1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thuật ngữ trong nhạc rock!!

Chủ đề trong 'Nhạc cụ - Kỹ thuật' bởi barrygibson, 02/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    Thuật ngữ trong nhạc rock!!

    Chào quí vị bà con rock fan thân mến!!
    Chủ đề Classic rock đã ngốn của tớ hết cả nửa năm trời và nhiều công sức hơn tất cả những chủ đề khác tớ đã từng viết.Cũng may là nó cũng đã kết thúc rồi nên tớ mới có thời gian để viết tiếp chủ đề mới. Lần này, tớ sẽ đổi món một chút, không giới thiệu về một nhóm nhạc hay một giai đoạn của nhạc rock mà "cả gan" đi vào lĩnh vực chuyên môn một chút-nói về những thuật ngữ thường sử dụng trong nhạc rock. Tớ đọc nhiều tạp chí và sách bào viết về âm nhạc trong và ngoài nước.Có điều là vấn đề dịch thuật của người dịch có nhiều chỗ sai sót,không biết vì không hiểu về chuyên ngành nhiều hay không chú ý.Trước khi viết chủ đề này ,tớ đã tham khảo ý kiến của nhiều nguời bạn làm việc trong phòng thu hoặc từng chơi ban nhạc cũng như đối chiếu từ nhiều tài liệu khác nhau.Hi vọng chủ đề này sẽ giúp ích cho những người có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về nhạc rock. Cũng xin được nói rằng,nếu có gì sai sót,nếu có ai phát hiện được,xin cứ thẳng thắn góp ý,tớ sẽ theo đó mà sửa sai.
    Để cho bài viết không bị khô cứng, các bác hãy tưởng tượng rằng mình đang là một phóng viên theo chân một ban nhạc rock từ những ngày đầu thành lập nhóm,cho đến lúc đạt được vinh quang. Are you ready to rock?

    I/ Muốn lập một ban nhạc, bạn cần gì?

    Tất nhiên, ở đây tớ chỉ đề cập đến những ban nhạc rock,chứ không nói đến những boysband,girlbands, nhí nhố. Để lập một ban nhạc,điều cần thiết nhất dĩ nhiên là nhân sự. Trước hết,xin được nói đến cơ cấu(line-up) của một ban nhạc.Từ line-up là thuật ngữ dùng để chỉ cơ cầu,hoặc thành phần nhân sự của một ban nhạc. Ví dụ nói :the Deep Purple will reunite with the classic line-up, câu này có nghĩa là,nhóm DP sẽ tái hợp với thành phần nguyên thuỷ,gồm những thành viên kì cựu của ban nhạc. Trở về chuyện cơ cấu, tại sao lại có chuyện chia nhạc thành nhạc "nặng" và nhạc "nhẹ"?Và tại sao các nhóm heavy metal như AC/DC với lối chơi đinh tai nhức óc vẫn được xếp vào nhạc "nhẹ". Đó chính là chỗ cơ cấu tạo thành ban nhạc,nặng hay nhẹ ở đây chính được phân loại theo số lượng thành viên của ban nhạc.Các ban nhạc được gọi là nhẹ là những ban nhạc có biên chế thành viên không quá 6 người.Để phân biệt ,nguời ta gọi các nhóm nhạc nhẹ là "Band" hay "Group". Từ 8 đến 20 thành viên sẽ được xếp vào hạng ban nhạc lớn "big band" hay còn gọi là dàn giao hưởng nhẹ "light orchestra",còn từ trên 20 thành viên trở lên được gọi là "orchestra".Các "big bands" tương đối thịnh hành khoảng thập niên 40 cho đến đầu thập niên 60,là bước chuyển tiếp giữa dàn hoà tấu "orchestra" và các "band",thiên về blues,jazz và bán cổ điển (semi-classic). Ở đây,trong phạm vi nhạc rock,chúng ta không bàn đến Orchestra hay big band mà nói về các band,hoặc group.

