1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THUẬT NGỮ MỚI VỀ NGỮ HỌC

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi Tran_Thang, 02/12/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    GIẢI PHÓNG TIẾNG VIỆT

    Xin nhắc lại, là chúng ta nên phân biệt:

    - Chữ (character) là chữ viết nói chung, như chữ Tàu, chữ Tây. Cái gọi là "chữ Quốc Ngữ" chỉ có thể hiểu là loại chữ dùng để ghi lại tiếng nói ở đây là tiếng Việt.

    - Tự (letter): là những kí tự A, B, C. Với chữ Nho thì tự trùng với từ (word) tức đơn vị ngôn ngữ. Theo nghĩa này thì quả thực, Việt Nam chưa có Quốc Tự tức chữ của quốc gia.

    - Từ (word): là đơn vị của một ngôn ngữ, gồm từ-nói (spoken word) và từ-viết (written word). Từ viết tiếng Việt theo hệ Latin tức chữ quốc ngữ được cấu trúc bằng những âm vị (phoneme). Ở đây tôi lưu ý THÊM là cần phân biệt ngôn ngữ có cấu trúc âm vị học (phonemics) với ngữ-nguyên (whole language) là ngôn ngữ và chữ viết phi-âm-vị-học. Chúng ta cần tạo ra một font chữ có cấu trúc phi-âm-vị-học. Đấy mới đích thị là Quốc Tự.
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    BA QUAN ĐIỂM HỌC THUẬT

    Giáo sư Cao Xuân Hạo vốn đề cao tính hàn lâm của từ nguyên Hán, điều này đã dẫn đến sự tách rời của nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu hàn lâm, đánh mất tính kế thừa của cả nền học thuật VN mà hệ quả như ta thấy là mọi nghiên cứu đều không (hoặc né tránh) có phản biện đúng sai của người đi trước. Như trường hợp Bùi Hiền và Hồ Ngọc Đại, họ không hề đề cập đến Cao Xuân Hạo.

    Quan điểm thứ 2 là đề cao bằng cấp. Ít ra những người có bằng cấp cũng giỏi nhưng do đa số đều du học nên những suy nghĩ của họ đều "trật đường ray" với nền học thuật VN.

    Quan điểm thứ 3 là của Vũ Hà Văn. Ông này đề nghị cung cấp tài chính cho những người "muốn" nghiên cứu. Ông này làm việc tại Mỹ mà tư duy vẫn rất ... tiền-Mao. Lưu ý rằng tư bản Mỹ có truyền thống tài trợ khi họ thấy một đề tài khả thi. Chính mạng Internet phát triển theo cách này.

    Quan điểm thứ 4 là của tôi, là hãy quay lại với lối học từng chương. Hoặc là tạo nên những Trường Phái Học Thuật.

    Tôi xin đưa ra một ví dụ. Là Triết Học vốn có nhiều thuật ngữ mà tôi chưa thấy ai cập nhật trên mạng. Có thể họ đã cập nhật trong những sách hoặc chuyên đề riêng nhưng điều này cũng chứng tỏ sự thiếu nền tảng và thiếu nhất quán của cả nền học thuật VN.

    Hai từ này chẳng hạn, chưa thấy ai cập nhật trên mạng nên tôi mạnh dạn sáng tạo hai thuật ngữ tiếng Việt:

    - Retention: cận-khứ
    - Protention: cận-lai.

    Theo wiki:

    "Protention is our anticipation of the next moment. The moment that has yet to be perceived. Again, using the example of a ball, our focus shifts along the expected path the ball will take".

    "According to Husserl, perception has three temporal aspects, retention, the immediate present and protention and a flow through which each moment of protention becomes the retention of the next".

