1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực chất chân không là gì?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi haidelft, 25/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Thực chất chân không là gì?

    Chào các bạn,
    Qua mấy topic vừa rồi, tôi thấy có một vấn đề có ít nhiều dính dáng nhưng không được thảo luận kỹ, đó là chân không. Thiết nghĩ, nghĩ đây là một vấn đề khó nhưng hay, nên muốn đưa ra để mọi người cùng thảo luận tập trung hơn. Tôi xin đưa ra một vài ý kiến trước.
    Trước đây tôi nghĩ đơn giản chân không có nghĩa là không có gì. Trong một bình kín, ta hút hết không khí ra thế là không còn gì bên trong và thế là tạo được chân không. Nhưng có lẽ điều đó không đúng bởi vì :

    1. Các lực, trường lực vẫn tồn tại trong bình chân không ấy. Các lực thay đổi theo khoảng cách.

    2. Khi thực hiện hút khí tạo chân không, ta có các bơm hút (thường là bơm piston) . Bản thân thành bình và piston của bơm cũng chưa thể nói là kín tuyệt đối bởi vì khoảng không gian giữa nguyên tử- nguyên tử, cũng như hạt nhân so với nguyên tử là quá lớn so với lượng vật chất có trong đó. Do vậy có thể tồn tại một ''môi trường'' nào đó ''mịn'' hơn hạt nhân và vì thế thành bình cũng như piston không thể ngăn cản sự tràn lan của môi trường chân không đó.

