

    II. CÁC SINH HOẠT TÂM LÝ:

    Sinh hoạt hay đời sống tâm lý con người lại thường được chia làm 3 mặt.

    1) Sinh hoạt trí tuệ: Trong đời sống tâm lý của ta, sinh hoạt quan trọng và cao nhất là sinh hoạt trí tuệ. Chính nhờ nó mà con người đã làm chủ được vận mệnh mình và là chủ nhân của vũ trụ. Ta phán đoán một việc đúng sai, một đối tượng đẹp hay xấu, ta hồi ức một kỷ niệm và liên tưởng tới một hình ảnh... Đó là ta đã vận dụng những động tác trí tuệ.
    2) Sinh hoạt tình cảm: Bên cạnh sinh hoạt trí tuệ là đời sống tình cảm của con người như các hiện tượng mừng, giận, vui, buồn... Mạnh mẽ hơn nữa là các cảm xúc và đam mê. Chính chúng đã chi phối mãnh liệt hành vi của chúng ta không kém gì các khả năng trí tuệ.
    3) Sinh hoạt hoạt động: Phần này bao gồm những bản năng dục vọng... chi phố hành động của con người. Ta quan sát một bé thơ lúc đói nó khóc đòi bú. Một khi no bụng, bé nhoẻn miệng cười. Cơ thể phát triển, nó muốn hoạt động, khi bò, khi trườn... Đời sống hoạt động phát triển sớm nhất nơi con người. Sau đó là đời sống tình cảm (gắn bó với mẹ, đồ chơi...) và cuối cùng đời sống trí tuệ mới mở mang.

    Đối với người trưởng thành một sự kiện tâm lý gắn bó nhiều yếu tố như tình cảm, trí tuệ... trong hành vi can đảm có vai trò ý chí nổi bật, nó là kết hợp của cái biết (trí tuệ), cái yêu (tình cảm) và việc làm (hoạt động). Như vậy ta đã hiểu rõ luyện dũng khí phải luyện một cách toàn diện.

    III. Ý THỨC VÀ VÔ THỨC:

    Để có một khái niệm sơ lược về các từ ý thức, vô thức và tiềm thức chúng ta hãy tưởng tượng ra hình ảnh dưới đây:

    Một người chèo thuyền trên mặt hồ. Mắt người này có thể nhìn thấy những gì trên mặt nước. Mặt hồ có thể so sánh với cõi ý thức của con người. Thỉnh thoảng có những bọ trắng từ dưới đáy hồ nổi lên và những dao động lớn hơn có thể phát xuất từ dưới mặt nước. Phần dưới mặt nước có thể so sánh với cõi vô thức. Chính những hoạt động phức tạp dưới mặt nước mà quan sát viên (người chèo thuyền) không thể thấy được có thể làm tròng trành con thuyền. Những sự kiện tâm lý ở đây ăn sâu vào lòng đất và bị chôn vùi dưới làn nước. Tuy nhiên, giữa mặt hồ và tầng sâu thẳm lại có một lớp trung gian. Những sự kiện trong lớp trung gian này nếu có cơ hội sẽ xuất hiện ở tầng ý thức. Lớp trung gian này được gọi là tiềm thức. Ở cõi tiềm thức ta gặp toàn thể khuynh hướng chi phối ngầm hoạt động của chúng ta. Vô thức và tiềm thức có tương quan mật thiết, chúng tạo thành nới chứa đựng tiềm ẩn các bản năng, tập quán, kỷ niệm... Nhưng ở tiềm thức, các sự kiện tâm lý chỉ tạm thời ra khỏi vòng kiềm tỏa của ý thức. Muốn chúng trở lại cõi ý thức thì cần có những cơ hội (chẳng hạn như trong giấc mộng, ở tình trạng bị thôi miên...). Một người dè dặt, e sợ, thắc mắc, lo âu... thường trực có thể do một nguyên nhân trong cõi vô thức. Nhà phân tâm bằng phương pháp đối thoại với đối tượng mà phát hiện ra lý do tiềm ẩn đó. Một khi nguyên nhân đã được phơi bày trong ánh sáng của ý thức thì sự ám ảnh sợ hãi của đương sự cũng biến mất.