    Tạm dịch:

    "Cận-lai là tiên lượng về khoảnh khắc tiếp theo. Ta vẫn nhận thức được khoảnh khắc này. Trái bóng đang bay chẳng hạn, chúng ta luôn tập trung vào quỹ đạo thường thức của nó"

    "Theo Husserl thì nhận-thức có ba khía cạnh thời gian, là cận-khứ, hiện-tại trực tiếp và cận-lai cùng dòng chảy mà qua đó mỗi khoảnh khắc cận-lai trở thành cận-khứ của khoảnh khắc kế tiếp".
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    BẢN CHẤT ĐƠN LẬP CỦA TIẾNG VIỆT

    Xét thêm độ dài ngắn so với tiếng Anh thì xin đưa số liệu:
    - I propose to retain the word sign to designate the whole and to replace concept and sound-image respectively by signified and signifier (22 từ, 144 tự)
    so với:
    - Lối văn cũ: Tôi đề xuất giữ lại từ dấu hiệu để chỉ cái toàn thể và thay thế khái niệm và âm thanh - hình ảnh lần lượt bằng cái được biểu đạt và cái biểu đạt (35 từ, 110 tự)

    - Lối mới: Tôi đề xuất giữ từ dấu hiệu để chỉ nguyên và thay khái niệm và âm-chữ lần lượt bằng thụ và kí (22 từ, 72 tự)

    Hoặc câu:
    - The whole is other than the sum of the parts (10 từ, 35 tự)
    so với:

    - Cũ: Cái toàn thể khác với tổng bộ phận của nó (10 từ, 32 tự)
    - Mới: Nguyên khác tổng bộ (4 từ, 16 tự)

    Kết luận: lối văn xuôi cũ (diễn giải) có số lượng từ thường nhiều hơn so với tiếng Anh. Nếu ta hiểu đúng bản chất đơn lập (Isolating) của tiếng Việt thì văn xuôi sẽ ngắn hơn so với tiếng Anh.

    Có lẽ phải rút ngắn hơn các thuật ngữ. Chẳng hạn:

    - Semiotics: "dấu hiệu học" thành "hiệu học"
    - Signifier: kí
    - Signified: thụ
    - The whole: nguyên.
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    DIFFÉRANCE: DỊ-DIỄN và NỘI-DIỄN.

    Mình nghĩ được một từ mới cho différance, đó là dị-diễn. Như đã đề cập thì trí-thức VN nói chung, vẫn ở thời kì dị-diễn, do tính chất ngữ âm của chữ Latin, từ đó vô hình trung xa rời bản chất đơn-lập của tiếng Việt. Tuy nhiên, dị-diễn vẫn điển hình hơn ở trí thức miền Nam. Ví dụ như différance thì dị-diễn thành "nới dài khác biệt" hoặc "khác-biệt triển hạn", hoặc thường chêm ngoại ngữ vào một khái niệm. Đấy đều là những hình thức dị-diễn. Trí thức miền Bắc thì họ không dị-diễn, mà nội-diễn. Với chữ différance thì họ vẫn giữ nguyên vậy, nhưng họ hiểu nội-hàm của nó. Ví dụ như khi ta nói về súp chẳng hạn. Trí thức MN sẽ kê hàng loạt như phở, bún bò, hủ tiếu, mì quảng. Người MN cởi mở, ăn gì trong số đó cũng là đồng hương. Nhưng MB thì họ hiểu súp khác, cứ ai ăn phở thì người đó đồng tâm, đồng tình với họ. Nói cách khác thì bắc mới trọng tình, còn nam thì trọng nghĩa. Cả hai phong cách đều được Plato đề cập, gọi là sự đồng-nhất (identity), tức một gì đó ta đã biết và được đối chiếu với bên ngoài.

    Tư duy theo phép đồng-nhất có lẽ khá lỗi thời, và đều xa rời bản chất đơn lập của tiếng Việt. Để trở về với bản chất đơn lập này, ta phải dĩ tự vi trung, nghĩa là mọi khái niệm phải được Việt hóa và thu gộp càng ngắn càng tốt (tiết kiệm bộ nhớ), và khác-biệt được chuyển thành vi-biệt.

    DELEUZE VÀ KINH DỊCH

    Dị-diễn là thứ mà phương Tây du nhập vào VN qua chữ Latin. Ngoài phép vi-phân của Leibniz có liên quan ít nhiều đến Kinh Dịch thì tôi phát hiện cả Deleuze cũng có phần dị-diễn Kinh Dịch. Tuy nhiên, dị-diễn của họ chỉ là ý phụ dùng để chứng minh tư tưởng riêng.

