1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thuật ngữ thanh khoản trong kinh tế nghĩa là gì

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi hungleduc, 13/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. banhmybate

    banhmybate Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/04/2006
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Liqui***y - cái này đúng mà. Tớ toàn dùng từ này
  2. kawaii298

    kawaii298 87-89 HN Moderator

    Tham gia ngày:
    12/08/2007
    Bài viết:
    8.346
    Đã được thích:
    1
    từ là 1 chuyện nhưng chủ ýeu phải hiểu nó cơ
    ví dụ vốn thì các doanh nghiệp dùng là capital còn các ngân hàng là equity
  3. BergkampNT

    BergkampNT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    666
    Đã được thích:
    0
    Là bởi vì kế toán ngân hàng ngược với kế toán doanh nghiệp, tài sản có của doanh nghiệp lại là tài sản nợ của ngân hàng.
  4. Midorinhi

    Midorinhi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2008
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Cái này bạn nhầm rồi nha. Kế toán ngân hàng hoàn toàn không ngược với kế toán doanh nghiệp tẹo nào, bản chất đều phải tuân theo chuẩn mực kế toán cả. Chỉ có điều hệ thống tài khoản khác nhau mà thôi.
    Rõ thêm chút nữa, một ông đi vay thì tài sản vay được là tài sản nợ, còn với ông cho vay thì khoản đó là tài sản có, cho dù ông là doanh nghiệp hay ngân hàng thì đều vậy mừ.
    Tính thanh khoản là khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt. Thời gian và chi phí bỏ ra để chuyển đổi càng ít thì tính thanh khoản của tài sản càng cao.
    Trong thời buổi hỗn loạn này , bạn thích giữ tiền hay giữ gì nào?
    ----
    Nợ vẫn là Nợ, mà Có vẫn là Có.
  5. BergkampNT

    BergkampNT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    666
    Đã được thích:
    0
    Thế bạn cho mình hỏi khi tại sao trong KTDN và KTNH người ta lại Dr với Cr ngược chiều nhau?
  6. nitatqng

    nitatqng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Bài viết:
    3.815
    Đã được thích:
    0
    Chả thấy kế toán Doanh nghiệp khác với NH chỗ nào.
    Ngày xưa cứ nghĩ khả năng thanh khoản là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của 1 tài sản nào đó
    Nhưng trên thị trường chứng khoán có những ngày giao dịch bên mua hoàn toàn áp đảo bên bán tức là nếu có nhà đầu tư nào bán CP ra thì sẽ bị mua ngay lập tức. Nghĩa là khả năng thanh khoản của CP rất lớn.
    Tuy nhiên những ngày này giá trị giao dịch thường rất thấp vì không ai bán.
    Và những ngày này người ta cũng cho là kém thanh khoản.
  7. nitatqng

    nitatqng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Bài viết:
    3.815
    Đã được thích:
    0
    Nói như bạn Bergkamp thì còn có thêm 2 hệ thống tài khỏan kế toán dành cho cty Bảo HIểm và Chứng Khoán nữa
  8. hoxe123

    hoxe123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2007
    Bài viết:
    730
    Đã được thích:
    0
    muốn bán thì luôn sẵn người mua
  9. dragon17

    dragon17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    Capital là tư bản, thường dùng để chỉ nguồn vốn no1i chung trong các dự án đầu tư
    Còn equity là vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp hay ngân hàng gì vẫn xài chữ equity để chỉ nguồn vốn tự có. Làm ăn thua lỗ thì equity sẽ bị mất dần, tới khi phần lỗ nhiều hơn phần vốn tự có thì chuẩn bị fá sản
  10. Midorinhi

    Midorinhi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2008
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Thế bạn cho mình hỏi khi tại sao trong KTDN và KTNH người ta lại Dr với Cr ngược chiều nhau?
    [/quote]
    Ý bạn là gì tớ không hiểu rõ!!!
    Thực ra Ngân hàng cũng là doanh nghiệp mà thôi, nhưng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên doanh nghiệp bình thường hoạt động dưới sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp, còn Ngân hàng hoạt động dưói sự điều chỉnh của Luật các tổ chức tín dụng. Muốn hiểu rõ cái này, bạn cứ vào Luật các tổ chức tín dụng đọc.
    Trong đó quy định:
    "...Điều 20 - 1. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán.
    2. Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác.
    3. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
    .... 7. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán..."
    Bản chất việc hạch toán kế toán của doanh nghiệp kinh doanh bình thường (gọi tắt là doanh nghiệp) chẳng khác gì với ngân hàng hay công ty bảo hiểm hay công ty chứng khoán cả, với tài sản Nợ (Nguồn vốn) thì ghi tăng bên Có, ghi giảm bên Nợ, dư Có; với tài sản Có (Tài sản) thì ghi tăng bên Nợ, ghi giảm bên Có, dư Nợ (trừ các tài khoản lưỡng tính nhé).
    Ví dụ: Với doanh nghiệp nguồn vốn có Vốn chủ sở hữu, vốn Nợ thì với Ngân hàng cũng thế. Có điều vốn Nợ của Ngân hàng được huy động từ rất nhiều nguồn (từ tiền gửi của cá nhân, doanh nghiệp, từ tổ chức tín dụng khác, từ ngân hàng nhà nước...). Duới góc độ hạch toán kế toán thì những tài sản này đều là tài sản Nợ, ghi tăng bên Có, ghi giảm bên Nợ, dư Có.
    Hiện nay có 5 hệ thống tài khoản kế toán dành riêng cho các đối tượng sau:
    - Các doanh nghiệp bình thường
    - Các đơn vị hành chính sự nghiệp
    - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
    - Tổ chức tín dụng
    - Quỹ tín dụng nhân dân
    Tất cả đều phải vận dụng chuẩn mực kế toán cả. Chỉ có điều do tính chất hoạt động khác nhau, có nhiều nghiệp vụ khác nhau nên người ta phải đưa ra nhiều tài khoản khác nhau để thuận lợi cho việc ghi nhận mà thôi.

Chia sẻ trang này