    Một band hay group có cấu tạo gồm hai phần : frontmansideman. Frontman hay còn gọi là vocalist hoặc singer chính là ca sĩ của ban nhạc.Từ frontman không hề mang ý nghĩa là thủ lĩnh hoặc nguời đứng đầu ban nhac như một số nguời thường nhầm lẫn.Tớ đọc nhiều bài báo thường dịch "Thủ lĩnh của Black Sabbath là Ozzy Osbourne", đây là sai lầm của người dịch khi dich từ frontman là tiếng Việt.Ai nghe Black Sabbath cũng biết thủ lĩnh của nhóm là tay guitar Tony Iommy chứ không phải là Ozzy và Ozzy sợ Tony như sợ cọp.Nếu Ozzy là thủ lĩnh của Black thì đâu có chuyện chú này bị Tony sa thải năm 78. Sở dĩ gọi ca sĩ là frontman vì trên sân khấu,vị trí của ca sĩ thường là đứng gần với khán giả nhất trong khi cách thành viên khác thường có khuynh hướng đứng lùi vào phía trong.Và cũng chính tay ca sĩ là ngưòi đóng vai trò nhịp cầu nối giữa ban nhạc và khán giả nên mới được gọi là frontman. Đối lại với frontmansideman,tức là những thành viên còn lại của ban nhạc bao gốm guitarist (có thể dao động từ 1 đến 3 guitarists trong một ban nhạc), bassist (1 và chỉ một),drummer (cũng chỉ 1) và có thể có thêm một hoặc hai tay keyboardist.Các nhóm modern rock ngày nay còn bổ sung thêm một tay chơi bàn xoay, turntablist nữa. Các sideman (số nhiều là sidemen) có thể là thành viên thường trực(permanent members), hoặc là những nhạc công đánh thuê, chơi theo hợp đồng thu âm,hết hợp đồng lại chơi cho nhóm khác. Các nhạc công kiểu này được gọi là session musicians.
    Để phân biệt các ban nhạc theo số nhân sự người ta sử dụng các thuật ngữ như duo (đôi song ca hay,song tấu), trio (tam ca./tam tấu),quartet (bộ tứ) và quintet (bộ ngũ).Hoặc đơn giản hơn,nguời ta có thể gọi là a three-piece-band hay four-piece-band để chỉ một nhóm nhạc gồm 3 hay 4 người.

    Khi đã có đầy đủ nhân sự thì chẳng lẽ ngó nhau rồi nhăn răng ra cười? Thường thì các ban nhạc bắt đầu vào luyện tập (rehearse).Các buổi tập (rehearsal) thường diễn ra trong các nhà xe, phòng riêng, sân thượng hoặc nhóm nào có tiền thì thuê hẳn cả một sân khấu vào những buổi không có tiết mục để tập. Phần lớn các ban nhạc mới lập thường tập những ca khúc đã từng nổi tiếng một phần vì sở thích chung,một phần để thử tay nghề của nhau của nhau và quan trọng hơn là để dễ kiếm tiền ở các quán bar trước khi nổi tiếng. Có một điều là các ban nhạc nước ngoài,mặc dù chơi lại (cover) các ca khúc nổi tiếng của những ban nhạc khác, họ luôn làm cho ca khúc có nét đặc trưng riêng của mình chứ ít khi nào chơi rập khuông như nguyên tác (original version).Lấy ví dụ như "Knocking on Heaven's Door" nguyên tác của Bob Dylan nghe hoàn toàn khác bản cover của Eric Clapton và bản cover của Guns and Roses.Các nhóm nhạc của ta còn yếu về vấn đề này,một phần vì tính ỳ tâm lí,lệ thuộc quá nhiều vào thần tượng của mình,một phần vì nhạc lí không vững,phần nữa do các yếu tố khác như phát âm không chuẩn, không tự tin,không có tính sáng tạo, hoặc không đào sâu vào phân tích ca khúc theo hướng tách rời từng nhạc cụ để tìm cách phối khác...

