1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thức dậy vùng triều Giao Thủy

Chủ đề trong 'Nam Định' bởi ngaosachgiaothuy, 22/01/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngaosachgiaothuy

    ngaosachgiaothuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2016
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Với hàng nghìn ha bãi triều, tỉnh ta có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thuỷ sản, nhất là nuôi ngao. Từ việc nuôi thử nghiệm, nghề nuôi ngao ở các xã vùng triều huyện Giao Thuỷ đã phát triển mạnh, giúp người dân cơ hội làm giàu.

    [​IMG]
    Vùng biển Giao Thủy
    Về xã Giao Xuân (Giao Thuỷ) tìm hiểu nghề nuôi ngao, chúng tôi được người dân nơi đây kể nhiều về anh Nguyễn Văn Cửu. Anh là người đầu tiên ở Nam Định đưa con ngao về nuôi với số vốn hàng chục tỷ đồng và nhiều tài sản có giá trị khác, con ngao đã không chỉ giúp gia đình anh mà còn giúp nhiều hộ dân khác có cơ hội đổi đời. Anh cho biết: "Con ngao ở quê mình khi ấy vẫn chưa được nhiều người biết đến, chỉ thấy ruột của nó ăn rất ngon. Hồi đó, chưa có ai nuôi ngao vì ngao tự nhiên ngoài bãi rất nhiều, vẫn được trẻ con, người già đi cào về. Ngao bán ngoài chợ nhiều lắm, rẻ như bèo mà vẫn ít người mua. Nhưng ngao chỉ xuất hiện theo mùa, nhiều lúc muốn ăn lại không có, phải chờ đến mùa sau. Thế là tôi đặt câu hỏi: Tại sao mình không mua ngao của bà con rồi quây lại một vùng nuôi tiếp đến khi nào hết mùa ngao tự nhiên thì đem bán? Từ ý nghĩ đó, tôi quyết định nuôi thử nghiệm con ngao. Trước khi nuôi, tôi đã ba lần lặn lội sang các vùng Đông Nam Trung Quốc, như Đông Hưng, Kỳ Xá, Vạn Mỹ để tìm hiểu thị trường tiêu thụ".

    Bên cạnh việc tìm thị trường xuất khẩu, anh thử nghiệm mang ngao lên Hà Nội tiêu thụ thông qua các bà bán đồng nát. Nhớ lại những ngày "bén duyên" với con ngao, anh Cửu kể: "Khi ấy, không ít người Hà Nội còn chưa quen ăn ngao. Họ mua vì tò mò, nhưng ăn thấy ngon, dần thì thành quen". Vì thế, các bà bán đồng nát chuyển nghề sang bán ngao cho anh Cửu, với tiền lãi mỗi ngày cũng được hơn 10 nghìn đồng. Cơ hội tiêu thụ con ngao được mở ra.


    [​IMG]
    Sản phẩm Ngao sạch Giao Thủy

    Từ nuôi thử nghiệm, anh Cửu đã mở rộng diện tích nuôi ngao và làm đại lý thu gom sản lượng ngao không chỉ ở Giao Xuân mà cả các xã lân cận. Nhờ vậy, nghề nuôi ngao ở Giao Xuân phát triển mạnh, với mức lợi nhuận rất cao. Năm 2004, anh Cửu nuôi 42 ha ngao, bảy ha sò cho thu hoạch 800 tấn, doanh thu hơn sáu tỷ đồng, lãi ròng hơn một tỷ đồng. Năm 2005, anh đầu tư thêm 10 tỷ đồng từ vốn tự có xây dựng Trung tâm sản xuất giống thuỷ sản Cửu Dung. Đến nay, trung tâm này đã sản xuất được ngao giống, từng bước đáp ứng nhu cầu con giống cho bà con trong vùng.

