1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THUẬT ngữ KỸ THUẬT/CÔNG NGHỆ thích hợp & trung gian nói gì ???

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi Hoailong, 06/04/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.039
    Đã được thích:
    46
    Gần đây 1 số THUẬT ngữ như

    KỸ THUẬT/CÔNG NGHỆ thích hợp (Appropriate technology) hay
    KỸ THUẬT/CÔNG NGHỆ trung gian ( Intermediate technology)

    đối với các nước kém & đang trên đà fát triển có ảnh hưỡng như thế nào với VN Không ??
    Tham khảo:
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Ricardo_Navarro
    http://vi.wiktionary.org/wiki/appropriate_technology

    http://thesaurus.babylon.com/Intermediate Technology#!!ARV6FUJ2JP
    http://dict.vietfun.com/search2.php?diction=EV&word=Intermediate+technology

    http://vi.wiktionary.org/wiki/intermediate_technology
    Mời các bạn tham gia :
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.039
    Đã được thích:
    46
    THUẬT ngữ này được đề cập thoáng qua trong chủ đề:
    http://www.ttvnol.com/threads/permaculture-la-gi-co-the-ap-dung-tai-vn-duoc-k0.188714/
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.039
    Đã được thích:
    46
    khái niệm về KỸ THUẬT/CÔNG NGHỆ thích hợp:

    KỸ THUẬT/CÔNG NGHỆ thích hợp là công nghệ phải:

    § Phù hợp với điều kiện địa phương:nguồn nhân vật lực sẵn có ,điều kiện kinh tế ,đặc điểm xã hội của vùng dự án đồng thời những tác dụng tiêu cực của công nghệ không vượt quá phạm vi cho phép

    § Công nghệ này đủ đơn giản để người dân có thể trực tiếp quản lý công nghệ ở mức địa phương ,tận dụng các kỹ năng và công nghệ sẵn có trong cộng đòng địa phương

    § KỸ THUẬT/CÔNG NGHỆ thích hợp mang tính phi tập trung hóa .Bởi thế có thể đáng tin cậy hơn và ảnh hưởng của các sự cố kỹ thuật cũng nhỏ hơn

    § Sử dụng KỸ THUẬT/CÔNG NGHỆ thích hợp ko có nghĩa là sử dụng các công nghệ lạc hậu hay đã lỗi thời . Mặc dù KỸ THUẬT/CÔNG NGHỆ thích hợp bao hàm các thiết kế đơn giản ,dễ sử dụng ,thực hiện ,sửa chữa .Nó phải được dựa trên cơ sở của những công nghệ tinh vi và hiện đại nhất.

    § KỸ THUẬT/CÔNG NGHỆ thích hợp phải là cong nghệ thân thiện với môi trường ,ít gây ảnh hưởng đến môi trường ...
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.039
    Đã được thích:
    46
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.039
    Đã được thích:
    46
    Tất cả những ai từng ngồi trên ghế nhà trường tại Việt Nam có lẽ không xa lạ với số liệu Việt Nam là nước xuất khẩu gạo nhiều thứ hai thế giới. Con số này được khắc sâu đậm trong tâm thức mỗi người. Nó gần như niềm tự hào về quê hương “giàu tài nguyên”, “rừng vàng biển bạc”, ruộng lúa xanh tốt màu mỡ, cò bay thẳng cánh. Nhưng sự thật thì sao? Cái nhìn của các nước phương Tây thì sao? Đáng tiếc thay, trong mắt các học giả phương Tây, số liệu này phản ánh sự thật đáng buồn về hiện trạng nông nghiệp bị tận thu tại Việt Nam chứ chẳng phải con số đáng tự hào của nền kinh tế phát triển nào cả.

    Trong bài viết “Vì sao họ không thể nuôi nỗi mình (PDF)” : Why can’t people feed themselves?),
    hai tác giả Lappe và Collins cho rằng chủ nghĩa thực dân (colonialism) là nguyên nhân tạo nên nạn đói tại các nước đang phát triển cho dù sản lượng xuất khẩu các loại nông phẩm của các nước này luôn đứng đầu thế giới. Chủ nghĩa thực dân đã biến đổi toàn bộ hệ thống nông nghiệp tại các nước đang phát triển bằng sức mạnh tài chính và chính trị. Trước chủ nghĩa thực dân, người dân tại các nước nhỏ duy trì được hệ thống nông nghiệp đơn giản, quy mô nhỏ, bao gồm các loại thực phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bản thân và cộng đồng. Tuy nhiên, khi các nước lớn đến “khai thác”, người dân buộc phải chuyển đổi từ phương thức nông nghiệp truyền thống thành hình thức đơn canh (chỉ trồng một loại cây duy nhất), sử dụng hóa chất cũng như phương pháp canh tác không phù hợp với tính chất của đất trồng địa phương. Các loại cây trồng mới này hoàn toàn không phục vụ nhu cầu dinh dưỡng của người dân địa phương mà được các quốc gia phát triển và tập đoàn lớn quyết định dựa vào giá trị trên thị trường nông phẩm quốc tế. Chính vì vậy, người dân tại các nước chưa phát triển thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu hụt duy dưỡng hay thiếu ăn không phải vì họ không có đủ số lượng lương thực mà vì họ không được tiếp cận nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển sinh lý bình thường.

    Để minh họa cho lập luận về chủ nghĩa thực dân, các tác giả đưa ra các dẫn chứng về trường hợp của đế quốc Anh với các nước châu Phí trong câu chuyện về sản lượng xuất khẩu tobacco (một loại nông phẩm tạo thuốc lá) và đế quốc Pháp với các nước Đông Nam Á và sản lượng xuất khẩu gạo (trong đó có Việt Nam). Về trường hợp của Việt Nam, các tác giả dẫn chứng: kể từ năm 1930s, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới trong khi còn rất nhiều người Việt Nam mất ruộng đất và không thể tiếp cận với nguồn thực phẩm, và sự thật này được biểu hiện nghiêm trọng vào nạn đói 1945.

    Xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử, danh hiệu “nước xuất khẩu gạo nhiều trên thế giới” thật chất không phải là điều đáng tự hào. Tại thời điểm hiện tại, dù hoàn cảnh đất nước đã được cải thiện, số lượng người nghèo và mù chữ giảm, nhiều ứng dụng khoa học được đưa vào sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên cái danh hiệu “nước xuất khẩu gạo nhiều trên thế giới” cũng chưa thể là điều đáng tự hào. Gạo Việt Nam xuất khẩu hầu hết là gạo chưa được chế biến, chính vì vậy, nó không đem lại lợi nhuận cao như các sản phẩm đã chế biến.

    Ngoài ra, gạo Việt Nam không phải là loại thức ăn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao.

    Tiếp theo, chúng ta cần đặt câu hỏi: gạo Việt Nam được sử dụng tại những nước nào?

