1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực chiến đòn chân V V N

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi zimaleta, 13/01/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. sunshine74

    sunshine74 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0

    Bảy thế kỷ sau, tình thế đã khác. Nếu bối cảnh khác, lòng can đảm của dân tộc này không khác. Lòng can đảm mà môn võ thuật truyền thống của dân tộc còn lưu trữ: thế đánh ngoạn mục của Việt Võ Đạo tung người quặp đối thủ quật xuống đã phát xuất trong những ngày kỵ binh Mông Cổ tràn xuống Thái Nguyên, càn xuống Vĩnh Phú. Ít ngựa, thiếu phiêu kỵ, tổ tiên đã dùng dôi chân nông dân chạy thật nhanh, áp sát lườn ngựa, hất tung mình lấy chân quặp cổ kỵ mã Mông Cổ giựt chúi xuống đất rồi kết liễu bằng dao găm.
    Brother có bao giờ suy nghĩ về những gì mình viết hay trích dẫn không?
    Thật là hoang đường, và ngớ ngẩn khi viết về cách đánh của như vậy.
    Ông có biết chiều cao của kỵ binh khi đang cưỡi ngựa là bao nhiêu không? Nó khoảng từ 2 m trở lên.
    Một thiết kỵ mông cổ nặng khoảng 80 ~ 90 kg cộng với bộ giáp trụ họ mặc khoảng 20 kg. như vậy tổng cộng khoảng >100 kg. Họ được trang bị trường thương dài hơn trường thương của kỵ binh các dân tộc khác > 2 m dùng để đánh ở cự lý xa. Và mã tấu đeo trên lưng dùng cho cận chiến. Đi kèm Theo sau mỗi đơn vị thiết kỵ là một đơn vị kỵ binh dùng cung tên. Và một đơn vị dùng đại đao đánh bộ chuyên chém đứt chân ngựa đối phương.
    (trich dẫn: Thành Cát Tư Hãn và Vó Ngựa Trường Trinh).
    Nó thật là bro nên suy nghĩ về những gì mình đọc. Chứ đọc nhiều mà không suy nghĩ thì không có tác dụng gì cả.
  2. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Cá nhân tôi cũng không tin những cách giải thích của VS Trần N Đạo về nguồn gốc những đòn kẹp cổ ...
    Đơn giản là thời Thày Nguyễn Lộc thì đòn chân mới có đến số 9 ( Theo tìm hiểu từ VS Phan Dương Bình ) . Các đòn chân sau này chỉ bắt đầu sáng tạo sau 1954 mà phần lớn, từ đòn 14-21 là do các học trò của VS Trần Huy Phong sáng tạo .
    Nhưng để bàn về ngựa Mông Cổ và du kích quân thời kỳ kháng chiến, Patrick Levet, 1 chàng Tây khá rành về sử và luôn chống lại VS TNĐ lại đồng ý với lập luận của TNĐ ở điểm này .
    Pat đã giải thích như sau :
    Ngựa Mông Cổ không cao, to đâu và dân quân cũng không từ dưới đất bay lên .
    Đường xá thời đó cũng toàn là các lối đi trong rừng và 2 bên có nhiều cây cối, du kích quân VN đã núp trong các tàng cây và nhảy xuống kẹp cổ địch .
    Tôi chỉ nêu ra các ý kiến của 1 số người trong môn phái chứ không bênh vực lập luận nào cả .
  3. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    1. Hình như mọi người cho rằng dhlv đồng ý với thuyết trên???
    2. Theo cái test của tụi Mẽo nó làm (link ở đâu quên mất tiêu rồi), thì đòn đá bay một chân (do một võ sư wushu thực hiện) là đòn có lực yếu nhất trong các đòn đá. Điều này quá dễ hiểu vì mất điểm tựa. Đòn đá bay bằng hai chân (như mấy đòn của vvn) thì lực lại càng yếu vì nó mất đi cái thế bung chân.
    3. Tuy nhiên tôi cho rằng tất cả các đòn đá bay và kể cả các đòn chân tấn công của vvn có giá trị trong tập luyện. Thay vì tập nhảy cao thì tập đá bay cũng được. Nhìn vào thì người ta biết tập võ. Tập nhảy cao không ai biết là mình tập võ hết.
  4. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1

