1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thuật ngữ trong nhạc rock!!

Chủ đề trong 'Nhạc cụ - Kỹ thuật' bởi barrygibson, 02/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    To Kashmir!!
    Ca từ trong nhạc rock thì chú nói cũng gần hết rồi.Nhung để nói thêm một chút thì nhìn chung, ca từ của nhạc rock mang tính nổi loạn nên thời nào cũng là nổi loạn thôi,tuỳ theo từng thời điểm khác nhau mà sự nổi loạn bộc lộ khác nhau.
    Thời kì phôi thai của nhạc rock: khoảng những năm 50-đầu 60,mức độ nổi loạn của nhạc rock chỉ dừng lại ở chỗ ủng hộ việc các cô các cậu choai choai đi chơi về khuya,ôm hôn nhau nơi công cộng và chế giễu các bậc phụ huynh cổ hủ. Đến thời hippie thì sự phản khán,nổi loại trong ca từ của rock tương đối đa dạng: phản đối chiến tranh, nhạo báng chính phủ, thậm chí là chống đối cả cha mẹ của chính mình như Jim Morrison của the Door.Thời điểm đó,giới trẻ hippie có một khẩu hiệu khá ấn tượng là "Đừng bao giờ tin ai trên 30 tuổi" vì những kẻ trên 30 tuổi là những kẻ không ít thì nhiều dính vào chính trị và thể hiện quan điểm cổ hủ.Và dĩ nhiên,những kẻ ngoài ba mươi cũng chính là những bậc phụ huynh đáng kính. Đối với thời gian này,ca từ chủ yếu tập trung vào hai hướng chính: nổi loạn(rebel) và thoát ly(break-away).Những nhóm không đi theo con đường nổi loạn thì dùng ma tuý và nhạc psychedelic để xây dựng một thế giới ảo của truyện cổ tích,thần thoại như một cách thoát ly đối với thế giới thực tại.Một điều khá lạ là Led Zeppelin,một trong những nhóm hardrock tiên phong lại không đi theo hướng nổi loạn mà lại theo hướng thoát li bằng những bài hát mang đậm tính sử thi thần thoại.Black Sabbath thì kết hợp khá tốt giữa thoát li và nổi loạn,chống đối nhưng dùng một hình ảnh khác chứ không đề cập trực tiếp đến đối tượng được chống đối. Nhiều người nhận định một cách khá vội vã rằng Black Sabbath là một nhóm tôn thờ satan,chống chúa.Thậm chí có người còn khẳng định Black Sabbath mở đầu cho trào lưu black và death metal.Điều này là một điều hoàn toàn sai lầm vì ca từ của Black Sabbath tuy nói về chuyện ma quỉ nhưng không cực đoan.Trong các ca khúc của nhóm, Chúa trời và Satan luôn xuất hiện cùng nhau, và Satan chẳng qua thừa lệnh của chúa trời để trừng trị những kẻ bất lương (War Pigs, Black Sabbath).Ca từ của Black Sabbath và của Ozzy sau này cũng thế,thể hiện rất rõ ràng tính nhân quả: gieo nhân nào gặt quả nấy, kẻ nào làm điều ác thì sẽ nhận được sự trừng phạt (Children of the Grave, Sabbath Bloody Sabbath, Iron Man...) Các bái hát của Black Sabbath mang âm hưởng của truyện ngụ ngôn nhiều hơn. Điểm tiêu cực trong ca từ của Black Sabbath chính là những ẩn dụ ,thâm chí nhiều lúc rất công khai,khuyến khích việc sử dụng ma tuý (Paranoid, Faries Wear Boots,Sweat Leaf, Snowblind...)
    Sau khi Mỹ thất bại trên chiến trường VN năm 1975,phong trào đấu tranh phản chiến cũng theo đó mà chìm vào quên lãng.Giới hippie tiên phong bắt dâu bước vào cái tuổi ba mươi và đúng như những gì họ cảnh báo, giới trẻ đã không thể tin tưởng được những người này.Hai tay cựu thủ lĩnh của phong trào hippie những năm 60 ,một người trở thành nhân viên đắc lực của CIA,chuyên chỉ điểm và đàn áp phong trào đấu tranh,một tay khác thì trở thành tay tư bản chứng khoán của phố Wall. Phong trào hippie dần lụi tàn, giới hippie có vẻ bị mua chuộc và thoả hiệp với nhạc disco trong các sàn nhảy. Tuy nhiên một bộ phận khác vẫn phản kháng bắng một con đường khác: nhạc punk.Punk rock rũ bỏ mọi ảnh hưởng của hippie bằng cách cắt đi mái tóc dài, xé rách quần bò, tạo nên lối chơi nhạc gắt gỏng, chát chúa thay cho những âm thanh uyển chuyển của thời kỉ frước.Nội dung ca từ của punk rock cũng phản kháng theo hướng khác: chế giễu sự thất bại của chính phủ, chế giễu giới hippie đã lỗi thời, châm biếm cuộc khủng hoảng kinh tế do lạm phát trong thập niên 70 và hậu quả sau cuộc chiến tranh VN.Tuy nhiên,nếu như hippie có vẻ nghiêng về phe tả,ủng hộ phong trào xã hôi chủ nghĩa và đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thế giới thứ ba thì nhạc punk lại đi theo hướng ngược lại.Các nhóm nhạc punk như *** Pistols,Ramones chế giễu chính phủ yếu kém trong việc chặn đứng chủ nghĩa xã hội ở các nước đông Âu, góp phần đáo sâu thù hận trong thời kì chiến tranh lạnh.