    Hoàn toàn không phải là những nước phát triển nơi giá trị dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống được đặt lên hàng đầu. Những nước nhập khẩu gạo Việt Nam là các nước châu Phi, châu Á – những nơi cũng trong hoàn cảnh nền nông nghiệp bị tận thu với nền nông nghiệp đơn canh như Việt Nam do lịch sử chịu sự thống trị của chủ nghĩa thực dân, chính vì vậy, họ thiếu hẳn lượng nông phẩm tinh bột.

    Tóm lại, gạo Việt Nam không được đánh giá cao cả về giá trị dinh dưỡng lẫn giá trị kinh tế. Như vậy có gì mà phải tự hào? Như vậy có gì mà báo chí phải tung hô những mục tiêu như vượt qua Thái Lan để trở thành nước xuất khẩu gạo thế giới?

    Rõ ràng chúng ta cần lắm những thay đổi trong những thông điệp về lòng tự hào dân tộc được áp đặt thông qua hình thức giáo dục. Tự hào về tổ quốc là một tình cảm thiêng liêng, đáng được khuyến khích và nâng cao nhưng bên cạnh đó, chỉ khi chúng ta nhận thức rõ ràng về vị trí của mình, những điểm mạnh và điểm yếu của đất nước, chúng ta mới có thể tạo nên những chính sách phát triển hợp lý và hiệu quả.

    —————
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.039
    Đã được thích:
    46
    Nhiều năm nay, VN vẫn tự hào với ngôi thứ nhì thế giới và tại thời điểm hiện tại đã soán "ngôi vương" trong lĩnh vực xuất khẩu gạo.

    Chúng ta tự hào bởi lịch sử dân tộc hào hùng và kiêu hãnh. Nhưng chúng ta cũng không thể quên những đau thương, mất mát của dân tộc mình. Tuy nhiên, Những người đang sống hạnh phúc hôm nay không hẳn ai cũng nhớ tới nỗi khổ nhục kinh hoàng nhất trong lịch sử dân tộc Việt với hơn 2 triệu đồng bào đã chết trong sự đày đọa đến tận cùng của cái đói. Theo dòng lịch sử, Nạn đói đã từng xãy ra tại VN năm Ất Dậu 1945:
    Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia http://vi.wikipedia.org/wiki/Nạn_đói_năm_Ất_Dậu,_1944-1945

    Ngày nay, qua các tài liệu lịch sử được giãi mật, cho thấy Nạn Ðói Năm Ất Dậu 1945 , do nhiều nguyên nhân gây ra từ Pháp-Nhật, Chiến Tranh, Thiên Tai; Hơn 2 triệu người đã chết vì đói... Cả nhà đói, cả dòng họ đói, cả làng cả xóm cùng đói. Cái đói kinh hoàng năm Ất Dậu 1945 ấy, người trẻ hôm nay sẽ không tưởng tượng nổi.
    Trở lại bối cảnh chính trị của đất nước ta vào những năm cuối của cuộc đệ nhị thế chiến để truy tìm nguyên nhân của thảm trạng này.

    1. Quân Nhật kiểm soát Đông Dương

    Trong khi quân Đức quốc xã tiến chiếm kinh đô Paris của Pháp (14/06/1940) thì quân Nhật ở Á Châu cũng đã tiến chiếm vùng Quảng Đông của Trung Hoa. Với thắng lợi này của phe Trục (gồm Đức, Ý, Nhật), Nhật đã gởi tối hậu thư ngày 18/06/1940 cho Toàn Quyền Catroux đòi kiểm soát hai đường xe lửa Hải Phòng-Vân Nam và Hà Nội-Lạng Sơn để ngăn không cho Pháp vận tải, tiếp tế xăng dầu, vũ khí cho quân đội của Tưởng Giới Thạch. Toàn quyền Catroux phải nhượng bộ và sau đó đã bị Đô Đốc Decoux, tư lệnh hải quân Pháp ở Viễn Đông lúc bấy giờ lên thay thế.

    Với hiệp ước ký ngày 30/08/1940 tại Tokyo giữa Pháp và Nhật thì uy quyền của Pháp ở Đông Dương bắt đầu sút giảm, và ảnh hưởng của Nhật ngày càng lấn lướt. Và với hiệp ước 08/12/1941 (sau khi oanh tạc Trân Châu Cảng), Nhật đã ép chính phủ Pétain của Pháp đi đến nhiều nhượng bộ về quân sự và quân đội Nhật được quyền đóng quân từ ải Nam Quan đến
    [​IMG]
    mũi Cà Mâu với quân số buổi đầu từ 6.000 người nay tăng thành 35.000 người [1].

    Và đặc biệt, Nhật lại có một vị Đại Sứ, ông Yoshizawa, bên cạnh Toàn quyền Đông Dương, điều từ trước đến nay chưa bao giờ có. Như vậy tình thế Đông Dương cho đến khi Nhật đầu hàng (15/08/1945), ngoài ông chủ cũ là người Pháp, nay thêm một ông chủ mới cao hơn là người Nhật. Dân Việt bây giờ lại sống trong cảnh “một cổ hai tròng”.

    2. Bối cảnh kinh tế trước khi nạn đói xảy ra

    Ngày 06/05/1941, Pháp lại phải ký với Nhật về một thỏa ước thương mại trong đó có hai khoản chính yếu sau:

    - Người Nhật và các công ty Nhật được làm một số nghề, được khai thác hầm mỏ, đất đai, được kinh doanh về thủy điện...

    - Các hàng hóa nhập cảng vào Đông Dương được hưởng quy chế tối huệ quốc, một số mặt hàng được hưởng hối suất nhẹ. Theo thỏa ước này, Việt Nam bị ép buộc phải sản xuất một số mặt hàng theo yêu cầu của Nhật để đổi lấy hàng kỹ nghệ của họ. Việt Nam buộc phải cung cấp cho quân đội Nhật Bản đồn trú trên lãnh thổ của mình một số lượng gạo khổng lồ được ấn đinh: 700.000 tấn năm 1941, 1 triệu 50 ngàn tấn năm 1942, 950.000 tấn năm 1943 và 900.000 tấn năm 1944 [2]. Một mặt họ đời hỏi cung ứng một lượng gạo lớn lao hàng năm như thế, mặt khác họ lại buộc phải phá bỏ đất trồng lúa, trồng bắp để trồng đay, trồng gai phục v ụ cho nhu cầu chiến tranh của họ. Đây là một trong số những yếu tố dẫn đến nạn đói năm Ất Dậu (1945) khởi đi từ mùa Đông 1944 đến tháng 5/1945.

