1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THUẬT ngữ KỸ THUẬT/CÔNG NGHỆ thích hợp & trung gian nói gì ???

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi Hoailong, 06/04/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    TẢN MẠN
    Khoa học hiện đại cần kết hợp với "công nghệ" kỹ thuật " kiến thức bản địa
    Theo Báo Đất Việt - Khoa học -
    Kiến thức bản địa là sự đúc kết kinh nghiệm sống lâu đời tại các địa hệ sinh thái cụ thể.
    Nó là một dạng văn hoá phi vật thể. Nếu như quản trị môi trường và phát triển chính là quản lý các địa hệ sinh thái cụ thể thì kho tàng kiến thức bản địa là những tinh tuý của các hệ thống đó.


    Dr Cà Xáy VACNE
    1.Quản trị hệ sinh thái
    không phải là mới, cũng không chỉ dành riêng cho các nhà khoa học. Kho tàng kiến thức bản địa của các cộng đồng địa phương đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm. Nghiên cứu, phát hiện và ứng dụng các kiến thức bản địa là phương cách đi tắt và rẻ tiền, nhiều khi là phương cách duy nhất của sự thành công.
    2.Câu nói của Trần Quốc Tuấn khi sắp lâm chung dặn dò vua Trần Anh Tông cho ta thấy một cách ứng xử với giặc ngoại xâm như một kiểu kiến thức bản địa liên quan với nội dung của phản đề 3 (không được coi thường các quá trình chậm): “Nếu thấy quân giặc đến ồ ạt như lửa cháy, gió thổi, thì dễ chế ngự. Nếu nó đi chậm như cách tằm ăn dâu, không lấy của dân, không cần được chóng thì phải chọn tướng giỏi xem xét quyền biến như đánh cờ vậy, tuỳ thời cơ mà vận dụng cho đúng,…, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, gốc vững, ấy là thượng sách giữ nước”.
    3.Kiến thức bản địa có thể tìm trong ca dao tục ngữ, trong luật tục, hương ước ở các địa phương, và đặc biệt là qua phỏng vấn cộng đồng.
    · Người đời khác nữa là hoa - Sớm còn tối mất, nở ra lại tàn
    · Bảy mươi chưa què, chớ khoe rằng tốt
    · Chiều chiều mây phủ Sơn Trà - Sóng xô Cửa Đại, trời đà chuyển mưa
    · Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét
    · Trăng quầng thì cạn, trăng tán thì mưa
    · Chuồn chuồn bay thấp thì mưa - Bay cao thì nắng bay vừa thì râm
    · Kiến đen tha trứng lên cao - Thế nào cũng có mưa rào rất to
    · Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa
    · Bao giờ cho đến tháng ba, Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng
    · Một số bệnh nan y có thể chữa bằng một vài vị thuốc nam đơn giản và rẻ tiền. Tỉnh An Giang có đến gần 20 ông “Thần đèn” như ông Nguyễn Cẩm Luỹ biết cách di chuyển các công trình xây dựng đồ sộ nặng nề bằng những thiết bị rất đơn giản. Người Chăm Ninh Thuận trước đây xây dựng các hệ thống thuỷ lợi rất đơn giản và rẻ tiền, đến nay đã gần 300 năm vẫn còn phát huy hiệu quả mà không tốn kém. Người Chăm cũng rất giỏi tìm nguồn nước tốt dưới đất, những giếng Chăm cổ ở nhiều địa phương vẫn còn đang sử dụng, không cạn và chất lượng nước rất tốt,…
    · Những kinh nghiệm sống chung với lụt ở miền Thượng Nam Bộ (Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên); hiểu biết về y dược dân tộc của bà con các dân tộc miền núi; kinh nghiệm sản xuất quế ở Trà My, Quảng Nam; những quy định về đánh bắt hải sản ở nhiều cộng đồng ven biển; kinh nghiệm trồng dây khoai lang để chế ngự cỏ gianh trên nương rẫy của đồng bào Thái Sơn La, xây duwgj thung lũng nhốt trâu bò để tránh dịch bệnh,v.v…
    Kiến thức bản địa là sự đúc kết kinh nghiệm sống lâu đời tại các địa hệ sinh thái cụ thể. Nó là sản phẩm văn hoá phi vật thể. Nếu như quản trị môi trường và phát triển chính là quản lý các hệ sinh thái cụ thể thì kho tàng kiến thức bản địa là những tinh tuý của các hệ sinh thái nhân văn. Nó chứng tỏ một nguyên tắc của phát triển bền vững cộng đồng là: giải pháp khả thi nằm trong cộng đồng.

    4.Trong quản trị hệ thống
    , không ít trường hợp việc chọn những giải pháp tốn kém đội lốt “giải pháp khoa học công nghệ” chỉ thành công nhờ may mắn, bởi vì bản chất của vấn đề chưa thực sự được giải quyết, nên sau đó vấn đề lại có thể nảy sinh. Cần những thu thập và áp dụng các giải pháp thuộc nguồn kiến thức bản địa, trong đó có những giải pháp mà khoa học chưa thể chứng minh hay bác bỏ. Nói cách khác, bỏ qua nguồn kiến thức bản địa là bỏ qua một kho tàng vô giá./.

  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    ĐÔI NÉT VỀ KHÁI NIỆM TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA - 15/07/2010

    Khái niệm TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA được sử dụng rộng rãi vào đầu những năm 90 của TK XX. Sau nhiều thế kỷ hồ hởi chinh phục thiên nhiên và coi nhẹ những kinh nghiệm sống hàng ngày của người dân ở nhiều nơi trên thế giới, các nhà khoa học chợt nhận ra tầm quan trọng của TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA trong mọi lĩnh vực của đời sống...

    Trước đây, vì nhiều lý do, con người luôn cho rằng nhiệm vụ cao cả của mình là cải tạo và chinh phục tự nhiên. KHOA HỌC PHƯƠNG TÂY, được coi là chuẩn mực và khuôn mẫu cho cả thế giới noi theo trong suốt một thời gian dài, luôn cố gắng tìm cách cải biến tự nhiên, tìm hiểu quy luật khách quan, có thể đo đếm và dự báo được, để phục vụ lợi ích con người. Trên thực tế, loài người đã làm được rất nhiều điều để thực hiện nhiệm vụ này. Đời sống của con người trở nên thuận tiện hơn từ những phát minh, sáng chế khoa học; các quy luật dần lộ diện, khiến con người không gặp quá nhiều bất ngờ trước những thay đổi trong tự nhiên cũng như xã hội.

    Nhưng các giới hạn bắt đầu xuất hiện khi nhiều chương trình phát triển, áp dụng mô hình KHOA HỌC PHƯƠNG TÂY, đã bắt đầu gặp khó khăn trong khi triển khai ở các xã hội ngoài phương Tây. Từ đấy, người ta xuất phát nhu cầu tìm kiếm giải pháp khác. Khai thác TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA trở thành một trào lưu được ưa thích trên toàn cầu, đặc biệt cho các dự án tại các nước đang phát triển.

