1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực hành nghề luật ở Việt Nam

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi KOJ, 05/03/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Thực hành nghề luật ở Việt Nam

    Chúng ta đã bàn về "Khoa học pháp lý" đã nhiều, gần như đã đến mức "kinh viện" rồi nhưng tớ chưa thấy một topic nào nói đến việc thực hành nghề luật trong thực tiễn, nói đến tính "sống" của nghề mà hầu như chỉ toàn là lý luận trên giấy tờ. Bản thân tớ đã theo nghề nhiều năm mà nói thật là vẫn không sống được với cái nghề này, lý do thì chắc ai cũng đã biết vì bản thân "luật" là một thứ sản phẩm khó dùng và ít được dùng ở xã hội ta, chứ không như ở các nước khác. Vậy tớ xin đặt ra vài câu hỏi sau để mọi người cùng thảo luận:
    1. Học luật ở Việt Nam có thể làm được những việc gì?
    2. Nếu hành nghề luật tự do ở Việt Nam thì làm thế nào để sống được với nghề?
    3. Những khó khăn khi học và làm nghề luật?
    4. Làm thế nào để một luật sư sống được ở thời điểm này?
    Rất mong các bác cho cao kiến.
  2. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Những câu hỏi này nhiều người học luật trăn trở lắm rồi KOJ, Hồi mới học Luật tớ cũng từng đưa ra plan với những câu tự vấn y chang như vậy. Nhưng cuối cùng vẫn còn bỏ ngỏ chưa trả lời được.
    Nhân tiện vào thấy mấy câu này tớ tám với KOJ vài lời nhé :
    1. Học luật ở Việt Nam có thể làm được những việc gì?
    Trước hết phải xem xét trường đào tạo ngành Luật chúng ta đào tạo những kiến thức gì ? Cứ xem chương trình đào tạo thì biết ngay, chỉ tòan lý thuyết và lý thuyết. Giảng viên thì đa phần biên chế nhà nước. ngày qua ngày cứ đến giảng đường và giảng với giảng. Chưa một lần tham gia vào công việc thực tiễn. Thế thì đào tạo thế nào ra 1 con người có thể làm việc? Xưa nay chúng ta chỉ đào tạo ra những nhà bác học hàn lâm, nghiên cứu Luật học. Chứ chưa đào tạo cách tư duy ứng dụng và phát triển ngành Luật. và thế là sinh viên khi ra trường thì làm sao có thể tham gia vào các công việc cụ thể mà xã hội yêu cầu được.
    Ấy cho nên các thế hệ sinh viên Luật ra trường thường chỉ đủ kiến thức vào làm sai vặt cho các công ty mà công việc cụ thể là chạy giấy tờ, photo, công chứng, và đánh máy như một nhân viên văn phòng bình thường không hơn không kém. cái mà chúng ta đang gọi là nhân viên Hành chánh văn phòng hay là Phòng tổ chức nhân sự. Hoặc không thì làm trái ngành.
    Còn những vị trí của các bộ máy tư pháp mà khi các sinh viên định hình ngày đầu học luật như : Cán bộ tư pháp, Thư ký tòa, Thẩm Phán, Kiểm sát viên, Công chứng viên... Chẳng qua là để dành cho các đối tượng diện COCC gửi vào sau đó cho đi đào tạo ngắn hạn 1 khóa ở Học viện tư pháp và tiếp nhận công việc vậy.
    Tui nói thế có đúng không KOJ ?

    2. Nếu hành nghề luật tự do ở Việt Nam thì làm thế nào để sống được với nghề?
    Được chứ ? Việt Nam là 1 nước đang trên đà phát triển, cái mà cách đây 1 năm chúng ta nói đùa là gia nhập (đúp-lờ-vê-tê-ô) rồi mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt nam. thế mà Bộ máy Pháp luật chúng ta như 1 cái rừng Luật. Nước ngoài có vào thì cũng bó tay. Không nhờ giới chuyên gia Luật việt như chúng ta thì làm sao có thể vào cái rừng ấy được ? Không khéo họ sẽ bị lạc. Cho nên nếu thực sự hành nghề Luật thì sẽ sống khoẻ ở Việt nam. Nhưng phải cụ thể là hành như thế nào ? khả năng như thế nào ? cái này tốt nhất là chờ câu trả lời góp ý của anh (phờ-sai). Chứ riêng kevin tui nếu ai thuê mà gõ cái văn bản là chém 500K dịch cái đơn phản hồi là 500K.... Ký cái giấy ủy quyền thụ lý là ít nhất phải vài chai. Tôi nghĩ chắc cũng sống khoẻ, không đến nỗi nào.