    Biết can đảm là cần, nhưng từ cái biết can đảm là thiết yếu đến cái có can đảm trong hành động có một khoảng cách khá xa. Muốn phát huy được truyền thống dũng khí đòi hỏi một quá trình rèn luyện liên tục, thế hệ này chuẩn bị tốt và tạo cơ hội thuận lợi cho thế hệ sau tiếp tục.

    Con người từ thuở hồng hoang đã có sẵn phẩm chất can đảm. Những hiểm nguy thực sự lúc nào cũng rình rập họ. Khi mặt trời lặn, bóng tối đồng nghĩa với sự đe dọa sinh tử bao vây lấy họ. Khi mặt trời mọc, thử thách với tính mạng con người cũng không giảm. Ngoài độc trùng, mãnh thú còn có các thiên tai kinh khủng như núi lửa phun, núi lở, băng tan và động đất... Tinh thần con người ngày ấy lúc nào cũng ở tình trạng cảnh giác và sẵn sàng hành động bảo vệ sự sống còn. Không phút nào họ nghỉ ngơi trong cuộc đấu tranh chống nội thù (tật bệnh) và ngoại địch (hoàn cảnh).

    Khi xã hội đã sung túc, con người văn minh thời nay có một phần không nhỏ đã biến chất. Cuộc sống tiện nghi đã làm họ ỷ lại, e dè, sợ hãi trong hành động. Họ khó thích ứng với hoàn cảnh mới. Khả năng thách đố trở lực của họ giảm sút. Cần có dũng khí, cần khôi phục lại truyền thống dũng khí. Đó là mục tiêu của THUẬT CAN ĐẢM.

    B. Các biểu lộ của hành vi can đảm

    Đỉnh Everest cao 29028 bộ là một thách đố đối với các nhà leo núi. Đỉnh núi này nằm giữa Tây Tạng và Nepal và là một điểm cao nhất thế giới. Ngay từ cuối thế kỷ 19 các nhà leo núi đã co tham vọng chinh phục núi này. Nhưng đỉnh Everest cho đến 1953 vẫn tượng trưng cho thế lực bất khả chiến bại. Trước hết Everest thuộc vào một rặng núi vĩ đại nhất hoàn vũ, trải dài 2700km và rộng 350km. Trước năm 1924 người ta không hề có một chút khái niệm nào về con đường dưới làn băng tuyết có thể đưa ta tới đỉnh. Băng tan, tuyết lở, vực sâu, vách núi thẳng đứng... không làm nản bước chân các nhà leo núi. Kẻ thù đáng sợ nhất đối với họ là sự thiếu dưỡng khí. Càng lên cao, lượng oxy càng giảm dần, từ cao độ 28000 bộ đến 29000 bộ lượng oxy chỉ còn bằng 1/3 lượng khí này ở mức nước biển. Ngoài ra là khí hậu ở Everest luôn luôn bất thường. Trong một năm chỉ có hai khoảng thời gian rất ngắn con người có thể thực hiện được công cuộc thám hiểm. Đó là 3 tuần trước và sau thời kỳ gió mùa Mùa Hạ. Trong thời kỳ gió mùa này, gió Tây Nam thôi lên Hy Mã Lạp Sơn một lớp tuyết vừa dầy vừa mềm rất khó vượt qua. Sau thời kỳ gió mùa ngày sẽ trở nên ngắn dần, mùa bão tuyết đến và một kẻ leo núi thất bại có thể không bao giờ còn chút dấu vết lưu lại trong cái nghĩa trang lạnh lẽo, bao la đó nữa. Đó là trường hợp hai nhà leo núi Mallory và Irvine năm 1924. Họ đã vượt tới cao độ 28230 bộ, làm lều và tiếp tục thăm dò đường lên đỉnh. Nhưng rồi họ biến mất trong lớp tuyết mênh mông trên đỉnh núi và mãi chín năm sau người ta mới tìm thấy cái rìu dùng để đẽo băng của Mallory.