    1. Sự phát triển khái niệm TRI THỨC BẢN ĐỊA

    Nói đến TRI THỨC BẢN ĐỊA, đầu tiên, cần thiết phải xác định khái niệm về dân tộc bản địa. Trên thực tế, đây là khái niệm được hiểu theo nhiều nghĩa và mang tính tương đối. Công ước 169 của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) định nghĩa về người dân và bộ tộc bản địa là "những người có các điều kiện xã hội, văn hóa và kinh tế phân biệt họ với các bộ phận khác của một cộng đồng quốc gia, và địa vị của họ được quy định toàn bộ hoặc một phần bởi phong tục hay truyền thống, hoặc bởi những luật lệ đặc biệt hay quy định của riêng họ". Tuy nhiên cũng có những cách hiểu khác, ví dụ, trong một quốc gia, nhiều khi những tộc người thiểu số được gọi là bản địa. Trên phạm vi toàn cầu, đôi khi người ta gọi những dân tộc có lịch sử sinh sống lâu đời trên một vùng đất là dân tộc bản địa. Như vậy, người Việt có thể được coi là dân bản địa ở phương diện thế giới, nhưng không được coi là dân tộc bản địa trong phạm vi quốc gia...

    Dễ dàng đồng ý với nhau rằng, khi nói đến người bản địa hay TRI THỨC BẢN ĐỊA, chúng ta ngụ ý đến quá trình lịch sử cộng cư, chia sẻ văn hóa và những kinh nghiệm đi kèm với nó, mang tính đặc thù địa phương. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là, bản thân văn hóa là một tiến trình tiếp nhận, tích hợp và biến đổi, cả văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại. Người bản địa ngày nay cũng vậy, họ không còn là người bản địa của 50 năm về trước. Văn hóa của họ cũng không còn là văn hóa thuần chất truyền thống. Và tất nhiên, không phải bất kỳ tri thức nào của họ ngày hôm nay cũng được xem như TRI THỨC BẢN ĐỊA. Theo chúng tôi, TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA là một dạng tri thức truyền thống, gắn liền với kinh nghiệm trong sinh hoạt và ứng xử với MÔI TRƯỜNG của người dân địa phương. Trong quá khứ, các cộng đồng dân tộc bản địa sống phụ thuộc rất nhiều vào MÔI TRƯỜNG trực tiếp để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của họ. Chính vì lẽ đó, họ có mối quan hệ chặt chẽ với MÔI TRƯỜNG ở địa phương và thu nhận được nhiều kiến thức và hiểu biết hợp lý về MÔI TRƯỜNG ấy. Kiến thức bản địa được hình thành qua hoạt động, sinh hoạt hàng ngày và cách sinh sống của họ...

    Tuy có tầm quan trọng về mặt thực tế như vậy, nhưng trước đây, TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA chỉ được coi là những tri thức nông cạn, hời hợt, không khách quan, không mang tính khoa học, không thể kiểm nghiệm được tính đúng đắn trên thực tế, vì vậy, khả năng áp dụng của nó trong các lĩnh vực khoa học hạn chế. Không những thế, kể từ khi chủ nghĩa thực chứng của A. Comte ra đời, khi chỉ những gì có thể kiểm nghiệm được mới trở thành khoa học, TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA trở thành những kiến thức "phi khoa học", và ít được các nhà khoa học để ý đến. Hơn thế, sự phát triển áp đảo của nền kinh tế, chính trị phương Tây đã khiến mô hình phương Tây trở thành chuẩn mực cho toàn thế giới; mọi lĩnh vực của đời sống con người bị quy chiếu theo những tiêu chuẩn phương Tây.

    Dù vậy, TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA ngày càng được nhìn nhận đúng vai trò quan trọng của nó. Tuy nhiên, không phải vì những hạn chế mà KHOA HỌC PHƯƠNG TÂY đang gặp phải và vị thế đang lên của TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA mà chúng ta phủ nhận hoàn toàn những nỗ lực và thành tựu của KHOA HỌC PHƯƠNG TÂY từ trước tới nay.
    Hai dạng tri thức này có thể bổ sung cho nhau, vì lợi ích con người.

    Theo chúng tôi, sự nổi lên của TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA trên bản đồ khoa học thế giới bởi 4 lý do chính:

    Sự nổi lên của thế giới thứ ba: Rõ ràng, với quá trình giành độc lập cho các quốc gia từ sau thế chiến lần 2, các nước ngoài phương Tây đã ngày càng có vai trò lớn hơn trên bản đồ kinh tế, chính trị và cả khoa học quốc tế. Từ vai trò bị lệ thuộc vào thế giới phương Tây trên mọi lĩnh vực, giờ đây, tiếng nói của các nước nhỏ ngày càng có trọng lượng hơn và được thế giới phương Tây lắng nghe nhiều hơn. Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và rất nhiều các nước khác đã trở thành những cán cân quyền lực mới buộc các nước phương Tây phải thay đổi quan niệm về cách tư duy ngoài phương Tây. Bên cạnh đó, sự lớn mạnh của đội ngũ các nhà khoa học ngoài phương Tây với sự độc lập tương đối của nó đã khiến cho những tri thức khác phương Tây giờ không bị coi là phi khoa học nữa.

    Sự bế tắc của KHOA HỌC PHƯƠNG TÂY: Ngoài lý do của sự nổi lên của các nước, sự bế tắc thực sự của KHOA HỌC PHƯƠNG TÂY trong nhiều trường hợp đã khiến nền khoa học này đi tìm những cách lý giải khác với nó. Chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm tới các chủ nghĩa thực chứng, phản thực chứng đã bế tắc trong nhiều câu hỏi liên quan đến lý thuyết và thực tế, đặc biệt là những thực tế ngoài Âu châu. Ví dụ, sự tranh cãi về vật chất và ý thức trở nên không có lời giải và vô bổ giống như câu chuyện về con gà và quả trứng hay y học phương Tây, chủ yếu nhấn mạnh đến phương pháp đau đâu chữa đấy, ban đầu đã không thể hiểu được cách chữa bệnh của Đông y. Kết quả là, người ta bắt đầu đặt câu hỏi về những mô hình KHOA HỌC PHƯƠNG TÂY áp dụng cho phương Đông liệu có còn thích hợp nữa hay không.
    Đi kèm với nó, việc áp dụng những kinh nghiệm thực tế ở các địa phương khác nhau đã tìm ra những câu trả lời thực tế cho những bế tắc này. Tất cả những điều này dẫn đến việc KHOA HỌC PHƯƠNG TÂY tự nhìn lại mình và tìm đến các TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA như một dạng tri thức so sánh và kiểm nghiệm tính đúng đắn trong các xác nhận khoa học của mình.

    Việc phổ biến của tri thức nhân học: Nhân học là một ngành khoa học còn tương đối mới mẻ so với các ngành khoa học khác. Một trong những hạt nhân tư duy của ngành học này là xem xét sự vật như nó vốn có, từ con mắt của chủ thể, người trong cuộc, chứ không tìm cách áp đặt những đánh giá "khách quan" của các nhà khoa học. Nhân học thực sự phát triển vào nửa sau của TK XX và đóng góp một phần quan trọng, không chỉ trong khoa học, mà trong cách quan niệm của xã hội về mọi sự vật, hiện tượng. Mọi người, hiện tượng hay sự kiện xã hội được trao quyền và tiếng nói để nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình. Đó chính là một trong những lý do căn bản để người dân tộc thiểu số, các nhóm nhỏ trong xã hội được lên tiếng và xã hội toàn thể lắng nghe họ. TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA cũng là một trong những lĩnh vực được lợi từ những quan điểm nhân học này.

