1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THUẬT NGỮ - THÀNH NGỮ TIẾNG PHÁP

Chủ đề trong 'Pháp (Club de Francais)' bởi prusten, 25/09/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. prusten

    prusten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    3
    THUẬT NGỮ - THÀNH NGỮ TIẾNG PHÁP

    Một điều tôi đã từng rất thích trong thời gian học tiếng Pháp trước đây đó là tìm hiểu, học các thành ngữ vì tôi nghĩ điều đó cho phép ngôn ngữ mình sử dụng đời thường hơn, đỡ sách vở hơn. Vậy nên tôi lập topique này, thỉnh thoảng giới thiệu về một thành ngữ mà tôi đã biết, học được. Hy vọng giúp ích được cho bạn nào đó đang học tiếng Pháp.
    Mặt khác, nếu có một thành ngữ nào đó mà bạn chưa hiểu rõ nghĩa, tại sao không đưa câu hỏi ra đây nhỉ, hẳn rằng các francophile sẽ rất vui lòng giúp bạn.
  2. prusten

    prusten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    3
    Và đây, thành ngữ đầu tiên cho những người thích dậy sớm...
    Potron-minet : mas., subst.
    Sáng sớm tinh mơ.
    Synon. : de bon matin, de très bonne heure, à l?Taube, dès le lever du jour.
    Thể từ này xuất hiện tại Pháp, vùng Normandie, vào khoảng thế kỷ thứ 17. Potron có nguồn gốc từ tiếng Pháp cổ « poitron », tính từ « poistron » và gốc latin « posterio » với nghĩa « posterius » (postérieur) dùng để chỉ cái ở phía sau. Còn « jacquet » trong tiếng địa phương vùng này có nghĩa là « con sóc » - loài vật đặc biệt dậy sớm, đuôi xù, rất cảnh giác và luôn chạy nhanh như biến.
    Như vậy, thành ngữ « se lever dès potron-jacquet » để nói : dậy từ lúc mà (trong khi trời mới chỉ tờ mờ sáng) bạn chỉ có thể nhìn được thoáng qua cái đuôi xù của con sóc. Sau này, với sự phát triển của các đô thị, sóc trở nên ít quen thuộc hơn với người dân ?" ngày càng nhiều người thành phố, khách vãng lai hơn là người dân thôn quê còn có niềm vui dậy sớm và được thoáng nhìn thấy một con sóc ?" và thành ngữ này được thay thế (bắt đầu vào khoảng giữa thế kỷ thứ 19 bằng « potron-minet », trong đó « minet » là từ dân dã dùng để chỉ « con mèo » - con vật nuôi quen thuộc với mọi người hơn.
    Đôi khi bạn cũng có thể bắt gặp một biến tấu khác của thành ngữ này : « patron-minet ». Hiện tại chưa có tài liệu nào nói về tính logic của biến tấu « potron » = « patron » này. Phải chăng đó là một cách nói trào phúng gán ghép « patron » (ông chủ) với « postérieur » = « cái đằng sau » ???
  3. bapchienbo

    bapchienbo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2007
    Bài viết:
    534
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề này thú vị lắm ạ Nhất là lại có thêm phần phụ lục chú giải thế kia thì đúng là no1 cho những đứa dốt ngoại ngữ như em
    Mong bác post bài thường xuyên cho anh em học hỏi
  4. prusten

    prusten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    3
    Đây không phải là một thành ngữ mà là một từ mà mình thấy hay. Vì sự trong sáng của tiếng Pháp!
    Courriel : m.
    Thư điện tử
    Synon. : courrier électronique, mail, e-mail.

    Để chỉ một « thư điện tử » nếu bạn muốn tránh dùng từ tiếng anh « e-mail », bạn có thể dùng « courrier électronique » - do Ủy ban « Thuật ngữ và Nhập từ mới » của Pháp đề xuất năm 1997. Tuy nhiên cụm từ này hơi nặng nề nhất là khi bạn phải viết một lá thư hay văn bản phải dùng nhiều lần từ này. Có một giải pháp nữa là từ « mail » như là thể rút gọn của « e-mail ». Trong tiếng Anh « mail » có nghĩa là « thư tín » có nguồn gốc từ « malle » (tiếng Pháp !) có nghĩa là « túi lớn có quai » vào thời mà những túi như vậy thường được dùng để vận chuyển thư. Tuy nhiên một điều tế nhị của từ này là chúng ta không biết phải phát âm theo Anh ngữ (meil) hay Pháp ngữ (maj).
    Người Québec đã phát minh ra từ mới ?ocourriel? vừa rõ ràng dễ hiểu (là kết hợp giữa courrier và électronique) vừa đúng với cách dùng tiếp tố « el » thông dụng đối với các thuật ngữ tin học : logiciel, progiciel, tutoriel,? Hơn nữa ta có thể dùng động từ « courrieller » cho việc viết thư điện tử (động từ mailler đã tồn tại trong tiếng Pháp với nghĩa « đan ») hay « pourriel » (courrier électronique pourri) để chỉ các thư quảng cáo thương mại, thư lừa đảo thay cho từ « spam » trong tiếng Anh.
  5. XeLu

