1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thuật ngữ trong nhạc rock!!

Chủ đề trong 'Nhạc cụ - Kỹ thuật' bởi barrygibson, 02/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kissme

    kissme Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2000
    Bài viết:
    4.119
    Đã được thích:
    0
    Chi tiết ghê nhể
    Bác có biết cách trang bị một phòng tập nhỏ cho ban nhạc không
    Nói cho tui biết với, đang cần lắm

    ...What ALTERNATIVE Can Be...

  2. kissme

    kissme Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2000
    Bài viết:
    4.119
    Đã được thích:
    0
    "bộ phận biến âm (distortion) "
    Tôi tưởng distortion là cái phơ tè chứ nhể, gọi chung là biến âm à?
    Ở Hà Nội mua cái giá đỡ (stand) ở đâu ấy nhỉ, khoảng bao nhiêu tiền

    ...What ALTERNATIVE Can Be...

  3. kissme

    kissme Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2000
    Bài viết:
    4.119
    Đã được thích:
    0
    "bộ phận biến âm (distortion) "
    Tôi tưởng distortion là cái phơ tè chứ nhể, gọi chung là biến âm à?
    Ở Hà Nội mua cái giá đỡ (stand) ở đâu ấy nhỉ, khoảng bao nhiêu tiền

    ...What ALTERNATIVE Can Be...

  4. Ara

    Ara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2003
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    em đi học về qua chỗ fố 2 Trưng , canhj ngay plaza có cửa hàng nhạc cụ trưng đầy...trong Plaza cũng có...xiền chắc khoảng <100k

    Biển mặn nồng như trái tim em rộn ràng!

  5. Ara

    Ara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2003
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    em đi học về qua chỗ fố 2 Trưng , canhj ngay plaza có cửa hàng nhạc cụ trưng đầy...trong Plaza cũng có...xiền chắc khoảng <100k

    Biển mặn nồng như trái tim em rộn ràng!