    Phải không anh fsai ?

    3. Những khó khăn khi học và làm nghề luật?
    Cái này chắc nói ngắn gọn thôi, là Hệ thống tư pháp và hệ thống Pháp luật Việt nam chúng ta còn loạn quá, Văn bản Pháp luật thì 1 rừng như đã nói trên. Khó khăn cho mình khi nghiên cứu. mà cũng hay là cái khó ló cái hay. Bọn nước ngoài hay luật sư Việt Kiều về nước mà đụng vào thì vô phương hướng. Cho nên người xử lý không ai khác chình là người học luật trong nước thôi.
    Hiện nay tôi có 1 công trình nhỏ là hệ thống và soạn lại toàn bộ các ngành Luật theo kiểu cây thư mục mà với càch nhìn của Luật sư tư vấn. Để dễ dàng và nhanh chóng tư vấn cho khách trong thời g ian nhanh nhất. Vì tôi có đọc mấy cái CD tra cứu VB Luật của Soft law gì đó. và tôi chưa ưng ý lắm. Thế là bắt đầu bắt tay vào soạn theo ý mình vậy.
    Hy vọng cái này sẽ giúp anh em học luật cụ thể hơn khi chỉ cần cầm vài trang A4 mà có thể biết rõ có bao nhiêu văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề mình đang xử lý.
    Cái này sẽ nhờ đồng chí Luân Nguyễn nhiều lắm đấy nhé ?
    4. Làm thế nào để một luật sư sống được ở thời điểm này?
    Luật sư muốn sống được thì không khó, Tuy nhiên Luật sư này phải có khả năng thực thụ. Mỗi năm Học viện Tư pháp cho ra đời khoảng 3000-4000 Luật sư.
    Trong đó theo thống kê:
    - Người học luật sư để cho biết là 50%,
    - 20% là bon chen với đời
    - và 30% còn lại là cố gắng muốn làm Luật sư.
    Vậy cho nên Luật sư Việt nam thực thụ có khả năng hành nghề thì chỉ đếm trên đầu ngón tay mà thôi. còn lại đa số là như 1 sinh viên Luật làm cò hồ sơ giấy tờ mà thôi.
    Đối với tôi, suy nghĩ thiển cận nên đã giới hạn và xác định rất rõ 2 lĩnh vực mình chú tâm để kiếm tiền và học tập. Đó là Di Trú và Hình sự (cái chữ ký to to bên dưới cái nick hihihi). Chắc các bạn sẽ cho là tôi nói phét vì Việt Nam làm gì có Luật di trú, ờ đúng tôi không phủ nhận. cho nên tôi chỉ tạm dùng như vậy còn dùng thì tôi dùng từ Xuất Nhập Cảnh và Hình sự .
    Di trú cốt yếu tôi chọn nó là để kiếm tiền, còn hình sự thực tình là để kiếm danh. chứ ở Việt Nam mà làm hình sự thì dễ bị chết như chơi, mà còn bị liệt vào cái lĩnh vực nguy hiểm nữa. Cụ thể là tháng trước tôi có tham gia 1 phiên toà hình sự, Trước ngày ra toà, có 1 cú điện thoại call cho tôi và nói, ra toà ăn nói thì liệu cái hồn mày đấy.. tao sẽ cho cả nhà mày sống không yên đấy. Trời ơi, tinh thần tôi hoang mang liền. Đúng là rước cái hoạ vào thân. thay gì của thân chủ mình...
    Nói thế thôi, nhưng có lẽ tuổi trẻ bồng bột nên chọn cái hình sự và bây giờ đang suy nghĩ lại. Có lẽ sẽ nhanh chóng chuyển sang lĩnh vực khác. Nhưng xem ra ngoài hình sự ra thì không còn lĩnh vực nào dễ hơn Hình sự.
    cái này cũng nhờ anh em tư vấn giùm luôn nhé, nhất là satthutinhdoi ?
    Vài lời trao đổi với KOJ và mấy anh em còn trăn trở với nghề.