    Trích đoạn Deleuze:

    - "With univocity, however, it is not the differences which are and must be: it is being which is Difference, in the sense that it is said of difference. Moreover, it is not we who are univocal in a Being which is not; it is we and our individuality which remains equivocal in and for a univocal Being." (Deleuze)

    - Dịch: "Tuy nhiên, với đơn-nghĩa, đó không phải khác-biệt vốn là và phải là: chính tồn-tại mới là Khác-biệt, theo ý-thức mà ta nói về khác biệt. Hơn nữa, không phải ta, kẻ mang tính đơn-nghĩa trong một Tồn-tại vốn không đơn-nghĩa; mà chính ta và cá-tính của ta vẫn lưỡng-nghĩa trong và đối với một Tồn-tại đơn-nghĩa".

    - Đối chiếu với Kinh Dịch:

    Vô Cực sinh Thái Cực
    Thái Cực sinh Lưỡng Nghi

    Với: đơn-nghĩa = vô-cực; tồn tại = thái-cực; và ta & cá-tính = lưỡng-nghi.

    Mô hình thái cực diễn đúng ý của Deleuze (hoặc Deleuze đã dị-diễn thái cực đồ).

    (không up ảnh đước!!?)
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    SPEECH ACT THEORY - THUYẾT HÀNH NGÔN

    Thuyết Hành Ngôn (speech act theory) của Austin. Thuyết này chia phát ngôn thành 2 loại:

    - Performative utterance: một số tài liệu gọi là Phát Ngôn Ngữ Vi, Trung văn gọi là Thi Hành Cú.

    - Constative utterance: một số tài liệu gọi là Phát Ngôn Khảo Nghiệm, Trung văn gọi là Tự Thuật Cú.

    Với chủ trương Dĩ Tự Vi Trung và ngắn gọn, tôi đề nghị gọi là:

    - Performatives: Biểu Ngôn

    - Constatives: Khảo Ngôn.
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    THANG'S LOI (laws of identity)

    Quay lại với luật đồng nhất 1. Xin phát biểu như sau:

    - Đồng nhất là mã hóa một hay nhiều đối tượng bằng những hình thức đơn giản hơn.

    Ví dụ như khi ta chấp nhận một người ngoại quốc nhập tịch thì họ được mã hóa bằng những hồ sơ, cụ thể là thẻ căn cước ID (identification).

    Từ đây có thể mở rộng hơn với các đối tượng khác, thậm chí là vật chất. Liệu vật chất có mức đồng nhất cao và thấp không? Tôi nghĩ là có. Ví dụ như một lõi sắt, một cuộn dây. Mức đồng nhất cao là mức mà thanh sắt nhiễm từ. Tôi cho rằng mọi vật liệu đều có thể "nhiễm từ" theo luật đồng nhất, nghĩa là chúng có thể hút các vật khác nếu chúng ở trạng thái đồng nhất cao, vấn đề là kĩ thuật thôi.

    Đồng nhất cao cũng có thể là một hướng tiếp cận, và hướng này có thể sai. Theo ý này thì một nhà chuyên môn cao có thể hiểu là một ngõ cụt và sức trẻ là một lợi thế, vì tuy họ không có chuyên môn cao nhưng có thể có hướng tiếp cận đúng. Một nữ khoa học trẻ đã chụp được hốc đen. Có thể ví kĩ thuật này như việc chụp một con muỗi trong hang Sơn Đoòng bằng những thiết bị ghi nhận trên 8 cặp tai dơi. Vũ trụ có các mức đồng nhất không? Tôi nghĩ là có. Sẵn đây xin nhắc lại hai "định luật vũ trụ" để bạn đọc cho vui.

    Định luật về hướng thời gian của vũ trụ:

    - Càng hướng về tương lai, các sự kiện càng sít lại gần nhau. Càng hướng về quá khứ, các sự kiện càng giãn cách nhau.

    Ví dụ hai cụ già, một cụ 100 tuổi còn cụ kia 110 tuổi. Ta hầu như không thể phân biệt ai già hơn ai. Nhưng nếu ngược dòng thời gian khoảng 100 năm trước thì hẳn là hai người hơn kém nhau khá xa. Âu Cơ đẻ trăm trứng là hiệu ứng này. Xưa các bô lão của những bộ lạc rải rác nhóm họp. Họ không biết ai già hơn ai nên nhất trí rằng họ sinh ra từ một bà Mẹ, cùng ngày, cùng tháng, cùng năm. Kết luận: không hề có Big Bang, chỉ là một sự ngộ nhận toán học.

    Thang's LOI là một công cụ giải kiến (deconstruction).