    Sang đến thập niên 80,các vấn đề nóng bỏng của xã hội cũng không còn nhức nhối như trong hai thập niên trước.Sự phản kháng của giới heavy-metal tập trung vào chủ nghĩa cá nhân,vào cái tôi của mình nhiều hơn.Một số nhà phân tích xã hội đã nhận định thập niên 80 là sự lập lại mờ nhạt của thập niên 50 về quan điểm xã hội.Thế hệ trẻ của thập niên 80 vừa giống lại vừa khác thế hệ trẻ của thập niên 50.Giống nhau ở chỗ ,sự nổi loạn của họ không vì một mục đích chính đáng nào cả,họ muốn thông qua sự nổi loạn để thể hiện chính mình.Còn khác nhau ở chỗ hoàn cảnh xã hội của hai thời kì khác nhau,thập niên 50, chiến tranh thế giới thứ hai vừa kết thúc,mọi thứ còn quá mới mẻ,ngay cả ở những nước tư bản,xã hôi vẫn chịu hậu quả năng nề sau chiến tranh.Giới trẻ nổi loạn thời đó để chứng tỏ rằng mình đang sống, đang chuyển mình để thích hợp với hoàn cảnh sống mới theo thuyết hiện sinh (existencism).Còn đối với thập niên 80,xã hội khá ổn định,khủng hoảng kinh tế cũng đã giải quyết, dư âm của chiến tranh VN không phải không còn nhưng không thật sự ảnh hưởng nhiều.Giới trẻ thời kì này nổi loạn do thừa thãi năng lượng,không biết làm gì,đâm ra làm càng.Hơn nữa, đằng sau sự nổi loạn trong heavy-metal là sự chi phối của cả một ngành công nghiệp thu âm,lúc này đã phát triển mạnh mẽ và vững chắc,mà quan trọng nhất là sự ra đời của kênh truyền hình âm nhạc MTV.Các ban nhạc heavy metal được trả tiền để nổi loạn nên sự nổi loạn của họ hoàn toàn không có ý nghĩa như thời trước.Trong cuốn Metal Madness: The Truths Behind the Painted Faces, viết về heavy metal của thập niên 80, tác giả nhận định sự nổi loạn của giới hair metal là sự nổi loạn giả tạo,màu mè và sặc mùi Hollywood.********,ma tuý và cái tôi không được thoả mãn chính là nội dụng chính của sự nổi loạn thời kì này.
    Đầu thập niên 90, sự bế tắc của thanh niên ở các thành phố lớn được phản ảnh qua thể loại grunge-alternative mà đại diện điển hình là Nirvana.Tớ không phải là fan của Nirvana hay alternative rock nên không dám lạm bàn về tư tưởng của dòng grunge-alternative này.Tuy nhiên,nếu theo cách đánh giá tổng quát thì giai đoạn này, sự nổi loạn của nhạc punk có ảnh hưởng rất lớn,tuy nhiên sự nổi loạn của grunge có vẻ mệt mỏi,chán nản nhiều hơn là gào thét, đập phá.Cái chết của Kurt Cobain thể hiện sự bế tắc không gì cứu vãn nổi về mặt tinh thần,sự không giải thoát được chính mình trước những áp lực mà phần lớn đều do mình tạo ra.
    Một dòng nhạc cũng phát triển mạnh và đang lấn sân hầu hết các dòng nhạc khác hiện nay là nhạc rap.Rap cũng là một loại phản kháng nhưng sự phản kháng của rap chuyển hướng từ tích cực sang tiêu cực.Trong những năm 80,khi nhạc rap vừa phôi thai, rap là tiếng nói của cộng đồng người da đen để liên kết với nhau,bảo vệ chính mình và chống lại sự phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử.Tuy nhiên, khi đã chiếm được chỗ dứng trên thị trường,nhạc rap lại câu khách bằng thói phân biệt chủng tộc, tôn thờ vật chất tầm thường và đào sâu sự thù ghét giữa người da đen với người da trắng. Các từ ngữ đầu đường xó chợ được đưa vào rap khá nhiều, phong cách biểu diễn chợ búa của các tay rapper đã làm không ít người phiền lòng.Và hơn nữa các tay rapper hầu hết đều là những tay anh chị vào tù ra khám như cơm bữa.Và có lẽ trong lịch sử phát triển của nhạc rock,chỉ có nhạc rap mới có chuyện các tay rapper giải quyết vấn đề với nhau bằng súng.Notorious B.I.G, Tupac Shakur và sắp tới là chú rapper da trắng Eminem đang bị hăm doạ thanh toán,nhạc rap báo hiệu một tương lai đầy nguy hiểm cho âm nhạc.Xem ra,sự nổi loạn vì chủ nghĩa cá nhân nếu bộc lộ thái quá sẽ dẫn đến sự suy đồi.