    Dù việc chinh phục Everest đã tốn bao nhiêu của cải và cả sinh mệnh con người trong suốt gần 2/3 thế kỷ, các nhà leo núi vẫn can đảm và cuối cùng năm 1953 đoàn thám hiểm do John Hunt dẫn đầu đã chiến thắng cao điểm này (hai người tới đỉnh đầu tiên là E. Hillary và Tenzing Norkay).

    Qua thí dụ trên, ta có thể thấy rõ hành vi can đảm bao giờ cũng là hành vi đầy ý thức, sáng suốt và biểu hiện sự sáng tạo. Có những việc làm xem ra can đảm nhưng sự thực có đúng là hành vi dũng khí không hay chỉ là cử động liều lĩnh do một xúc động chi phối.

    Thời Xuân Thu có ba dũng sĩ: Công Tôn Tiệp, Cổ Giả Tử và Điền Khai Cương là anh em kết nghĩa và cùng làm tướng nước Tề. Một hôm có người ở Đông Hải mang tiến vua Tề loại vạn thọ kim đào, nguyên giống ở Độ sách sơn ngoài Đông Hải. Nhân có vua Lỗ tới thăm, vua nước Tề (Tề Cảnh Công) bèn bày tiệc bàn đào thiết đãi. Số đào trên mâm chỉ có 6 quả. Vua Lỗ và vua Tề mỗi người dùng một quả. Hai quả chia cho Thừa Tướng là Án Anh và quan đại phu Thúc Tôn Nhược. Còn lại hai quả vua Tề ra lệnh cho các quan tự báo công để nhà vua thưởng. Công Tôn Tiệp kể lại việc giết hổ cứu giá ở Đông Sơn được thưởng một quả. Quả cuối cùng vua thưởng cho Cổ Giả Tử có công giết con giải ở sông Hoàng Hà cứu long thuyền khỏi bị vùi dưới làn sóng dữ.

    Điền Khai Cương là người có công phá ải, chém trướng nhưng vì đào đã hết nên không được lãnh thưởng. Tức giận dũng sĩ này rút gươm tự vẫn vì ông nghĩ... ?oXông pha tên đạn ở ngoài nghìn dặm mà không được ăn đào, chịu nhục trước mặt hai vua, để tiếng cười về mai hậu, còn mặt mũi nào mà đứng trong triều đình nữa??

    Công Tôn Tiệp, Cổ Giả Tử lấy làm thẹn trước cái chết của bạn cũng cùng rút gươm đâm cổ chết theo.

    Chỉ vì một trái đào mà ba dũng sĩ uổng mạng. Cái chết của họ do nguyên nhân mặc cảm bị nhục, sợ bị người xung quanh khinh khi và bị đời sau chê cười mà ra. Nếu họ đã từng tỏ ra can đảm trước mãnh thú, giao long và thiên binh, vạn mã thì lần này họ đã sợ hãi trước đôi mắt tha nhân. Sự sợ hãi này đã làm họ không tự chủ được và đi tìm cái chết. Hành động của họ không thể là hành động can đảm đích thực được.

    Người can đảm không cần cử chỉ thừa. Đêm khuya đi qua bãi tha ma cât cao giọng hát, gặp đe dọa xắn tay áo, giậm chân, hùng hổ ra oai chưa hẳn là người có dũng khí thực sự.

    Yêu Ly đời Xuân Thu chỉ là một người nhỏ bé, cử chỉ thái độ tỏ ra là một thư sinh hơn là một dũng sĩ. Thế mà Yêu Ly dám mắng Tiêu Khâu Tố, kẻ đã từng nổi tiếng ở bến Hoài Tân vì đã tử chiến với Thủy Thần hung ác. Tiêu Khâu Tố bị nhục trước đám đông nên ban đêm xách gươm tới nhà Yêu Ly rửa hận. Yêu Ly biết trước để ngỏ cữa, rũ tóc nằm ngủ bên cửa sổ. Thấy Tiêu Khâu Tố tới, Yêu Ly cứ nằm yên chẳng lộ vẻ sợ hãi. Họ Tiêu kề gươm vào cổ Yêu Ly và kể tội:
    - Nhà ngươi có ba điều đáng chết biết chưa?
    Yêu Ly nói:
    - Chưa biết
    Tiêu Khâu Tố bảo:
    - Nhà ngươi làm nhục ta trước đám đông là một điều đáng chết, khi về nhà không biết lo xa mà dám bỏ ngõ cửa là hai điều đáng chết, trông thấy ta mà không chạy trốn là ba điều đáng chết...
    Yêu Ly cười mà rằng:
    - Nhà ngươi có ba điều hèn đã biết hay chưa?
    Tiêu Khâu Tố nói:
    - Chưa biết!
    Yêu Ly bảo:
    - Ta làm nhục ngươi trước đám đông mà ngươi không dám nói lại là một điều hèn, vào nhà ta lén lút như quân trộm cướp là hai điều hèn, lại dùng gươm kề vào cổ ta mới dám kể tội ta là ba điều hèn...
    Tiêu Khâu Tố rút gươm lại và than rằng:
    - Ta chỉ là kẻ vũ dũng. Còn Yêu Ly mới là người can đảm.
    Nói xong đâm cổ tự vẫn.