    Đến hơn 99% các ban nhạc,trước khi nghĩ đến chuyện thành "sao" thì đều nghĩ đến chuyện cơm áo gạo tiền trước nên rất hiếm ban nhạc nào trước khi nổi tiếng mà không đi kiếm sống tại các quán rượu ở địa phương (local pubs, clubs or bars) Thường thì các nhóm nhạc tìm cho mình một ông bầu (manager) để kí các hợp đồng biểu diễn (contracts).Các ông bầu ở thời điểm này là những người có quen biết nhiều,có liên quan ít nhiều đến âm nhạc như một nhạc sĩ, một tay chọn đĩa ở đài phát thanh (DJ, disc jockey) hoặc một chủ của hàng băng đĩa trong vùng. Để có được những buổi diễn (gigs),các thành viên ban nhạc phải nghe theo lời của các manager và chịu chia tiền thù lao (payment) với ông bầu theo tỉ lệ 6/4. Tuy nhiên,sự cộng tác với các ông bầu địa phương chỉ là tạm thời vì rất it ai có thể tìm cho ban nhạc một hợp đồng thu âm (recording contract) với các hãng đĩa (record companies).Không sớm thì muộn,các ban nhạc cũng dứt áo ra đi với những local managers để tìm cho mình những cơ hội tốt hơn.

    Thường thì các ban nhạc sẽ gửi băng thu thử (demo) các buổi tập của mình đến các hãng đĩa. Có cả một bộ phận chuyên trách để chọn nghe để tìm ban nhạc nào có triển vọng nhất để lăng xê vì mỗi ngày có chừng vài trăm band gửi băng demo để tìm cơ hội được kí hợp đồng. Nếu chọn được ban nhạc chơi có "phong cách",ông bầu sẽ liên hệ để xem diễn thử (au***ion).Nếu diễn thử thành công, giữa ông bầu và ban nhạc sĩ kí một hợp đồng thu âm (recording contract) và một hợp đồng biểu diễn (performing contract).Tuỳ theo tiềm lực của ban nhạc mà các hợp đồng có thể là dài hạn (long term) hoặc ngắn hạn (short-term).Hợp đồng ngắn nhất hiện nay là 6 tháng và dài nhất là 5 năm. Trong hợp đồng ghi rõ quyền lợi và nghĩa vụ giữa hai bên.Ông bầu có nhiệm vụ tạo điều kiện cho nhóm nhạc thu âm và biểu diễn theo đúng hợp đồng đã giao kèo và tạo mọi cơ hội giúp nhóm phát triển. Bù lại ông bầu sẽ được hưởng từ 30%-40% lợi nhuận thu được từ việc phát hành băng đĩa và biểu diễn. Trong khi đó ban nhạc có nhiệm vụ phải hoàn thành mục tiêu mà ông bầu đưa ra trong thời hạn kí kết hợp đồng như một năm ít nhất phải cho ra 1 album và thực hiện 1 tour lưu diễn chẳng hạn. Đối với các nhóm nhạc,lời của ông bầu phán là lời chúa phán vì ông bầu quyết định đến 60% thành công của ban nhạc. Bị ràng buộc bởi hợp đồng nên các nhóm nhạc thường không dám hó hé. Ông bầu có quyền chỉ định thay thế bất cứ một thành viên nào trong ban nhạc mà ông cảm thấy cản trở bước đường tiến thân của ban nhạc. Thường thì nếu sa thải một thành viên còn trong thời hạn hợp đồng,ông bầu phải chịu bồi thường vì phá vỡ hợp đồng. Nhưng ông bầu sẳn sàng làm điều đó nếu lợi nhuận ông thu vào khi sử dụng thành viên khác lớn hơn so với số tiền phải bồi thường.Vì thế,các ông bầu ngoài việc có trình độ quản lí còn phải có tầm nhìn xa và dự báo chính xác khả năng phát triển của một ban nhạc.Cũng có trường hợp ban nhạc sa thải ông bầu vì khả năng quản lí kém (bad management),gian lận (fraud) hoặc tư túi (unfair enrichment).Nhưng trường hợp này chỉ xảy ra khi các ban nhạc đã đủ lông đủ cánh và muốn thoát khỏi sự chi phối của ông bầu để tự quản lí (self-manage)