    Năm 1944, vì bị áp lực của Nhật, chính quyền Pháp tại Đông Dương đã ép giá nông dân Việt, chỉ trả 25 đồng cho một tạ lúa trong khi giá thị trường trước đây là 200 đồng và giá vốn là 80 đồng. Tạp chí Thanh Nghị số ra ngày 26/02/1944 có kể lại tình cảnh bi thảm của dân quê Bác Kỳ lúc bấy giờ:”Ở Trung Châu Bắc Kỳ, dân nghèo năm thì mười họa mới được ăn một miếng thịt, cả đến giai cấp trung lưu, trung bình 20 gr một ngày, (trong khi) theo viện Pasteur thì phải cần có 55 gr thịt một ngày (mới đủ). Dân ở nông thôn đại đa số là bần nông thì chỉ dùng những dụng cụ bằng gỗ, rất ít có dụng cụ cơ khí, ngoài ra không có vốn liếng gì cả. Ở Bắc Kỳ từ tháng 4 đến tháng 10, nông dân chỉ còn được 10% hoa lợi. Nông dân đói ăn, mặc rét, kệ thây, thuế đã”.[3]

    Khi Nhật chưa đến Đông Dương, Việt Nam chỉ đóng có 44.308.000 đồng thuế năm 1939 đến năm 1944, tiền thuế tăng hơn gấp đôi (98.072.000 đồng). Dưới áp lực của người Nhật, chính quyền Pháp tại Đông Dương ép dân Việt phải bán 3/4 số thóc thu hoạch được, nhiều trường hợp không đủ số thóc quy định, người dân phải mua ngoài bù vào với giá 200 đồng một tạ.

    Dân sống trong cảnh một cổ hai tròng (Pháp – Nhật), nên đời sống ngày càng khốn đốn, sản xuất gặp những năm mất mùa, không đủ ăn, lại đóng thuế quá cao nên người dân không còn gì để ăn cả. Trong “Việt Nam: A long History” xuất bản tại Hà Nội, 1987, Ông Nguyễn Khắc Viện cũng đã đề cập đến sự tàn tệ của người Nhật khi thúc ép chính quyền Pháp ở Đông Dương cung ứng chi phí chiến tranh cho họ, ngoài sự tận thu thóc lúa và bóc lột đến tận xương tủy của người dân khốn khổ.

    Để cung ứng chi phí chiến tranh cho quân đội Nhật, chính quyền Pháp tại Đông Dương đã phải ấn hành số tiền tệ cần thiết lên đến 723 triệu đồng (cho tới năm 1943), gấp 7 lần ngân sách Đông Dương của năm 1939 và đến 1944 lên đến 1 tỉ 52 triệu đồng. Vì vậy vật giá tăng cao chưa từng thấy trước đó. Dân nghèo nông thôn gánh đủ hậu quả này. Gánh nặng lớn lao nhất vẫn là cung cấp gạo. Ngay ở vùng Bắc Bộ, nơi đang thiếu ăn trầm trọng, thế mà đã phải cung cấp cho Nhật 130.205 tấn (1943) và 186.130 tấn (1944). Bất kể vụ mùa tốt hay xấu, dân quê cũng phải đóng số lượng gạo đã được phân bổ theo đất trồng trọt với giá 19 đồng cho một tạ lúa; trong trường hợp mất mùa, người dân đã phải mua gạo, theo giá thị trường đến gấp ba (54 đồng cho một tạ gạo) [4]. Người nông dân đã không thể nào kiếm đủ ăn cho bản thân chứ chưa nói là cho gia đình. Chính sách tận thu nông sản nghiệt ngã này đã đẩy người dân vào nạn đói không thể nào tránh khỏi.

    Để phục vụ cho nhu cầu chiến tranh, Nhật đã bắt nông dân phá bỏ ruộng lúa để trồng đay trên một số diện tích rất lớn. Năm 1944, khi người Mỹ ném bom ngan cản việc chuyên chở than đá về Sài Gòn, người Pháp và Nhật đã cho lệnh sử dụng gạo và bắp (ngô) như là nguyên liệu để chạy máy. Họ tận thu thóc, ngô cho mục tiêu này. Đây lại là lý do nữa dẫn tới nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu (gạo ở miền Nam không chở ra Bắc được vì không có nhiên liệu để vận chuyển xe cộ, tàu bè...)

    Trong khi các dấu hiệu đói kém đã dần dần hiện rõ, thì năm 1941, Nhật đòi 700.000 tấn gạo, Pháp chỉ cung cấp được 585.000 tấn. Năm 1942, Nhật đòi 1 triệu 74 ngàn tấn, nhưng Đông Dương chỉ cung cấp được 973.908 tấn. Năm 1943, Nhật đòi 1 triệu 125 ngàn 904 tấn, Pháp chỉ nộp được 1 triệu 23 ngàn 471 tấn. Năm 1944, dù mất mùa nặng, ngũ cốc khan hiếm, Nhật vẫn đòi 900.000 tấn, Pháp chỉ cung cấp được gần 500 ngàn tấn mà thôi. [5]

    Ngoài gạo ra, Nhật đòi cung cấp thêm bắp (ngô) để nuôi ngựa. Năm 1942, Pháp phải cung cấp 124.923 tấn ngô. Năm 1943, cấp thêm 98.700 tấn. Năm 1944 vì số ruộng trồng ngô bị phá nhiều nên chỉ cung cấp được cho Nhật 18.263 tấn, và đầu 1945 là 12.134 tấn.[6]

    3. Nạn đói năm Ất Dậu (1945) xảy ra

    Nghiêm Xuân Yêm đã viết: ”Những năm bình thường, dân nghèo đói quanh năm, một ngày chỉ một bữa cơm độn khoai, (con một bữa cháo). Hết việc ruộng đi làm mướn thất thường, quanh năm công nợ, nai lưng gỡ nợ, gỡ nợ rồi lại mắc” [7].

    Giáo sư Cao Thế Dung dẫn lại tài liệu của Decoux, “A la Barre de l’Indochine” kể rằng: “Nạn đói Ất Dậu bắt đầu vào mùa Đông 1944 kéo dài cho đến tháng 5/1945. Ở Trung Châu Bắc Việt, gà vịt lợn biến mất, dần dần biến mất cả chó, có những xóm không còn một con vật nào. Các tiểu nông đi đến chỗ tuyệt vọng. Ruộng nương trâu bò phải bán đứt hay bán đợ. Lúa phải bán non, đồ đặc phải cấm cố. Làng Thượng Cẩm, phủ Thái Ninh, Thái Bình có 900 suất đinh vào năm 1944, ngày 27/05/1945 chết hết còn 400. Nam phụ lão ấu trong làng Thượng Cẩm Thái Bình là 4000 người chết đi còn lại 2000 người “ [8].

    (còn tiếp)
    ____
    [1] Lữ Giang, “Những bí ẩn lịch sử đằng sau cuộc chiến Việt Nam”, California, Hoa Kỳ, 1998, tr.159.

    [2] Lữ Giang, sđd, tr.158

    [3] Cao Thế Dung, “Việt Nam huyết lệ sử”, Hoa Kỳ, nxb Đồng Hướng, 1996, tr. 719

    [4] Nguyễn Khắc Viện, “Việt Nam: A long History” xuất bản tại Hà Nội, 1987, tr 241

    [5] J.Gauthier, “ L’Indochine au travail dans la Paix Francaise”, Paris, 1947, tr. 283.

    [6] Annuaire statistique de l’ Indochine, 1939 – 1946, tr. 166, được dẫn lại trong Cao Thế Dung, sđd, tr.728).