    ===============

    LUẬT ĐỒNG NHẤT - THANG'S LAWS OF IDENTITY

    Lại nói về luật đồng nhất 2. Một tập hợp đồng nhất có 2 mức đồng nhất là cao và thấp.

    Với mức đồng nhất thấp, ví như những lá bài ngửa, thì ta có những khác biệt. "Trong ngôn ngữ chỉ có sự khác biệt". Chính sự khác biệt đã tạo nên ý nghĩa. Nếu gọi sự đồng nhất là vì tình thì tình lại hướng nội, nghĩa là thu hẹp lại. Ngược lại, chấp nhận khác biệt lại là một sự mở rộng, một xu hướng quảng đại. Nếu đồng nhất mức cao ví như đánh bạc thì đồng nhất mức thấp lại là đánh cờ. Khác biệt còn là sự khẳng định giá trị. Theo cách hiểu này thì tư bản luận là sự khác biệt và giá trị, nhưng khi người ta cổ súy cho tư bản luận thì vô hình trung, họ đã nâng cao mức đồng nhất, từ đó hình thành tư bản công nghiệp, rồi tư bản tài chính. Mức đồng nhất cao này lập tức tạo những mặt đối lập. Marx luận là một sự đồng nhất cao nhưng lại đánh mất những khác biệt vốn là nền móng của nó. Ở mức đồng nhất thấp, với những lá bài hay quân cờ thì ta lại có những luật chơi, những qui tắc. Những luật chơi và qui tắc này cũng là một sự đồng nhất nhưng ở mức trừu tượng hơn. Đấy chính là cái lí (reason) tức mặt trái của đồng nhất. Ở đây có sự khác biệt giữa kẻ chơi bài và người đánh cờ. Kẻ chơi bài nắm trong tay những quân bài không ai biết, còn người chơi cờ thì cứ phải quang minh chính đại. Sự đồng nhất thu hẹp nhưng mở ra nhiều cơ hội, lí lẽ hơn cho kẻ đánh bài. Ngược lại, sự khác biệt mở rộng nhưng luật chơi lại thu hẹp không gian tự tung tự tác của người chơi cờ. Từ đây cũng mở ra hai hướng tự do: tự do trong tình yêu thương (vì tình) và tự do trong tôn trọng sự khác biệt (vì nghĩa).
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    DĨ TỰ VI TRUNG - TAM DIỆN NGỮ

    Trở lại cái ý "đồng pha" và "lệch pha" giữa chữ và âm, tôi xin mở rộng thêm bằng cách thêm vào "nghĩa" nữa. Như thế với chữ Nho và với người có học chữ Nho thì có sự "đồng pha" giữa chữ và nghĩa, nhưng với người ít hiểu biết thì ta cần phải diễn giải (ngay cả người Nhật xưa và tiếng Nhật họ cũng cần diễn giải nhưng theo những qui tắc khác, và Hàn Quốc ngày nay cũng còn dùng chữ Nho). Như thế diễn giải (interpretation) chỉ là bậc hiểu đầu tiên về chữ, nhất là chữ Nho. Bậc hiểu thứ 2 là dị-diễn (différance) tức ta có thể dùng những từ đồng nghĩa. Thực ra thì dị-diễn có trong mọi sự lặp (repetition) dù ta có nỗ lực lặp lại thế nào. Còn những bậc hiểu (understanding) nào không? Tôi nghĩ là còn, đó là kiến giải (reading) và lí giải (explain). Khác nhau như thế nào? Tôi tạm có so sánh sau:

    1. Diễn giải: là dùng ngôn ngữ lí giải những khái niệm
    2. Dị-diễn: là dùng ngôn ngữ lí giải chính ngôn ngữ.
    3. Kiến giải: là dùng tri thức của mình để lí giải những tri thức khác.
    4. Lí giải: là dùng ngôn ngữ lí giải những hiện tượng.

    Tiếng Việt với chữ quốc ngữ chỉ đang ở giai đoạn đầu. Nhiều công trình học thuật chỉ mang tính diễn giải những khái niệm Tây và đang phải học lại chữ Nho. Hoặc dị-diễn, là một hình thức đạo văn, đạo ý tưởng.

    Kiến giải đòi hỏi phải đọc và trích dẫn rất nhiều tài liệu.