    Một trường hợp mà các ban nhạc được tuyển dụng nữa là nhờ đội ngũ săn "đầu người"(head-hunter) của các hãng đĩa.Các tay săn đầu người thường trà trộn vào những người đến các quán bar để xem các ban nhạc biểu diễn.Nếu ban nhạc nào có triển vọng,các tay này sẽ mời kí hợp đồng ngay (offer a contract). Dĩ nhiên không phải nhóm nào cũng được may mắn có cơ hội để có một hợp đồng thu âm vì các nhóm nhạc mọc lên như nấm ở khắp nơi.Có được hợp đồng thu âm đã là không dễ, còn để được nổi tiếng lại là một chuyện khác...
    còn tiếp...

    kì sau: Lục lọi "đồ nghề" của một ban nhạc

    All we are saying is give Peace a chance!!





    u?c barrygibson s?a ch?a / chuy?n vo 04:59 ngy 03/07/2003
    Depdiudang95 thích bài này.
  2. xoai13388

    xoai13388 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    barry chắc lại làm 1 quả "trường kỳ kháng chiến" hả! độ bao nhiêu kì đây???
    XOAI
  3. xoai13388

    xoai13388 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    barry chắc lại làm 1 quả "trường kỳ kháng chiến" hả! độ bao nhiêu kì đây???
    XOAI
  4. Amore1982

    Amore1982 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/01/2002
    Bài viết:
    1.762
    Đã được thích:
    0
    Vote sao cho cậu đến mỏi cả tay! Biết là nó chả xi nhê gì, nhưng cứ ngứa tay ngứa chân vote... hi hi...
  5. Amore1982

    Amore1982 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/01/2002
    Bài viết:
    1.762
    Đã được thích:
    0
    Vote sao cho cậu đến mỏi cả tay! Biết là nó chả xi nhê gì, nhưng cứ ngứa tay ngứa chân vote... hi hi...
  6. Hai_Quynh_cafe_new

    Hai_Quynh_cafe_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề này lại là một quả lớn của bác barry , có những bài viết như thế này thì khi nào dịch bài của các trang bio em đỡ khổ rồi, lúc trước toàn là đoán mò, rùi lâu ngày thành quen .
    Vote cho bác barry thêm 5 * nữa
    ...I don't want to die , I sometimes wish I'd never been born at all...
  7. Hai_Quynh_cafe_new