    [7] Nghiêm Xuân Yêm,”Cảnh nghèo ở thôn quê” đăng trong tạp chí Thanh Nghị số 47 ra ngày 16/10/1943:

    [8] Cao Thế Dung , sđd, tr.723
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.039
    Đã được thích:
    46
    * Theo giáo sư sử học Văn Tạo - nguyên viện trưởng Viện Sử học VN:; nạn đói năm 1945 đã diễn ra ở 32 tỉnh thành cũ từ Quảng Trị trở ra.

    Từ năm 1990-1995 Viện Sử học với hàng trăm cán bộ nhân viên, có sự giúp đỡ của hàng trăm cộng tác viên của các tỉnh, thành cùng sự trợ giúp của nhiều giáo sư, tiến sĩ Nhật Bản đã tiến hành ba đợt điều tra nghiêm túc, tỉ mỉ và rất khoa học tại 23 điểm đại diện cho các tính chất dân cư khác nhau về nạn đói này.

    Kết quả trung bình cộng cho thấy tỉ lệ người chết đói tại các địa phương là 15%. Dân số VN năm 1945 tại 32 tỉnh thành lúc đó là trên 13 triệu người. Con số 2 triệu người chết một lần nữa được khẳng định.

    * & Theo giáo sư Văn Tạo ngoài các chính sách tô cao thuế nặng, Nhật còn đưa ra một “chương trình kinh tế chỉ huy” nhằm thực hiện một cách triệt để chủ trương phát xít của mình.

    Cụ thể, bắt đầu từ ngày 6-5-1941 Nhật buộc Pháp ký một hiệp ước kinh tế yêu cầu Pháp phải cung cấp lương thực ở Đông Dương cho Nhật hằng năm.

    Bốn năm liền từ 1941-1944 Nhật - Pháp đã ký bốn hiệp định giao nộp lúa, ngô cho Nhật mỗi năm từ 700.000 - 1,3 triệu tấn, tương đương 50-80% tổng sản lượng lương thực VN thời đó.

    Để phục vụ chiến tranh, phát xít Nhật còn cần rất nhiều nguyên liệu từ những cây trồng có sợi, có dầu như đay, gai, bông, thầu dầu... nên chúng đã bắt rất nhiều vùng quê nhổ lúa trồng đay và các loại cây trên.

    Tài liệu của người Pháp thống kê: năm 1944 VN trồng tới 45.000ha đay, gấp chín lần diện tích của năm 1940 do 10 công ty độc quyền của Nhật thu mua, chế biến, kinh doanh thứ cây này.

    Cũng theo tài liệu trên, chiến tranh của đồng minh với Nhật tại Đông Dương khiến 50% hệ thống giao thông Nam - Bắc VN bị phá hủy, 90% phương tiện vận tải bị hư hỏng khiến việc đưa lương thực cứu trợ từ Nam ra Bắc càng thêm khó khăn.

    Chiến tranh làm cho nhu cầu nhiên liệu: than, dầu, điện của Nhật tăng cao. Chúng đã lấy ngô, vừng, lạc và cả lúa gạo để thay thế những nhiên liệu này phục vụ mưu đồ phát xít, đẩy người dân vào thảm họa chết đói.

    * Lịch sử tỉnh Thái Bình ghi: năm 1945 cả tỉnh có 280.000 người chết đói, chiếm 25% tổng dân số. Nhiều địa phương chết tới trên 50% dân số như xã Tây Lương: 67%; Sơn Thọ, Thụy Anh (Thái Thụy): 79%; xã Thanh Nê (Kiến Xương) có 4.164 người thì chết gần 2.000 người; xã Tây Ninh (Tiền Hải) có 171 gia đình chết không còn một ai…
    * Cuốn Lịch sử tỉnh Hà Nam Ninh xuất bản năm 1988 ghi: Phủ Nghĩa Hưng, Nam Định mỗi ngày chết 400 người. Huyện Kim Sơn (Ninh Bình) cả vụ đói có 22.908 người chết. Trong 6.161 hộ thì có 1.571 hộ chết không còn người nào. Nam Định chết 212.218 người; Ninh Bình: 37.939 người, Hà Nam: 50.398 người.
    --- Gộp bài viết: 16/08/2014, Bài cũ từ: 28/05/2014 ---
    Theo dòng các bài viết này các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau đây:
    CÁC CĂN NGUYÊN CỦA SỰ NGHÈO ĐÓI CỦA MIỀN ĐÔNG NAM Á
    Anthony Reid (Ngô Bắc dịch)
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.039
    Đã được thích:
    46
    Nhiều năm nay, VN vẫn tự hào với ngôi thứ nhì thế giới và tại thời điểm 2012 đã soán "ngôi vương" trong lĩnh vực xuất khẩu gạo. Ngành lúa gạo năm này đang hướng tới kỷ lục mới về khối lượng xuất khẩu, thế NHưng giá trị kim ngạch lại giảm.



    Đằng sau câu chuyện thành công của ngành lúa gạo Việt Nam là nhiều cái mất. Tình trạng khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, thể hiện ở việc tăng diện tích, mật độ canh tác và sử dụng ngày càng nhiều đầu vào sản xuất.
    Theo tài liệu Báo chí:http://www.dankinhte.vn/kho-khan-trong-van-de-xuat-khau-gao-o-viet-nam/ thì khó khăn gạo Việt Nam XK gặp phải là gạo Việt Nam không được trả giá cao là do “không rặt một thứ, pha trộn tùm lum”. Một trong những lý do quan trọng là người nông dân không kết nối trực tiếp được với doanh nghiệp xuất khẩu. Nông dân chủ yếu bán gạo cho thương lái. Mà thương lái lại không để nguyên hoặc chia từng loại, mua của rất nhiều nơi về trộn lại với nhau rồi mới bán. Thêm vào đó Việt Nam chưa có những công ty có năng lực lớn thực sự. Chẳng hạn tầm cỡ như công ty xuất khẩu gạo V ở nước mình, không có nhiều nhà máy.

    Điều này cho thấy sản xuất và xuất khẩu nhiều hơn không đồng nghĩa với nhiều tiền hơn. Đằng sau câu chuyện thành công của ngành lúa gạo Việt Nam, có nhiều cái mất cần được đong đo.

    Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kết thúc năm 2012, ngành lúa gạo Việt Nam rộ lên hai thông tin vui.

    Thứ nhất, sản lượng lúa thu hoạch năm nay sẽ tiếp tục thiết lập kỷ lục mới với 43,4 triệu tấn, tăng hơn 1 triệu tấn so với năm trước. Con số này được tính toán trên cơ sở ước tính tổng diện tích trồng lúa cả năm 2012 (gộp tất cả các vụ) đạt gần 7,75 triệu ha (tăng 1,2% so với năm 2011); năng suất bình quân ước đạt 56 tạ/ha (tăng 0,6 tạ/ha).

