1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thuật ngữ Thiên Văn học ! Dynamic Library !

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi BaronJacob, 09/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BaronJacob

    BaronJacob Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Thuật ngữ Thiên Văn học ! Dynamic Library !

    Xin chào mọi người, trong khi nghiên cứu, đọc các tài liệu về Thiên Văn học, chắc hẳn trong chúng ta không ít bạn gặp phải những khó khăn khi gặp phải các từ thuật ngữ mà chỉ ngành Thiên Văn mới có, các bạn lúc đó dù có mở Từ điển Anh - Việt đi ra nữa thì cũng khó lòng mà tra cứu nổi !
    Vậy tôi xin lập ra topic này, coi như là một dạng Dynamic Library. Có lẽ để mở đầu, chúng ta cùng xem là những dòng đầu tiên trong mỗi mục mà Locke Laton 17 nói về các chòm sao là những gì ?
    Abbreviation - Viết tắt : CVn
    Genitive - Sở hữu - Là tên ngôi sao chính được coi là cai quản cả chòm sao : Canum Venaticorum
    Right Ascension - đây là số giờ mà sau khi Aries ( Bạch Dương - cung thứ nhất trong 12 cung hoàng đạo ) mọc lên thì đến chòm sao này mọc - có thể hiểu một cách dễ dàng là đây là khoảng cách từ chòm sao này đến Aries tính theo đơn vị giờ : 13.16 hours
    Declination - đây là góc mà khi chúng ta sẽ quan sát được chòm sao tính từ đường celestin Equator ( xích đạo trời ): 41.15 degrees ( độ )
    Area in Square Degrees - Chia thiên cầu thành 360 phần bằng nhau thì chòm sao này sẽ chiếm diện tích là : 456 ( đơn vị là độ vuông )
    Crosses Meridian - Thời gian mà chòm sao đi qua thiên đỉnh - như ở đây là 9 giờ tối ngày 20 tháng 5 : 9 PM, May 20

    Sau này ai có biết thêm hay muốn hỏi về các thuật ngữ Thiên Văn hãy post ở đây !

    tiên đề Jacob : xinh thì không đi chat, mà đã đi chat thì không xinh
  2. BaronJacob

    BaronJacob Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Geocentric hay Earth-centered còn được gọi là Ptolemiac theory : Thuyết Địa Tâm, do Ptoleme sáng lập. Coi Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao quay xung quanh TĐ trên những quỹ đạo tròn. Còn vũ trụ thì được giới hạn bởi một khối cầu khí khổng lồ, ngoài đó thì chẳng có gì.
    Heliocentric hay Sun-centered theory còn được gọi là Nicolaus Copernicus''s system : Thuyết Nhật Tâm, do Copernicus sáng lập năm 1530, cho rằng Mặt Trời chứ không phải Trái Đất, là trung tâm của Thái Dương Hệ, các hành tinh quay quanh Mặt Trời trên những quỹ đạo tròn, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Là một quan điểm tiến bộ nhưng không được xã hội đương thời chấp nhận do nó quá mạnh mẽ , mới mẻ.
    tiên đề Jacob : xinh thì không đi chat, mà đã đi chat thì không xinh
  3. pizza2009

    pizza2009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    chao xin loi tu dung cai ban phim danh hu viet khong duoc
    tui chi mo phong lai cach viet
    cac bac cho tui hoi :"duw sai thowif vix" la cai gi vay
  4. pizza2009

    pizza2009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    tui hoi may chu nay la gì
    dư sai thời vĩ
    solar
    equatorial
    mass:earth''s
    mean Density
    oblateness
    Surface Gravity(earth=1)
    sidereal Rotation Period
    inclination of equator to orbit
    apparent magnitude during 1994
    semimajor axis a.u
    semimajor axis 1000000km
    sidereal period years
    sidereal period days
    synodic period(days)
    eccentricity
    inclination to ecliptic
    semimajor evolution
    period(d h m)
    obrital eccentricity
    obrital inclination(*)
    radius(km)
    mass:mass of planet
    discoverer
    visible magnitude at mean opposition distance
    ring andring arcso neptune
    ai đã xem xin đừng làm ngơ trả lời dùm với
  5. BaronJacob