    Một việc làm can đảm không hẳn là một việc phi thường. Một người giữ hải đăng trên đảo vắng, đêm ngày làm bạn với sóng biển với hải âu, một người nông dân suốt đời cặm cụi trên luống cày hay một người công nhân ở một khâu của dây chuyền sản xuất làm việc hết ngày này sang ngày khác... đều thể hiện được đức can đảm.









  4. nhacso_kiss_to

    nhacso_kiss_to Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Phần 3
    Các biểu lộ của sự thiếu can đảm-
    Nguyên nhân và cách khắc phục

    Có nhiều nguyên nhân khiến con người sợ hãi hay thiếu can đảm trước hoàn cảnh. Một lữ hành lạc đường trên sa mạc nóng cháy, một con tàu trong gió bão, sóng cồn nơi biển cả. Sa mạc, bão biển là những đe dọa có thực. Cơn sợ hãi của khách lữ hành và của thủy thủ đoàn là hợp lý vì chúng bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quan. Ngược lại, có những mối đe dọa, ám ảnh thuần túy là sản phẩm của trí tưởng tượng. Anh A thiếu can đảm không dám ngỏ lời cầu hôn với cô M vì mặc cảm tự ti, vì biết bao viễn tượng kém thuận lợi mà chàng tưởng tượng ra nếu cuộc hôn nhân thành tựu. Giáo sư Jacques R trước máy ghi âm với những ám ảnh nhận chìm ý chí của ông. Loại nguyên nhân này hoàn toàn có tính cách chủ quan.

    Rèn đức can đảm cần phải hiểu rõ các biểu lộ thiếu can đảm, đào sâu nguyên nhân và tìm cách khắc phục chúng.

    I. CÁC BIỂU LỘ CỦA SỰ THIẾU CAN ĐẢM:
    Ngược với thái độ can đảm là hành vi nhút nhát, e dè, sợ sệt trước hoàn cảnh mới. Loại trạng thái tâm lý này có thể dễ dàng nhận thấy qua các biểu lộ sau đây:
    1) Về mặt sinh lý:
    - Rối loạn về sự bài tiết (toát mồ hôi, khô miệng...)
    - Huyết quản ngoại vi giãn nở (mặt đỏ lên)
    - Huyết quản ngoại vi co hẹp lại (mặt tái đi)
    - Rối loạn về ngôn ngữ và hô hấp (thanh quản như bị tê liệt nên phát âm lắp bắp, nghọng nghịu khó nghe, hơi thở hổn hển, đứt quãng...)
    - Cơ bắp cứng lại (chân tay vụng về, thái độ lưỡng lự, dễ vấp đổ, không giữ được thân thể thăng bằng...)
    - Ngón tay run rẩy.
    - Cơ bắp phần ngực như co rút lại gây đau nhói ở ngực.
    - Sau cơn xúc động là hiện tượng kiệt quệ, mệt mỏi.