    Thứ hai, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính đến 31/10/2012, Việt Nam đã vươn lên trị trí số 1 về xuất khẩu gạo và các doanh nghiệp đang nỗ lực phấn đấu để đến cuối năm, Việt Nam sẽ thay thế Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. VFA đưa ra dự kiến Việt Nam sẽ thiết lập kỷ lục mới với 7,5 triệu tấn gạo, nhưng đang phấn đấu đạt mức 7,7 triệu tấn gạo xuất khẩu trong năm nay.

    Xuất khẩu gạo: Làm nhiều hơn, tiền ít hơn!

    Việt Nam được coi là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, thế nhưng nhìn lại toàn ngành lương thực hạt cốc, thực chất chúng ta vẫn đang nhập siêu.
    "Chở củi về rừng"

    Nhưng, đằng sau thành tích đó, là biết bao nỗi lo. Đó là, nhập khẩu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, lúa giống cũng đã gần bằng tiền thu về do xuất khẩu gạo.

    Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhập khẩu phân bón 10 tháng đầu năm ước đạt 3,05 triệu tấn với giá trị nhập khẩu 1,33 tỷ USD (tăng 0,9% về khối lượng và 8% về giá trị so với cùng kỳ năm trước). Thuốc trừ sâu và nguyên liệu nhập khẩu 10 tháng tiêu tốn 550 triệu USD (tăng 20,2% so cùng kỳ năm trước). Rõ ràng thặng dư thương mại của ngành sản xuất lúa gạo khi cân đối đầu vào - đầu ra là không đáng kể.

    Ngành lúa gạo năm nay đang hướng tới kỷ lục mới về khối lượng xuất khẩu, thế nhưng giá trị kim ngạch lại giảm.

    Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng gạo xuất khẩu 10 tháng đầu năm ước đạt 6,9 triệu tấn, giá trị 3,14 tỷ USD, tăng 8,3% về lượng nhưng giảm 8,7% về giá trị so cùng kỳ năm trước. Tức là nông dân làm việc nhiều hơn, nhưng tiền thu về lại thấp hơn. Hầu hết gạo đã được xuất khẩu lúc giá rẻ. Hiện giá lúa gạo đang tăng trở lại nhưng lúa hàng hóa trong dân không còn bao nhiêu.

    Việc ồ ạt xuất khẩu gạo đã khiến nguồn gạo gối cho năm sau giảm mạnh, tức là vào đầu năm 2013 khi giá gạo xuất khẩu tăng cao thì ta sẽ không còn nhiều gạo để xuất khẩu. Theo VFA, nếu năm nay xuất khẩu 7,7 triệu tấn gạo, thì lượng gạo còn tồn chuyển sang năm tới chỉ còn khoảng 500.000 tấn. Khối lượng này quá thấp so với con số trung chuyển hàng năm khoảng 1-1,2 triệu tấn, sẽ ảnh hưởng đến khối lượng gạo xuất khẩu của năm 2013.

    Việt Nam được coi là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, thế nhưng nhìn lại toàn ngành lương thực hạt cốc, thực chất chúng ta vẫn đang nhập siêu. Mỗi năm nước ta phải chi khoản ngoại tệ lớn hơn nhiều so với kim ngạch xuất khẩu gạo để nhập khẩu: ngô, đậu tương, lúa mì.

    Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhập khẩu nhóm mặt hàng nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc 10 tháng tính từ đầu năm 2012 ước tiêu tốn 1,92 tỷ USD, trong đó riêng ngô và khô dầu đậu tương đã lên hơn 1,5 tỷ USD. Nước ta cũng đang phải nhập khẩu lượng đậu tương và lúa mì rất lớn để phục vụ cho các ngành chế biến thực phẩm, bánh kẹo, dầu ăn.

    Tính trong 10 tháng qua, cả nước đã nhập khẩu 2,36 triệu tấn lúa mì, tốn phí 743 triệu USD, so cùng kỳ năm 2011 tăng 29,4% về khối lượng và 19,4% về giá trị. Khối lượng đậu tương nhập khẩu 10 tháng là 1.248 ngàn tấn với giá trị 742 triệu USD, đây là mặt hàng có tốc độ nhập khẩu tăng hơn cao so với năm 2011, tăng 87,9% về khối lượng và tăng 94,3% về giá trị.

    Nhiều hơn là tốt hơn?

    Vậy là một quốc gia xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới, thế nhưng vì sao lại phải "chở củi về rừng" như vậy? Phải chăng, ngành nông nghiệp nước ta đang quá "say mê" với những thành tích về khối lượng xuất khẩu, tự mãn với những ngôi vị nhất nhì thế giới của gạo, mà không đếm xỉa đến những loại cây lương thực quan trọng khác. Trong khi, trên thị trường thế giới, gạo đang mất giá liên tục, còn ngô và đậu tương đã tăng giá chóng mặt thời gian qua.

    Đằng sau câu chuyện thành công của ngành lúa gạo Việt Nam là nhiều cái mất. Tình trạng khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, thể hiện ở việc tăng diện tích, mật độ canh tác và sử dụng ngày càng nhiều đầu vào sản xuất.

    Phương châm "nhiều hơn là tốt hơn" này đã dẫn tới tình trạng lạm dụng giống cây trồng, phân bón, hóa chất nông nghiệp và tài nguyên nước. Việt Nam là quốc gia nhập khẩu phân bón nhiều thứ ba thế giới (sau Ấn Độ và Brazil).

    Hiện mỗi năm Việt Nam sử dụng gần 9 triệu tấn phân bón, cao gấp đôi so với cách đây 5 năm. Trong đó, phân bón dùng cho sản xuất lúa gạo chiếm tỷ trọng lớn nhất, mức sử dụng bình quân cao gấp đôi so với mức sử
    dụng của Indonesia. Tổ chức Oxfam khuyến cáo: "Đã đến lúc phải gây dựng lại! Với tất cả những áp lực ngày càng tăng này, ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam cần phải tạo ra "nhiều hơn từ ít hơn".

    GS.TS Peter Timmer, Đại học Stanford Hoa Kỳ nhận định: tiêu thụ gạo giảm trong khi thu nhập đầu người tăng và gạo ngày càng trở thành lương thực cho người nghèo. Viễn cảnh nhu cầu về gạo đang giảm sút, trong khi áp lực từ nhiều quốc gia sản xuất lúa vẫn đang tiếp tục phải tăng năng suất
    lúa, tăng nguồn cung để đẩy mạnh xuất khẩu thu ngoại tệ.

    Vì vậy, Việt Nam không nên quá chú trọng vào việc tăng sản lượng lúa gạo, mà cần phải xây dựng chiến lược phát triển chuỗi sản xuất - thương mại lúa gạo bền vững hơn, giải quyết các nghịch lý để thực sự đem lại lợi nhuận cao.


    Theo Tinkinhte.com.vn
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.039
    Đã được thích:
    46
    Qua gần 30 năm đổi mới, nền nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc; nhưng hiện cũng còn tồn tại nhiều yếu kém, những động lực của ‘khoán 10’, ‘khoán 100’ không còn mấy tác dụng. Trước năm 1986, nông dân bỏ ruộng, và bây giờ, nông dân lại ‘chán ruộng’. Tăng trưởng GDP nông nghiệp có xu hướng giảm dần: GDP nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân giai đoạn 1996 - 2000: 4,01%/năm, 2001 - 2005: 3,83%, 2006 - 2010: 3,03%, 2009 - 2013: 2,9%.