    Hai_Quynh_cafe_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề này lại là một quả lớn của bác barry , có những bài viết như thế này thì khi nào dịch bài của các trang bio em đỡ khổ rồi, lúc trước toàn là đoán mò, rùi lâu ngày thành quen .
    Vote cho bác barry thêm 5 * nữa
    ...I don't want to die , I sometimes wish I'd never been born at all...
  8. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    II/Lục lọi đồ nghề của một ban nhạc
    Phàm làm bất cứ một nghề gì cũng phải có đồ nghề, chơi rock cũng vậy.Đối với các nhóm rock ,đồ nghề của họ là những nhạc cụ (musical instruments) mà tiêu biểu nhất là ba món :guitar, bass và dàn trống (drum kit). Đó là điều tất nhiên,ai cũng biết nhưng, biết kĩ về từng loại nhạc cụ đã tạo nên cái thần cho nhạc rock thì chưa chắc ai cũng hiểu rõ,kể cả các rock fan. Hôm nay chúng ta sẽ "nghiên cứu, soi mói" từng món một để hiểu rõ hơn về những nhạc cụ của nhạc rock.
    a/ Guitar, đơn giản mà phức tạp
    Đã trở thành một thói quen, hễ khi nói đến một nhóm rock, nguời đầu tiên được quan tâm nhiều nhất là tay guitarist,linh hồn của cả ban nhạc. Guitar trong nhạc rock đóng vai trò quan trọng như thế nào, có lẽ đã có nhiều ý kiến , và thực tế là 99,9% các ca khúc rock đều được xây dựng trên nền của cây guitar. Tớ không đi sâu vào lich sử phát triển của cây guitar mà chủ yếu phân tích cấu tạo của nó và những phụ tùng được sử dụng để tạo nên hiệu quả đặc biệt cho cây guitar.
    Hiện nay có hai loại guitar được sử dụng nhiều nhất trong dàn nhạc nhẹ nói chung và nhạc rock nói riêng là guitar gỗ (acoustic guitar) và guitar điện (electric guitar). Dù là điện hay gỗ thì một cây guitar luôn bao gồm ba phần chính: đầu (machine head), cần (neck) và thân (body). Đầu và cần của guitar gỗ và điện tương đối giống nhau. Đầu (machine head) có bộ khoá (clef) để căng chỉnh (tune) dây đàn . Các khoá có thể nằm cùng một phía hoặc nằm đối xứng nhau hai bên đầu đàn,mỗi khoá tương ứng với một dây (string). Cần đàn (neck) được làm bằng gỗ,thường là gỗ thích (maple), gụ (mahogany) hoặc hồng (rosewood).Mặt trước của cần đàn nơi tiếp xúc với ngón tay được gọi là fingerboard và chia thành 20-24 ngăn (frets) đối với guitar gỗ hoặc 26-28 ngăn đối với guitar điện. Các frets có khuynh hướng nhỏ dần theo chiều từ đầu đàn đến thân đàn.
    Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa đàn điện và đàn gỗ là phần thân đàn (body). Guitar gỗ có thân rỗng (hollow body) bằng gỗ.Mặt trước của thân đàn được gọi là sound board, trên soundboard có khoét lỗ cộng âm (sound hole) và con ngựa (bridge) để cố địn dây đàn. Về phần dây, guitar thông thường gồm 6 dây thép (six steel strings) được đánh dấu từ 1 tới 6 theo thứ tự tăng dần của độ rung (vibration). Thứ tự sắp xếp các dây đàn từ 1-6 như sau: E (high)-B-G-D-A-E (low).
    Guitar điện có thân đàn đặc (solid body) và phẳng (flat). Vì không có thân đàn rỗng, guitar điện được khuếch âm bằng những bộ phận cảm ứng từ (pick-ups) nối với các cuộn cảm ứng (coils) quấn quanh các lõi (bobbin) đặt chìm trong thân đàn. Dân chơi guitar ở VN hay gọi lầm cái pick-upbobbin,thật ra bobbin là phần chìm bên trong chứ không phải phần lộ ra ngoài,Mỗi cây guitar điện có thể có từ một đến 3 pick-ups. Trên thân đàn còn có 2 núm điều chỉnh âm lượng (volume) và âm sắc (tone) và lỗ để cắm dây dẫn (jack) đến ampli (ampliifier). So với đàn gỗ, dây đàn điện có khuynh hướng mỏng và dẻo hơn.