    2) Về mặt tâm lý: Mặt này hiện tượng xuất hiện khá phức tạp, nhưng chúng cũng có điểm chung sau đây:
    - Sự sáng suốt và tầm nhận biết thu hẹp lại đáng kể. Chỉ có một biểu tượng tồn tại và gây áp lực lên đối tượng đó là cái đã đe dọa đối tượng. Ngoài nó ra, đối tượng không còn biết gì, thấy gì, quan sát gì rõ nữa. Tầm ý thức thu hẹp lại, phản ứng cảu đối tượng trở nên trì độn, chậm chạp và trí thông minh như biến đâu mất.
    - Trí tưởng tượng của đối tượng làm phong phú thêm biểu tượng đe dọa và cuối cùng tạo nên tình trạng hoảng sợ và ý muốn đào thoát của đối tượng. Nhưng sự đào thoát thường không thể thực hiện được vì thân xác như tê liệt vì ý chí con người vẫn muốn chối bỏ sự sợ hãi. Điều này càng làm tăng thêm nỗi kinh hoàng và đối tượng có cảm giác mình là con thú bị dồn vào bước đường cùng.
    Qua câu chuyện giáo sư Jacques R. chúng ta thấy rõ những biến đổi tâm sinh lý này. Chính biểu tượng đe dọa giáo sư (máy ghi âm, quần chúng, cô xướng ngôn viên với nụ cười trên môi...) đã dồn ông tới một sự đào thoát, dù không phải là một sự trốn chạy thực thụ (bỏ không đọc hai trang cuối)

    Biểu lộ tâm sinh lý của người thiếu can đảm không phải chỉ có thế. Chúng có thể xuất hiện dưới nhiều dạng mà ta không ngờ đến. Có một số người, tâm lý họ gọi là kẻ khuyết chí, thiếu hẳn khả năng thực hiện những dự tính của mình. Một nhà thơ, Amiel, đã thú nhận:
    - ?oTôi có thể biết tất cả: yêu đương, mơ mộng, cảm nhận, học, hiểu; miễn là người ta đừng bắt tôi muốn?

    ?oMuốn? ở đây là muốn thực hiện, là biến cái biết, cái hiểu, cái yêu... thành hành động. Kẻ khuyết chí sẽ nói ?ongày mai tôi sẽ làm...?, ?ochút nữa tôi sẽ làm...?, nhưng chẳng bao giờ họ thực hiện nổi điều dự tính!

    Một khía cạnh khác của kẻ khuyết chí là sự lưỡng lự, phân vân. Họ có thể mất hàng giờ để chọn mua một cây viết chì, họ có thể một đêm lần ra cửa nhiều lần xem đã gài chốt then cửa chưa. Đố với những tình huống mới của cuộc sống những người này làm sao tránh nổi thất bại.

    Có những kẻ nhìn đời bằng cặp mắt yếm thế. Họ mang sắc thái bi quan phủ lên mọi vật. Họ trốn chạy hiện tại để quay về dĩ vãng và từ chối hiện thực rút vào nội tâm. Họ gặm nhấm một hối tiếc, một ân hận và dửng dưng với mọi thứ xung quanh. Sự suy sụp về tinh thần này có thể dẫn tới tự sát.

    Lại có kẻ lúc nào cũng bị ám ảnh bởi một mối lo âu. Nếu sợ hãi là một phản ứng trươc một hiểm nguy có thể có thực, thì lo âu lại là phản ứng trước một hiểm nguy không có thực ở thế giới khách quan. Truyện ?oKỷ nhân ưu thiên? (người nước Kỷ lo trời đổ) là một thí dụ (anh chàng người nước Kỷ này suốt ngày thắc mắc không yên nếu trời sụp đổ thì phải tránh vào đâu?).

    Không những thường gặp ở trẻ con, mà ngay ở kẻ trưởng thành cũng thường có người có chứng sợ hãi vô lý như sợ khoảng trống, chỗ hẹp, sợ rắn, nhện, chuột... và con số 13.

    Chúng ta ko thể đi quá sâu vào các triệu chứng của tâm bệnh dù các nhà tâm lý học hiện đại đều đồng ý các dấu hiệu sợ hãi, thiếu can đảm đều là dấu hiệu bất thường bắt nguồn từ những nguyên nhân sâu xa từ cõi tiềm thức con người.

    ?oThuật can đảm? ko phải là một cuốn sách bệnh học và cũng ko có tham vọng đề nghị các chữa tâm bệnh. Tác phẩm chỉ nhằm cung cấp cho độc giả hiểu biết khái quát về bản thân mình và tìm cách khắc phục những mặt có thể khắc phục được nơi cá nhân mình để mạnh dạn đương đầu với thách đố của cuộc đời.