    Trước tôi có đưa ra mô hình tam giác quốc ngữ, nay xin đổi tên thành Tam Diện Tự, và còn một tam giác nữa, tạm gọi là Tam Diện Ngữ (ba khía cạnh của ngôn ngữ).

    Mô hình của phái Dĩ Tự Vi Trung.

    [​IMG]
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    DĨ TỰ VI TRUNG - NEW LAWS OF IDENTITY

    Xin bổ sung một số nhận định về luật đồng nhất (Thang's LOI). Luật đồng nhất mới này là một phương pháp giải kiến tạo (Deconstruction).Luật đồng nhất thứ 2 tôi phát biểu như sau:

    - Trong một tập hợp đồng nhất (như một bộ bài chẳng hạn) thì có hai mức đồng nhất, đó là đồng nhất cao và đồng nhất thấp. Mức đồng nhất cao (như những quân bài úp) sẽ tạo nên những mâu thuẫn và đối lập. Mâu thuẫn (contra***ion) ở đây chính là mâu thuẫn của chính tập hợp tức tập hợp đó có hai mặt khác biệt. Còn các mặt đối lập (oppositions) ở đây là tập hợp này có thể được phân chia thành những tập hợp nhỏ hơn với những qui tắc đồng nhất riêng (ví như ta chia các quân bài cho người chơi).

    Hai mức khác biệt của Deleuze:

    Nói đến mâu thuẫn thì nó khiến ta liên tưởng đến biện chứng Hegel, tứcmâu thuẫn là động lực phát triển tức động cơ của lịch sử. Nhưng Deleuze lại cho rằng biện chứng này chỉ hoạt động với những khác biệt cực đoan (extreme differences). Sự khác biệt cực đoan này chính là hai mặt của mức đồng nhất cao. Và Deleuze còn cho rằng:

    - "History progresses not by negation and the negation of negation, but by deciding problems and affirming differences. It is no less bloody and cruel as a result. Only the shadows of history live by negation . . ." (DR 268)

    - Tạm dịch:" Lịch sử tiến bộ không bởi phủ-định và phủ-định của phủ-định, mà bằng việc quyết định những vấn đề và khẳng định khác-biệt. Kết quả nó không kém đẫm máu và tàn nhẫn. Chỉ có bóng tối lịch sử sống bằng phủ-định. . ." (DR 268)

    Khác biệt ở đâylà khác biệt ở mức đồng nhất thấp, và ở từng cá thể (ví như những con bài ngửa). Ở mức này thì dường như lịch sử ... dừng lại. Tuy nhiên chính mức đồng nhất thấp (do phong kiến tạo nên) mới là cái nôi của tư bản. Tôi nói cái nôi của tư bản chứ không nói "chủ nghĩa tư bản" hay "tư bản luận". Vì cái gọi là "chủ nghĩa tư bản" cũng là một sự đồng nhất cao, và kéo theo đó là tư bản công nghiệp phát triển ở Đức, rồi lại xuất hiện mâu thuẫn là CNCS, tư bản tài chính cũng là một sự đồng nhất ở mức cao. Giai đoạn này rõ ràng là tuân theo biện chứng Hegel. Mọi sự đồng nhất đều tạo mâu thuẫn và đối lập (nhằm phủ định). Nhưng theo Deleuze điều này không hẳn là động cơ tiến bộ.

    Hệ quả của luật đồng nhất 2 này là sử tính bị phân ra làm hai hướng: một hướng quá khứ (đồng nhất thấp) và một hướng tương lai (đồng nhất cao) mà cả hai hướng đều góp phần vào sự tiến bộ. Truyền thuyết Âu Cơ đẻ trăm trứng chẳng hạn, đấy là chiều hướng tương lai. Càng hướng về tương lai, các sự kiện càng sít lại gần nhau (đồng nhất cao). Chủ nghĩa bảo thủ chẳng hạn, lại hướng quá khứ. Càng hướng quá khứ các sự kiện càng tách biệt (đồng nhất thấp). Hướng quá khứ có nhiều dữ kiện hơn.
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    DĨ TỰ VI TRUNG - HỢP TÚY