    Được kevinmitknick sửa chữa / chuyển vào 11:47 ngày 07/03/2008
  3. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Đúng là hành nghề luật ở VN là một sự chẳng dễ dàng gì.
    Nếu xét chung chung thì học luật có thể làm được trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng làm cho ra làm thì thực sự không đơn giản. Mọi sự xuất phát từ 2 thứ: kiến thức của người học luật và môi trường làm việc/hành nghề.
    Tôi rất đồng ý với ý kiến của kevinmitknick về việc đào tạo luật hiện nay. Trong trường, sinh viên được dạy nhiều thứ chẳng để làm gì và không được học nhiều về kiến thức cơ bản. Có những nơi tôi biết, sinh viên khi học chuyên ngành chủ yếu là học luật thực định. Học luật thực định là cần thiết nhưng cái ẩn sâu bên trong các câu từ của luật thực định là các kiến thức cơ bản như là các nguyên lý, học thuyết pháp lý, học thuyết chính trị -pháp lý, phân loại hệ thống... Chính những thứ đó mới là "bộ xương" của luật thực định, và nếu nhìn thấy sự không hoàn chỉnh của "bộ xương" trong luật hiện hành thì mới tìm thấy phương án hiệu quả khi hành nghề. Vì sự thiếu kiến thức cơ bản nên khó có thể hiểu một cách tường tận luật thực định nên nhiều người không khỏi thấy bối rồi khi gặp một vấn đề mới.
    Các luật hiện hành của VN chưa có tính khái quát cao mà thường liệt kê các hành vi cụ thể được làm hoặc bị cấm nên khi vào một vấn đề không được nêu cụ thể trong luật thì nhiều người bị rối (và chính cơ quan có thẩm quyền cũng rối), không biết xử lý thế nào. Sự rối này cũng một phần từ sự thiếu kiến thức cơ bản, không biết quy nạp sự việc vào lĩnh vực/chế định nào để giải quyết.
    Việc học luật thực định ở trường ĐH thường được dạy theo hướng tư duy của người soạn thảo luật (nhiều khi khiên cưỡng) nhưng thực tế không chỉ có 1 cách hiểu và diễn giải (khi áp dụng luật sẽ có ít nhất cách nhìn của thẩm phán, kiểm sát viên, của luật sư, của người nghiên cứu luật, của công luận... từ các góc độ khác nhau đối với 1 vấn đề) và điều này làm cho sinh viên bị tư duy kiểu "lối mòn".
    Nhiều kiến thức bổ trợ cần có nhưng người hành nghề luật không có đủ (tất nhiên, trường luật cũng không thể làm được nhiều thứ như thế, người hành nghề cũng phải tự trang bị) như giám định tư pháp nếu ai làm về hình sự, kiến thức về kinh tế nếu ai làm về luật kinh doanh, ngoại ngữ...
    Nhận thức về pháp luật cũng như của người VN còn thấp, việc sử dụng pháp luật trong đời sống thường ngày là hiếm hoi (chỉ khi là giải pháp cuối cùng), hiệu lực của cơ quan tư pháp, sự thiếu tường minh, thời gian kéo dài khi giải quyết vụ việc tại toà, địa vị của luật sư chưa được tôn trọng.... là môi trường tồi cho việc hành nghề luật ở VN hiện nay.
  4. JWalker

    JWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.351
    Đã được thích:
    0
    Em được biết, học luật có một lợi thế để mà bước vào chính trị.
    Nhìn vào profile các bác trong BCT, tỉ lệ cử nhân Luật là cao nhất, áp đảo.
  5. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Hì, xin lỗi vì lạc đề nhưng cậu mấy tuổi rồi? Cứ làm trong khối nội chính đi rồi khắc biết.
    Được thongtue sửa chữa / chuyển vào 23:25 ngày 07/03/2008
  6. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn Kenvin vì những dòng tâm huyết của ông bạn.
    Thực sự là càng theo nghề luật càng thấy vất vả, hoang mang, nản và cuối cùng thì muốn bỏ nó đi buôn cho có tiền.