    Còn đối với các dòng black,death,nu-metal,tớ không nghiên cứu nên không nói càn.Nhờ các cao thủ của các dòng này cho ý kiến.
    còn tiếp...
    All we are saying is give peace a chance!!
    Barrygibson
  2. pisceancorpse

    pisceancorpse Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    đọc mãi mà không thấy anh barry viết gì về thuật ngữ dùng cho bọn chơi nhạc nhỉ? Ví dụ như khác nhau giữa chord và scale, pentatonic scale là gì, lick( cái này chắc là chạy phải không?), octave, anh giúp em dịch mấy thứ đấy ra tiếng việt thì tốt quá. Học mò mẫm trên mấy trang của bọn tây mà không biết mấy từ này cũng mệt lắm.
  3. pisceancorpse

    pisceancorpse Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    đọc mãi mà không thấy anh barry viết gì về thuật ngữ dùng cho bọn chơi nhạc nhỉ? Ví dụ như khác nhau giữa chord và scale, pentatonic scale là gì, lick( cái này chắc là chạy phải không?), octave, anh giúp em dịch mấy thứ đấy ra tiếng việt thì tốt quá. Học mò mẫm trên mấy trang của bọn tây mà không biết mấy từ này cũng mệt lắm.
  4. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    2/Sơ chế một ca khúc:
    Chúng ta đã nói về vấn đề xây dựng một ca khúc theo hướng "đắp thịt vào xương" mà bộ xương ở đây là phần nhạc,còn thịt là phần lời..Đó cũng là cách chung để xây dựng một bài hát theo cách làm của nhiều nhạc sĩ.Tuy nhiên đó chỉ là sản phẩm thô (raw material) chứ vẫn chưa gọi là một bản nháp (demo) được.Một bản nhạc được gọi là demo thật ra có cấu tạo hoàn chỉnh hơn ta thường nghĩ vì các bản demo thường là phần raw material đã được các thành viên ban nhạc nhúng tay vào thêm tay thêm chân. Cách làm này được gọi là xây dựng một bài hát theo kiểu ráp nối đầu-đuôi.
    Nếu phân tích một ca khúc theo kiểu cất khúc ta sẽ thấy một ca khúc bao gồm các phần cơ bản sau: dạo đầu (intro), đoạn chính ( verse), hợp xướng hoặc điệp khúc (chorus or refrain), giang tấu (interlude), phần nối (bridge) và phần dạo cuối (outro).Mỗi phần đều có một vai trò rất quan trọng trong sự quyết định thành công của một bài hát.Ta sẽ phân tích từng phần để thấy được tầm quan trọng của nó.
    a/ Intro:
    Có thể nói phần intro là phần quan trọng nhất nhì trong ca khúc vì nó xác địng giọng (tone), nhịp (tempo), trạng thái (mood) của ca khúc đó. Nói tóm lại phần intro cho nguời nghe khái niệm đầu tiên về ca khúc mình sắp nghe thuộc thể loại gì,nhanh chậm thế nào và vui buồn ra sao. Đối với các ca khúc được chọn làm đĩa đơn thì phần intro còn quan trọng hơn nữa vì nó phải làm sao tạo được ấn tượng ngay cho người nghe vì các đĩa single thường được giới thiệu trên radio.Một phần intro không có gì đặc sắc sẽ khó mà khiến cho người nghe theo dõi trọn bài hát.
    Intro của một ca khúc khá đa dạng.Có thể Intro chỉ là một hợp âm mở đầu như trường hợp "A Hard Day''s Night" của Beatles hay "The Kids Are Alright" của the Who, có thể là một chuỗi hợp âm lặp lại (chord sequence) như ở rất nhiều các ca khúc pop rock quen thuộc. Độ dài ngắn của intro cũng không có giới hạn,như đã nói ở trên, có phần intro chỉ có một hợp âm nhưng cũng có những phần intro dài dòng lắt léo như kiểu "Since I''ve Been Loving You" hay "The Rain Song" của Led Zeppelin. Đối với nhạc blues, lối intro được ưa chuông nhất là sử dụng 12 bar riff của guitar blues. Đối với hard rock và heavy metal, các đoạn riff mạnh kết hợp giữa guitar và trống là các hay được sử dụng. Nếu để ý kĩ thì hợp âm cuối cùng của phần intro thường là hợp âm 7 của âm giai chủ để khi vào phần đoạn chính dễ quay trở lại vào chủ âm.