    Nghĩ ra được một số diễn giải khái niệm "hợp túy" (essentialization). Có lẽ chỉ cần "hợp túy" thay vì "hợp túy hóa".
    Như ví dụ trước là tách một đặc tính khỏi ngữ cảnh văn hóa. Cái này cũng giống như các thầy bói mù rờ voi. Người rờ trúng vòi bảo voi giống rắn, người rờ trúng tai bảo voi giống ****, rờ trúng chân bảo voi giống cột nhà. Chữ "túy" (tuyền) hàm ý một sự khếch đại, một bộ phận có thể gọi là một yếu tố "nhuốm màu". Hợp túy là dùng một bộ phận (part) "nhuốm màu" nguyên phần (the whole), làm cho nguyên phần này mang hình thức của bộ phận. Vẫn chưa hết, cái nguyên phần hình thức này còn khiến ta nhầm là "bản chất". Ví dụ như bạn gặp một con vật, không biết nó là con gì, nghĩa là không biết bản chất của nó. Chỉ thấy chân nó có móng vuốt. Vậy thì cái móng vuốt này có thể được hợp túy thành một con gấu hay bất kì con vật có móng vuốt nào. Về quan hệ nguyên phần - bộ phận (whole-parts) thì người ta có thể lâm vào việc qui giản the whole xuống còn một part bất kì, rồi từ part này lại hợp túy lên thành the whole.

    Essentialization:

    - A part is essentialized into its whole.

    Ví dụ cụ thể hơn thì ta có 3 món đặc trưng (áo dài, tễu, phở) thử hỏi cái nào đặc trưng văn hóa VN? Đấy là áo dài. Nếu ta bớt các món áo dài, phở, chỉ còn tễu thì câu trả lời là "tễu tiêu biểu cho văn hóa VN". Tễu đã hợp túy văn hóa VN, khiến toàn bộ văn hóa VN "nhuốm màu" tễu.Người ta chỉ hợp túy khi không còn chọn lựa khác.

    Túy có trong thuần túy, túy lúy, túy tâm, và ... túy quyền.

    =====================

    DĨ TỰ VI TRUNG
    ESSENTIALISM - TINH TÚY LUẬN - TINH HOA LUẬN

    Tiếp tục luận ngược thì "essentialism" có từ thời Plato.

    Plato was one of the first essentialists
    (Plato là một trong những nhà tinh hoa luận đầu tiên)

    Essence có thể gọi là tinh chất hay tinh hoa.

    An essence characterizes a substance or a form
    (Tinh hoa tiêu biểu cho một chất hay một thể).

    Trích:

    "Karl Popper splits the ambiguous term realism into essentialism and realism. He uses essentialism whenever he means the opposite of nominalism, and realism only as opposed to idealism. Popper himself is a realist as opposed to an idealist, but a methodological nominalist as opposed to an essentialist. For example, statements like "a puppy is a young dog" should be read from right to left, as an answer to "What shall we call a young dog"; never from left to right as an answer to "What is a puppy?"

    Tạm dịch:

    "Karl Popper tách thuật ngữ mơ hồ "duy thực" thành "tinh hoa luận" và "duy thực luận". Ông sử dụng tinh hoa luận bất cứ khi nào ông hàm ý sự đối lập với duy danh luận, và duy thực chỉ đối lập với duy tâm luận. Bản thân Popper là một nhà duy thực với tư cách đối lập với một nhà duy tâm, nhưng lại là một nhà duy danh có phương pháp luận đối lập với một nhà tinh hoa luận. Ví dụ, câu "con cún là một con chó con" nên đọc từ phải sang trái, để trả lời cho "Ta gọi con chó con là gì"; không khi nào từ trái sang phải để trả lời cho "Con cún là gì?"
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    DĨ TỰ VI TRUNG
    ON THE ESSENCE OF TRUTH
    - VỀ YẾU TÍNH CỦA CHÂN LÍ (Trần Công Tiến)
    - VỀ THỂ TÍNH CỦA CHÂN LÍ (Phạm Công Thiện)
    - VỀ BẢN CHẤT CỦA CHÂN LÍ (Bùi Văn Nam Sơn).

    Đây là một tiêu đề của M. Heidegger (1889-1976) với 3 tiêu đề Việt ngữ ở ba thời kì.