    Theo tớ, học luật xong chúng ta có thể có các lựa chọn sau đây:
    - Đỉnh cao là được vào làm ở các cơ quan tố tụng, cái này là đúng nghề nhất và cũng là ước mơ của phần lớn các sinh viên luật, như được vào làm tại Toà án, Viện kiểm sát, ... phấn đấu một thời gian để có được các chức danh tư pháp như thẩm phán, kiểm sát viên rồi bắt đầu làm giầu nhờ nó, he he
    - Đỉnh nhì là vào làm tại các cơ quan hành chính nhà nước như Tư pháp, Thanh tra, các Sở ban ngành khác. Ngoài Tư pháp, Thanh tra còn dùng một ít kiến thức luật chứ vào các ngành khác thì Cử nhân Luật Ca - may thì được xếp vào làm Thanh tra chuyên ngành (cũng khá hay như thanh tra tài chính, thanh tra tài nguyên ...) còn không thì nhét vào Văn phòng (cái rọ lớn đựng được rất nhiều loại bằng ). Tuỳ vào sự năng động của mỗi người kiếm được vị trí lãnh đạo rồi bắt đầu kiếm tiền.
    - Ngoài khối nhà nước ra, Cử nhân Luật còn có thể hành nghề luật sư và bây giờ có một nghề mới khá hay và hấp dẫn nữa, đó là nghề công chứng. Đây chính là mảnh đất lớn để các cao nhân có thể vùng vẫy kiếm tiền.
    Hành nghề luật tự do hiện nay theo tớ, ta có thể hành nghề luật sư và hành nghề công chứng (thời điểm này các văn phòng công chứng tư mới đang rục rịch đăng ký hồ sơ chờ Bộ Tư pháp duyệt thôi, các bạn có thể tham khảo Luật công chứng 2006 để biết cụ thể hơn). Ta hãy bàn đến nghề luật sư.
    Thật sự hiện nay, để sống được với nghề luật sư bằng trình độ của mình (không kể các loại "cò" như cò chạy án hình sự, cò hộ tịch, cò nhà đất, ...) theo tớ chỉ có thể trong lĩnh vực tư vấn đầu tư và sở hữu trí tuệ.
    Tư vấn đầu tư thời nhập nhoạng Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1986 rồi năm 1996 thì còn làm ăn được (thật ra bản chất là chạy Giấy phép đầu tư mà thôi), chứ đến nay khi có Luật đầu tư (gộp chung cả đầu tư trong nước) thì không còn ăn thua nữa, dự án kinh doanh chỉ là hợp thức hoá mà thôi (nhiều ông thực dụng thuê luôn cán bộ thẩm định dự án việt hộ cho khỏi phiền hà). Cái thực sự khó vẫn là lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, mà để là một chuyên gia giỏi trong lĩnh vực này thì lại là một ... kỹ sư chứ không cần thiết là luật sư.
    (Tớ thấy ở các nước luật sư giỏi phải là luật sư về hình sự nhưng kiếm nhiều tiền nhất lại là luật sư chuyên sâu về lĩnh vực ... hôn nhân gia đình, có bác nào ở Mẽo comment hộ cái).
    Và ý tớ hỏi là làm thế nào để luật sư sống khoẻ, sống tốt trong thời điểm hiện nay.
    (Do ảnh hưởng của phim xã hội đen nên tớ vẫn muốn là một luật sư đi xe Lơ sụt đen bóng mặc com pờ lê đen bước xuống, tay xách cặp bước vào Toà biện hộ, đằng sau là mấy đệ tử thằng ôm sách, thằng ôm lap - top).
    Về ý tưởng biên soạn hệ thống luật của Kenvin, tớ thấy nên học của các Văn phòng nước ngoài đó. Có nhiều bạn làm việc tại các văn phòng luật nước ngoài (như Vilaf Hồng Đức, Baker)phải thán phục cách quản lý văn bản của họ, đụng đến vấn đề gì là có ngay và dữ liệu được thường xuyên update. Ta có thể học tập họ và phát triển thêm cho phù hợp.
    Viết ra thì khó hết ý nên mong rằng có cơ hội giao lưu để thoải mái trao đổi sâu thêm.
  7. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Còn một số lĩnh vực khác tuy phức tạp nhưng hiện đang được làm theo thói quen, thiếu vắng tư vấn luật như vận tải đường biển, hàng không, vận tải đa phương tiện, bảo hiểm... Mấy thứ này hiện đang được ký hợp đồng chủ yếu theo mẫu và thực tế đang phát sinh rất nhiều tranh chấp.