    Lý thuyết hậu hiện đại: cũng giống như nhân học, một trong những trọng tâm lý thuyết của lý thuyết hậu hiện đại khẳng định cái tôi, bản sắc của các chủ thể sáng tạo. Thay vì áp dụng những mô hình có sẵn cho toàn bộ, lý thuyết hậu hiện đại đề cao sáng tạo cá nhân và những giải thích đơn lẻ. Chính từ quan điểm rộng mở này, giới khoa học và cả xã hội đã đón nhận những tri thức "lạ" một cách dễ dàng hơn. TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA giờ đây được lý giải một cách khách quan hơn, và không còn bị coi là những tri thức không khoa học, thần bí, phi lôgíc...

    Bốn tiền đề trên là những cơ sở cơ bản cho sự nổi lên của TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA trong giai đoạn vừa qua. Tuy vậy, đây cũng chỉ là một tiền đề để TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA được biết đến rộng rãi hơn. Bên cạnh đó, những áp dụng trong thực tiễn cũng đã giúp cho TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA ngày càng củng cố vị trí khoa học của mình trong thời đại hiện nay.

    Về mặt lịch sử, phải nhấn mạnh rằng, khái niệm TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA được nhắc tới nhiều do sự ảnh hưởng của khoa học tự nhiên và các chương trình phát triển kinh tế xã hội. Xuất phát từ kinh nghiệm trong việc trồng trọt và chăn nuôi ở những vùng có điều kiện thổ nhưỡng khác nhau, và khác xuất xứ của các cây trồng vật nuôi này, các nhà khoa học đã để ý đến kinh nghiệm của người dân bản địa trong việc xử lý những vấn đề khó khăn trong quá trình thích nghi. Vốn trải qua một quá trình thích nghi từ rất lâu đời, người dân ở từng địa phương đã tích lũy được những kinh nghiệm nhất định đối với cuộc sống diễn ra xung quanh họ. Người dân hiểu rất rõ mối quan hệ giữa vật nuôi, cây trồng của họ với các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của động, thực vật. Khi các nhà khoa học biết cách phối hợp những TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA này với những tri thức và phương pháp khoa học hiện đại, họ có thể giúp cây trồng và vật nuôi thích nghi tốt hơn với điều kiện địa phương.

    Hiện nay trên thế giới có khoảng 124 nước hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA nhằm tăng tính hiệu quả trong phát triển nông thôn và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên. Cá biệt, nhiều nước chú trọng khai thác dạng tài nguyên này cho các mục đích thương mại có giá trị cao, ví dụ trong lĩnh vực dược học và mỹ phẩm. Ngoài ra, ở rất nhiều nơi kể cả các nước phát triển và đang phát triển, TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA đang được nghiên cứu hỗ trợ cho các nghiên cứu khoa học, làm tăng nguồn tư liệu cơ sở về MÔI TRƯỜNG, được sử dụng để đánh giá tác động của quy trình phát triển, được sử dụng như một công cụ để lựa chọn, quyết định. Vì vậy, nên phát triển nghiên cứu TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA nhằm thu thập, lưu trữ, nâng cao sự hiểu biết các tiến trình phát triển, ứng dụng và điều chỉnh kỹ thuật của các cộng đồng cư dân địa phương.

    Các tổ chức quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích các chính phủ sử dụng TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA trong các kế hoạch phát triển của mình. Ở Việt Nam, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ chính là những cơ quan đầu tiên áp dụng việc sử dụng TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA trong việc cải thiện khả năng canh tác trồng trọt, nâng cao chất lượng sống... ở các địa phương.

    Khi MÔI TRƯỜNG ngày càng trở thành một vấn đề quan trọng đối với nhân loại, TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA cũng trở thành một giải pháp để các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu tìm cách cải thiện điều kiện MÔI TRƯỜNG tốt hơn bằng những biện pháp ít tốn kém và có khả năng thích nghi tốt với điều kiện địa phương.

    Như vậy, TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA mang tính đặc thù cho mỗi khu vực, mỗi cộng đồng nhất định. Nó dựa trên những kinh nghiệm được tích lũy, thừa kế từ người này qua người khác, đời này qua đời khác. TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA được phản ánh trong những bài dân ca, câu chuyện, truyền thuyết, và những thực hành văn hóa của người bản địa. Đôi khi nó được bảo tồn dưới dạng trí nhớ, nghi thức, lễ thức hay điệu múa. Đôi khi nó được lưu giữ dưới dạng những vật dụng được lưu truyền từ đời cha sang đời con, hay từ mẹ cho con gái. Trong các hệ thống TRI THỨC BẢN ĐỊA, thường không có sự cách biệt giữa kiến thức tôn giáo, thế tục và thực hành, chúng chỉ là một và giống nhau.

    Do TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA gắn bó với cuộc sống của người dân và được trải nghiệm trong lịch sử nên đa số TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA là những tri thức liên quan đến MÔI TRƯỜNG, cách thức sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt. Đó có thể là làm nhà hướng nam, dùng lá xoan khô đưa vào trong chậu vại cùng với đậu xanh, đậu đen, ngô để bảo quản, cách làm ruộng bậc thang san đất hay xếp đá, dùng "cày Mèo" rất phù hợp cho việc canh tác trên đất dốc...

    TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA là những kinh nghiệm đã được thử thách, tôi luyện qua nhiều năm sử dụng. Những điểm yếu dần được cải thiện cùng với thời gian, những tinh túy dần được chắt lọc và cuối cùng là hoàn thiện và phổ cập. TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA là những kinh nghiệm, nhưng nó lại phải phù hợp với MÔI TRƯỜNG, văn hóa từng vùng, từng cộng đồng và từng tộc người. Và, TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA tuy là những kinh nghiệm sống, nhưng lại động và thay đổi phù hợp với những điều kiện mới, cơ cấu xã hội mới...

    2. Mối quan hệ giữa tri thức bản địa và khoa học

    TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA chỉ được hiểu một cách rõ ràng nhất khi chúng ta đem nó so sánh với kiến thức khoa học mà chúng ta quen thuộc. Đơn cử một so sánh tham khảo như sau (1):

    Các lĩnh vực tri thức


    TRI THỨC BẢN ĐỊA


    Kiến thức khoa học

    Phạm vi


    Linh thiêng và thế tục cùng đồng hành, bao gồm cả siêu nhiên

    Hội nhập toàn thể, dựa vào hệ thống

    Được lưu giữ thông qua truyền miệng và trong các thực hành văn hóa


    Chỉ tính tới thế tục, loại trừ siêu nhiên

    Phân tích hay quy giản, dựa vào các tập hợp nhỏ của cái toàn thể

    Được lưu giữ thông qua sách vở và máy tính

    Mức độ CHÂN LÝ


    Được coi là CHÂN LÝ (chủ quan)

    CHÂN LÝ được thấy trong tự nhiên và trong niềm tin

    Giải thích dựa vào ví dụ, kinh nghiệm và tục ngữ


    Được coi là tiếp cận gần nhất đến CHÂN LÝ

    CHÂN LÝ được tìm thấy từ sự lý giải của con người

    Giải thích dựa vào giả thuyết, lý thuyết và quy luật

    Mục đích


    Trí tuệ lâu dài

    Thực tế cuộc sống và tồn tại

    Có khả năng dự báo tốt ở địa phương (có giá trị về sinh thái)