    Trích đoạn:

    -"Our topic is the essence of truth. The question regarding the essence of truth is not concerned with whether truth is a truth of practical experience or of economic calculation, the truth of a technical consideration or of political sagacity, or, in particular, a truth of scientific research or of artistic composition, or even the truth of thoughtful reflection or of cultic belief. The question of essence disregards all this and attends to the one thing that in general distinguishes every “truth” as truth" (M. Heidegger)
    (84 từ)

    Bản dịch của Trần Công Tiến:

    - Chúng ta nói về yếu tính của chân lý. Câu hỏi về yếu tính của chân lý không quan tâm tìm hiểu xem chân lý là một chân lý của kinh nghiệm thực tiễn của đời sống hay của tính toán kinh tế, là chân lý của một ức kiến kỹ thuật hay của sự khôn ngoan chính trị và đặc biệt hơn nữa là một chân lý của khảo cứu khoa học hay của một sáng tạo nghệ thuật, hoặc ngay cả là chân lý của một suy niệm triết học hay của một niềm tin tôn giáo. Câu hỏi về yếu tính quay đi khỏi tất cả những điều đó và nhìn vào cái độc nhất mà chỉ thị đặc điểm của một “chân lý” nói chung xét như là chân lý.
    (134 từ)

    Bản dịch của Phạm Công Thiện:

    - Chủ đề của chúng ta là về thể tính của chân lý. Vấn đề quan thiết với bản chất của chân lý không phải là chú tâm tìm hiểu xem chân lý có phải là chân lý của kinh nghiệm thực tế hoặc của sự trù tính ức lượng kinh tế, không phải tìm hiểu xem chân lý có phải là chân lý của sự khảo nghiệm kỹ thuật hay của sự khôn ngoan xảo hoạt thuộc phạm vi chính trị, hoặc đặc biệt hơn nữa, cũng không phải là tìm chân lý của sự khảo nghiệm khoa học hay của sáng tác nghệ thuật, cũng tuyệt nhiên không phải là hiểu chân lý của tư tưởng suy lý trầm mặc hay của đức tin tín ngưỡng tôn giáo. Vấn đề quan thiết với thể tính thì không hề bận tâm chú ý đến tất cả những thứ chân lý ấy mà lại chủ hướng tất cả tâm ý vào sự thể duy nhất, sự thể ấy là thực tướng của “chân lý” trong tất cả phạm vi, thứ loại.
    (180 từ).

    Như tôi đã đề cập thì chữ "essence" mang ý nghĩa bao hàm, tương ứng với một số chữ Nho, điển hình nhất là chữ "túy". Một cách hình ảnh hơn với cụm từ "the essence of truth" là hình ảnh ngọn nến hay đèn với câu "chỗ tối nhất là ở dưới chân đèn", chân lí giống như ngọn đèn và nó tạo nên một bóng, một dáng từ chính ngọn đèn đó. Hoặc có thể ví "essence" như "khói" và "truth" là "lửa", với câu "không có lửa làm sao có khói". Theo đó thì "on the essence of truth" có thể chuyển thành:

    - CHÂN TƯỚNG CỦA SỰ THẬT.
    - BÓNG DÁNG CỦA SỰ THẬT.
    - HIỆN THÂN CỦA CHÂN LÍ.

    Nếu đã gọi là chân tướng thì trước sau cũng bộc lộ ra, dưới nhiều hình thức. Bóng dáng, cũng giống như khói, cũng là những hiện thân của chân lí.

    Đoạn trên xin dịch như sau:

    - Chủ đề của chúng ta là chân tướng của sự thật. Vấn đề chân tướng của sự thật không liên quan đến việc liệu sự thật có là sự thật thực-nghiệm hay cân nhắc thiệt hơn, sự thật trong chuyên môn hay minh chính, hoặc, đặc biệt, sự thật trong nghiên cứu khoa học hay nghệ-phẩm, hoặc thậm chí là sự thật trong trầm-tưởng hay bái tín. Vấn đề chân tướng này bất chấp tất thảy và chỉ chú trọng đến một điều nói chung là nhận ra mọi "sự thật" với tư cách là hiện thân của sự thật.
    (100 từ)

    Ảnh: chữ "essence" có nghĩa rất sát với những chữ Nho sau, nhất là chữ "túy", tức mang ý nghĩa bề ngoài, toát ra bên ngoài hơn là cốt lõi bên trong.

    ESSENTIALISM: TÚY LUẬN

    [​IMG]

Chia sẻ trang này