    PV Tia Sáng đã có cuộc trao đổi với GS.TS Trần Đức Viên - Học viện Nông nghiệp Việt Nam về nguyên nhân và giải pháp của thực trạng trên.

    Có người cho rằng nông nghiệp Việt Nam hiện thời mới là một "nền nông nghiệp gia công". Ông có đồng tình với nhận định đó không?

    Có lẽ cũng cần thống nhất cách hiểu về khái niệm "gia công" và "nông nghiệp gia công".

    Gia công được hiểu chỉ là bán mồ hôi với giá rẻ, công đoạn gia công là công đoạn tạo ra "GIÁ TRỊ gia tăng" thấp nhất trong chuỗi GIÁ TRỊ, và vì thế cần chấm dứt chuyện này càng sớm càng tốt. Nhưng không phải vì làm gia công nên Việt Nam nghèo, thu nhập của người lao động thấp, mà trái lại, chính vì chúng ta còn nghèo, thu nhập của người lao động thấp nên mới phải gia công. Mặt khác, còn phải thấy rằng kinh tế gia công là xu hướng của kinh tế toàn cầu, của phân công lao động toàn cầu, nước này làm gia công cho nước kia. Rất khó tìm ra một nước nào đó tự mình làm hết mọi công đoạn sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh. Vì thế không nên đổ oan rằng gia công chính là nguyên nhân gây ra những yếu kém mà kinh tế Việt Nam nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng, đang mắc phải và chúng ta phải thoát ra càng sớm càng tốt.

    Theo Bộ NN&PTNT, trong tổng GIÁ TRỊ nhập khẩu toàn ngành nông nghiệp năm 2013 là 18,84 tỷ USD, thì nhập khẩu vật tư nông nghiệp tiêu tốn tới 12,4 tỷ USD, tăng 13.1% so với năm 2012.
    Lượng thuốc BVTV nhập khẩu gia tăng khủng khiếp, nếu năm 2005 ta nhập khoảng 20 ngàn tấn, thì đến năm 2012 ta đã nhập tới 55 ngàn tấn, tiêu tốn 704 triệu USD và năm 2013 lên tới 778 triệu USD, tăng 11,2% so với năm 2012...
    Đại thể, ta phải nhập gần như 100% thuốc và nguyên liệu sản xuất thuốc BVTV, trong đó khoảng 90% nhập từ Trung Quốc. Tình trạng thức ăn chăn nuôi còn thê thảm hơn, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi năm 2013 đã tiêu tốn 3,08 tỷ USD, lớn hơn tiền ta thu về từ xuất khẩu gạo, tăng 22,3% so vơi năm 2012.
    Có người cho rằng, ngoài mảnh đất, chuồng trại và lao động sống, tuyệt đại đa số đầu vào của sản xuất nông nghiệp là của nước ngoài, dành dụm được đồng nào lại đi mua vật tư nông nghiệp của nước ngoài để tái sản xuất, vì thế nền nông nghiệp của ta về cơ bản vẫn là nền nông nghiệp gia công.


    Trở lại với câu chuyện "nông nghiệp gia công", nền nông nghiệp ấy không bao hàm ý nghĩa là một phần trong chuỗi GIÁ TRỊ toàn cầu, trong sự phân công lao động toàn cầu, mà thuật ngữ "gia công" ở đây được hiểu là nền nông nghiệp có các đặc trưng: Lao động thủ công là chính, năng suất lao động thấp và phụ thuộc vào thiên nhiên; Khai thác và bóc lột tài nguyên; Chất lượng sản phẩm không quy chuẩn, không lấy cầu thị trường làm mục tiêu và tiêu chuẩn sản xuất; Sản phẩm đưa ra thị trường có cấp độ thấp (thô) (ý nói đến chuỗi GIÁ TRỊ ngắn, không phải là phẩm cấp chất lượng); Không được chế biến theo định hướng bảo toàn chất lượng nên gây lãng phí lớn về khả năng lưu giữ các phẩm chất quý giá của nông sản; Không có tiếng nói trên thị trường đến với tiêu dùng cuối cùng (người tiêu dùng không biết sản phẩm được xuất xứ từ đâu, chứng cớ sản xuất như thế nào…), và kết quả là có không ít những trường hợp vợ chồng người nông dân ngồi ôm đống lúa sau mùa thu hoạch mà... khóc.

    Sau gần 6 năm gia nhập WTO và thực hiện hàng loạt các hiệp định thương mại đã đem lại hiệu quả tích cực cho nông nghiệp Việt Nam khi nhiều mặt hàng nông sản chủ lực đã có vị thế cao trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, các lợi ích do quá trình hội nhập đem lại cho nông nghiệp Việt Nam vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với tiềm năng. Tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu nhờ vào tăng khối lượng chứ không phải tăng giá.
    Năm 2012, GIÁ TRỊ gạo xuất khẩu chỉ tăng 0,4% nhưng khối lượng tăng tới 12,7% so với năm trước đó. Khả năng cạnh tranh và GIÁ TRỊ gia tăng thấp, nhiều ngành nông nghiệp đang mất dần lợi thế cạnh tranh.

    Ông có thể khái quát một số biểu hiện và hệ lụy của nền nông nghiệp gia công?

    Tính chất của nền nông nghiệp gia công tệ hại ở mấy điểm: Lao động kém hiểu biết từ việc tạo ra sản phẩm cho đến ý thức khai thác tài nguyên, càng thương mại hóa càng làm xấu hình ảnh của đất nước; Bị các thế lực thị trường mạnh "quét hết" GIÁ TRỊ trung gian nên để duy trì sản xuất, người sản xuất chỉ còn biết tìm GIÁ TRỊ duy nhất là hủy diệt tài nguyên; Là nạn nhân muôn đời của "thương mại k0 công bằng" khi tham gia hội nhập quốc tế. Còn trên thị trường nền nông nghiệp gia công luôn được coi là người bán phá giá trên thị trường quốc tế vì phí tài nguyên gần như bằng 0;
    Chất lượng sản phẩm luôn bị hàng rào kỹ thuật phát hiện sai phạm; Sự thiếu tổ chức sản xuất trong nước (quy hoạch và tổ chức thị trường) nên luôn gây sự bất ổn thị trường để hình thành xu hướng dư thừa sản phẩm là chủ yếu.

    Người ta đã nói về nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện trạng "gia công" của nông nghiệp Việt Nam, và không phải ai cũng đồng thuận ngay với những nguyên nhân ấy. Theo ông, đâu là nguyên nhân chủ yếu ?