    XeLu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Khi đi học tôi cũng được học từ courriel.
    Nhưng đến khi sang Pháp nói courriel nhiều người không hiểu, giải thích lại là email thì ai cũng gật gù
    (Có lẽ vì từ này mới được đặt ra nên không phải ai cũng biết ???)
    Được XeLu sửa chữa / chuyển vào 22:42 ngày 28/09/2007
  6. nitnit

    nitnit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    a noter que : đi làm việc, trong các văn bản chính thức, các logiciel tiếng Fáp thì ng ta hạn chế dùng từ mail, thay vào đó là mél
  7. prusten

    prusten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    3
    Có một thời, khoảng 97-98, ở Pháp rộ lên tranh luận về quy định tránh dùng "e-mail" trong hành chính nhà nước. Cũng như ở Việt Nam bảo tránh dùng từ "live-show" thì khối người đồng ý vỗ tay nhưng chả mấy ai làm.
    Dân pháp hay dùng mél hay mail hơn. Courriel thì mình thấy bắt đầu phổ biến từ khoảng 2 năm trở lại đây và ngày càng nhiều người dùng, ít nhất là trong giới đào tạo mà mình vẫn hay liên hệ với. Sarkozy sẽ dùng từ gì thì tớ chẳng biết, ông ấy không có địa chỉ thư điện tử của mình để viết thư
  8. prusten

    prusten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    3
    Đại khĂi cĂ ấy nĂi "khĂng biết tiếng PhĂp thĂ cứ khai cho thật, 'ừng cĂ giấu d't lĂm gĂ" mĂ những gĂ quan trọng nhất, những cĂi hẳn lĂ mục '<ch của vi?c cĂ ấy chọn 'oạn vfn nĂy gửi cho bạn, cĂ ấy 'Ă d<ch ra tiếng Anh r"i.
  9. taminh

    taminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2002
    Bài viết:
    10.017
    Đã được thích:
    0
    Hay chắc phải nói rõ hơn là courier électronique
  10. prusten

    prusten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    3

    "Qui trop embrasse mal étreint"
    syn. "On ne peut être à la fois au four et au moulin"

    Để nhớ câu này, rất dễ, kể cả các bác mới học tiếng Pháp: embrasse=ôm, étreint=ôm chặt. Kinh nghiệm của mình (và ý kiến của riêng mình): học các thành ngữ và cấu trúc câu khi trình độ tiếng Pháp của mình chưa thực sự cao thì đừng tra từ điển nhiều quá vì thường tra từ điển mình phải xử lý và nhập nhiều thông tin hơn là mình mong đợi (nghĩa khác không trong ngữ cảnh mà mình cần, từ mới dùng để giải thích nghĩa của từ mình tìm mà mình chưa biết, các dạng của động từ...)
    Ý nghĩa của câu này thì hẳn ai cũng biết rồi, ai ôm đồm quá nhiều việc cùng một lúc dễ có nguy cơ chẳng thành công được gì và thất bại hoàn toàn trên mọi mặt, trừ khi có khả năng có mặt ở khắp mọi nơi (chỉ có Chúa mới có) hay có vô vàn tay (chỉ có Phật mới có) và bộ não MultiCore (cái này thì lại chỉ có ..... Intel mới có - các bác IT chỉnh lại hộ em nếu sai).
    Vì IQ của người Pháp cũng không đến nỗi tệ nên tổ tiên của họ đã sớm nhận ra điều này từ thế kỷ thứ 14 và câu thành ngữ thời bấy giờ là "qui trop embrasse, peu étreint", sau rồi vì mọi việc ngày càng khó khăn hơn, "peu" chuyển thành "mal".
    Nhưng tại sao lại dùng hình ảnh "embrassades" để xây dựng câu thành ngữ này trong khi có rất nhiều cách nói khác? Lý do rất đơn giản: vào thế kỷ thứ 14 thì "embrasser" trong tiếng Pháp cũng có nghĩa là "bắt đầu, gây dựng, tham gia vào một việc gì đó".
    Một hình ảnh nữa: một cậu chàng gặp ai cũng ngỡ như mình với ta vung mồi thả thính khắp nơi và cuối cùng thì: Lắm mối tối nằm không!
    A vos embrassades,

Chia sẻ trang này