    Yếu hơn trong điều kiện ở các vùng xa, khác


    Suy đoán ngắn hạn

    Trừu tượng, trải qua kiểm tra

    Có khả năng dự báo tốt trong điều kiện tự nhiên (có giá trị về duy lý)

    Yếu trong việc sử dụng kiến thức địa phương

    Cách dạy và học


    Lĩnh hội mất nhiều thời gian (kiến thức chậm)

    Học thông qua cách sống, trải nghiệm và làm

    Dạy thông qua ví dụ, làm mẫu, tôn giáo và kể chuyện

    Được kiểm nghiệm thông qua các tình huống thực tế


    Lĩnh hội nhanh (kiến thức nhanh)

    Học thông qua giáo dục chính thức

    Dạy thông qua sách giáo khoa

    Được kiểm nghiệm giả tạo trong các kiểm tra


    Như vậy, chúng ta có thể có một vài nhận xét về mối quan hệ giữa TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA và tri thức khoa học như sau:

    Kiến thức khoa học được sinh ra bởi các nhà khoa học chuyên nghiệp thông qua những thí nghiệm và nghiên cứu khoa học một cách hệ thống trong khi TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA được sinh ra bởi kinh nghiệm hàng ngày của họ khi chung sống với tự nhiên và xã hội.
    Người dân địa phương cũng thực hiện những thí nghiệm và nghiên cứu nhưng khác với các nhà khoa học chuyên nghiệp, họ nghiên cứu như một phần của nỗ lực để tồn tại trong khi làm việc để kiếm sống.
    Các nhà khoa học, mặt khác, thực hiện nghiên cứu trong phòng thí nghiệm hay những cánh đồng thử nghiệm trong những điều kiện giả định, nhân tạo, trong khi người dân địa phương thực hiện nghiên cứu trong điều kiện tự nhiên ở các cánh đồng hay ở nơi nào đó mà họ thường làm việc.

    Kiến thức khoa học được xuất phát từ các nhà khoa học chuyên nghiệp và thường được ghi chép lại trong khi kiến thức bản địa thường không được ghi chép. Bên cạnh đó, TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA sinh ra trong một văn hóa ở những dạng khác nhau như các thực hành văn hóa, phong tục, tập quán, tôn giáo và tín ngưỡng, nghi lễ, văn học dân gian, dân ca, truyền thuyết và tục ngữ. Không giống tri thức khoa học, TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA ngầm ẩn và khó để cho người ngoài hiểu được. Tri thức khoa học được tiêu chuẩn hóa và được thể hiện bằng các thuật ngữ có tính toàn cầu, TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA không mang tính tiêu chuẩn hóa và được thể hiện bằng ngôn ngữ địa phương. Ở phương diện này, TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA nhìn chung không thể di chuyển được ra khỏi khu vực của mình trong khi tri thức khoa học có khả năng ứng dụng toàn cầu. Do vậy, khoa học được xem là một hệ thống tri thức toàn cầu trong khi TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA mang tính đặc thù địa phương và được xem là ít có khả năng ứng dụng ở bên ngoài biên giới lãnh thổ của mình.

    TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA là kiến thức sinh kế trong khi khoa học là kiến thức của kinh tế thị trường. Kiến thức bản địa là các kỹ thuật cho việc sản xuất theo quy mô nhỏ, đáp ứng nhu cầu của gia đình, trong khi khoa học dựa trên sản xuất quy mô lớn để cung cấp cho thị trường quốc gia, quốc tế. Những người sống trong nền kinh tế sinh kế, tự cung, tự cấp thường sản xuất ra đủ đáp ứng cho nhu cầu của gia đình mình mà không quá cố gắng chế ngự thiên nhiên hay khai thác nó một cách quá đáng. Họ phát triển những công nghệ hài hòa với tự nhiên.

    Các nhà KHOA HỌC PHƯƠNG TÂY khám phá tự nhiên và xã hội để tìm hiểu quy luật cho các hiện tượng khác nhau và tìm kiếm sự giải thích cho các quan hệ đã được xác định. Kết quả là họ xây dựng nên những lý thuyết để sử dụng cho những dự đoán và tạo nên những công nghệ ứng dụng thực tiễn của kiến thức. Người dân địa phương cũng giống như những nhà khoa học, khám phá tự nhiên và xã hội trong khung cảnh riêng của họ, nhưng không giống như các nhà khoa học, họ không tìm kiếm những giải thích chi tiết, bởi vậy, những mối quan hệ đã được xác định tồn tại dưới dạng các niềm tin. Niềm tin trở thành mong đợi của họ, khiến họ không quan tâm đến việc đi tìm câu giải thích chi tiết, bởi vậy, TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA đầy rẫy những niềm tin mà không thể giải thích một cách duy lý được. TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA là không duy lý và mang tính mô tả trong khi KHOA HỌC PHƯƠNG TÂY là duy lý và mang tính phân tích.

    Ngày nay, TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA đang được đề cao vì nhiều lý do. Tuy vậy, không phải vì thế mà chúng ta quá nghi ngờ những tri thức khoa học mà bao thế hệ các nhà khoa học đã sáng tạo ra cho thế giới.
    Hơn thế, không phải những kiến thức bản địa nào cũng được sử dụng như nhau và phát huy được hiệu quả trong bối cảnh mới
    Một số TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA rất có thể không có hiệu quả hoặc thậm chí lại có hại và kìm hãm sự phát triển. Điều kiện hình thành TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA trước kia đã ít nhiều khác với bối cảnh xã hội hiện nay, chính vì vậy, TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA được hình thành trong những điều kiện ấy khó thích hợp với điều kiện xã hội bây giờ. Do vậy, áp dụng TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA không nên thực hiện một cách máy móc.

    TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA đã được hình thành qua nhiều thế kỷ, nhiều thế hệ. Sự sản sinh ấy vẫn còn tiếp diễn trong các xã hội hiện nay ở trong các cộng đồng nhất định và trong một bối cảnh mới. Những tri thức ấy cũng đáng quý như những tri thức trước đây được sản sinh bởi cha ông người dân tộc bản địa. Thông qua sự kết hợp với khoa học hiện đại, những TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA ấy sẽ ngày càng trở nên có giá trị hơn.

    _______________

    1. Alan, R. Emery and Associates, Guidelines for Environmental Assessments and Tra***ional Knowledge, A Report from the Centre for Tra***ional Knowledge of the World Council of Indigenous People (draft), Ottawa, 1997, tr.4, 5.


    Nguồn: Tạp chí VHNT số 308, tháng 2-2010
    Tác giả: Bùi Hoài Sơn




    Tài liệu tham khảo

    Agrawal, A. 1993. Removing ropes, attaching strings: institutional arrangement to provide water. Indigenous Knowledge and Develoment Monitor.

    Benthall, Jonathan 2002. The Best of Anthropology Today. London, New York: Routledge, 2002.

    Berkes, F. 1993. Tra***ional ecological knowledge in perspective. In Inglis, J., ed., Tra***ional Ecological Knowledge: Concepts and Cases. International Program on Tra***ional Ecological Knowledge; International Development Research Centre, Ottawa, ON, Canada.

    de Vreede M. 1996. Identification of land degradation levels at the grassroots. In Hambly, H.; Onweng Angura, T., ed., Grassroots indicators for desertification: experience and perspective from eastern and southern Africa. International Development Research Centre, Ottawa, ON, Canada.