    Đôi khi đọc các tài liệu về âm nhạc, ta thường thấy thuật ngữ " intro giả" (false intro).Vậy thế nào là một false intro? False intro là các sử dụng intro như một lối đánh lừa thính giác của người nghe. Có hai loại false intro rất hay được sử dụng là loại sử dụng tempo khác nhau (tempo variations) với phần tempo được chơi với một tốc độ hoặc nhịp khác so với phần nhạc chính. "Tea For One" của Led Zeppelin được bắt đầu với phần intro với tiết tấu hardrock khá hung hặng nhưng phần nhạc chính lại là kết cấu 12 bar blues cổ điển hoặc có một số ca khúc theo thể loại progressive khi intro thì sử dụng nhịp 4/4 nhưng đến phần chính thì chuyển sang 12/8 hoặc 3/4. Loại false intro thứ hai là loại sử dụng hai âm giai khác nhau giữa phần nhạc chính và tempo như ca khúc bất hủ "Layla" của Eric Clapton.Phần intro được chơi bằng âm giai A trưởng nhưng khi vào phần chính thì chuyển sang C#m. False intro đòi hỏi nguời viết nhạc một khả năng cảm âm tinh tế và biết cách kết hợp sao cho giữa hai phần không bị chỏi nhau về nhịp hoặc về tông.
    2/ Verse, Chorus and Bridge:
    Đoạn chính (verse), điệp khúc/hợp xướng (refrain/chorus) và đọan nối được xây dựng trên vòng hợp âm (chord sequence).Tớ không nhắc lại phần này vì nó đã được nói đến trong phần xây dựng ca khúc.Cái quan trọng ở đây là sự phân biệt thế nào là phân đoạn chính, thế nào là chorus và thế nào là bridge. TRong âm nhạc,nguời ta thường dùng chữ A để kí hiệu phân đoạn chính, một bài hát có bao nhiêu phân đoạn thì sẽ được đánh dấu là A1, A2, A3..Chữ B được dùng để chỉ phần chorus và C chỉ phần bridge.Cách đánh dấuA, B,C sẽ rất dễ dàng để nguời chơi nhạc nắm bắt cấu trúc của bài hát.Ví dụ một bài hát gồm hai phân đoạn chính rồi đến phần điệp khúc sau đó trở lại phân đoạn chính thứ ba rồi quay về điệp khúc,tiếp nữa là một đoạn nối và kết thúc bằng điệp khúc sẽ được ghi như sau :A1-A2-B-A3-B-C-B.Nguời chơi nhạc sẽ căn cứ vào trình tự đó mà chơi.
    Thường thì các bài hát là sự kết hợp hài hoà giữa phần điệp khúc và các phân đoạn chính. Phân đoạn chính thường là phần kể lể vòng vo trước khi vào phần trọng tâm là phần điệp khúc. Điệp khúc chính là nội dung chính của cả bài,nói lên tâm trạng của người sáng tác nên phần tựa của bài hát hay nằm trong phần điệp khúc.Do phần điệp khúc hay được chia làm nhiều bè nên đôi khi điệp khúc vẫn thường được gọi là chorus.Đối với nhạc pop-rock thì chorus hay refrain đều có ý nghĩa như nhau. Phân đoạn chính và điệp khúc thường sử dụng chung âm giai nhưng cũng có nhiều nhạc sĩ thích chơi kiểu phân đoạn chính mang âm giai trưởng thì của chủ âm nào thì điệp khúc lại mang âm giai thứ của chủ âm đó và ngược lại.Ví dụ nếu ca khúc được viết với âm giai E trưởng thì điệp khúc sẽ được viết bằng Em. Bác Trịnh Công Sơn nhà ta rất hay dùng chiêu này trong nhiều ca khúc như "Nối vòng tay lớn", "Cát bụi" hoặc "Như Cánh Vạc Bay"
    Tuy nhiên không phải bài hát nào cũng có cấu tạo gồm hai phần A-B như thế.Đối với các ca khúc mang tính kể chuyện,người viết thường viết theo kiểu 1 đoạn (single verse) có nghĩa là chỉ có phân đoạn chính A mà không có phần điệp khúc B.Các ca khúc kiểu này cũng không hiếm, có thể kể đến "the House of the Rising Sun" của the Animals, "Scaborough Fair" của Simon & Garfunkel hay "Chị Tôi" và "Sắc màu" của Trần Tiến.Các ca khúc kiểu này thường mang âm hưởng nhạc folk và được chơi với nhạc cụ gỗ.