    BaronJacob Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    solar : thuộc về MTrời -Solar system : hệ MT
    equatorial : thuộc về xích đạo
    mass:earth''''s: chắc là khối lượng của TĐ; mass:mass of planet : khối lượng của hành tinh nào đó.
    mean Density : mật độ trung bình ( của các vật thể )
    oblateness : hình cầu dẹt ( hình dạng của các hành tinh )
    Surface Gravity(earth=1) : Lực hấp dẫn bề mặt ( với đơn vị 1 là lực hấp dẫn của TĐ )
    sidereal Rotation Period : chu kì quay quanh sao.
    inclination of equator to orbit : độ nghiên của xích đạo so với quỹ đạo. ( TĐ là 66,5 độ ); orbital inclination(*) cũng tương tự
    apparent magnitude during 1994 : độ sáng biểu kiến năm 1994
    semimajor axis a.u
    semimajor axis 1000000km : trục dài của elip - quỹ đạo các hành tinh - 1000000km.
    sidereal period years
    sidereal period days
    synodic period(days)
    eccentricity : tâm sai ; orbital ( not obrital )eccentricity : tâm sai quỹ đạo.
    inclination to ecliptic : độ nghiêng so với Hoàng đạo. Chắc ở đây muốn nói đến độ nghiêng của quỹ đạo hành tinh so với mặt phẳng Hoàng đạo ;
    semimajor evolution (?)
    period(d h m) thời gian, chu kì (?)
    radius(km) : bán kính
    discoverer : ngươi khám phá, tìm ra
    visible magnitude at mean opposition distance : độ sáng biểu kiến ( visible : nhìn thấy ) tỉ lệ nghịch với khoảng cách.
    ring andring arcso neptune[/red] : chắc muốn nói đến vành khuyên của Hải vương ?
  6. eglantine

    eglantine Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/06/2002
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề này hay như vậy mà bi bỏ sao ?
    Về phần thuật ngữ THV thì có thể tham khảo từ cuốn "giai điệu bí ẩn & con người đã tạo ra vũ trụ " của tác giả Trịnh Xuân Thuận NXB khoa học kĩ thuật
    PS : ngay từ thuật ngữ đầu tiên của cuốn bị sai một chút thôi . :D
    [blue]Hãy học như là anh phải sống mãi mãi , hãy sống như là anh phải chết ngày mai[/size=4][/blue
  7. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    2 chủ đề về thuật ngữ phải ghép chung lại thôi,chỉ có điều các chủ đề kia xin ghép cũng lâu quá.
    Câu lạc bộ Thiên Văn Học
  8. kho_khan