    Theo tôi, nhìn trực diện có thể thấy nguyên nhân bản chất là do tác động của kinh tế thị trường vào nền kinh tế có trình độ xuất phát thấp ("kinh tế tiểu nông"). "Kinh tế tiểu nông" bị lực quét của thị trường nên bị hút hết GIÁ TRỊ vào tay kẻ mạnh, không có khả năng lưu giữ GIÁ TRỊ vào bên trong nền kinh tế. Nguyên nhân chính trị: hậu quả của nhiều năm tư duy về kinh tế tập thể (HTX), thiếu quyết tâm chính trị thực sự và sự đầu tư các nguồn lực đủ mạnh cho nông nghiệp. Người ta nói nhiều đến công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo, công nghiệp phù trợ, công nghệ phần mềm, v.v… và coi nông nghiệp chỉ như bệ đỡ của nền kinh tế, không nhận ra nông nghiệp mới thực sự là thế mạnh của Việt Nam. Nguyên nhân nhà nước: chính sách Nhà nước chưa bảo vệ (bảo hộ) được nông dân, thậm chí còn làm gay gắt hơn sức chống lại tác hại thị trường của nông dân (chính sách mua thóc tạm trữ, chính sách hỗ trợ đất trồng lúa, chính sách cánh đồng lớn…). Nguyên nhân bên ngoài: tính chất độc quyền tự nhiên trong thương mại quốc tế, v.v…

    Có thể dẫn ra nhiều thực tiễn trong sản xuất nông nghiệp minh họa cho những nguyên nhân trên. Chẳng hạn như:
    Gần đây xuất hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng liên kết, đây là kết quả của nông dân trồng lúa Nam Bộ, của doanh nghiệp thu mua lúa gạo sau một chặng đường dài tìm lối đi, không phải là kết quả của nghiên cứu chính sách. Có vẻ như, còn nhiều "câu chuyện" của sản xuất nông nghiệp những người nghiên cứu về chính sách vẫn chưa… tiếp cận được. Ai đó có thể nói rất hay về ngành hàng, về chuỗi GIÁ TRỊ, về chỉ số ICOR, v.v… nhưng nông dân khó "học" và nhà quản lý cũng thấy khó "học" nốt…
    Tăng trưởng nông nghiệp thời gian qua vẫn chủ yếu theo chiều rộng bằng việc mở rộng diện tích, quy mô, áp dụng nhiều hơn đầu vào (phân bón, thuốc trừ sâu) trong khi chưa thực sự hình thành được nền nông nghiệp cao, nông nghiệp hàng hóa. Xu hưóng phát triển theo chiều rộng còn đậm nét ngay cả trong các chương trình KHCN, ví dụ như chương trình giống cây trồng. Nhờ chương trình giống mà chúng ta đã tạo ra hàng trăm giống lúa (con số được công bố chính thức là 102), trăm hoa đua nở, hầu như ai cũng làm giống, nhưng không giống nào tạo ra được sự cạnh tranh hay có thương hiệu trên thị trường gạo thế giới, trong khi Thái Lan trong nhiều năm chỉ tập trung vào việc cải tiến các giống tiềm năng là Khao Dawk Mali, Khao Hom Klong Luang và Khao Hom Suphanburi và Jasmine (giống nhập nội từ Hoa Kỳ); còn Ấn Độ thì nhiều năm liên tục tập trung cải tiến các tính trạng của giống Basmati 370; ngay như "ông nhà giàu" Hoa Kỳ trong nhiều năm cũng chỉ tập trung nghiên cứu trên 3 giống lúa thơm đặc sản là Dellrose, Della và Jasmine 85. Nhờ thế mà Mỹ, Thái Lan và Ấn Độ đã có mặt hàng gạo xuất khẩu có sức cạnh tranh cao, giá cao, nhờ mang thương hiệu nổi trội. Chúng ta có nhiều giống cây, con bản địa quý, mang hương vị Việt Nam, nhưng đã bị lãng quên nhiều năm, và nhiều giống đã vĩnh viễn biến mất. Và cũng không kém ngạc nhiên là khi chúng ta đã là thành viên của WTO rồi, nhưng đi đâu cũng thấy người ta nói "đất nào cây ấy", "nuôi con gì? trồng cây gì?", chưa nhiều người nói "thị trường nào thì cây ấy, con ấy", "trồng cây ấy, nuôi con ấy", thì bán ở đâu, bán cho ai và bán như thế nào?

    Sự đầu tư của nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp, cho cả sản xuất lẫn nghiên cứu KHCN, từ đào tạo đến lo đầu ra cho nông sản, còn chưa tương xứng, dường như người nông dân phải tự bơi, có lẽ vì thế mới có câu chuyên dưa hấu vừa qua ở cửa khẩu Tân Thanh. Dự báo thị trường, định hướng thị trường, quy hoạch sản xuất, tổ chức sản xuất, tổ chức nông dân, thể chế nông thôn, thông tin thị trường… là những "câu chuyện" thuộc về trách nhiệm của Nhà nước, những nông dân riêng lẻ với 3 sào ruộng khoán ở miền Bắc hay vài ba công ruộng ở ĐBSCL không thể làm được những việc ấy.

    Quản lý lỏng lẻo, chồng chéo, nên kém hiệu quả và khó quy trách nhiệm. Nhiều người bảo ông Bộ trưởng Bộ NN&PTNT "to" lắm, ta thử xem ông ấy "to" đến đâu nhé: mảnh đất của người nông dân do Bộ TN&MT quản, người lao động do Bộ LĐTB&XH quản, mua bán, nhập khẩu vật tư nông nghiệp và xuất khẩu nông sản do Bộ Công thương quản, vệ sinh ATTP do Bộ Y tế quản…; như vậy thực ra ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp chỉ quản trực tiếp mỗi quá trình làm ra hạt lúa củ khoai thôi! Còn các vấn đề khác do nhiều Bộ, ngành cùng quản, tất nhiên là trong đó có "phần" của ‘ông nông nghiệp’. Tình trạng bát nháo trong quản lý phân bón và thuốc BVTV làm nông dân thua thiệt, làm sản xuất đình đốn, làm giá vật tư nông nghiệp tăng cao, v.v… không phải "tội" của mỗi "ông nông nghiệp".
    … v.v…

    Qua những nguyên nhân ông vừa nêu trên có thể thấy cần có quyết tâm chính trị trong thực thi những giải pháp cấp bách để ngăn chặn tình trạng suy thoái và từng bước đưa nông nghiệp Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.

    Đúng vậy. Nguyên nhân nào thì có giải pháp ấy. Nhưng theo tôi, tựu chung các giải pháp đó phải giải quyết được 3 nhóm vấn đề:
    1. Cải tạo triệt để (căn bản và toàn diện) các giới hạn trong nền nông nghiệp, trong nông thôn và lao động nông thôn;
    2. Khi đã giải phóng được các giới hạn trói buộc về giải pháp, cần kiên trì giải pháp chính sách giải quyết vấn đề nông dân qua chính sách công (đầu tư công, dịch vụ công, bảo trợ xã hội…);

    và 3. Tổ chức thị trường nông nghiệp theo các quy trình học thuật (từ trại sản xuất đến mâm cơm trong thương mại nội địa, từ trại sản xuất đến tiêu dùng cuối cùng trong thương mại quốc tế).