    Đối với dân chơi jazz,blues, cây đàn Gibson Les Paul là cây đàn được ưa chuộng với hai pick-ups kép ( double-coiled pick-ups) tạo ra âm sắc trầm ấm(humbuckle tone),phù hợp với cái hồn của nhạc blues.Còn đối với các rocker, cây guitar điện hiệu Fender Stratocaster luôn là nhãn hiệu được yêu thích nhất. Bí quyết của cây guitar này nằm ở chỗ 3 pick-ups đơn (Single-coiled pic-kups) tạo nên âm sắc sắc lạnh đặc trưng.Nếu quan sát kĩ một cây FS, ta sẽ thấy pick-ups thứ ba được gắn hơi nghiêng chứ không song song với hai pick-ups còn lại .Chính điều này tạo nên bí quyết về mặt âm thanh của cây đàn Fender . Một cải tiến nữa của cây FS đó là cần nhúng (tremolo bar) rất đặc trưng mà cây Gibson không có.
    .
    Mặt trước và sau của cây Fender Stratocaster ​
    Cây Gibson Les Paul Standard 1958​
    Bên cạnh Gibson Les PaulFender Stratocaster lẫy lừng danh tiếng, các kiểu Fender Telecaster, Rickenbacker,Epiphone JumboHoffman Flying-V cũng là các kiểu guitar điện khá được ưa chuộng.
    Rickenbacker​
    Fender Stratocaster​
    Epiphone Jumbo
    Flying-V
    * Phụ tùng cho cây guitar:
    "Chơi" guitar cũng giống như "chơi" xe, nhất là guitar điện,cần phải có "đồ phụ tùng" (gears) cho cây guitar. Đồ phụ tùng bao gồm: bao đựng đàn (Guitar sac/case), giá đỡ (stand),dây đeo (strap), miếng khảy (picks), thanh chặn dây (capo), ống trượt (slide),đồ lên dây (tuning gears).Đối với guitar điện, để tạo âm sắc đặc trưng khi chơi solo,bộ phận biến âm (distortion) và bộ phận khuếch âm (amplifier) là không thể thiếu.
    a/ bao đựng và giá đỡ: Đây là những phụ tung để bảo quản (maintaining) chứ không phải là phụ tùng hỗ trợ kĩ thuật (technical gears).Các bộ phận chính của guitar chủ yếu làm bằng gỗ nên rất dễ bị hư gãy khi vận chuyển,chính vì vậy bao đàn được chế tạo để bảo vệ cây đàn yêu quí khỏi bị hư hại hoặc bị bụi bám. Tuỳ theo độ dày của thùng đàn mà bao đàn có độ dày thích ứng. Có hai loại bao đàn,cứng (hard-shell) và mềm (soft-shell).Ở nước ngoài,nguời ta thích sử dụng loại hard-shell hơn vì lí do vận chuyển và thời tiết, trong khi ở VN, dân chơi đàn thường chuộng loại bao da mềm,dễ đeo sau lưng khi lái xe. Các bao đàn thường có thêm một túi nhỏ (pocket) để đựng dây đàn,miếng khảy và các thứ linh tinh khác.
    Để bảo quản cây guitar ở những nơi cố định(ở nhà, trong phòng thu...),nguời ta thường dùng giá đỡ (stand) làm bằng nhôm,có bọc nhựa nơi tiếp xúc với cổ và đáy đàn.
    Hard-shell guitar case​
    Guitar Stand​
    b/Dây đeo:
    Ngồi chơi guitar thì không nói làm gì,chứ như các tay guitarist vừa solo vừa "làm trò" trên sân khấu thì sao? Lúc này dây đeo (strap) là người trợ thủ đắc lực giúp các tay guitar có thể đàn trong tư thế đứng hoặc di chuyển. Thường thì cây guitar điện nào cũng có sẳn hai cái mấu (nail) để mắc dây đàn,còn guitar thùng thì muốn có phải khoan lỗ để bắc vào. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của những tay chơi đàn thùng,không nên khoan lỗ ở phần cần đàn,nhất là đối với các loại cần đàn bằng gỗ tạp ở VN,nếu khoan lỗ thì sẽ dễ bị vênh cần hoặc nứt cần.Cách tốt nhất là chỉ khoan lỗ bắt ốc phần đáy, còn [hần trên dùng một sợi dây nhỏ buộc vào con ngựa phía trên. Các sợi dây đeo đàn có nhiều mẫu hoa văn phong phú đa dạng.Cách chọn một sợi dây đeo cũng thể hiện trình độ thẩm mĩ của tay guitarist.
    còn tiếp...
    All we are saying is give Peace a chance!!
    Barrygibson
    Được barrygibson sửa chữa / chuyển vào 07:04 ngày 04/07/2003​