    Phần nối (bridge) không thường xuyên xuất hiện vì thường thì giữa phần verse và chorus được nối với nhau bằng phần giang tấu (interlude).Các đoạn bridge thường ngắn (khoảng 8-16 ô nhịp) và không lặp lại. Nếu nghe các ban nhạc heavy metal thời 80 thì ta sẽ thấy phần brigde được sử dụng khá nhiều. "You Give Love a Bad Name" của Bon Jovi, "Wind of Change", "Under the Same Sun" của Scorpions và "Carrie" của Europe là những ví dụ khá tiêu biểu của việc sử dụng đoạn bridge.
    c/ Giang tấu (interlude) và kết bài (outro)
    Phần giang tấu (interlude) chính là phần hoà tấu giữa các đoạn có tác dụng kết nối giữa các phân đoạn với nhau hoặc giữa các phân đoạn và điệp khúc. Giang tấu còn có tác dụng giúp ca sĩ "dưỡng sức" giữa đường và làm cho ca khúc thêm phần hấp dẫn.Cuối cùng giang tấu chính là phần để cho các nhạc công trổ tài của mình.Đối với nhạc rock thì 99% giang tấu được thực hiện bởi các tay guitar solo. Một điều thú vị mà ta thường nghe khi các ban nhạc biểu diễn live là phần solo giang tấu không bao giờ được chơi giống như bản thu âm trong phòng thu cả mà tha hồ mở rộng theo tài năng của các tay guitar theo kiểu ứng tấu (jam).Đây cũng là một cách khoe tài của guitarist.Tuy nhiên,không phải ban nhạc nào cũng sử dụng guitar để giang tấu vì nếu như thế thì ban nhạc nào cũng như ban nhạc nào và thể loại nào cũng như nhau.Mỗi nhạc sĩ và ban nhạc đều có phong cách thể hiện phần giang tấu của mình.Elton JohnBilly Joel hay sử dụng piano cho phần giang tấu. Bod DylanNeil Young khoái chơi harmonica, BeatlesBee Gees trong giai đoạn 67-70 thường sử dụng dàn nhạc dây (strings) để hỗ trợ phần giang tấu trong khi các ban nhạc funk và soul thì không bao giờ bỏ sót đội kèn đồng (brass).(Đây cũng là điểm phân biệt giữa nhạc funk và nhạc disco vì mặc dù cùng chơi với tiết tấu và nhịp độ giống nhau, disco không sử dụng kèn đồng trong khi nhạc funk luôn sử dụng kèn). Phần giang tấu cũng là cách để ban nhạc tạo nên dấu ấn riêng của mình.
    Phần kết (outro) được sử dụng để kết thúc bản nhạc.Tuy không đa dạng như intro hoặc interlude nhưng outro cơ bản gồm ba cách kết sau. Cách kết thứ nhất là cách quay về chủ âm.Cách kết này sẽ làm bài hát kết thúc một cách nhanh gọn được sử dụng trong nhạc rock and roll và blues.Cách kết thứ hai là cách kết tắt dần (fade-out) được sử dụng khi không có cách nào để quay lại chủ âm.Do đó ban nhạc sẽ chơi lại phần điệp khúc nhiều lần rồi khi thu âm sẽ giảm dần âm lượng cho đến khi tắt hẳn.Cách này khi thu đĩa thì dễ nhưng nếu chơi live thì không dễ chút nào. Vì thế,các ban nhạc khi diễn live ít sử dụng các ca khúc với lối kết fade-out,hoặc nếu có sẽ tìm cách để đưa bài hát về cách kết bằng chủ âm đê cho dễ. Cách kết cuối cùng ,ít khi được sử dụng là cách kết bằng nhạc (instrumental outro) mà "Hotel California" là một điển hình.Không fade-out và cũng không quay về chủ âm để kết thúc, ban nhạc sẽ chơi một đoạn nhạc để kết thúc,đây là cách kết thúc khá hay và đòi hỏi sự đầu tư nhiều của các thành viên vì phần lớn các đoạn hợp tấu được tập trung sử dụng cho phần intro và interlude nên phần outro ít khi được chăm sóc nhiều bằng.
    còn tiếp
    Kì sau: Thu âm và phát hành đĩa.
    All we are saying is give peace a chance!!

    .
    Barrygibson
  5. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    2/Sơ chế một ca khúc:
    Chúng ta đã nói về vấn đề xây dựng một ca khúc theo hướng "đắp thịt vào xương" mà bộ xương ở đây là phần nhạc,còn thịt là phần lời..Đó cũng là cách chung để xây dựng một bài hát theo cách làm của nhiều nhạc sĩ.Tuy nhiên đó chỉ là sản phẩm thô (raw material) chứ vẫn chưa gọi là một bản nháp (demo) được.Một bản nhạc được gọi là demo thật ra có cấu tạo hoàn chỉnh hơn ta thường nghĩ vì các bản demo thường là phần raw material đã được các thành viên ban nhạc nhúng tay vào thêm tay thêm chân. Cách làm này được gọi là xây dựng một bài hát theo kiểu ráp nối đầu-đuôi.