    Gadgil M., Berkes, F., Folke C. 1993. Indigenous knowledge for biodiversity conservation, Ambio, 22 (2-3), 151 – 156.

    Grenier, Louise 1997. Working with Indigenous Knowledge – A Guide for Researchers. IDRC BOOKS. Ottawas – Cairo – Dakar – Johannesburg – Montevideo – Nairobi – New Delhi – Singapore.

    Hempel Carl G. 1950. Problems and Changes in the Empiricist Criterion of Meaning. In Revue International de Philosophie 41 (1950), pages 41-63.

    Johannes R.E. 1993. Integrating tra***ional ecological knowledge and management with environment impact assessment. In Inglis, J., ed., Tra***ional Ecological Knowledge: Concepts and Cases. International Program on Tra***ional Ecological Knowledge; International Development Research Centre, Ottawa, ON, Canada.

    Johnson M. 1992. Research on tra***ional environmental knowledge: its development and its role. In Johnson, M., ed., Lore: Capturing tra***ional environmental knowledge. Dene Cultural Institute; International Development Research Centre, Ottawa, ON, Canada. Pp.33-39.

    Krugmann H. 1996. Toward improved indicators to measure desertification and monitor the implementation of the Desertification Conservation. In Hambly, H.; Onweng Angura, T., ed., Grassroots indicators for desertification: experience and perspective from eastern and southern Africa. International Development Research Centre, Ottawa, ON, Canada.

    Matowanyika J.Z. 1991. Indigenous resource management and sustainability in rural Zimbabwe: an exploration of practices and concepts in commonlands. Development of Geography, University of Waterloo, Waterloo, ON, Canada. PH.D thesis.

    Sallevave J. 1994. Giving tra***ional ecological knowledge its rightful place in environmental impact assessment. CARC – Northern Perspectives, 22 (1).

    Shankar D. 1996. The epistemology of the indigenous medical knowledge systems of India. Indigenous Knowledge and Develoment Monitor.

    Thrupp L.A. 1989. Legitimizing local knowledge: from displacement to empowerment for Third World people. Agriculture and Human Values, 6(3), 13-24.

    Titilola T. 1995. IKs and sustainable agricultural development in Africa: essential linkages. Indigenous Knowledge and Develoment Monitor.

    WCED (World Commission on Environment and Development) 1987. Our common future. Oxford University Press, New York, NY, USA., p. 43

    Wickham T.W. 1993. Farmers ain’t no fools: exploring the role of participatory rural appraisal to access indigenous knowledge and enhance sustainable development research and planning. A case study of Dusun Pausan, Bali, Indonesia, Faculty of Environmental Studies, University of Waterloo, ON, Canada. Master’s thesis, 211 pp
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    Sau đây la`Bài tham gia Hội thảo khoa học: Nghiên cứu một số GIÁ TRỊ TRI THỨC BẢN ĐỊA, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Ngãi 30/12/2009.

    PS. Hơn 20 năm tham gia các dự án giảm nghèo và các dự án phát triển của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) với vị trí chuyên gia dân tộc thiểu số tại các vùng xa xôi, hẻo lánh nhất của Việt Nam đã giúp tôi học hỏi được rất nhiều điều từ những người Bahnar, Brâu, Bru-Vân Kiều, Chăm, Chăm Hroi, Châu, Chu Ru, Cor, Êđê, Giáy, Giẻ, Ha Lăng, H’mông, Hrê, Jarai, Khmer, Khmu, Kơ Tu, Mạ, M’nông, Mường, Nùng, Pa Hy, Pa Kô, Raglay, Rơ Măm, Sán Chay, Sê Đăng, Tà Ôi, Tày, Thái, Thổ, Triêng, v.v…Những năm tháng sống với rừng, lại được trở thành một đứa con của rừng là quãng đời không thể nào quên.

    Giới thiệu
    - Người dân nông thôn có vốn kiến thức riêng của họ trong nhiều lĩnh vực về cuộc sống hàng ngày và MÔI TRƯỜNG mà họ đang sinh sống. Trải qua nhiều thế kỷ, người dân nông thôn đã học cách trồng các loài cây lương thực thực phẩm và học cách tồn tại trước nhũng khó khăn của cuộc sống. Họ biết phân biệt loại cây để trồng, gieo hạt và làm cỏ vào thời vụ nào, loại cây nào độc, loại cây nào có thể được dùng để làm thuốc, các phương thức chữa bệnh. Hơn thế nữa họ biết cách bảo vệ MÔI TRƯỜNG và cơ sở tài nguyên của họ ở trạng thái cân bằng. Đó chỉ là một số ít ví dụ trong một hệ thống kiến thức được gọi là "TRI THỨC BẢN ĐỊA". Đó là một tập hợp tri thức phong phú liên quan đến những chủ đề khác nhau. (Một số tác giả đề nghị phân biệt "TRI THỨC BẢN ĐỊA" hay "kiến thức bản địa" và "tri thức địa phương" hay "kiến thức địa phương". Thuật ngữ sau bao gồm cả những tri thức du nhập từ bên ngoài, nhưng được thích ứng và "địa phương hóa" bởi chính người dân nông thôn. Chúng ta sẽ không mất nhiều thời gian tranh luận về ngôn từ.
    - Có thể có hai cách nhìn khác nhau đối với TRI THỨC BẢN ĐỊA: Một cách nhìn cho rằng "người nông dân không biết gì cả", TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA chỉ là một mớ hiểu biết lộn xộn, không có cơ sở khoa học. Một cách nhìn khác, cho rằng "người nông dân biết tất cả", mọi giải pháp phát triển đều đã có sẳn trong nguồn lực tri thức của họ. Trên quan điểm phát triển bền vững, chúng tôi cố gắng tránh cả hai cách nhìn cực đoan này và cung cấp một phương pháp luận để có thể "tiếp cận" TRI THỨC BẢN ĐỊA, "đánh giá" chúng như là những tài sản của các cộng đồng nông thôn và là vốn quý cho những người đang mong muốn giúp các cộng đồng nông thôn phát huy nguồn lực của mình trong việc tìm kiếm các phương thức phát triển bền vững. Chúng ta cần nhìn nhận một thực tế: mặc dù có nhiều TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA có thể tương đương hoặc ưu việt hơn các kiến thức đưa vào các cộng đồng từ bên ngoài, nhiều TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA khác đã không còn phù hợp với bối cảnh mới, nhất là trong tiến trình toàn cầu hóa nhanh chóng như hiện nay. Nhưng ngược lại, nhiều nguồn lực quý giá về TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA đã bị những người ngoài lạm dụng mà không có những sự bù đắp tương xứng cho những người đã sáng tạo ra chúng. Trong cả hai trường hợp, người dân nông thôn đều ở vị trí bất lợi.
    Mục tiêu
    - TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA được đưa vào chương trình đào tạo lâm nghiệp xã hội
    như một chuyên đề với mục đích tạo ra một thái độ trân trọng và sử dụng đến mức tối đa TRI THỨC BẢN ĐỊA, một số kỹ năng tư liệu hóa và đánh giá TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA trong nỗ lực phát triển. Ngày nay, mặc dù có nhiều chuyên gia về phát triển nhận thức được tiềm năng của TRI THỨC BẢN ĐỊA, song vấn đề này vẫn thường bị lãng quên, kể cả trong lâm nghiệp, vốn là ngành đụng chạm nhiều nhất đến các nhóm xã hội mà cuộc sống của họ gắn bó nhiều nhất với các cơ sở tài nguyên thiên nhiên, và ở vị thế bất lợi nhất trong việc tiếp cận các thành quả phát triển. Lý do để đưa chính để đưa TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA vào nghiên cứu là sự cần thiết phải cung cấp một sự chỉ dẫn về việc ghi chép lại và áp dụng TRI THỨC BẢN ĐỊA. Chúng tôi biên soạn tài liệu này để giúp cán bộ hiện trường đang làm việc với các cộng đồng nông thôn (cán bộ phát triển nông thôn, kiểm lâm địa bàn, thành viên của các ban lâm nghiệp của các cơ quan chính phủ hoặc cán bộ dự án của các tổ chức phi chính phủ) vượt qua những khó khăn vướng mắc khi cân nhắc việc áp dụng TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA trong các dự án phát triển. Khi không có những chỉ dẫn, TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA có nguy cơ trở thành một từ ngữ vô nghĩa làm cản trở sự phát triển, và khi không có một thái độ đúng đối với TRI THỨC BẢN ĐỊA, cán bộ lâm nghiệp có thể trở thành vô cảm trước sinh kế khó khăn của các cộng đồng. Một cách vắng tắt, tài liệu này cung cấp thông tin và phương pháp cần thiết để vận dụng TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA trong công tác phát triển.
    - Tập tài liệu về TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA này bao gồm những chủ đề chính sau:
    ·____ Quản lý tài nguyên thiên nhiên,
    ·____ Nông nghiệp, Chăn nuôi,
    ·____ Chế biến lương thực, thực phẩm,
    ·____ Giáo dục,
    ·____ Định chế quản lý,
    ·____ Chăm sóc sức khoẻ, và
    ·____ Nhiều chủ đề khác.
    Sau khi nghiên cứu xong tài liệu này, người học sẽ có thể:
    (1) Thảo luận khái niệm "TRI THỨC BẢN ĐỊA" và vai trò của nó trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển sinh kế bền vững;
    (2) Sử dụng một số phương pháp và công cụ để tư liệu hóa và đánh giá tính hữu ích của TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA với sự tham gia của các cộng đồng địa phương;
    (3) Phân tích một số nghiên cứu điển hình về các dự án phát triển dựa trên TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA của các cộng đồng địa phương; và
    (4) Cung cấp một số nguồn tài liệu tham khảo về TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA mà các cán bộ hiện trường có thể tiếp cận được.
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    Tài liệu tham khảo