    kho_khan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Chờ mãi chẳng thấy ghép chủ đề, tui post luôn!
    Tiếng Việt muôn năm
    01. Chòm sao (constellation):
    Là một khu vực trên bầu trời, gồm một nhóm sao mang hình dạng cụ thể và có ranh giới được xác định do IAU
    02. Chòm sao mẫu (asterism):
    Một hình mẫu được tạo bởi nhiều ngôi sao trong một hoặc nhiều chòm sao (constellation)
    03. Chuyển động ngược (retrograde motion):
    Là chuyển động từ đông sang tây hay là theo chiều kim đồng hồ nếu nhìn theo hướng từ phía trên cực bắc xuống.
    04. Cung Hoàng đạo (Zodiac):
    Là một dải trên bầu trời gồm cả luôn hoàng đạo (ecliptic). Từ thời cổ đại người ta xem cung hoàng đạo gồm 12 chòm sao, đến nay do thay đổi lại đường bao, ta có thêm chòm sao thứ 13 là chòm Ophiuchus (Thần Y học - tay cầm rắn)
    05. Cường độ sáng (magnitude):
    Là độ sáng của một vật thể trời được đo từ một bảng tỉ lệ số. Được phân theo cấp độ và được xếp loại theo dãy số từ âm, 0, dương cho độ sáng tăng dần.
    06. Dãy ngân hà (Milky Way)
    Là một dãy màu xanh nhạt có thể nhìn thấy được, nằm vắt ngang trên bầu trời vào ban đêm, gồm vô số các vì sao xa xăm trong thiên hà. Tồn tại ở khoảng giữa của dãy Ngân Hà và tâm của thiên hà là những đám mây khổng lồ bụi đen của những cánh tay xoắn, chính những đám mây này làm mờ đi ánh sáng đến từ những ngôi sao phía sau chúng.
    07. Địa cầu không gian (celestial sphere):
    Một hình cầu tưởng tượng nằm xung quanh trái đất mà trên đó các vật thể trời hiện ra
    08. Địa cực trời (celestial poles):
    Là một đia cực tương đương với địa cực trên trái đất, nhưng nó nằm trên địa cầu trời
    09. Điểm chí (solstice):
    Là trường hơp mà khi mặt trời ở điểm xa nhất về cả hướng bắc và nam trên xích đạo trời. Nó xảy ra vào khoảng 21/06 tức Hạ Chí (Summer Solstice) & đây là ngày dài nhất ở bắc bán cầu; và 22/12 tức Đông Chí (Winter Solstice), đây là ngày dài nhất ở Nam bán cầu.
    10. Điểm phân (equinox):
    Là điểm mà khi mặt trời nằm trên xích đạo trời. Trường hợp này chỉ xảy ra 2 lần trong 1 năm, vào khoảng 21/03 & 23/09, ta còn gọi là ngày xuân phân (vernal equinox) và ngày thu phân (autumnal equinox). Tại điểm phân, độ dài ngày và đêm trên trái đất là xấp xỉ bằng nhau.
    11. Độ lệch (declination):
    Là góc giữa một vật thể trong không gian và xích đạo trời. Độ lệch này tương đương với độ vĩ trên trái đất. Góc này có gía trị từ 0 - 90 độ và ở 2 nửa bán cầu B & N
    12. Độ mở (aperture): đường kính của thấu kính hội tụ, cần phân biệt với góc mở
    13. Độ sáng (luminosity): là độ sáng vốn có của một vật thể trời
    14. Độ sáng biểu kiến (absolute magnitude):
    Là độ tỏa sáng biểu kiến của một vật thể, được định nghĩa bằng độ sáng của một ngôi sao khi nó cách trái đất một khoảng là 32.6 năm ánh sáng
    15. Độ sáng thực (apperent magnitude):
    Là độ sáng của vật thể khi nó được nhìn từ trái đất, độ sáng này bị ảnh hưởng bởi khoảng cách của vật thể.
    16. Hoàng đạo (ecliptic):
    Là hình chiếu của mặt phẳng của qũy đạo trái đất khi chiếu lên địa cầu trời. Từ trái đất, ta thấy mặt trời di chuyển dọc theo đường này,
    17. Hành tinh (planet):
    thường là một vật thể có kích thước lớn có quỹ đạo xoay quanh một ngôi sao. Và hành tinh không phát ra ánh sáng. VD như hành tinh Hoả (Mars), THổ ... Và nên nhớ các hành tinh cũng có các vệt tinh riêng của nó
    18. Liên cung mở (Open Cluster):
    Đây là loại cung sao thông thường, chúng không có hình dạng gì đặc biệt cả, thường nằm rải rác trong khắp thiên hà (ở phần đuôi xoắn) và quy tụ hàng chục đến hàng trăm ngôi sao trẻ
    19. Lỗ đen vũ trụ (Black hole):
    Là một thể tích không gian mà trong đó lực hấp dẫn của nó rất lớn đến nỗi không một vật thể nào có thể thoát khỏi sức hút của nó, kể cả ánh sáng. (xem thêm ở các chủ đề khác ... Các bác thấy tui có công xúi dục kẻ khác nhá!)
    20. Ly giác (elongation):
    Góc giữa hành tinh và mặt trời được nhìn từ trái đất
    21. Năm ánh sáng (light year):
    Là một đơn vị đo khoảng cách trong không gian, nó có độ dài bằng với quãng đường mà ánh sáng đi trong một năm, tức trung bình khoảng 9.460.700.000.000km.
    24. Quỹ đạo (orbit):
    Là quãng đường một vật thể di chuyển trong không gian do lực tác động của một vật thể khác có khối lượng lớn hơn
    25. RA (Right Ascension):