    Nếu phân tích một ca khúc theo kiểu cất khúc ta sẽ thấy một ca khúc bao gồm các phần cơ bản sau: dạo đầu (intro), đoạn chính ( verse), hợp xướng hoặc điệp khúc (chorus or refrain), giang tấu (interlude), phần nối (bridge) và phần dạo cuối (outro).Mỗi phần đều có một vai trò rất quan trọng trong sự quyết định thành công của một bài hát.Ta sẽ phân tích từng phần để thấy được tầm quan trọng của nó.
    a/ Intro:
    Có thể nói phần intro là phần quan trọng nhất nhì trong ca khúc vì nó xác địng giọng (tone), nhịp (tempo), trạng thái (mood) của ca khúc đó. Nói tóm lại phần intro cho nguời nghe khái niệm đầu tiên về ca khúc mình sắp nghe thuộc thể loại gì,nhanh chậm thế nào và vui buồn ra sao. Đối với các ca khúc được chọn làm đĩa đơn thì phần intro còn quan trọng hơn nữa vì nó phải làm sao tạo được ấn tượng ngay cho người nghe vì các đĩa single thường được giới thiệu trên radio.Một phần intro không có gì đặc sắc sẽ khó mà khiến cho người nghe theo dõi trọn bài hát.
    Intro của một ca khúc khá đa dạng.Có thể Intro chỉ là một hợp âm mở đầu như trường hợp "A Hard Day''s Night" của Beatles hay "The Kids Are Alright" của the Who, có thể là một chuỗi hợp âm lặp lại (chord sequence) như ở rất nhiều các ca khúc pop rock quen thuộc. Độ dài ngắn của intro cũng không có giới hạn,như đã nói ở trên, có phần intro chỉ có một hợp âm nhưng cũng có những phần intro dài dòng lắt léo như kiểu "Since I''ve Been Loving You" hay "The Rain Song" của Led Zeppelin. Đối với nhạc blues, lối intro được ưa chuông nhất là sử dụng 12 bar riff của guitar blues. Đối với hard rock và heavy metal, các đoạn riff mạnh kết hợp giữa guitar và trống là các hay được sử dụng. Nếu để ý kĩ thì hợp âm cuối cùng của phần intro thường là hợp âm 7 của âm giai chủ để khi vào phần đoạn chính dễ quay trở lại vào chủ âm.

    Đôi khi đọc các tài liệu về âm nhạc, ta thường thấy thuật ngữ " intro giả" (false intro).Vậy thế nào là một false intro? False intro là các sử dụng intro như một lối đánh lừa thính giác của người nghe. Có hai loại false intro rất hay được sử dụng là loại sử dụng tempo khác nhau (tempo variations) với phần tempo được chơi với một tốc độ hoặc nhịp khác so với phần nhạc chính. "Tea For One" của Led Zeppelin được bắt đầu với phần intro với tiết tấu hardrock khá hung hặng nhưng phần nhạc chính lại là kết cấu 12 bar blues cổ điển hoặc có một số ca khúc theo thể loại progressive khi intro thì sử dụng nhịp 4/4 nhưng đến phần chính thì chuyển sang 12/8 hoặc 3/4. Loại false intro thứ hai là loại sử dụng hai âm giai khác nhau giữa phần nhạc chính và tempo như ca khúc bất hủ "Layla" của Eric Clapton.Phần intro được chơi bằng âm giai A trưởng nhưng khi vào phần chính thì chuyển sang C#m. False intro đòi hỏi nguời viết nhạc một khả năng cảm âm tinh tế và biết cách kết hợp sao cho giữa hai phần không bị chỏi nhau về nhịp hoặc về tông.
    2/ Verse, Chorus and Bridge:
    Đoạn chính (verse), điệp khúc/hợp xướng (refrain/chorus) và đọan nối được xây dựng trên vòng hợp âm (chord sequence).Tớ không nhắc lại phần này vì nó đã được nói đến trong phần xây dựng ca khúc.Cái quan trọng ở đây là sự phân biệt thế nào là phân đoạn chính, thế nào là chorus và thế nào là bridge. TRong âm nhạc,nguời ta thường dùng chữ A để kí hiệu phân đoạn chính, một bài hát có bao nhiêu phân đoạn thì sẽ được đánh dấu là A1, A2, A3..Chữ B được dùng để chỉ phần chorus và C chỉ phần bridge.Cách đánh dấuA, B,C sẽ rất dễ dàng để nguời chơi nhạc nắm bắt cấu trúc của bài hát.Ví dụ một bài hát gồm hai phân đoạn chính rồi đến phần điệp khúc sau đó trở lại phân đoạn chính thứ ba rồi quay về điệp khúc,tiếp nữa là một đoạn nối và kết thúc bằng điệp khúc sẽ được ghi như sau :A1-A2-B-A3-B-C-B.Nguời chơi nhạc sẽ căn cứ vào trình tự đó mà chơi.