    Agrawal, A. 1993. Removing ropes, attaching strings: institutional arrangement to provide water. Indigenous Knowledge and Develoment Monitor.

    Benthall, Jonathan 2002. The Best of Anthropology Today. London, New York: Routledge, 2002.

    Berkes, F. 1993. Tra***ional ecological knowledge in perspective. In Inglis, J., ed., Tra***ional Ecological Knowledge: Concepts and Cases. International Program on Tra***ional Ecological Knowledge; International Development Research Centre, Ottawa, ON, Canada.

    de Vreede M. 1996. Identification of land degradation levels at the grassroots. In Hambly, H.; Onweng Angura, T., ed., Grassroots indicators for desertification: experience and perspective from eastern and southern Africa. International Development Research Centre, Ottawa, ON, Canada.

    Gadgil M., Berkes, F., Folke C. 1993. Indigenous knowledge for biodiversity conservation, Ambio, 22 (2-3), 151 – 156.

    Grenier, Louise 1997. Working with Indigenous Knowledge – A Guide for Researchers. IDRC BOOKS. Ottawas – Cairo – Dakar – Johannesburg – Montevideo – Nairobi – New Delhi – Singapore.

    Hempel Carl G. 1950. Problems and Changes in the Empiricist Criterion of Meaning. In Revue International de Philosophie 41 (1950), pages 41-63.

    Johannes R.E. 1993. Integrating tra***ional ecological knowledge and management with environment impact assessment. In Inglis, J., ed., Tra***ional Ecological Knowledge: Concepts and Cases. International Program on Tra***ional Ecological Knowledge; International Development Research Centre, Ottawa, ON, Canada.

    Johnson M. 1992. Research on tra***ional environmental knowledge: its development and its role. In Johnson, M., ed., Lore: Capturing tra***ional environmental knowledge. Dene Cultural Institute; International Development Research Centre, Ottawa, ON, Canada. Pp.33-39.

    Krugmann H. 1996. Toward improved indicators to measure desertification and monitor the implementation of the Desertification Conservation. In Hambly, H.; Onweng Angura, T., ed., Grassroots indicators for desertification: experience and perspective from eastern and southern Africa. International Development Research Centre, Ottawa, ON, Canada.

    Matowanyika J.Z. 1991. Indigenous resource management and sustainability in rural Zimbabwe: an exploration of practices and concepts in commonlands. Development of Geography, University of Waterloo, Waterloo, ON, Canada. PH.D thesis.

    Sallevave J. 1994. Giving tra***ional ecological knowledge its rightful place in environmental impact assessment. CARC – Northern Perspectives, 22 (1).

    Shankar D. 1996. The epistemology of the indigenous medical knowledge systems of India. Indigenous Knowledge and Develoment Monitor.

    Thrupp L.A. 1989. Legitimizing local knowledge: from displacement to empowerment for Third World people. Agriculture and Human Values, 6(3), 13-24.

    Titilola T. 1995. IKs and sustainable agricultural development in Africa: essential linkages. Indigenous Knowledge and Develoment Monitor.

    WCED (World Commission on Environment and Development) 1987. Our common future. Oxford University Press, New York, NY, USA., p. 43

    Wickham T.W. 1993. Farmers ain’t no fools: exploring the role of participatory rural appraisal to access indigenous knowledge and enhance sustainable development research and planning. A case study of Dusun Pausan, Bali, Indonesia, Faculty of Environmental Studies, University of Waterloo, ON, Canada. Master’s thesis, 211 pp.
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    (VACNE). - Đây là loạt bài trích từ Báo cáo tham luận của tác giả gửi đến Hội thảo "Bảo vệ Đa dạng sinh học Dãy Trường Sơn lần thứ 6", sẽ được VACNE tổ chức vào tháng 7 năm 2014


    Nguyễn Đình Hòe VACNE


    [​IMG]
    Bò lai giữa bò nhà và bò tót nhờ mô hình chăn thả dưới tán rừng ở Ninh Thuận




    Các tỉnh ven biển Nam Trung bộ là nơi dải Trường Sơn ăn ra biển, tạo ra những vũng vịnh nhỏ, những đồng bằng hẹp, những dòng sông ngắn và ít nước, những con đèo, những hòn đảo lớn nhỏ, những vùng địa sinh thái khác nhau về nền đất thổ nhưỡng, về chế độ khí hậu thủy hải văn. đồng thời cũng là nơi có tính đa dạng dân tộc rất cao. Đây chính là cái nôi ươm mầm phát triển cho nhiều loại hình TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA (TTBĐ) kể cả kiểu truyền thống lẫn kiểu phát triển. Điều đó có ý nghĩa quyết định trong tính đa dạng của sinh kế địa phương góp phần ứng phó tốt hơn với Biến đổi khí hậu


    1.1.TRI THỨC BẢN ĐỊA hay KIẾN THỨC BẢN ĐỊA?