  6. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    Hi kissme!
    Trang bị cho một phòng tập nhỏ thì còn tuỳ điều kiện kinh tế của bác đến đâu.Nếu nhà bác có dư giả một chút thì chui vào phòng cửa kính,bật máy lạnh,vừa mát vừa không ảnh hưởng đến xóm giềng.Lúc trước ban nhạc của tớ tập trên nhà tớ tầng 4 của một chung cư, tập được vài tháng bị mời công an đến lập biên bản vì quá ồn ào,may là mỗi tuần chỉ tập có hai buổi thôi đấy,sau bèn phải đi mướn phòng tập.
    Phòng tập không cần lớn lắm cỡ phòng ngủ là được,nhưng phải trống trải.Loa nếu đủ bộ thì cần hai loa bass (đường kính mặt loa khoảng 50 cm) và hai loa treble (đường kính trên dưới 20 cm).Sắm đủ bộ loa này cũng tốn trên dưới 5 triệu.Ban nhạc của tớ may mắn lá có thằng bạn chơi keyboard bố làm cho hãng thu âm Vafaco,mà dụng cụ phòng thu thì thay đổi liên tục,đồ cũ vứt ra,nó xin về hai cái loa bass to đùng cho ban nhạc tập,khỏi mua,đỡ được khối tiền.Nếu chơi đủ bốn loa thì vặn công suất nhỏ thôi,nếu không coi chừng nứt kính. Còn không thì cắm tất cả vào cái loa 50 là tốt chán, tuy nghe không như trên sân khấu nhưng để tập thì như thế cũng được. Nếu không có loa 50,chơi loa 20 thì phải chơi thật nhẹ coi chừng rách loa.Nhưng mà chơi rock như thế thì chán bỏ bà.Kinh nghiệm là xếp loa-trống-loa theo hình vòng cung, đừng để trống đối diện với loa.
    Ampli thì mua loại ampli tủ của Tiến Đạt trên dưới 1 triệu có 8 rãnh.Ampli này mới đủ công suất gánh nổi ban nhạc.Ampli dùng để nghe nhạc hay ampli dàn karaoke xài cũng được nhưng rất mau hư vì công suất thấp,không gánh nổi. Nhóm của tớ đã từng làm cháy 2 cái ampli đầu karaoke rồi mới biết đi mua cái ampli tủ. Micro cắm để cách loa càng xa càng tốt để tránh feedback. Đại khái là như thế đấy, tuỳ theo tình hình thực tế mà thích nghi.Mà bác định lập ban nhạc à?
    Cục distortion mà dân mình hay gọi là cục "phơ", chính là do đọc trại chữ "fuzz" mà ra. "Fuzz" chỉ là một loại tiếng mà cục biến âm có thể tạo ra thôi,nhưng không hiểu sao dân mình hay gọi như thế,chắc là dễ nhớ và dễ gọi hơn là distortion hay cục biến âm. Tớ cũng quen miệng gọi cục đó là cục "phơ" cho dễ,nhưng trong bài viết này vì nói chuyện thuật ngữ nên phải dùng từ cho chính xác.
    Chúc ban nhạc của bác thành công!!!
    All we are saying is give peace a chance!!
    Barrygibson
  7. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    Hi kissme!
    Trang bị cho một phòng tập nhỏ thì còn tuỳ điều kiện kinh tế của bác đến đâu.Nếu nhà bác có dư giả một chút thì chui vào phòng cửa kính,bật máy lạnh,vừa mát vừa không ảnh hưởng đến xóm giềng.Lúc trước ban nhạc của tớ tập trên nhà tớ tầng 4 của một chung cư, tập được vài tháng bị mời công an đến lập biên bản vì quá ồn ào,may là mỗi tuần chỉ tập có hai buổi thôi đấy,sau bèn phải đi mướn phòng tập.
    Phòng tập không cần lớn lắm cỡ phòng ngủ là được,nhưng phải trống trải.Loa nếu đủ bộ thì cần hai loa bass (đường kính mặt loa khoảng 50 cm) và hai loa treble (đường kính trên dưới 20 cm).Sắm đủ bộ loa này cũng tốn trên dưới 5 triệu.Ban nhạc của tớ may mắn lá có thằng bạn chơi keyboard bố làm cho hãng thu âm Vafaco,mà dụng cụ phòng thu thì thay đổi liên tục,đồ cũ vứt ra,nó xin về hai cái loa bass to đùng cho ban nhạc tập,khỏi mua,đỡ được khối tiền.Nếu chơi đủ bốn loa thì vặn công suất nhỏ thôi,nếu không coi chừng nứt kính. Còn không thì cắm tất cả vào cái loa 50 là tốt chán, tuy nghe không như trên sân khấu nhưng để tập thì như thế cũng được. Nếu không có loa 50,chơi loa 20 thì phải chơi thật nhẹ coi chừng rách loa.Nhưng mà chơi rock như thế thì chán bỏ bà.Kinh nghiệm là xếp loa-trống-loa theo hình vòng cung, đừng để trống đối diện với loa.
