1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực chất chân không là gì?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi haidelft, 25/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. star_of_sky

    star_of_sky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    bác hiểu như thế nào về câu nói trên vậy.
    cho tôi biết khi nào vật chất không còn chuyển động nữa đi
  2. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    <!--Sign_Start-->[/sign]
    Nếu sóng hấp dẫn dạng hạt thì dĩ nhiên nó có thể truyền đi trong chân không nhưng dạng sóng thì phải có môi truờng truyền.
    Vả lại sóng hấp dẫn không cùng bản chất với sóng điện từ. Bằng cớ là sóng điện từ thì bị lỗ đen hấp thu, sóng hấp dẫn thì không (mà còn mạnh hơn) , sóng điện từ có mang năng luợng, còn sóng hấp dẫn thì không .
    Vậy nếu không có môi truờng để truyền thì sóng hấp dẫn không thể truyền đuợc.
    Được binh000 sửa chữa / chuyển vào 13:04 ngày 27/11/2006
  3. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Chân không định nghĩa bằng mật độ số hạt trên một đơn vị thể tích. Cái tỷ lệ này ở mười mũ trừ mấy trừ mấy thì được gọi là chân không cao ( -9 thì phải ), mười mũ trừ mấy đó thì gọilà chân không thấp ( -6 ).
    Tạo chân không bằng nhiều cách nhiều lớp, chủ yếu là dùng bơm chân không. Ở tầng thấp nhất là bơm cơ học, không phải dùng piston thường mà là một cái ba cạnh gì đó, tạo được chân không đến 10 mũ trừ 6 thì phải, sau đó phải có các tầng bơm khuếch tán, bơm khỉ gì đó nữa, làm lâu lắm giờ quên rồi . Chỉ nhớ là hồi xưa sáng đến bật bơm thì đi pha cà phê, pha xong nướng bánh mì ăn, vừa nhâm nhi vừa thỉnh thoảng chạy ra nhòm mấy cái đồng hồ. Lúc về phải tắt theo chiều ngược lại, tắt nhầm thứ tự có thể dẫn tới cháy bơm . Về sau không phải làm gì dính đên chân không nữa nên cũng đỡ nghe cái bơm nó kêu xình xình đau đầu.
  4. pootree

    pootree Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Chân không theo nghĩ a phổ thông là chỉ khoảng không có các nguyên tố hóa học thôi, tức là theo nghĩa thông thường không xét đến vật chất theo nghĩa rộng.
  5. kachioska

    kachioska Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    1.110
    Đã được thích:
    0
    Thô thiển: Chân không là khoảng không gian mà trong đó không tồn tại vật chất!
  6. tungsin_tpg