    Khái niệm này trong tiếng Anh có 1 thuật ngữ là Indigenous knowledge (IK). Nhưng ở Việt Nam, người thì gọi TRI THỨC BẢN ĐỊA, người thì dùng Kiến thức bản địa. Kiến thức nhờ học tập nghiên cứu mà có, nó là sản phẩm khoa học và công nghệ. Tri thức bao gồm cả kiến thức và những cảm nhận nghề nghiệp về những yếu tố "bên ngoài khoa học". Ví dụ những người nuôi tôm giỏi Ninh Thuận thường nói "phải biết cách nghe con tôm nó thở để chọn cách chăm sóc" thì không sợ mất mùa tôm, phụ nữ Raglay ở Ninh Thuận phải tránh xa khi người đàn ông vào rừng đào củ cây Zrao ù rạ về làm thuốc chữa dập thương,… Đó là những vấn đề cho đến nay vẫn nằm "ngoài khoa học". Vì vậy trong báo cáo này, thuật ngữ Indigenous knowledge (IK) được gọi là TRI THỨC BẢN ĐỊA.

    1.2. TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA (TTBĐ) là gì?


    UNESCO (2010) nhấn mạnh rằng Indigenous Knowledge (IK) là một hệ thống tri thức, thường được gọi là TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA hay Tri thức truyền thống, là loại di sản "không thể hiểu thấu" (intangible) của nhân loại trên toàn cầu. TTBĐ bao gồm các hiểu biết, kỹ năng và cả triết lý quyết định giao diện giữa hệ sinh thái và hệ xã hội, cũng như quyết định sự tương thích giữa thiên nhiên và văn hóa
    Khác với kiến thức chính thống, TTBĐ là những tri thức không chính thống được truyền miệng từ đời này sang đời khác và rất hiếm khi được ghi chép lại. Cho dù vẫn có những biến tấu khác nhau nhưng định nghĩa của UNESCO hay của Ngân hàng Thế giới nêu trên về TTBĐ sau đó cơ bản đã được nhiều tác giả sử dụng, như Flavier et al. 1995: 479)[ii], World Bank, 1997[iii], Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc, 1998[iv], và hàng loạt tác giả khác được trích dẫn trong báo cáo này. Như vậy đặc trưng cơ bản nhất của TTBĐ là tính đặc hữu, nó là hệ thống tri thức của các dân tộc bản địa hay của cộng đồng tại một khu vực cụ thể, được tồn tại và phát triển trong những hoàn cảnh nhất định ở vùng địa lý nhất định (R. Chambers, M.Warren,1992)[v].

    Cũng còn một số cách gọi khác ít phổ biến hơn như "Tri thức địa phương" (local knowledge), "Tri thức truyền thống" (tra***ional knowledge) hoặc "Tri thức kỹ thuật bản địa" (Indigenous technical knowledge)[vi]
    Cho tới nay, TTBĐ đã được công nhận là nguồn tri thức có giá trị cao trong cuộc sống con người và "là cơ sở cho những sáng tạo kế thừa của nhiều ngành khoa học và là mối quan tâm của toàn thế giới. Ngày nay nhờ có sự trợ giúp của công nghệ thông tin, TTBĐ được biết đến nhiều hơn và trở thành một trong những vấn đề được quan tâm ngày càng rộng rãi" [vii]



    TÀI LIỆU DẪN

    Nakashima, Douglas (ed.), 2010. Indigenous Knowledge in Global Policies and Practice for Education, Science and Culture UNESCO: Paris.
    [ii] Flavier J.M. et al. 1995 "The regional program for the promotion of indigenous knowledge in Asia", pp. 479-487 in Warren, D.M., L.J. Slikkerveer and D. Brokensha (eds) The cultural dimension of development: Indigenous knowledge systems. London: Intermediate Technology Publications
    [iii] World Bank, 1997, "Knowledge and Skills for the Information Age, The First Meeting of the Me***erranean Development Forum"; Me***erranean Development Forum, URL: http://www.worldbank.org/html/fpd/technet/mdf/objectiv.htm
    [iv] Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc, 1998. Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên. NXB Nông nghiệp Hà Nội
    [v] Warren, M.D (1992), Indigenous knowledge biodiversity conservation and developmen Key note address intern. Conference on conservation of Biodiversity Nairoby, Kenya 15 pp.
    [vi] Phạm Quốc Hùng và Hoàng Ngọc Ý. 2009.Nghiên cứu TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA của người Mông tại Khu BTTN Hang Kia – Pà Cò tnhr Hòa Bình trong bảo vệ rừng. TT Con người và Thiên nhiên, Hà Nội
    [vii] Nguyễn Thị Hải Yến 2009.Bảo hộ và chia sẻ lợi ích TRI THỨC BẢN ĐỊA/KIẾN THỨC BẢN ĐỊA trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam http://dl.vnu.edu.vn/bitstream/11126/2880/1/00050000669.pdf



    Nguyễn Đình Hòe, VACNE
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    Câu Chuyện kết hợp Khoa học, "công nghệ" kỹ thuật " với kiến thức bản địa: Anh chàng “hâm” có 7 bằng sáng chế
    Cập nhật lúc 09h03' ngày 28/08/2006
    http://khoahoc.tv/sukien/cau-chuyen/8200_anh-chang-ham-co-7-bang-sang-che.aspx
    Phin cà phê sử dụng một lần; bánh cà phê nén phù hợp với cuộc sống thời công nghiệp nhưng vẫn giữ được hương vị, cách pha chế truyền thống Việt; thiết bị xới đất xung động địa chất; máy nối màng ngoại kích; cơ cấu cấp nước cây trồng, thiết bị giữ ẩm cây trồng; máy phun phân, nước tự động... là những sáng chế của anh Nguyễn Quang Ngọc đã được Bộ Khoa học - Công nghệ cấp bằng sáng chế độc quyền... Anh còn cũng ngần ấy sáng chế chờ được cấp bằng và khao khát đưa vào ứng dụng trong thực tiễn.

    [​IMG]
    Nhà sáng chế Nguyễn Quang Ngọc với các cây xanh đang thí nghiệm bằng thiết bị giữ ẩm cây trồng (Ảnh: NLĐ)

    Gặp anh vào một buổi sáng trong quán cà phê trên con phố nhỏ, anh đưa tôi xấp hồ sơ, tài liệu về những phát minh của mình. Ngồi nghe anh giải thích từng phát minh một, tôi càng ngạc nhiên khi biết anh mới chỉ học hết lớp 12 nhưng anh có thể thao thao bất tuyệt về những định luật toán, lý, về kiến thức khoa học, thậm chí về triết học và cả câu chuyện, tiểu sử của các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới.
    Người “hâm” của gia đình

    Những người trong gia đình gọi anh là Ngọc “hâm”, bởi anh không theo con đường truyền thống của các anh chị em để học lấy bằng kỹ sư, tiến sĩ mà đi theo con đường riêng của mình. Năm 21 tuổi, Ngọc đi hợp tác lao động tại Tiệp Khắc (cũ). Đó cũng là khoảng thời gian anh “nghịch” nhiều hơn làm. Không có niềm tin vào cuộc sống, niềm tin vào chính mình, Ngọc về nước, lao vào cuộc sống ở quê hương Đắk Lắk cũng như TPHCM với đủ mọi nghề từ lái xe... đến buôn chuyến.