    Nhưng thực chất môi trường chân không là gì tôi chưa biết.
    Hy vọng các bác cùng thảo luận và cho thêm ý kiến để mọi người có thể mở mang kiến thức về vấn đề này.
  2. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Cái môi truờng chân không của bác nếu biết rồi thì đâu còn ai thắc mắc vấn đề lực hấp dẫn, lực điện từ truyền ra làm sao nữa.
    Mới nghe thì tuởng dễ định nghĩa, chân không là không có gì cả. Nhưng thực tế lại phức tạp hơn nhiều . Nếu chân không không có gì cả thì lấy gì truyền sóng (sóng ánh sáng, sóng hấp dẫn v v...) Còn nếu chân không là một loại gì đó thấm nhuần tất cả, không gì có thể ngăn cản nó không thấm qua (ngày xưa nguời ta gọi nó là khí Ether ) thì lại kẹt không giải thích đuợc tại sao vận tốc ánh sáng là 1 hằng số.
    Cho nên bây giờ vẫn chưa biết chân không là cái gì.
  3. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    binh000:" Cái môi truờng chân không của bác nếu biết rồi thì đâu còn ai thắc mắc vấn đề lực hấp dẫn, lực điện từ truyền ra làm sao nữa.
    Mới nghe thì tuởng dễ định nghĩa, chân không là không có gì cả. Nhưng thực tế lại phức tạp hơn nhiều . Nếu chân không không có gì cả thì lấy gì truyền sóng (sóng ánh sáng, sóng hấp dẫn v v...) Còn nếu chân không là một loại gì đó thấm nhuần tất cả, không gì có thể ngăn cản nó không thấm qua (ngày xưa nguời ta gọi nó là khí Ether ) thì lại kẹt không giải thích đuợc tại sao vận tốc ánh sáng là 1 hằng số.
    Cho nên bây giờ vẫn chưa biết chân không là cái gì.
    [/quote]
    =====================================
    Tôi chưa hiểu ý bác đoạn :'' nếu CK là một loại gì đó thấm nhuần tất cả ....không giải thích tại sao vân tốc a/s là một hằng số.''
    Nếu coi CK là một môi trường đặc biệt thì vận tốc a/s trong đó vẫn có thể là h/s chứ nhỉ ?
  4. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    =====================================
    Tôi chưa hiểu ý bác đoạn :'''''''' nếu CK là một loại gì đó thấm nhuần tất cả ....không giải thích tại sao vân tốc a/s là một hằng số.''''''''
    Nếu coi CK là một môi trường đặc biệt thì vận tốc a/s trong đó vẫn có thể là h/s chứ nhỉ ?
    [/quote]
    _______________________________________________________
    Như vầy : làm 1 thí nghiệm : có 3 nguời 1 nguời đứng giữa đuờng, 2 nguời còn lại đứng ở 2 đầu. Bây giờ 1 nguời chạy tới (tới nguời đứng giữa) và 1 nguời chạy đi (ra xa nguời đứng giữa).
    Bây giờ nguời đứng ở giữa phát ra 1 ánh chớp sáng.
    Nếu có môi truờng để truyền sóng ánh sáng thì môi truờng có vận tốc truyền xác định. nguời chạy ra xa se thấy vận tốc ánh sáng nhỏ hơn c . Còn nguời chạy đến gần phải thấy vận tốc ánh sáng lớn hơn c. Nhưng trong thực tế 2 nguời đều thấy vận tốc ánh sáng bằng c. Cho nên nói là vận tốc ánh sáng luôn luôn là hằng số.
    Được binh000 sửa chữa / chuyển vào 18:06 ngày 25/11/2006
  5. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Bởi vậy theo tôi chân không có thể là một truờng năng luợng, ở trong một dạng chưa xác định đuợc, Đối với chúng ta nó vô hình, không nắm bắt đuợc (xin xem topic "vật chất không khối luợng" ). Vì là truơngnằng luợng nên nó có khả năng xử sự ngoài các điều tiên đoán của chúng ta.
  6. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Mạn phép các bác
    các định nghĩa dưới đây là lấy từ cuốn sách tôi đang viết dở. Sách thôi, chứ không dám phát kiến gì hết. Các bác đọc nếu có thể thì cho ý kiến luôn
    chân không. vacuum. Vùng không gian hoàn toàn trống rỗng, không có sự hiện hữu của các hạt vật chất. Vật lí hiện đại đã khẳng định rằng không hề tồn tại một vùng không gian nào hoàn toàn trống rỗng, mỗi thể tích không gian dù là nhỏ nhất vẫn tồn tại xác xuất tìm thấy hạt trong đó. Khi xác xuất tồn tại hạt là đủ nhỏ, khoảng không gian được tạm coi là chân không, gọi là chân không lượng tử.
    chân không lượng tử. quantum vacuum. Vùng không - thời gian trống rỗng dưới quan điểm hạ nguyên tử. Cơ học lượng tử không cho phép tồn tại bất cứ một vùng không - thời gian nào trống rỗng hoàn toàn, điều này vi phạm vào nguyên lí bất định. Cơ học lượng tử cho biết bất cứ một vùng không gian nào cũng luôn tồn tại xác xuất có mặt của ít nhất một hạt. Một vùng không gian gọi là ở trạng thái chân không lượng tử có mật độ vật chất là không, tuy nhiên nó vẫn tồn tại các xác xuất về sự có mặt của hạt, tức là khi quan sát bất cứ vị trí nào trong một vùng chân không lượng tử đều có khả năng tìm thấy sự xuất hiện của hạt.
  7. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    =========================================
    Trước tiên chúc mừng bạn sắp ra sách. Khi nào xuất bản nhớ báo anh em tìm mua. Sách tuy không phải lúc nào cũng là sáng tạo nhưng chắc chắn thể hiện sự tổng hợp và hiểu biết của người viết.
    Gần đây tôi có đọc một số tài liệu nói đến sự phân cực chân không. Không biết bạn có đọc đến vấn đề này chưa, nhưng qua định nghía hình như chưa thấy dính dáng đến. Bạn có thể giải thích một chút về vấn đề này được không?
  8. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Cái chân không luợng tử của bác Rag tuy không trống rỗng hoàn toàn, nhưng nó cũng không giải quyết đuợc những thắc mắc đã nêu trên.
  9. ttbdd

    ttbdd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Khi vật chất không còn chuyển động --- chân không sẽ xuất hiện.
  10. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    to Haidelft: cái phân cực của bác đúng là có nghe nói 1 vài lần nhưng chưa có tài liệu nào nói rõ nên đến nay chưa có nhiều hiểu biết về nó
    to binh: Khong hiểu ý bác là tại sao nếu không có gì thì không truyền được sóng. Trong quan điểm lượng tử, ánh sáng, sóng điện từ, sóng hấp dẫn đều là những luồng hạt chuyển động. Còn bước sóng của nó chỉ mô tả mật độ xác xuất của hạt trên đường truyền thôi, do đó các sóng này không cần môi trường truyền như sóng biển

Chia sẻ trang này