  9. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    II/Lục lọi đồ nghề của một ban nhạc
    Phàm làm bất cứ một nghề gì cũng phải có đồ nghề, chơi rock cũng vậy.Đối với các nhóm rock ,đồ nghề của họ là những nhạc cụ (musical instruments) mà tiêu biểu nhất là ba món :guitar, bass và dàn trống (drum kit). Đó là điều tất nhiên,ai cũng biết nhưng, biết kĩ về từng loại nhạc cụ đã tạo nên cái thần cho nhạc rock thì chưa chắc ai cũng hiểu rõ,kể cả các rock fan. Hôm nay chúng ta sẽ "nghiên cứu, soi mói" từng món một để hiểu rõ hơn về những nhạc cụ của nhạc rock.
    a/ Guitar, đơn giản mà phức tạp
    Đã trở thành một thói quen, hễ khi nói đến một nhóm rock, nguời đầu tiên được quan tâm nhiều nhất là tay guitarist,linh hồn của cả ban nhạc. Guitar trong nhạc rock đóng vai trò quan trọng như thế nào, có lẽ đã có nhiều ý kiến , và thực tế là 99,9% các ca khúc rock đều được xây dựng trên nền của cây guitar. Tớ không đi sâu vào lich sử phát triển của cây guitar mà chủ yếu phân tích cấu tạo của nó và những phụ tùng được sử dụng để tạo nên hiệu quả đặc biệt cho cây guitar.
    Hiện nay có hai loại guitar được sử dụng nhiều nhất trong dàn nhạc nhẹ nói chung và nhạc rock nói riêng là guitar gỗ (acoustic guitar) và guitar điện (electric guitar). Dù là điện hay gỗ thì một cây guitar luôn bao gồm ba phần chính: đầu (machine head), cần (neck) và thân (body). Đầu và cần của guitar gỗ và điện tương đối giống nhau. Đầu (machine head) có bộ khoá (clef) để căng chỉnh (tune) dây đàn . Các khoá có thể nằm cùng một phía hoặc nằm đối xứng nhau hai bên đầu đàn,mỗi khoá tương ứng với một dây (string). Cần đàn (neck) được làm bằng gỗ,thường là gỗ thích (maple), gụ (mahogany) hoặc hồng (rosewood).Mặt trước của cần đàn nơi tiếp xúc với ngón tay được gọi là fingerboard và chia thành 20-24 ngăn (frets) đối với guitar gỗ hoặc 26-28 ngăn đối với guitar điện. Các frets có khuynh hướng nhỏ dần theo chiều từ đầu đàn đến thân đàn.
    Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa đàn điện và đàn gỗ là phần thân đàn (body). Guitar gỗ có thân rỗng (hollow body) bằng gỗ.Mặt trước của thân đàn được gọi là sound board, trên soundboard có khoét lỗ cộng âm (sound hole) và con ngựa (bridge) để cố địn dây đàn. Về phần dây, guitar thông thường gồm 6 dây thép (six steel strings) được đánh dấu từ 1 tới 6 theo thứ tự tăng dần của độ rung (vibration). Thứ tự sắp xếp các dây đàn từ 1-6 như sau: E (high)-B-G-D-A-E (low).
    Guitar điện có thân đàn đặc (solid body) và phẳng (flat). Vì không có thân đàn rỗng, guitar điện được khuếch âm bằng những bộ phận cảm ứng từ (pick-ups) nối với các cuộn cảm ứng (coils) quấn quanh các lõi (bobbin) đặt chìm trong thân đàn. Dân chơi guitar ở VN hay gọi lầm cái pick-upbobbin,thật ra bobbin là phần chìm bên trong chứ không phải phần lộ ra ngoài,Mỗi cây guitar điện có thể có từ một đến 3 pick-ups. Trên thân đàn còn có 2 núm điều chỉnh âm lượng (volume) và âm sắc (tone) và lỗ để cắm dây dẫn (jack) đến ampli (ampliifier). So với đàn gỗ, dây đàn điện có khuynh hướng mỏng và dẻo hơn.