    Ampli thì mua loại ampli tủ của Tiến Đạt trên dưới 1 triệu có 8 rãnh.Ampli này mới đủ công suất gánh nổi ban nhạc.Ampli dùng để nghe nhạc hay ampli dàn karaoke xài cũng được nhưng rất mau hư vì công suất thấp,không gánh nổi. Nhóm của tớ đã từng làm cháy 2 cái ampli đầu karaoke rồi mới biết đi mua cái ampli tủ. Micro cắm để cách loa càng xa càng tốt để tránh feedback. Đại khái là như thế đấy, tuỳ theo tình hình thực tế mà thích nghi.Mà bác định lập ban nhạc à?
    Cục distortion mà dân mình hay gọi là cục "phơ", chính là do đọc trại chữ "fuzz" mà ra. "Fuzz" chỉ là một loại tiếng mà cục biến âm có thể tạo ra thôi,nhưng không hiểu sao dân mình hay gọi như thế,chắc là dễ nhớ và dễ gọi hơn là distortion hay cục biến âm. Tớ cũng quen miệng gọi cục đó là cục "phơ" cho dễ,nhưng trong bài viết này vì nói chuyện thuật ngữ nên phải dùng từ cho chính xác.
    Chúc ban nhạc của bác thành công!!!
    All we are saying is give peace a chance!!
    Barrygibson
  8. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    Phụ tùng cho cây guitar (tt)
    c/Miếng khảy (pick)
    Lại là một sai lầm "đáng yêu" của dân chơi guitar khi gọi cái miếng khảy này là "phím" mặc dù nếu so với các phím của một cây piano thì phím này chẳng có điểm gì chung về cả chức năng lẫn hình dáng. Những ai đã học guitar đều nhớ bài học đầu tiên là cách cầm phím cho đúng cách, rồi cách khảy lên,khảy xuống như thế nào. Vì thế miếng khảy là phụ tùng đầu tiên không thể thiếu cho cây guitar.Xét về độ cứng, thì có thể chia miếng khảy ra làm ba loai: soft (mềm,dẻo dùng để đệm), medium (có độ cứng trung bình, có thể vừa đệm vừa solo) và hard (cứng, dùng để đánh solo). Tuy nhiên ở VN hầu như ít thấy loại hardsoft, toàn là cỡ medium.Về chất liệu, miếng khảy có thể được làm bằng plastic, sang hơn một chút là bằng gỗ hoặc bằng đồi mồi (tortoise shell).Có nhiều tay thích dùng đồng xu để đánh đàn hơn nhưng thật ra làm như vậy chỉ để ra vẻ ta đây khác người vì đồng xu hình tròn,khó tiếp xúc với dây đàn, lại có độ dày lớn nên dễ tạo ra tạp âm nhất là khi chơi guitar điện. Về hình dạng, có ba dạng cơ bảng,dang móng tay (fingernail) là dạng thông thường nhất, dạng vây cá mập có răng cưa (shark fin) dùng để chơi solo tạo hiệu ứng đặc biệt và dạng tam giác (triangle).Hai dạng sau cũng không thấy ở VN.
    d/Thanh chặn dây (Capo):
    Ai cũng biết khi chơi đàn ở ba ngăn đầu tiên thì các hợp âm phần lớn là các hợp âm mở (open chords) nên các ngón tay di chuyển khá linh hoạt để vừa có thể chơi solo vừa có thể đệm,nhưng càng lên cao thì càng không thể vì các hợp âm đều cấu tạo đóng,tức là cần ngón trỏ để barre cả một ngăn. Để giải phóng cho ngón trỏ ,người ta chế tạo ra thanh chặn dây Capo (viết tắt của từ tiếng Ý Capotosta,có nghĩa là cái chặn đầu).Nguời chơi đàn gắn capo vào ngăn cần chặn dây là có thể sử dụng ngón trỏ thoải mái.Capo còn tiện lợi cho những người chơi hợp âm mà chưa biết nhiều,vì cùng một thế bấm hợp âm mở,họ có thể chơi các hợp âm khác nhau khi dịch chuyển capo đúng vị trí. Bậc thầy về sử dụng Capo có thể nói đến Paul Simon, ông đã đem lại nhiều âm sắc rất lạ cho cây đàn thùng chỉ bằng cách dịch chuyển capo trên cần đàn.
    Các dạng capo,trong đó dạng số 4 là thông dụng nhất​
    Cần đàn có gắn capo(dạng số 4)
    e/ Ống truợt (slide)