  8. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    + Cảm ơn bạn KOJ thật nhiều đã mở ra chủ đề này để cho các bạn luật sư và đã học luật ở Việt Nam bày tỏ suy nghĩ của tớ qua đó lợi ích cho bản thân tớ là biết được hiện tại các bạn suy nghĩ gì . Tớ rời khỏi Việt Nam nhiều năm và không còn có cơ hội để tìm hiểu về việc này . Những bài của bạn KOJ tớ thấy rất là hữu ích về mặt thông tin cho tớ. Cám ơn các bạn đã viết trong topic này rất là nhiều . Tớ không thể trả lời câu hỏi của bạn KOJ được vì mình không biết sorry thật nhiều nhưng tớ đã đọc suy nghĩ của các bạn . Không cần các bạn nói tớ cũng hiểu được sự khó khăn của các bạn khi muốn hành nghề thật sự như là một luật sư ở một quốc gia sống bằng the rule of law. Xã hội vn không phải là xã hội cai trị bằng luật pháp cho nên từ việc đào tạo của nó cho đến việc hành nghề những gì bạn nói ở trên là điều ai cũng thấy được .
    + Về câu hỏi của KOJ tớ trích lại dưới đây
    "(Tớ thấy ở các nước luật sư giỏi phải là luật sư về hình sự nhưng kiếm nhiều tiền nhất lại là luật sư chuyên sâu về lĩnh vực ... hôn nhân gia đình, có bác nào ở Mẽo comment hộ cái)."
    ++ Điều này không đúng chút nào cả . Ở một quốc gia sống bằng luật pháp, ở ngành nào cũng có luật sư giỏi cả không phải chỉ hình sự . Hình sự chỉ là một lĩnh vực nhỏ . Xin lấy một ví dụ, văn phòng employer của tớ là văn phòng chuyên về corporate law và trong đó nó có hàng chục team lớn nhỏ mỗi team lo một lĩnh vực khác nhau trong corporate bất cứ lĩnh vực nào mà bạn nghĩ ra về một hoạt động của một công ty họ đều có và đều có partner giỏi lãnh đạo . Những partner này là những người nổi tiếng ngang hàng như những người làm về hình sự . Hàng năm bạn hãy vào những tổ chức ranking lớn cho luật sư ví dụ như www.legal500.com bạn sẽ thấy họ xếp hạng luật sư giỏi cho từng lĩnh vực trong đó có cả hình sự . Những văn phòng luật khổng lớn (ví dụ có hàng nghìn luật sư làm việc cùng một lúc ở khắp mọi tiểu bang lớn) thì bạn sẽ thấy tên của họ trong đây .
    ++ Không phải là kiếm nhiều tiền chỉ là hôn nhân gia đình, ngành nào cũng có thể kiếm nhiều tiền . Trong văn phòng tớ hễ là partner khoảng 20 năm kinh nghiệm tất cả đều là triệu phú cả .
    ++ Là một luật sư bạn có rất là nhiều sự lựa chọn ở đây bạn muốn làm ngành nào cũng được không phải như kiểu Kevin viết ở trên đâu tớ làm biếng không muốn nói nhiều khi nào có dịp thì gặp mặt tớ kể cho nghe . Nếu có dịp bạn hãy ghé vào thăm một văn phòng luật corporate thuộc loại lớn ở bên này (hàng nghìn luật sư dưới trướng) thì bạn sẽ hiểu hơn điều tớ nói và bạn thấy rằng sự quan trọng của một quốc gia sống bằng luật pháp sẽ tạo điều kiện cho luật sư phát triển và trở thành triệu phú như thế nào .
  9. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Bác đang ở cái "đỉnh" nào thế? :D
    Việc sắp xếp các "đỉnh" này của bác phải chăng hơi "chủ quan" không? Bởi chắc chẳng ai phủ nhận rằng khi có một quan hệ pháp luật xảy ra, chủ thể của quan hệ không chỉ là những người này !? Một cá thể không thể tạo nên một quan hệ nhỉ.
  10. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Anh vẫn đang ở dưới "sàn" đấy chứ, có bao giờ ở "đỉnh" đâu. Cô học Tây học Tầu ở đâu về mở văn phòng luật sư cho anh theo với ... :D

Chia sẻ trang này