    Thường thì các bài hát là sự kết hợp hài hoà giữa phần điệp khúc và các phân đoạn chính. Phân đoạn chính thường là phần kể lể vòng vo trước khi vào phần trọng tâm là phần điệp khúc. Điệp khúc chính là nội dung chính của cả bài,nói lên tâm trạng của người sáng tác nên phần tựa của bài hát hay nằm trong phần điệp khúc.Do phần điệp khúc hay được chia làm nhiều bè nên đôi khi điệp khúc vẫn thường được gọi là chorus.Đối với nhạc pop-rock thì chorus hay refrain đều có ý nghĩa như nhau. Phân đoạn chính và điệp khúc thường sử dụng chung âm giai nhưng cũng có nhiều nhạc sĩ thích chơi kiểu phân đoạn chính mang âm giai trưởng thì của chủ âm nào thì điệp khúc lại mang âm giai thứ của chủ âm đó và ngược lại.Ví dụ nếu ca khúc được viết với âm giai E trưởng thì điệp khúc sẽ được viết bằng Em. Bác Trịnh Công Sơn nhà ta rất hay dùng chiêu này trong nhiều ca khúc như "Nối vòng tay lớn", "Cát bụi" hoặc "Như Cánh Vạc Bay"
    Tuy nhiên không phải bài hát nào cũng có cấu tạo gồm hai phần A-B như thế.Đối với các ca khúc mang tính kể chuyện,người viết thường viết theo kiểu 1 đoạn (single verse) có nghĩa là chỉ có phân đoạn chính A mà không có phần điệp khúc B.Các ca khúc kiểu này cũng không hiếm, có thể kể đến "the House of the Rising Sun" của the Animals, "Scaborough Fair" của Simon & Garfunkel hay "Chị Tôi" và "Sắc màu" của Trần Tiến.Các ca khúc kiểu này thường mang âm hưởng nhạc folk và được chơi với nhạc cụ gỗ.
    Phần nối (bridge) không thường xuyên xuất hiện vì thường thì giữa phần verse và chorus được nối với nhau bằng phần giang tấu (interlude).Các đoạn bridge thường ngắn (khoảng 8-16 ô nhịp) và không lặp lại. Nếu nghe các ban nhạc heavy metal thời 80 thì ta sẽ thấy phần brigde được sử dụng khá nhiều. "You Give Love a Bad Name" của Bon Jovi, "Wind of Change", "Under the Same Sun" của Scorpions và "Carrie" của Europe là những ví dụ khá tiêu biểu của việc sử dụng đoạn bridge.
    c/ Giang tấu (interlude) và kết bài (outro)
    Phần giang tấu (interlude) chính là phần hoà tấu giữa các đoạn có tác dụng kết nối giữa các phân đoạn với nhau hoặc giữa các phân đoạn và điệp khúc. Giang tấu còn có tác dụng giúp ca sĩ "dưỡng sức" giữa đường và làm cho ca khúc thêm phần hấp dẫn.Cuối cùng giang tấu chính là phần để cho các nhạc công trổ tài của mình.Đối với nhạc rock thì 99% giang tấu được thực hiện bởi các tay guitar solo. Một điều thú vị mà ta thường nghe khi các ban nhạc biểu diễn live là phần solo giang tấu không bao giờ được chơi giống như bản thu âm trong phòng thu cả mà tha hồ mở rộng theo tài năng của các tay guitar theo kiểu ứng tấu (jam).Đây cũng là một cách khoe tài của guitarist.Tuy nhiên,không phải ban nhạc nào cũng sử dụng guitar để giang tấu vì nếu như thế thì ban nhạc nào cũng như ban nhạc nào và thể loại nào cũng như nhau.Mỗi nhạc sĩ và ban nhạc đều có phong cách thể hiện phần giang tấu của mình.Elton JohnBilly Joel hay sử dụng piano cho phần giang tấu. Bod DylanNeil Young khoái chơi harmonica, BeatlesBee Gees trong giai đoạn 67-70 thường sử dụng dàn nhạc dây (strings) để hỗ trợ phần giang tấu trong khi các ban nhạc funk và soul thì không bao giờ bỏ sót đội kèn đồng (brass).(Đây cũng là điểm phân biệt giữa nhạc funk và nhạc disco vì mặc dù cùng chơi với tiết tấu và nhịp độ giống nhau, disco không sử dụng kèn đồng trong khi nhạc funk luôn sử dụng kèn). Phần giang tấu cũng là cách để ban nhạc tạo nên dấu ấn riêng của mình.