    Những tay chơi blues guitar thường có một dụng cụ gọi là ống slide để tạo ra âm thanh não nuột.Về cấu tạo ống slide là một ống hình trụ bằng thuỷ tinh hoặc bằng thép giống như cái cổ chai dùng để truợt trên các ngăn. Ngưòi chơi có thể đeo ống slide vào ngón áp úp của tay trái ( tay bấm) hoặc dặt nó nằm trong lòng bàn tay. Có cả một trường phái chơi rock bằng slide guitar.Ở VN chưa thấy ai chơi slide guitar cả.
    f/ Đồ nghề chỉnh dây (tuning devices):
    Để hoà nhạc ,các nhạc cụ phải có cùng một cao độ mới với nhau thì mới có thể chơi được, vì vậy cần phải có một mẫu âm chuẩn (standard sound sample) để mọi cây đàn theo đó mà chỉnh dây cho đồng bộ. Dụng cụ này khá đa dạng ,từ thô sơ như cái âm thoa (tuning fork) gồm một thanh thép hình chữ U với một cái dùi,khi gõ sẽ phát ra âm chuẩn cho đến bộ còi chỉnh dây (tuning whistles) gồm 6 chiếc,mỗi chiếc ứng với một dây của cây guitar.Nhưng hiện đại hơn cả vẫn là máy chỉnh dây (tuning machine) trông giống như cái dồng hồ đo điện dùng để chỉnh guitar điện,một đầu nối với guitar,một đầu nối với ampli. Nếu kim chỉ vào vạch đỏ ở giữa là dây đó đã được canh đúng. Nếu không,với cây harmonica, bạn cũng có thể chỉnh dây cho cây guitar của mình (đó là cách tớ làm).
    g/ Bộ phận khuếch âm (amplifier)
    Có một lần làm quen với một tay tự nhận là rock fan,ngồi nói chuyện bàn về Metallica, G'n'R rất ư rôm rả,nhưng đến khi tớ giả vờ hỏi rằng cây guitar điện cắm ở chỗ nào, thì tay này ú ớ,khi bị hỏi dồn thì đáp liều rằng "Thì cắm vào...ổ cắm điện chứ đâu,thế mà cũng hỏi!!)Vậy thì cây guitar điện cũng như các nhạc cụ điện tử khác muốn phát âm được thì phải cắm ở đâu? Để bắt cây guitar điện lên tiếng nói cần phải có bộ phận khuyếch âm (amplifier ,gọi tắt là amp hay ampli).Ampli là bộ phận trung gian nối giữa nhạc cụ ( đầu in) và loa phóng thanh ( dầu out) có nhiệm vụ biến các sóng từ của pickup thành sóng âm phát ra ở loa. Trên ampli có các núm điều chỉnh tiếng trầm (bass) tiếng bổng (treble) và âm lượng (volume).Các ampli ở nước ngoài dành cho nguời mới chơi nhạc thường có luôn cả loa gắn kèm (VN mình cũng không có loại này,chán chưa?) với dáng nhỏ gọn có thể xách tay được rất tiện lợi (portable amp).Ampli của các hãng Vox, Marshall, PenveyRandall rất được ngưòi chơi guitar ưa chuộng.
    Ampli hiệu Randall có cả loa​
    h/ Bộ phận biến âm (distortion):
    Cái mà bác kissme thắc mắc rằng có phải là cục phơ, tè hay không đấy. Đúng vậy, cục phơ,cục tè, cục gạch hay pedal đều là cái tên gọi mà dân chơi nhạc ở VN dùng để gọi bộ biến âm (distortion) cho cây guitar điện. Bộ phận biến âm đầu tiên ra đời năm 1967 khi phong trào chơi nhạc psychedelic thịnh hành, các tay guitar cần có một dụng cụ để chuyển tải âm thanh mà họ nghe được trong những lần "phê" cần sa ra cây guitar của mình vì tiếng guitar họ nghe được trong đầu dưới tác dụng của chất kích thích trở nên méo mó dị thường chứ không còn là tiếng guitar thông thường nữa. Bộ phận biến âm cơ bản gồm các núm chỉnh tiếng và một bàn đạp (pedal). Các núm chỉnh thực chất là các mạch làm thay đổi đường đi của sóng âm thông thường để tạo ra các sóng âm có bước sóng dài ngắn thất thường trở thành các thứ tiếng phơ (fuzz), tiếng âm u (hum), tiếng tè (dirty), tiếng sắc (sharp),tiếng vọng (feedback) và tiếng wah-wah...(riêng tiếng wah-wah được sử dụng nhiều cho nhạc psychedelic và nhạc disco thời thập niên 70 ,bây giờ đã thất sủng,không còn thấy ai xài nữa).Để trở lại âm thanh bình thường ,nguời chơi chỉ cần đạp vào pedal để ngắt mạch.Các bộ distortion hiện nay thường kèm theo cả tuning machine và máy đánh nhịp (metronome)