    II. NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:
    Các thái độ bình thường hay bất thường của con người trước thử thách của cuộc đời (can đảm, hèn nhát; tích cực, tiêu cực...) phần lớn bắt nguồn từ hoàn cảnh, từ giáo dục mà cá nhân thu nhận.

    Các bạn hãy tự hỏi, nếu những đứa trẻ ngay từ thuở ấu thơ đã sống cảnh đời bất thường và kéo dài như thế thì tương lai chúng có thể có dũng khí hay ko? Thí dụ như:
    - Chúng được cha mẹ bao bọc, che chở mọi mặt và thay chúng quyết định mọi việc (rời cha mẹ chúng làm được việc gì khi thiếu tự tin, ko bản lãnh?).
    - Chúng được nuôi dưỡng trong một khung cảnh khô khan, gây ra sự ngã lòng nản chí (một đứa con côi được một người lớn tuổi nuôi dưỡng. Môi trường bất thường làm sao tạo được tâm lý bình thường?)
    - Chúng ko tìm được niềm cảm thông với nhưng người xung quanh (như một đứa bé yêu thích cái lý tưởng đẹp đẽ lại gặp bậc cha mẹ chỉ ham giá trị vật chất).
    - Chúng có bậc cha mẹ độc tài, độc đoán ép chúng phải theo cái mà họ tin là ?okhuôn vàng thước ngọc?.
    - Những đứa trẻ có người cha (hay người mẹ) tự tin là thông minh xuất chúng và bắt chúng phải chấp nhận điều này (đứa trẻ luôn luôn phải cố gắng vươn lên đỉnh cao của trí tuệ của cha mẹ. Thường là chúng ko làm nổi và kết quả sẽ ra sao?).

    Các bạn chắc cùng một kết luận, gặp hoàn cảnh như trên đứa trẻ sẽ có mặc cảm tự ti. Mặc cảm tự ti sẽ theo chúng suốt đời và là nguyên nhân chính trong sự vấp ngã của chúng trên đường đời.

    Có người thường nói đến mặc cảm tự ti về một khuyết điểm nào đó trên thân thể hay hoàn cảnh sống như nhà thơ Hyron với dáng đi lệch. Napoleon với thân hình thấp bé và mặc cảm của Vọi trước cô gái thị thành (Trống mái). Nhưng sự thực các tật ở thân thể hay cảnh nghèo chỉ là nguyên nhân biểu kiến (bề ngoài) của người mang mặc cảm tự ti. Nguyên nhân sâu xa vẫn là do môi trường sống thuở ấu thơ của đương sự. Chính những ảnh hưởng của môi trường này đã in dấu vết vào tâm tư đương sự và đương sự có sẵn thứ tình cảm cho rằng mình không bằng ai. Từ đó đương sự lầm tưởng rằng người đời cười cợt mình vì mình mũi xẹp, trán gồ hay bần hàn (một kẻ không có mặc cảm tự ti chẳng quan tâm đến những khuyết điểm này).

    Cần hiểu rõ muốn cho thế hệ sau can đảm ta phải có một lối giáo dục vì tuổi thơ chứ không phải vì bản thân ta, chúng ta hãy nghe một nhà tâm lý phân tích:

    Tình cảm tự ti xuất hiện ngay từ những năm đầu của cuộc đời. Chúng hoàn toàn bình thường. Mọi đứa trẻ đều cảm thấy như bị tê liệt và bất lực trước các thế lực xung quanh. Bé thơ, nhỏ và yếu đuối, nó không biết gì về cuộc đời ngoài một cảm giác mơ hồ. Những vật nó thấy mới to lớn biết bao! Do đó điều đầu tiên là mỗi đứa trẻ tìm cho mình được một sự an toàn. Nó muốn được cảm thông và giúp đỡ... chứ không phải bị đè nén và coi như một đồ vật. Dần dần cá tính của trẻ hình thành, bản ngã của nó xuất hiện. Nó bắt đầu tìm sự an toàn nơi chính mình. Nó thử sức mình và trở thành tự phát. Giáo dục như vậy phải giúp nó sớm đạt được niềm tin. Một nền giáo dục lý tưởng cần nhanh chóng xóa bỏ tình cảm tự ti và hướng dẫn đứa trẻ đến thái độ xác tín về giá trị bản thân. Cái cốt lõi của chứng thần kinh suy nhược xuất hiện nếu tình cảm tự ti còn đó và tràn ngập nhân cách những năm sau này. Bấy giờ, như một thứ nấm độc, một mặc cảm chín mùi, bóp nghẹt nhân cách thực và điều khiển phần lớn hành động và tư tưởng.