    Bí thư đảng uỷ xã Giao Xuân Trần Văn Minh cho biết: Những năm 90 của thế kỷ trước, trên các bãi triều xuất hiện một số hộ dân cắm vây để nuôi ngao, thu gom trong dân mang đi bán. Nếu như ở xã Giao Lạc chỉ có ông Trịnh Ngọc Chỉ, thì ở xã Giao Xuân có các ông Nguyễn Văn Cửu, Lê Văn Khanh, Đoàn Danh Dự, Ngọc Điệp đi đầu về nuôi ngao. Sản lượng ngao của xã tăng từ 3000 tấn (năm 1991) lên 5000 tấn (1995), 10000 tấn (2005) có giá trị hàng trăm tỷ đồng. Cùng với nghề nuôi ngao thương phẩm, nghề thu gom ngao giống ở các xã vùng triều của huyện Giao Thuỷ đã giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động. Phó Giám đốc Sở Thuỷ sản Nam Định Nguyễn Quang Trực cho biết: Đến nay, diện tích nuôi ngao vùng triều của tỉnh đạt 1000ha, trong đó huyện Giao Thuỷ có 700ha, Nghĩa Hưng 300ha. Lượng ngao giống thả hàng năm khoảng 700-1000 tấn, trong đó có 300 tấn ngao giống khai thác tự nhiên. Sản lượng ngao đạt 10 nghìn tấn, năng suất có nơi đạt 40-80 tấn/ha. Lợi nhuận từ nuôi ngao có thể đạt hàng trăm triệu đồng/ha.

    Từ vùng triều vốn "ngủ yên" nhiều năm nay đã được người dân Giao Xuân và các xã ven biển của huyện Giao Thuỷ đánh thức bằng nghề nuôi ngao. Bên cạnh hiệu quả kinh tế mang lại, nghề nuôi ngao nơi này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Đã có lúc vùng triều trở thành điểm nóng về tranh chấp vùng bãi nuôi ngao. Theo đồng chí Trực, thì khó khăn lớn nhất là nguồn ngao giống. Hàng năm, nhu cầu ngao giống của tỉnh lên đến hàng nghìn tấn, nhưng ngao giống khai thác tự nhiên và sinh sản nhân tạo mới đáp ứng 40% lượng ngao giống thả nuôi. Mặt khác, hình thức nuôi ngao mới ở dạng quảng canh, quảng canh cải tiến; người nuôi chưa chủ động khâu thả giống, chủ yếu dựa vào tự nhiên.

    [​IMG]
    Vùng nuôi ngao ở Giao Thủy

    Các cơ chế, chính sách cho vùng nuôi ngao chưa có và chưa đồng bộ như việc quy hoạch, vay vốn, thời gian thuê đất, giá thuê đất chưa hợp lý. Anh Nguyễn Văn Cửu cho rằng: Việc nuôi ngao ở địa phương còn mang tính nhỏ lẻ; trong quá trình sản xuất, từ khâu chuẩn bị bãi nuôi, con giống, đến khâu nuôi thương phẩm, phòng, trị bệnh, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm chưa đồng bộ nên hạn chế năng suất, sản lượng, hiệu quả nuôi ngao. Sự biến đổi về thời tiết, địa hình vùng bãi đang làm cho nghề nuôi ngao gặp nhiều khó khăn. Vấn đề tiêu thụ ngao thương phẩm vẫn ở dạng mạnh ai nấy làm, thiếu sự liên kết.

    Trước những khó khăn như hiện nay, nghề nuôi ngao ở tỉnh ta cần có sự liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ. Đến nay, Hội nuôi nhuyễn thể huyện Giao Thuỷ đã được thành lập, với mục đích khai thác tốt nhất tiềm năng vùng triều để mở rộng diện tích nuôi ngao cũng như các loài nhuyễn thể khác; áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất nuôi trên một đơn vị diện tích, phấn đấu đến năm 2010, năng suất nuôi ngao bình quân đạt 30-40 tấn/ha; nâng cao tính cộng đồng bảo vệ môi trường sinh thái, nhất là bảo vệ các bãi ngao giống, phát triển bền vững.

Chia sẻ trang này