    ---------
    Dân Mông Cổ to cao giỏi vật, dao găm thì quăm quắp như móng con chim ưng nên khi nông dân vịt kẹp cổ được kị binh mông coi như là tự sát, tự làm thất truyền tiệt diệt đòn bay kẹp cổ.
    700 năm sau tiệt chiêu này đã được khôi phục lại từ sử liệu nên hậu sinh cần hiểu rõ đấy là đòn tiệt chiêu, chiêu đánh người ta mà mình chết.

    Được lyhl sửa chữa / chuyển vào 08:50 ngày 09/01/2009
  5. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    ---------
    1) Các bạn cho rằng ngựa MC không to cao là chủ quan, vì hình vóc thân nó dài, cổ ngắn mà lại đứng gần chủ nó là một thằng to cao, vạm vỡ nên tạo cảm giác người ngoài nhìn vào có vẽ như ngựa MC không to cao.
    2) Các bạn nghĩ rằng khi núp được trong các tàng cây thì không có cách nào giết được kỵ binh MC hay hơn cách nhảy xuống kẹp cổ ?
    3) Các bạn nêu ra lập luận này chắc trong đầu nghĩ rằng kỵ binh MC đi một mình trong rừng ?
    4) Các bạn thực hiện đòn bay kẹp cổ từ trên cây dễ hơn từ dưới đất ?
  6. sunshine74

    sunshine74 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    Ý của tui ở đây không phải nói đến lịch sử đòn chân kẹp cổ của VVD. Ý của tui là không đồng tình với cách đánh như Bro dhlv đã nêu ra. Nghe nó giống như tiểu thuyết của Kim Dung và Quá là hài hước.
    Khi hành binh đánh trận, quân Mông Cổ không bao giờ đi riêng lẻ từng binh chủng một. Mà trong đánh trận họ bố trí đội hình đi với nhau thành từng tổ rất có kỷ luật. Ông du kích VN chạy chân đất thì làm sao mà đến gần được quân thiết kỵ của Mông Cổ được. Bọn lính dùng cung tên nó bắn các cụ rụng từ lâu rồi. Tiếp đến là đánh ráp lá cà thì đến lượt bọn thiết kỵ đánh trường thương dài tiếp sau bọn quân bộ dùng đạo đao. Nó áp sát chém các cụ ra làm hàng trăm mảnh ngay lập tức.
    Bọn chúng không phải là cao thủ võ lâm gì đâu mà chúng đánh có hàng lối thứ tự nhất loạt cùng chém, cùng đâm, cùng tiến, cùng lùi một lượt.
    E rằng các cao thủ võ lâm cũng không thoát nổi khi đánh trận với họ đâu.
    Về cách đánh như bác MT nói thì tui nghĩ là cách đánh của con thiêu thân lao vào đống lửa mà thôi. Cứ cho là các cụ nhà ta quặp được cổ thằng thiết kỵ Mông Cổ thì chắc gì đã quật ngã được nó. Bác nên nhớ quân Mông Cổ còn có thể nằm dưới bụng ngựa và bắn cung bách phát bách trúng. Chúng nó có thể chui luồn xuống dưới bụng ngựa từ một bên và luồn qua bên kia thân ngựa và chèo lên yên ngựa.