    Thực tế khá đen tối: Tất cả những cái gì làm tan vỡ ý chí cá nhân của một đứa trẻ là một yếu tố của chứng suy nhược. Tất cả những gì phá hủy hành vi tự phát cũng thế... Rủi thay, có nhiều nhà giáo dục lại củng cố thứ tình cảm tự ti này... một con người theo chủ trương độc đoán đã làm các tình cảm tự ti thêm bền vững ngay cả ở những đứa trẻ có tinh thần khỏe mạnh nhất... một bậc cha mẹ có tình cảm tự ti lại cần con mình luôn ở dưới quyền uy của mình. Người ấy không muốn con mình có đời sống riêng và hồn nhiên mà cần đứa nhỏ yếu đuối mới chế ngự được nó.

    Các nhà tâm lý biết được một nguyên nhân chính tạo thành thần kinh suy nhược: sự áp chế của cha mẹ. Trường hợp thường gặp nhất và nguy hiểm nhất là hoàn cảnh một bà mẹ áp chế và cậu con trai. Vì người mẹ muốn chi phối con nên phải ngăn cản con không để trở nên có cá tính và có nam tính và sự áp chế này thường giấu dưới một biểu hiện đẹp đẽ ?ogiúp con trở nên hoàn hảo?. Rốt cuộc, cả người mẹ lẫn đứa con đều là nạn nhân của một cách giáo dục lầm lẫn.

    Những người nhút nhát, khuyết chí hay bi quan... thường là sản phẩm của một nền giáo dục sai lầm mà đương sự được truyền thụ ở thuở thơ ấu. Giáo dục không phải chỉ là cung cấp kiến thức cho đứa trẻ mà còn xây dựng cho nó một tính cách. Nếu bậc làm cha mẹ đã có cái nhìn việc đời một cách lệch lạc thì làm sao con cái có thái độ nhìn thẳng khó khăn trên đường đời mà đối phó cho được. Một sự can đảm đích thực đòi hỏi một nhãn quan đúng về sự việc. Có thế ta mới đương đầu và vượt nổi khó khăn.

    Đối với một con người bình thường, ta có thể dùng lý lẽ thuyết phục họ trong một lúc nào đó họ tỏ ra mất can đảm trước thử thách. Nhưng đối với một người nhút nhát đã là một phần của cá tính thì yếu tố thuần lý không thể loại bỏ được yếu tố tình cảm nghĩa là là dù họ đã chấp nhận nhút nhát là vô lý nhưng họ không thể nào chế phục được nhược điểm này. Những trường hợp này không những đòi hỏi một sự luyện tập ý chí lâu dài, bền bỉ mà cần có được sự cảm thông với đương sự để tìm ra những nguyên nhân sâu xa đưa tới thái độ thiếu dũng khí đó.

    Người thiếu dũng khí, dù cho tuổi đời đã lớn vẫn có những phản ứng ấu trĩ như sợ đi trong bóng đêm, sợ dòng nước chảy xiết, sợ tiếng nổ... và không dễ dàng thích hợp nổi với một hoàn cảnh mới.

    Giáo dục có thể sửa chữa, uốn nắn được sai lầm, giáo dục có thể tạo ra cái tốt. Vai trò của nó rất hệ trọng và một thế hệ yêu đời, dấn thân và can đảm vượt khó ngay từ thuở nhỏ đã phải được truyền thụ một nền giáo dục thích ứng không nặng nề, cấm đoán, đe dọa mà nghiêng nhiều về phát huy, hoàn thiện nhân cách.





Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này