    Cũng có lúc anh muốn làm một điều như những người thân trong gia đình, nên anh cắp sách ôn thi vào Trường Đại học Luật năm 1992. Hai năm trên ghế trường luật nhưng giảng đường đại học cũng không thể giữ chân anh lâu hơn. Ngọc bảo: “Lúc đó tôi nghĩ việc học là muôn đời, tôi đã từng xem một bộ phim mà người đi học và thi là ông lão 70 tuổi, tôi tin mình sẽ đi học lại, cái mà tôi thiếu lúc này là kiến thức cuộc đời”. Anh cùng một số bạn bè mở công ty kinh doanh máy tính.

    Đến năm 1998, Ngọc cùng bạn bè làm trang trại tại Đắk Lắk để trồng cây công nghiệp. Qua rồi cái tuổi “ngông cuồng và mơ hão” nên anh lao vào làm, làm như say – như điên, người anh sạm lại cùng cái nắng, cái lạnh, cái gió của vùng đất cao nguyên hùng vĩ nhưng khắc nghiệt. Kết quả, anh lại thất bại bởi nóng vội và thiếu kinh nghiệm. Tất cả như “xà quần” trong đầu anh “chàng hâm” trẻ tuổi.

    Đến những sáng chế bất ngờ

    Qua những lần thất bại, đôi lúc Ngọc nản lòng nhưng tình cờ anh phát hiện ra nguyên nhân thất bại rồi đúc kết: “Các loài thực vật bị bệnh chí tử thường rơi vào mùa khô, các loài động vật từ bậc thấp đến bậc cao cũng vậy khi thiếu nước. Nước là cội nguồn của sự sống”.

    Từ khi còn nhỏ anh đã đến với nghề nông, nên thiên nhiên, cây cỏ có sức hút kỳ lạ với Ngọc. Anh không chịu bó tay mà tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và trả lời những câu hỏi do chính mình và thực tế công việc đặt ra... Cứ âm thầm với thời gian, vậy mà đùng một cái, người thân trong gia đình, bạn bè “hết hồn” khi Ngọc cho ra đời những sáng chế đã được Bộ Khoa học – Công nghệ cấp bằng hẳn hoi.

    Anh đưa cho tôi xem những trăn trở, ý tưởng mà anh ấp ủ suốt 10 năm trời được anh cô đọng, viết ra trên 10 trang A4: “Tôi mong đưa sản phẩm đã sáng chế ứng dụng ngay vào cuộc sống ở Việt Nam cũng như mọi nơi trên hành tinh với mục đích làm cho mọi người hết cảnh đói nghèo, môi trường ngày càng bền vững cho hôm nay cũng như cho tương lai”.

    Xanh hóa hành tinh và khát vọng toàn cầu

    [​IMG]
    Các bằng sáng chế của anh Nguyễn Quang Ngọc (Ảnh: NLĐ)

    Những sáng chế của anh có tính thực tiễn và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Như loại phin cà phê sử dụng một lần, được thiết kế giống phin uống cà phê truyền thống của người Việt nhưng được điều chỉnh cà phê, đường, sữa sẵn trong phin (thành bánh nén), được sản xuất bằng nhựa, sử dụng một lần rồi bỏ vừa nhanh, tiện vừa bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
    Có những lời đề nghị hợp tác sản xuất đại trà nhưng Ngọc vẫn chờ đợi. “Đây là những giải pháp đơn giản nhưng rất hữu dụng nếu ứng dụng vào thực tế sẽ đem lại hiệu quả kinh tế và góp phần cải tạo môi trường rất lớn, người hưởng lợi nhiều nhất trước hết là người dân đất Việt và đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người khắp thế giới, làm cho hành tinh này ngày càng xanh hơn”. Anh thí nghiệm, thực nghiệm những sáng chế phục vụ canh tác cây trồng ở những nơi có khí hậu khắc nghiệt và địa hình khó khăn như: nơi khô hạn, hạn hán, núi rừng-đồi, sa mạc, hoang mạc, trong nhà, tường nhà, mái nhà... Tất cả đều đem lại kết quả ngoài sự mong đợi.

    Theo chân anh, tôi đến tận nhà để chứng kiến tận mắt những thí nghiệm từ các sáng chế của Ngọc. Tất cả đơn giản đến không ngờ nhưng không phải ai cũng có thể “nặn óc” ra như thế được. Ngọc đem những chậu cây nhỏ mà anh đang thí nghiệm ra giải thích: “Thiết bị xới đất bằng rung động địa chất sẽ tác động trực tiếp đến nhu cầu sinh trưởng của cây trong từng giai đoạn sinh trưởng của rễ, thân, lá, hoa và quan trọng là sẽ thay thế sức lao động của nông dân.

    Tức trong quá trình phát triển của cây, không cần sự tác động của nông dân mà cây vẫn phát triển, ra hoa, kết trái tốt... Với thiết bị giữ ẩm cây trồng, dưới một rễ cây sẽ có bộ phận giữ ẩm trong thời gian tính toán hợp lý để cây đủ lớn. Sử dụng thiết bị này, chúng ta có thể trồng cây trong mọi địa hình, cây sẽ không bao giờ thiếu nước và có thể phủ xanh mọi nơi trên trái đất”. Anh tiết lộ thêm: “Tôi đã đăng ký bản quyền 3 sáng chế ở cục sở hữu trí tuệ thế giới và đang chờ kết quả”.

    Ngọc tính toán, thống kê và đưa ra các con số mà anh dày công khảo cứu thị trường và ứng dụng vào 10 ha đất trồng các loại cây của anh tại TPHCM trong 4 năm với những kết quả khá thuyết phục. Quan trọng hơn là nông dân sẽ tìm được giải pháp hữu hiệu nhằm điều chỉnh hạn hán, thoát úng, tiết kiệm được 50% sức lao động, 60% năng lượng phục vụ sản xuất, giảm đầu tư trang bị máy móc hơn 60% và mang lại năng suất xanh cao hơn 25% so với phương thức canh tác hiện tại.

    Điều mà anh trăn trở nhất là các sáng chế chỉ được bảo hộ từ 10 đến 20 năm, thiếu nguồn vốn đủ chuẩn để thực hiện và ứng dụng các sản phẩm một cách nhanh, mạnh và phổ biến đại trà. Anh nói: “Đây là một điều giản dị như một trò chơi, khi có đông người chơi tất tiềm năng và nguồn lực tăng lên dẫn đến tính phổ biến, hiệu quả kinh tế”.

    Nguyễn Quang Ngọc muốn chuyển đến tất cả những người mong muốn làm giàu cho mình và xã hội hợp sức lại để cùng nhau thực hiện khát vọng “xanh hóa hành tinh” của mình...

    Bài và ảnh: MINH DIỆU
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    Sau đây là 1 số Clip về công nghệ thích hợp dễ thực hiện trên thế giới chúng ta:
    Tác giả: William Kamkwamba: Tôi đã sử dụng gió như thế nào
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    Link chết (lý do Bản Quyền) !!!
    Link mới:
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    Tuy Nhiên, Có ~ KỸ THUẬT/CÔNG NGHỆ thích hợp với hoàn cảnh MT đặc biệt như ~ Minh hoạ sau đây trong mùa mưa lũ:
    Xem Link : http://ttvnol.com/threads/anh-clip-chuyen-vui-ve-khcnmt.1840059/#post-26916693

    Lần cập nhật cuối: 02/03/2016
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46

Chia sẻ trang này