1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực chất chân không là gì?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi haidelft, 25/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    . Chào mừng MOD đã quay trở lại.
    Thỉnh thoảng cũng phải trà đá tí chứ MOD? .
    Sướng quá, đọc 2 bài cuối em cười rơi cả cơm.
    Các bác cũng hài hước thật.
    Tiếp đi các bác.
    Chúc các bác vui khoẻ, có ích.
  2. mathotinhlang

    mathotinhlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Bạn haidelft đặt vấn đề hay nhưng chưa đủ!
    Mathotinhloang xin tra lời câu hỏi này theo quan điểm riêng của mathotinhlang!
    Đó là dù bạn có rút hết không những các phân tử khí, các hạt photon, các trường hấp dẫn ra, rút hết ra, không cỏn gì nữa thì cái khoảng không trống rỗng đó cũng vẫn không phải là không có gì cả!
    Để làm rõ điều này mathotinhlang phân biệt Chân không ra làm hai loại hoàn toàn khác nhau về mặt bản chất:
    - Loại thứ nhất: "chân không bản thể", như người ta hỏi: "cái gì nổi sóng?" cái mà nổi sóng đó tức là bản thể!
    - Loại thứ hai: "chân không không gian" chính là cái loại chân không theo quan niệm của mọi người. Nhưng chính ở đây lại phải chia làm hai loại: "Chân không không gian thực" và "chân không không gian" đưọc hiện thị qua các số đó của các dụng cụ đo.
  3. kittyone

    kittyone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2005
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy định nghĩa chân không lwợng tử của bác còn thiếu một chút thì phải. Không nhớ chính xác là đọc của ai nhưng thấy có nói là trong chân không lượng tử lý thuyết cho phép các hạt cơ bản tự sinh ra ( nhờ vay mượn năng lượng tạm thời) trong khoảng thời gian cực ngắn . Ngay lập tức sau đó hạt sinh ra lại kết hợp với phản hạt giải phóng năng lượng (để trả lại năng lượng mượn tạm lúc đầu ). Hình như người ta gọi là bức xạ Hawking thì phải. Tuy thời gian tồn tại ngắn ngiủ nhưng cũng đủ tạo cái gọi là môi trường để truyền các lực như các bác đang bàn luận.
  4. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    trích của Kittyone
    Tôi thấy định nghĩa chân không lwợng tử của bác còn thiếu một chút thì phải. Không nhớ chính xác là đọc của ai nhưng thấy có nói là trong chân không lượng tử lý thuyết cho phép các hạt cơ bản tự sinh ra ( nhờ vay mượn năng lượng tạm thời) trong khoảng thời gian cực ngắn . Ngay lập tức sau đó hạt sinh ra lại kết hợp với phản hạt giải phóng năng lượng (để trả lại năng lượng mượn tạm lúc đầu ). Hình như người ta gọi là bức xạ Hawking thì phải. Tuy thời gian tồn tại ngắn ngiủ nhưng cũng đủ tạo cái gọi là môi trường để truyền các lực như các bác đang bàn luận.
    [/quote]
    _______________________________________________________

    Tôi nhớ là trong 4 km^3 không gian, thì năng luợng do các loại sóng (ánh sáng, diện từ, hấp dẫn ) có thể tập trung lại để làm nẩy sinh ra 1 e-
  5. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    Định nghĩa chân không của bạn thật sư chưa ổn. Vì khi đọc người ta sẽ hiểu bạn còn rất lơ mơ về chân không:
    1. Chân không: Bạn nên định nghĩa các khái niệm có liên quan: Áp suất tuyệt đối của môi chất (chất khí. hơi chất lỏng và chất rắn), áp suất tuyệt đối của khí quyển...
    Chân không tuyệt đối đạt được khi áp suất tuyệt đối của môi chất =0. ( F= 0: không có sự va chạm các phân tử môi chất lên thành bình). Trong thực tế rất khó đạt được chân không tuyệt đối.
    Trong kỹ thuật người ta coi độ chân không là phần áp suất tuỵêt đối của môi chất nhỏ hơn áp suất tuyệt đối của khí quyển. Áp kế đo độ chân không goi là chân không kế. Áp kế đo áp suất khí quyển là Barômet.
    2. Chân không lượng tử : Nên viết gọn cả hai phần trên làm một
    3. Quan điểm về chân không còn gắn liền với sự phát triển của các lý thuyết vật lý : E cho rằng vũ trụ là chân không (không có trọng trường => tức vũ trụ là không gian trống rỗng không có hạt vật chất ) =>Vận tốc AS = C. Rõ ràng quan điểm của E khác VL hiện đại.
    Chúc sách có nhiều đọc giả, có gì chưa rõ có thể trao đổi thêm.

    "Imagination is more important than knowledge " - Albert Einstein
    Được NITARID sửa chữa / chuyển vào 00:51 ngày 29/11/2006
  6. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Trích của mathotinhlang
    - Loại thứ nhất: "chân không bản thể", như người ta hỏi: "cái gì nổi sóng?" cái mà nổi sóng đó tức là bản thể!
    _________________________________________________________
    Mathotinhlang ơi, nghe câu này biết là bạn có nghiên cứu. Nhưng vẫn chưa đúng.
    Cái nổi sóng đó là cái dụng của bản thể chân không chứ không phải bản thể .
    Bạn không thấy sách nói "động mà chẳng động " đó sao?
    động là cái dụng thì động mà cái bản thể thì không động.
  7. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Hơ hơ, các bác bàn gì mà nặng về phật giáo thế này? Sắp ra cái tứ diệu đế, bát chính đạo nào chưa?
  8. mathotinhlang

    mathotinhlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    xem ra bạn cũng có hiểu biết về Phật học! nhưng bạn nên đọc lại câu mathotinhlang viết đi nhé: Mathotinhlang viết là "Cái nổi sóng" chứ mathotinhlang không viết là "sự nổi sóng!" sự nổi sóng là dụng thì phải, còn "cái nổi sóng" là dụng thì không đúng đâu, chắc bạn nghe nhiều về "chân không thường tịnh", nhưng bạn chưa nghe câu "chân không thường động" phải không?
    Trong thuật ngữ Phật học có ba khái niệm: Thể _ tướng _ dụng đẻ chỉ cho một pháp, qua cách nói của bạn, mathotinhlang thấy bạn chưa nắm vững sự đồng và dị của ba khái niệm này thì phải!
  9. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Có cách nào để biết một chỗ là "không có gì cả" không nhỉ ?
    Một khi đã "không có gì cả" thì làm sao cân, đong, đo, đếm được ?
    Mà đã không cân đong đo đếm được làm sao biết được nó tồn tại.
    Một khi biết nó tồn tại, liệu nó còn "không có gì cả" nữa không ?
  10. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    =============================================
    Câu hỏi của bạn rất hay, đó chính là điều mình đang thắc mắc. Giả sử có tồn tại một môi trường ''chân không'' đặc biệt đó thì rồi con người cũng tìm cách cân đong đo đếm thôi. Ví như hạt điện tử nhỏ bé là thế, không ai có thể nhìn thấy cả, thế mà con người vẫn có các phương cách để tìm ra khối lượng, điện tích của nó một cách chính xác đấy thôi. Các nhà khoa học đang xây một khu thí nghiệm còn lớn hơn cả Fermilab (hình như ở biên giới Thuỵ sỹ-Pháp) cũng chỉ để cân đo đong đếm mấy cái này. Một khi biết nó không còn là ''không có gì cả'' thì tốt quá , đó chẳng phải sẽ là một bước phát triển lớn trong nhận thức của loài người hay sao.

Chia sẻ trang này