    Các kiểu distortion thông dụng]
    còn tiếp...
    Kì sau: Họ hàng của cây guitar.
    All we are saying is give Peace a chance!!
    Barrygibson
    Được barrygibson sửa chữa / chuyển vào 08:32 ngày 05/07/2003
  9. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    Phụ tùng cho cây guitar (tt)
    c/Miếng khảy (pick)
    Lại là một sai lầm "đáng yêu" của dân chơi guitar khi gọi cái miếng khảy này là "phím" mặc dù nếu so với các phím của một cây piano thì phím này chẳng có điểm gì chung về cả chức năng lẫn hình dáng. Những ai đã học guitar đều nhớ bài học đầu tiên là cách cầm phím cho đúng cách, rồi cách khảy lên,khảy xuống như thế nào. Vì thế miếng khảy là phụ tùng đầu tiên không thể thiếu cho cây guitar.Xét về độ cứng, thì có thể chia miếng khảy ra làm ba loai: soft (mềm,dẻo dùng để đệm), medium (có độ cứng trung bình, có thể vừa đệm vừa solo) và hard (cứng, dùng để đánh solo). Tuy nhiên ở VN hầu như ít thấy loại hardsoft, toàn là cỡ medium.Về chất liệu, miếng khảy có thể được làm bằng plastic, sang hơn một chút là bằng gỗ hoặc bằng đồi mồi (tortoise shell).Có nhiều tay thích dùng đồng xu để đánh đàn hơn nhưng thật ra làm như vậy chỉ để ra vẻ ta đây khác người vì đồng xu hình tròn,khó tiếp xúc với dây đàn, lại có độ dày lớn nên dễ tạo ra tạp âm nhất là khi chơi guitar điện. Về hình dạng, có ba dạng cơ bảng,dang móng tay (fingernail) là dạng thông thường nhất, dạng vây cá mập có răng cưa (shark fin) dùng để chơi solo tạo hiệu ứng đặc biệt và dạng tam giác (triangle).Hai dạng sau cũng không thấy ở VN.
    d/Thanh chặn dây (Capo):
    Ai cũng biết khi chơi đàn ở ba ngăn đầu tiên thì các hợp âm phần lớn là các hợp âm mở (open chords) nên các ngón tay di chuyển khá linh hoạt để vừa có thể chơi solo vừa có thể đệm,nhưng càng lên cao thì càng không thể vì các hợp âm đều cấu tạo đóng,tức là cần ngón trỏ để barre cả một ngăn. Để giải phóng cho ngón trỏ ,người ta chế tạo ra thanh chặn dây Capo (viết tắt của từ tiếng Ý Capotosta,có nghĩa là cái chặn đầu).Nguời chơi đàn gắn capo vào ngăn cần chặn dây là có thể sử dụng ngón trỏ thoải mái.Capo còn tiện lợi cho những người chơi hợp âm mà chưa biết nhiều,vì cùng một thế bấm hợp âm mở,họ có thể chơi các hợp âm khác nhau khi dịch chuyển capo đúng vị trí. Bậc thầy về sử dụng Capo có thể nói đến Paul Simon, ông đã đem lại nhiều âm sắc rất lạ cho cây đàn thùng chỉ bằng cách dịch chuyển capo trên cần đàn.
    Các dạng capo,trong đó dạng số 4 là thông dụng nhất​
    Cần đàn có gắn capo(dạng số 4)
    e/ Ống truợt (slide)
    Những tay chơi blues guitar thường có một dụng cụ gọi là ống slide để tạo ra âm thanh não nuột.Về cấu tạo ống slide là một ống hình trụ bằng thuỷ tinh hoặc bằng thép giống như cái cổ chai dùng để truợt trên các ngăn. Ngưòi chơi có thể đeo ống slide vào ngón áp úp của tay trái ( tay bấm) hoặc dặt nó nằm trong lòng bàn tay. Có cả một trường phái chơi rock bằng slide guitar.Ở VN chưa thấy ai chơi slide guitar cả.
    f/ Đồ nghề chỉnh dây (tuning devices):