    Phần kết (outro) được sử dụng để kết thúc bản nhạc.Tuy không đa dạng như intro hoặc interlude nhưng outro cơ bản gồm ba cách kết sau. Cách kết thứ nhất là cách quay về chủ âm.Cách kết này sẽ làm bài hát kết thúc một cách nhanh gọn được sử dụng trong nhạc rock and roll và blues.Cách kết thứ hai là cách kết tắt dần (fade-out) được sử dụng khi không có cách nào để quay lại chủ âm.Do đó ban nhạc sẽ chơi lại phần điệp khúc nhiều lần rồi khi thu âm sẽ giảm dần âm lượng cho đến khi tắt hẳn.Cách này khi thu đĩa thì dễ nhưng nếu chơi live thì không dễ chút nào. Vì thế,các ban nhạc khi diễn live ít sử dụng các ca khúc với lối kết fade-out,hoặc nếu có sẽ tìm cách để đưa bài hát về cách kết bằng chủ âm đê cho dễ. Cách kết cuối cùng ,ít khi được sử dụng là cách kết bằng nhạc (instrumental outro) mà "Hotel California" là một điển hình.Không fade-out và cũng không quay về chủ âm để kết thúc, ban nhạc sẽ chơi một đoạn nhạc để kết thúc,đây là cách kết thúc khá hay và đòi hỏi sự đầu tư nhiều của các thành viên vì phần lớn các đoạn hợp tấu được tập trung sử dụng cho phần intro và interlude nên phần outro ít khi được chăm sóc nhiều bằng.
    còn tiếp
    Kì sau: Thu âm và phát hành đĩa.
    All we are saying is give peace a chance!!

    .
    Barrygibson
  6. dragon_king_lives

    dragon_king_lives Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Anh Barrygibson có thể post 1 bài về sự hình thành của Rock , các thể loại Rock khác nhau như thế nào(tất nhiên là trừ fần ca từ đã post rồi ). Em cất công đi tìm mãi mà chẳng thấy đâu nói về những vấn đề đó cả , đành nhờ anh vậy . Mong anh post sớm cho em mở mang kiến thức
    AI CŨNG CHỌN VIỆC NHẸ NHÀNG , GIAN KHỔ SẼ DÀNH PHẦN AI ??
  7. dragon_king_lives

    dragon_king_lives Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Anh Barrygibson có thể post 1 bài về sự hình thành của Rock , các thể loại Rock khác nhau như thế nào(tất nhiên là trừ fần ca từ đã post rồi ). Em cất công đi tìm mãi mà chẳng thấy đâu nói về những vấn đề đó cả , đành nhờ anh vậy . Mong anh post sớm cho em mở mang kiến thức
    AI CŨNG CHỌN VIỆC NHẸ NHÀNG , GIAN KHỔ SẼ DÀNH PHẦN AI ??
  8. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    Hi!
    Dạo này tớ bận quá, lâu lắm mới có dịp vào lai ttvnol.com.Tớ sẽ cố gắng hoàn thành chủ đề thuật ngữ trong thời gian sớm nhất có thể. Về việc hình thành các thể loại nhạc,chú dragon_king có thể xem phần viết về British Rock,hard rock, psychedelic, glam, punk, disco và heavy metal trong chủ đề Classic rock from A-Z của tớ bên box Rock Hall of Fame. Bên đó hình như cũng có bài về sự hình thành của các dòng nhạc khác như thrash,death, progressive...đấy!!
    Thời gian vá sức người thì có hạn mà công việc thì vô tận,khổ thế đấy!!
    Barrygibson
  9. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    Hi!
    Dạo này tớ bận quá, lâu lắm mới có dịp vào lai ttvnol.com.Tớ sẽ cố gắng hoàn thành chủ đề thuật ngữ trong thời gian sớm nhất có thể. Về việc hình thành các thể loại nhạc,chú dragon_king có thể xem phần viết về British Rock,hard rock, psychedelic, glam, punk, disco và heavy metal trong chủ đề Classic rock from A-Z của tớ bên box Rock Hall of Fame. Bên đó hình như cũng có bài về sự hình thành của các dòng nhạc khác như thrash,death, progressive...đấy!!
    Thời gian vá sức người thì có hạn mà công việc thì vô tận,khổ thế đấy!!
    Barrygibson
  10. ozzfan

    ozzfan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/12/2002
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô bạn Barry. Tôi rất thích những bài viết của bạn. Dạo này thấy cậu ít post bài quá chắc là bận học. Mong rằng bạn sẽ có nhiều bài viết hay về rock!
    ozz

Chia sẻ trang này