    Xin ông nói cụ thể hơn một số điều về 3 nhóm vấn đề đó.

    Trước hết là phải có quyết tâm chính trị trong việc ban hành những chính sách cụ thể và đầu tư đủ mạnh và có trọng điểm cho nông nghiệp để nông nghiệp có khả năng nhanh chóng thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, nhanh chóng phát triển thành một nền nông nghiệp tiên tiến, có GIÁ TRỊ gia tăng cao, GIÁ TRỊ ngày công lớn, trong đó doanh nghiệp là "nhạc trưởng" trong việc tổ chức lại nông dân, làm thế nào để họ sống chết với nông dân.

    Những kinh nghiệm trong 6 năm qua cho thấy, Việt Nam cần phải có những điều chỉnh cả về mặt thể chế và chính sách để hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp phát huy nội lực. Bởi cơ hội của WTO chỉ thực sự mở đường cho Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu nông sản khi các ngành sản xuất của chúng ta đủ năng lực cạnh tranh. Muốn có sản xuất hàng hóa thì phải lấy doanh nghiệp làm trung tâm với vùng nguyên liệu của họ, nông sản của doanh nghiệp phải có chỉ dẫn địa lý để có thương hiệu. Nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp cùng sản xuất nông sản hàng hóa, doanh nghiệp còn thì nông dân còn, nông dân chết thì doanh nghiệp cũng chết. Hiện nay thì không phải như vậy, phần lớn doanh nghiệp thu mua nông sản là cai đầu dài, sống trên lưng nông dân, nông dân chết nhưng họ vẫn sống khỏe, họ cũng chẳng cần chỉ dẫn địa lý hay thương hiệu, họ cũng chẳng cần vùng nguyên liệu rõ ràng. "Vietnam Rice" thế thôi, không cần biết gạo sản xuất ở đâu, giống gì, sản xuất ra sao. Tuy nhiên cung cách chụp giật này không thể tồn tại lâu dài, đã xuất hiện một số doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng, sống chết cùng nông dân, nông sản của họ có thương hiệu rõ ràng, ban đầu nhỏ thôi nhưng tôi tin chắc là các doanh nghiệp này sẽ phát triển mạnh, nhưng họ sẽ mạnh hơn, nhanh hơn nếu có sự trợ giúp của nhà nước về vốn, về thị trường, về công nghệ. doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang ở Sóc Trăng là 1 doanh nghiệp như vậy, với 2 loại gạo mang thương hiệu ST5 và ST20 đã xuất ra nước ngoài với giá từ 850 - 945 USD/tấn.
    Ở miền Bắc có công ty An Đình đã tự xây dựng vùng nguyên liệu của mình để bán gạo đủ phẩm cấp cho người Nhật sống ngoài nước Nhật, không có sự trợ giúp nào của Nhà nước, cả Trung ương và địa phương. Đấy là còn chưa nói đến một ông chủ tịch xã trên vùng nguyên liệu của An Đình có lần đã phàn nàn với tôi "cái công ty này làm ăn đến lạ, nó trồng lúa trên cánh đồng của dân em mà em chưa được đồng nào?!’

    Nhà nước cần tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn (đường xá, bến bãi, kho chứa, cơ sở chế biến,…), có chính sách tín dụng để nông dân sẵn lòng áp dụng tiến bộ kỹ thuật, mua máy móc thiết bị (ví dụ giảm 50% tiền mua máy mới, hoặc thậm chí tặng luôn nông dân tiền mua máy nếu người nông dân ấy sử dụng hiệu quả thiết bị, máy móc mới như người nông dân Nga đang được hưởng).

    Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, rút bớt lao động nông nghiệp khỏi khu vực nông thôn là giải pháp có tính then chốt, đột phá để tăng năng suất lao động, tăng GIÁ TRỊ gia tăng của ngành nông nghiệp. Những bài học thành công của nông nghiệp Úc, Hà Lan... cho ta thấy rõ lao động nông nghiệp được đào tạo có vai trò như thế nào trong xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp có GIÁ TRỊ gia tăng lớn.

    Vai trò của nghiên cứu chính sách trong nông nghiệp và phát triển nông thôn trong nhiều năm qua khá mờ nhạt. Vì vậy cần đầu tư mạnh cho nghiên cứu về thị trường, về thể chế nông thôn và chính sách nông nghiệp. Quy hoạch sản xuất hiện nay ở nông thôn như thế nào? Làm thế nào để tổ chức lại nông dân trong chuỗi cung ứng hàng hóa? Làm thế nào để doanh nghiệp thực sự trở thành trụ cột trong phát triển nông nghiệp?

    Đầu tư nghiên cứu khoa học có định hướng để tăng cường năng lực về khoa học công nghệ, từ khâu chọn tạo giống đến kỹ thuật canh tác, bón phân, thu hoạch, chế biến; từ bảo quản, lưu kho đến thị trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt cần đẩy nhanh tốc độ ứng dụng KHCN và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp (ta hay gọi là tái cơ cấu), đào tạo nông dân, xác định các vùng chuyên canh hàng hóa gắn với doanh nghiệp, chuyển mạnh đất lúa sang các cây trồng khác có GIÁ TRỊ kinh tế cao hơn.

    Phát triển mạnh mẽ ngành nghề nông thôn dựa trên lợi thế so sánh và thực lực của từng vùng miền, từng thôn xã, giảm nhanh dân số có sinh kế phụ thuộc vào nghề nông. Điều này không chỉ có ý nghĩa trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn (theo báo cáo gần đây nhất của trường ĐH Kinh tế quốc dân, thực trạng thất nghiệp ở mức 4,6% ở thành thị và 20% lao động ở nông thôn; Như vậy, tỷ lệ trên tương đương với trên 10 triệu lao động thất nghiệp hoàn toàn ở Việt Nam), mà còn hạn chế dòng di cư từ nông thôn ra thanh thị và các khu công nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay, nên áp dụng các máy móc, thiết bị, công nghệ cần nhiều lao động, cần ít vốn đầu tư, dễ sửa chữa, dễ lắp lẫn. Nếu ta muốn "tiến nhanh" mà áp dung các công nghệ cần ít lao động của các nước tiên tiến thì sẽ làm cho vấn đề thất nghiệp ở nông thôn thêm căng thẳng.

    Xin cảm ơn ông.
  10. thjensuhayacquy

    thjensuhayacquy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2014
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Bạn chưa biết hay chưa có kinh nghiệm trong việc Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn Iso 14000, mình sẽ giúp bạn tham gia trực tiếp, làm việc và nghiên cứu trên dự án thực Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn Iso 14000 trên q6 đang thi công


    Thông tin dự án: Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn Iso 14000

    Mọi thông tin liên hệ

    - Chuyên viên môi truờng: TRẦM NGUYỄN HOÀNG NAM

    - Mobile: (08) 38942582 – 0945100009

    - Ðịa chỉ van phòng: 372/1 Nguyễn Van Nghi, p7, Gò Vấp

    - Email: kd3@phongvietjsc.com

    - Website: xulynuocthainhahang.com

Chia sẻ trang này