    Đừng mang cái suy nghĩ đơn thuần của võ thuật vào đánh trận.
  7. newdom

    newdom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Bài viết:
    816
    Đã được thích:
    0
    Phải rùi, tui rất đồng ý với quan bác ở điểm này , đừng so sánh chim sẻ với đại bàng...
    Trong các quyển sách viết về lịch sử Việt nam kể cả dã sử ta có tìm mỏi mắt cũng không thấy đoạn nào tướng của Ta oai phong đấu tay đôi với tướng Tàu .....Xem nào ...à có ...có một đoạn đời nhà Trần tả Hoài văn Hầu Trần Quốc Toản cầm thương ( giáo) vào đâm đại tướng Toa Đô trong trận Bạch Đằng bị Toa Đô khua cây truỳ cản lại giáo bay xuống sông, mấy hộ vệ đi kèm phải vào đâm liều để cản cứu được Hoài Văn Hầu ...rùi có một đoạn nữa đời nhà Lê tả tướng quân Đinh Lễ cùng một đội kỵ binh cưỡi ngựa xách đao ra trước đội quân tiên phong của đại tướng giặc Minh là Liễu Thăng mà chửi mắng , Thăng tức quá lên ngựa cùng một toán quân kỵ ra đuổi đánh , mưu sĩ can thế nào cũng không được rút cục bị đội phục binh của ta quăng dây chão ngã ngựa rùi dùng cung tên hạ thủ ...
    Có nhiều đoạn tả sự oai phong của các tướng lĩnh các đời vua phong kiến khi duyệt binh hay cầm quân , quân đội ta thiện chiến có kỉ luật như thế nào nhưng tuyệt nhiên không có đoạn nào tả quân ta bay từ ngang hông kẹp sườn hạ thủ quân thù
    Thêm một điều nữa là việc đánh giáp lá cà đối đầu với kẻ thù là một hạ sách của người dùng binh nhất là đội quân Nam Việt thường là ít người, nhỏ bé bị Tàu ô ngày xưa coi là dân man di mọi rợ .... Túm lại là nên bít tư duy thì liên thiên nó cũng có lý hơn
  8. ngogia2000

    ngogia2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2009
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ là bác nhầm hoặc bác chưa đọc hết các truyện dã sử VN rồi. Bác đọc truyện "Loạn 12 sứ quân" chưa?
    Còn về đánh trận thì em đồng quan điểm với bác. Người Việt ngày xưa hay người Việt ngày nay khi đánh trận toàn đánh du kích(hay còn gọi là đánh trộm) chứ có mấy khi đánh trực diện đâu. Đánh quân Nguyên Mông ngày xua: thực hiện biện pháp: Vườn không - nhà trống, đến lúc quân Nguyên sắp chết đói thì mới nhảy ra đánh kiểu gì chẳng thắng. Bác cứ thử nhịn ăn 1 tuần rồi đánh nhau với em (VD thôi bác nhé)
  9. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    ---------
    ... Yết Kiêu bắt Phạm Nhan trên thuyền giặc là gì ? ông không dùng võ vật thì sao bắt sống được lão giặc ba xạo này ? cái này có gọi là đấu tay đôi không !?. Có lần ông tháp tùng cùng đoàn thương thuyết vào doanh trại giặc, bọn vệ sĩ thấy ông dáng người nhỏ thó nên chúng khinh, ông chẳng nói chẳng rằng nhẹ nhàng hái những bông hoa nhài cài vào giáp trụ, loáng một cái dưới ánh trăng bọn người kia chỉ thấy một đường sáng bao quanh người ông, đường đao đã qua ông thủng thỉnh tra đao vào vỏ trong khi nhiều cánh hoa nhài chưa kịp rơi hẳn xuống mặt sân ...
  10. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Cụ lyhl lại đọc tiểu thuyết rồi, theo sử dùng cối mà giã gọi là dã sử thì khi vệ sĩ Thát Đát hét kia xuống kiba dachi rút đơn đao chém đứt đôi thanh côn sắt thì cụ Yết Kiêu thuộc K10 biệt đội vớ lấy hoa nhài dắt quanh người theo đúng khẩu quyết :khôn chơi hoa đại, đĩ chơi hoa nhài" rồi hét lên một tiếng ko truyền lại mà hoa song đao chém rụng hết cả hoa.
    Còn chống kỵ binh thì theo nói phét truyền lại thì cá cj chôn lon sành dọc đường tiến của Mông Cổ, khi ngựa ngã thì câu liêm mà giật, mã tấu mà phang, ko hâm ko dở hơi tại sao lại đá song phi làm gì cho khổ.

Chia sẻ trang này