    Để hoà nhạc ,các nhạc cụ phải có cùng một cao độ mới với nhau thì mới có thể chơi được, vì vậy cần phải có một mẫu âm chuẩn (standard sound sample) để mọi cây đàn theo đó mà chỉnh dây cho đồng bộ. Dụng cụ này khá đa dạng ,từ thô sơ như cái âm thoa (tuning fork) gồm một thanh thép hình chữ U với một cái dùi,khi gõ sẽ phát ra âm chuẩn cho đến bộ còi chỉnh dây (tuning whistles) gồm 6 chiếc,mỗi chiếc ứng với một dây của cây guitar.Nhưng hiện đại hơn cả vẫn là máy chỉnh dây (tuning machine) trông giống như cái dồng hồ đo điện dùng để chỉnh guitar điện,một đầu nối với guitar,một đầu nối với ampli. Nếu kim chỉ vào vạch đỏ ở giữa là dây đó đã được canh đúng. Nếu không,với cây harmonica, bạn cũng có thể chỉnh dây cho cây guitar của mình (đó là cách tớ làm).
    g/ Bộ phận khuếch âm (amplifier)
    Có một lần làm quen với một tay tự nhận là rock fan,ngồi nói chuyện bàn về Metallica, G'n'R rất ư rôm rả,nhưng đến khi tớ giả vờ hỏi rằng cây guitar điện cắm ở chỗ nào, thì tay này ú ớ,khi bị hỏi dồn thì đáp liều rằng "Thì cắm vào...ổ cắm điện chứ đâu,thế mà cũng hỏi!!)Vậy thì cây guitar điện cũng như các nhạc cụ điện tử khác muốn phát âm được thì phải cắm ở đâu? Để bắt cây guitar điện lên tiếng nói cần phải có bộ phận khuyếch âm (amplifier ,gọi tắt là amp hay ampli).Ampli là bộ phận trung gian nối giữa nhạc cụ ( đầu in) và loa phóng thanh ( dầu out) có nhiệm vụ biến các sóng từ của pickup thành sóng âm phát ra ở loa. Trên ampli có các núm điều chỉnh tiếng trầm (bass) tiếng bổng (treble) và âm lượng (volume).Các ampli ở nước ngoài dành cho nguời mới chơi nhạc thường có luôn cả loa gắn kèm (VN mình cũng không có loại này,chán chưa?) với dáng nhỏ gọn có thể xách tay được rất tiện lợi (portable amp).Ampli của các hãng Vox, Marshall, PenveyRandall rất được ngưòi chơi guitar ưa chuộng.
    Ampli hiệu Randall có cả loa​
    h/ Bộ phận biến âm (distortion):
    Cái mà bác kissme thắc mắc rằng có phải là cục phơ, tè hay không đấy. Đúng vậy, cục phơ,cục tè, cục gạch hay pedal đều là cái tên gọi mà dân chơi nhạc ở VN dùng để gọi bộ biến âm (distortion) cho cây guitar điện. Bộ phận biến âm đầu tiên ra đời năm 1967 khi phong trào chơi nhạc psychedelic thịnh hành, các tay guitar cần có một dụng cụ để chuyển tải âm thanh mà họ nghe được trong những lần "phê" cần sa ra cây guitar của mình vì tiếng guitar họ nghe được trong đầu dưới tác dụng của chất kích thích trở nên méo mó dị thường chứ không còn là tiếng guitar thông thường nữa. Bộ phận biến âm cơ bản gồm các núm chỉnh tiếng và một bàn đạp (pedal). Các núm chỉnh thực chất là các mạch làm thay đổi đường đi của sóng âm thông thường để tạo ra các sóng âm có bước sóng dài ngắn thất thường trở thành các thứ tiếng phơ (fuzz), tiếng âm u (hum), tiếng tè (dirty), tiếng sắc (sharp),tiếng vọng (feedback) và tiếng wah-wah...(riêng tiếng wah-wah được sử dụng nhiều cho nhạc psychedelic và nhạc disco thời thập niên 70 ,bây giờ đã thất sủng,không còn thấy ai xài nữa).Để trở lại âm thanh bình thường ,nguời chơi chỉ cần đạp vào pedal để ngắt mạch.Các bộ distortion hiện nay thường kèm theo cả tuning machine và máy đánh nhịp (metronome)

    Các kiểu distortion thông dụng]
    còn tiếp...
    Kì sau: Họ hàng của cây guitar.
    All we are saying is give Peace a chance!!
    Barrygibson
    Được barrygibson sửa chữa / chuyển vào 08:32 ngày 05/07/2003
  10. cddv2

    cddv2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn, cảm ơn bác barrygibson nhiều nhiều. Em có nhiều thắc mắc về cái khoản này lắm nhưng không biết hỏi ai. May quá đang bí thì có bác. Bác cứ làm khoảng ..30 kỳ hay hơn nữa cũng được, cho dân tình mở mang đầu óc.heeee Vote cho bác luôn. Kính.

Chia sẻ trang này