    Là một tọa độ trên địa cầu không gian, nó có giá trị tương đương với độ kinh. Đơn vị là giờ (h), một giờ tương đương với 15 độ. Được đo từ điểm mặt trời giao với xích đạo trời vào tháng 3 (điểm xuân phân)
    26. Sao băng (meteor):
    Là một vệt sáng trên bầu trời gây ra bởi một vật bị đốt cháy trong khí quyển trái đất (do ma sát với bầu khí quyển)
    28. Sao chổi (comet):
    Là một qủa cầu gồm hỗn hợp khí lạnh và bụi chuyển động với một qũy đạo rất lớn xung quanh mặt trời. (xêm thêm ở ... )
    29. Sao địa cực (Circumpolar star):
    Là sao xuất hiện ở phía trên đường chân trời suốt đêm và chỉ được nhìn thấy từ một vị trí đặc biệt trên trái đất. Thay vì mọc và lặn, ngôi sao này chỉ xoay quanh một địa cực trời
    30. Sao đôi (double star): là 2 ngôi sao trông gần nhau khi nhìn từ trái đất
    31. Sao khổng lồ (giant star):
    Là sao trở nên sáng hơn và to hơn sau mỗi giai đoạn phát triển của nó.
    32. Sao nhị phân (binary star):
    Một cặp sao liên kết bằng lực hấp dẫn, có qũy đạo chuyển động quanh tâm cân bằng của khối lượng chúng
    33. Sao nhị phân quang phổ (spectroscopic binary):
    Là sao đôi nằm gần đến nỗi mà không có viễn vọng kính nào có thể tách biệt được chúng. Chỉ có thể dùng kính quang phổ để phân biệt chúng
    34. Sao siêu khổng lồ (xem thêm ở ... )
    35. Sao trung tính.....xem thêm ở ... )
    36. Supernova........ xem thêm ở ... )
    37. Thái dương hệ (Solar System):
    Gồm mặt trời và cách vật thể chuyển động quanh nó như 9 hành tinh, các tiểu hành tinh, sao chổi và những mảnh bụi vũ trụ khác.
    38. Thiên đỉnh (zenith)
    40. Thiên thạch (meteorite):
    Là một mảnh vỡ của một hành tinh rơi xuống bề mặt của một hành tinh khác hay vệ tinh của nó.
    41. Thiên thực nhị phân (eclipsing binary):
    Là một đôi sao mà trong đó từng sao có quỹ đạo chuyển động quanh lẫn nhau, và tuần tự che khuất nhau (nhìn từ trái đất), do đó độ sáng của nó bị thay đổi liên tục (tui có một chương trình nhỏ mô phỏng nay rất hay, bác nào cần, xin email)
    42. Tiểu hành tinh (asteroid):
    Một vật thể rắn, nhỏ, còn được gọi là hành tinh phụ, quỹ đạo chuyển động quanh mặt trời
    43. Tinh vân ... xem thêm ...
    44. Tinh vân hành tinh ... xem thêm ...
    45. Tinh vân khuếch tán (diffuse nebula):
    Là một đám mây khí sáng, ánh sáng nó có được là do sự phát sáng của các ngôi sao của nó.
    46. Trục quay (axis): Một đường thẳng tưởng tượng mà các vật thể trời xoay quanh nó
    47. Vật thể trời (celestial object):
    Là bất cứ vật thể nào trong không gian mà xuất hiện trên bầu trời của trái đất, vd như ngôi sao, hành tinh, thiên hà...
    48. Vật thể xa (deep-sky object):
    Là tên chung cho những liên cung sao, thiên hà, tinh vân
    49. Vũ trụ: làm ơn mở chủ đề khác mà coi giùm
    50. White dwarf:
    Là một ngôi sao nhỏ có khối lượng tương đương mặt trời nhưng đường kính chỉ bằng 1% của mặt trời.
    51. Xích đạo trời (celestial equator):
    Là một đường xích đạo tương đương với xích đạo trên trái đất, nhưng nó nằm trên địa cầu trờI
    52. Danh mục Henry Draper
    Một danh mục bố trí sao được biên soạn tại đài quan sát thiên văn của đại học Havard - Anh quốc. Công việc được thực hiện nhờ vào nguồn vốn tài trợ của Henry Draper - một nhà tiên phong trong lĩnh vực vật lý học thiên thể (1837-1882), và để ghi nhớ công lao của ông, người ta đã lấy tên ông đặt cho bảng danh mục này
    53. IAU
    Hiệp HộI Thiên Văn Quốc Tế (International Astronomical Union), thành lập vào năm 1930. Nơi hộI tụ các nhà khoa học thiên văn chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư.
    54. Ký tự Bayer
    Là những ký tự trong bảng ký tự Hy Lạp, được dùng kết hợp với tên của những chòm sao để chỉ những ngôi sao sáng trong chòm.
    55. Số Flamsteed
    Là hệ thống số định dạng của các ngôi sao do nhà thiên văn học người Anh John Flamsteed (1646-1719) đặt ra, được công bố vào năm 1725, trước đó nó cũng đã được Edmond Halley và Isaac Newton nhắc đến vào năm 1712.
  9. BaronJacob

    BaronJacob Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Hey ! bác kho_khan nhầm mất một chỗ rồi, xin được sửa lại hộ :
    Absolute Magnitude : độ sáng thực
    Apprent Magnitude : độ sáng biểu kiến - độ sáng nhìn từ Trái Đất. Một số nơi dùng đơn vị V.Mag để chỉ độ sáng này ( V.Mag = Visible Magnitude cũng mang nghĩa tương tự )
    Còn phải học, học nhiều, nhiều lắm !!!

Chia sẻ trang này