    tungsin_tpg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    4.584
    Đã được thích:
    0
    sau bơm khuyếch tán la? bơm phân tư?, loại na?y cho chân không cơf 1e-6 đến 1e-9, sau đấy la? bơm ion, loại tốt nhất ơ? việt nam hiện nay cho chân không cơf 1e-13 anh ạ
    các bác haidelft, binh000, kê? cái cái định nghifa cu?a bác RAG cufng nên xem lại, chân không đư?ng hiê?u nhâ?m la? không có vật chất gi?, hay la? khoa?ng trống rôfng hoa?n toa?n, ma? nó như bác RANDOM nói "Chân không định nghĩa bằng mật độ số hạt trên một đơn vị thể tích. Cái tỷ lệ này ở mười mũ trừ mấy trừ mấy thì được gọi là chân không cao ( -9 thì phải ), mười mũ trừ mấy đó thì gọilà chân không thấp ( -6 )"
    thêm nưfa bác haidelft ạ , ngươ?i ta không "thươ?ng" tạo chân không bă?ng bơm piston đâu, bác nên tham kha?o ta?i liệu vê? Kyf thuật chân không trước khi phát biê?u như thế bác nhé.
    chân không chia la?m nhiê?u cấp độ, đê? đạt đến các cấp độ ngươ?i ta pha?i hút chân không bă?ng nhiê?u loại máy bơm, trong đó bơm kiê?u piston không hê? du?ng bác ạ , mức chân không thấp nhât 1e+3 đến 1e0 ngươ?i ta du?ng bơm cơ học nén khí cơ.
  7. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các bạn đã tham gia thảo luận và góp ý về đề tài này. Nhưng có lẽ một số bạn hiểu nhầm ý của tôi là chúng ta bàn luận về chân không theo cái nghĩa là lấy hết các phân tử khí ra và còn lại khoảng không trống rỗng. Khoảng không gian trống rỗng đó có thực là không còn gì không? Chúng ta không bàn về kỹ thuật tạo chân không. Nếu bàn về kỹ thuật tạo chân không thì có lẽ để riêng một chủ đề khác thì hợp lý hơn.
    Nói đơn giản là khi ta tạo được chân không cao ( ví dụ 10e-7), thì ta phải giới hạn vùng chân không đó trong một khoảng không gian nhất định, tạm gọi là buồng chân không. Nhưng buồng chân không đó lại cấu tạo từ thép, nhôm, thủy tinh v.v. và các vật liệu đó được cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử, hạt nhân điện tử...mà ta biết là phần không gian giữa các hạt nhân là rất lớn so với kích thước của các hạt đó. Cứ tưởng tượng nguyên tử là sân vận động thì hạt nhân chỉ cỡ quả cam (gấp nhau 10e4-10e5 lần) thì thấy khoảng không gian đó quá lớn.
    Như vậy nếu có tồn tại một môi trường ''''chân không'''' đặc biệt thật mịn thì các buồng chân không trên không thể ngăn được sự tràn lan và ta không tạo được chân không (không có gì) một cách thật sự. Lấy ví dụ như ánh sáng đi qua thuỷ tinh, chúng ta thấy trong suốt bởi vì các hạt phô tôn đi qua một cách thoải mái mà không va chạm với các điện tử hay hạt nhân (trường hợp các vật liệu không trong suốt là bởi mức năng lượng của các điện tử ngoài cùng nằm trong vùng của năng lượng phô tôn nên hấp thụ được).
    Dựa vào khái niệm môi trường chân không đặc biệt trên, có thể có một hướng để giải thích sự truyền lực trong không gian. Theo tài liệu của David Gross (Nobel 2004) thì hiện tượng phân cực chân không có thể giải thích cho sự truyền tương tác. Tôi cũng không rõ là có tính đến tương tác hấp dẫn không. Nói thật là đọc mấy cái đó thì cần toán, mà toán mình lại tậm tịt nên cũng vất vả. Hy vọng các bác tiếp tục thảo luận.
    ----------------------------------
    PS. Cám ơn bác tungsin đã nhắc bảo. Nhưng cái máy ở VN tạo chân không 10e-13 là ở đâu đấy, cho tôi địa chỉ được không. Ở Viện KHVN thì tôi chỉ biết có cái tạo 10e-8(9) là loại Cryogenics của Anh dùng chu trình nén He. Còn ở chỗ tôi thì trong phòng thí nghiệm vẫn sử dụng bơm piston (hoặc bơm màng) để tạo chân không sơ cấp. (tới 10-3 Torr), dùng cho các ứng dụng đơn giản.
    Được haidelft sửa chữa / chuyển vào 02:17 ngày 28/11/2006
  8. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Tôi và Haidelft nói chuyện bản chất của chân không chứ không phải chuyện làm thế nào tạo ra chân không, cho nên chân không luợng tử, chân không bậc thấp hay bậc cao đều không ảnh huởng.
    Vì chân không cho sóng hấp dẫn truyền qua , nếu sóng hấp dẫn là sóng có dao động ngang (tức là các vectơ cuờng độ trọng truờng vuông góc với phuơng truyền) thì các vectơ trọng truờng sẽ đổi chiều liên tục, mà theo qui định thông thuờng thì khi chúng ta rơi ( theo chiều vectơ trọng truờng) xuống phía nào thì phía đó là phía duới. còn phía nguợc lại là phía trên. Vậy khi sóng hấp dẫn truyền đi , trên duới sẽ bị đảo lôn liên tục. hay nói cách khác : Vũ trụ đảo chiều liên tục. Đây gọi là điệu múa của vũ trụ. Nguời Ấn Độ gọi là điệu múa của thần linh (khi thần Shiva nhẩy múa) . Điều này chứng tỏ từ ngàn xưa nguời Ấn trong quá khứ đã biết diều này rồi, có điều họ hình tuợng hoá trong tôn giáo cho dân chúng dễ hiểu.
  9. tungsin_tpg

    tungsin_tpg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    4.584
    Đã được thích:
    0
    em hiểu ý bác rồi , các bác cứ bàn về cái "chân không" không có thật đấy đi
    ở VIện VLKT ĐHBKHN đãtạo ra chân không 1e-13 cách đây 2 năm bác ạ.
  10. tungsin_tpg

    tungsin_tpg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    4.584
    Đã được thích:
    0
    em chẳng thấy liên quan gì giữa điệu múa Ấn Độ với việc từ ngàn xưa họ đã biết về sự truyền sóng hấp dẫn
    ngày xưa vượn người cũng nhảy múa sao bác không nhắc đến

Chia sẻ trang này