    Đối với dân chơi jazz,blues, cây đàn Gibson Les Paul là cây đàn được ưa chuộng với hai pick-ups kép ( double-coiled pick-ups) tạo ra âm sắc trầm ấm(humbuckle tone),phù hợp với cái hồn của nhạc blues.Còn đối với các rocker, cây guitar điện hiệu Fender Stratocaster luôn là nhãn hiệu được yêu thích nhất. Bí quyết của cây guitar này nằm ở chỗ 3 pick-ups đơn (Single-coiled pic-kups) tạo nên âm sắc sắc lạnh đặc trưng.Nếu quan sát kĩ một cây FS, ta sẽ thấy pick-ups thứ ba được gắn hơi nghiêng chứ không song song với hai pick-ups còn lại .Chính điều này tạo nên bí quyết về mặt âm thanh của cây đàn Fender . Một cải tiến nữa của cây FS đó là cần nhúng (tremolo bar) rất đặc trưng mà cây Gibson không có.
    .
    Mặt trước và sau của cây Fender Stratocaster ​
    Cây Gibson Les Paul Standard 1958​
    Bên cạnh Gibson Les PaulFender Stratocaster lẫy lừng danh tiếng, các kiểu Fender Telecaster, Rickenbacker,Epiphone JumboHoffman Flying-V cũng là các kiểu guitar điện khá được ưa chuộng.
    Rickenbacker​
    Fender Stratocaster​
    Epiphone Jumbo
    Flying-V
    * Phụ tùng cho cây guitar:
    "Chơi" guitar cũng giống như "chơi" xe, nhất là guitar điện,cần phải có "đồ phụ tùng" (gears) cho cây guitar. Đồ phụ tùng bao gồm: bao đựng đàn (Guitar sac/case), giá đỡ (stand),dây đeo (strap), miếng khảy (picks), thanh chặn dây (capo), ống trượt (slide),đồ lên dây (tuning gears).Đối với guitar điện, để tạo âm sắc đặc trưng khi chơi solo,bộ phận biến âm (distortion) và bộ phận khuếch âm (amplifier) là không thể thiếu.
    a/ bao đựng và giá đỡ: Đây là những phụ tung để bảo quản (maintaining) chứ không phải là phụ tùng hỗ trợ kĩ thuật (technical gears).Các bộ phận chính của guitar chủ yếu làm bằng gỗ nên rất dễ bị hư gãy khi vận chuyển,chính vì vậy bao đàn được chế tạo để bảo vệ cây đàn yêu quí khỏi bị hư hại hoặc bị bụi bám. Tuỳ theo độ dày của thùng đàn mà bao đàn có độ dày thích ứng. Có hai loại bao đàn,cứng (hard-shell) và mềm (soft-shell).Ở nước ngoài,nguời ta thích sử dụng loại hard-shell hơn vì lí do vận chuyển và thời tiết, trong khi ở VN, dân chơi đàn thường chuộng loại bao da mềm,dễ đeo sau lưng khi lái xe. Các bao đàn thường có thêm một túi nhỏ (pocket) để đựng dây đàn,miếng khảy và các thứ linh tinh khác.
    Để bảo quản cây guitar ở những nơi cố định(ở nhà, trong phòng thu...),nguời ta thường dùng giá đỡ (stand) làm bằng nhôm,có bọc nhựa nơi tiếp xúc với cổ và đáy đàn.
    Hard-shell guitar case​
    Guitar Stand​
    b/Dây đeo:
    Ngồi chơi guitar thì không nói làm gì,chứ như các tay guitarist vừa solo vừa "làm trò" trên sân khấu thì sao? Lúc này dây đeo (strap) là người trợ thủ đắc lực giúp các tay guitar có thể đàn trong tư thế đứng hoặc di chuyển. Thường thì cây guitar điện nào cũng có sẳn hai cái mấu (nail) để mắc dây đàn,còn guitar thùng thì muốn có phải khoan lỗ để bắc vào. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của những tay chơi đàn thùng,không nên khoan lỗ ở phần cần đàn,nhất là đối với các loại cần đàn bằng gỗ tạp ở VN,nếu khoan lỗ thì sẽ dễ bị vênh cần hoặc nứt cần.Cách tốt nhất là chỉ khoan lỗ bắt ốc phần đáy, còn [hần trên dùng một sợi dây nhỏ buộc vào con ngựa phía trên. Các sợi dây đeo đàn có nhiều mẫu hoa văn phong phú đa dạng.Cách chọn một sợi dây đeo cũng thể hiện trình độ thẩm mĩ của tay guitarist.
    còn tiếp...
    All we are saying is give Peace a chance!!
    Barrygibson
    Được barrygibson sửa chữa / chuyển vào 07:04 ngày 04/07/2003​
  10. kissme

    kissme Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2000
    Bài viết:
    4.119
    Đã được thích:
    0
    Chi tiết ghê nhể
    Bác có biết cách trang bị một phòng tập nhỏ cho ban nhạc không
    Nói cho tui biết với, đang cần lắm

    ...What ALTERNATIVE Can Be...

Chia sẻ trang này