1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực lực QS Israel và khả năng phòng thủ, phản công của Iran, Syria

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi tombuys, 19/10/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Iran đóng thêm 3 tàu khu trục tối tân mới
    (Vũ khí) - Tư lệnh Hải quân Iran, Chuẩn Đô đốc Habibollah Sayyari nói rằng, các lực lượng của ông đang làm việc trên 3 tàu khu trục mới, với các đặc điểm nâng cấp đáng kể so với tàu khu trục Jamaran.
    [​IMG]
    Iran đang đóng thêm 3 chiến hạm lớp Mowdge cải tiến với tên gọi Jamaran-3,4,5.
    "Iran đang bắt đầu chế tạo thêm 3 tàu khu trục mới thuộc lớp Mowdge, với tên gọi lần lượt là Jamaran-3, 4 và 5 và sẽ sớm được giới thiệu trước giới truyền thông trong tương lai", ông Sayyari nói với các phóng viên hôm 14/2.
    Hải quân Iran đã hạ thủy chiếc tàu khu trục nội địa đầu tiên mang tên Jamaran trên vùng biển vịnh Persian vào tháng 2/2010.
    Jamaran thuộc lớp tàu Mowdge do Hải quân Iran tự thiết kế chế tạo. Tàu có lượng giãn nước chỉ 1.420 tấn, nhưng lại được Hải quân Iran xếp vào hạng tàu khu trục. Jamaran được trang bị các hệ thống radar và tác chiến điện tử hiện đại, có thể di chuyển với tốc độ tối đa
    lên đến 30 hải lý/giờ và mang được một máy bay trực thăng loại nhỏ.
    Tàu khu trục thứ hai - Jamaran 2 cũng được Iran hạ thủy vào một thời điểm bí mật trên vùng biển Caspi trong năm 2013.
    Các tàu khu trục lớp Mowdge được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ: chống hạm, chống ngầm và phòng không. Trong đó bao gồm: Pháo hạm 76 mm Fajr–27 dùng phòng không và chống các mục tiêu cỡ nhỏ trên biển. Tầm bắn hơn 17 km, tốc độ bắn 85 viên/phút.
    Tên lửa chống hạm Noor được Iran thiết kế dựa trên tên lửa chống hạm tầm xa C-802 của Trung Quốc. Tầm bắn vào khoảng 200km.
    Hệ thống phòng không gồm bốn tên lửa hải đối không SM–1, hai pháo cỡ 20 mm và một pháo tự động cỡ 40 mm. Với vai trò bắn hạ các loại tên lửa diệt hạm hoặc máy bay bay tầm thấp.
    Ngoài ra, tàu khu trục lớp Mowdge còn được lắp các ống phóng ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ cỡ 324 mm.
    tombuys thích bài này.
  2. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Máy bay chiến đấu Israel bắn tên lửa vào lãnh thổ Li băng


    [​IMG]
    Photо: EPA
    Không quân Israel đã tiến hành một chiến dịch tấn công tên lửa vào các mục tiêu ở miền đông Li băng, sát biên giới với Syria.
    Cuộc tấn công xảy ra gần thị trấn Li băng Nabi Sit, nằm ở khu vực miền núi cận biên giới với Syria. Tổng cộng lực lượng không quân Israel đã tiến hành hai cuộc tấn công. Theo tổ chức nhân quyền Syrian Observatory for Human Rights, mục đích của cuộc không kích là một căn cứ quân sự của tổ chức người Shiite “Hezbollah” ở Li băng. Không có thông báo về việc có nạn nhân nào trong cuộc oanh tạc hay không.
    Đại diện của quân đội Israel từ chối bình luận thông báo này, nhưng một nguồn tin Reuters trong các cấu trúc an ninh xác nhận rằng đã có “hoạt động tích cực bất thường của lực lượng không quân ở phía Bắc”, tức ám chỉ Li băng.
    http://vietnamese.ruvr.ru/2014_02_25/129138332/
  3. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.067
    Đã được thích:
    2.540
    tombuys thích bài này.
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Israel 'giúp' Iran cải thiện phòng thủ như thế nào?
    (Vũ khí) - Từ việc nghiên cứu những vụ không kích Lebanon hồi năm 2006 của Israel, Quân đội Iran cho rằng, Israel đã 'giúp' Iran cải thiện khả năng phòng thủ của mình.
    Theo hãng tin AP, tướng Gholam Reza Jalali, người đứng đầu bộ phận đảm trách phòng vệ dân sự tiết lộ, Iran đã cử một phái đoàn sang Lebanon để nghiên cứu các vụ không kích trong cuộc chiến năm 2006, nhằm điều chỉnh các kế hoạch phòng thủ phù hợp cho Iran.
    Ông Jalali phát biểu trên nhật báo Kayhan của Iran: “Sau cuộc chiến 33 ngày của Hezbollah, chúng tôi đã cử chuyên gia đến Lebanon và điều tra những mô hình tấn công của Israel vào các tòa nhà của Lebanon, thu thập 5.000 hình ảnh của tất cả những tòa nhà bị phá hủy”.
    [​IMG]
    Tổ hợp tên lửa Bavar-373
    Iran gọi các bước chuẩn bị này là “phòng thủ thụ động”, nhằm giảm thiểu tác động phá hủy của các vụ tấn công. Ông Jalali nói với giới chức quân sự rằng Iran cũng đã vận dụng một học thuyết quân sự mới nhằm vô hiệu hóa bất kỳ kế hoạch tấn công nào nhắm vào Iran.
    “Phải mất 3 năm để phát triển học thuyết mới nhằm đương đầu với Mỹ”, ông này nói, và cho biết thêm rằng học thuyết mới cho phép dàn trải rộng khắp các cơ sở hạt nhân và lực lượng tác chiến nhằm giảm thiểu thiệt hại trong một cuộc chiến khả dĩ.
    Tuy nhiên ông này không tiết lộ cụ thể về hệ thống phòng thủ mà Iran đang triển khai. Nhưng với kho tên lửa phòng thủ của mình, sức mạnh của Iran đủ khiến cho bất cứ kẻ thù nào cũng phải kiêng nể.
    Sức mạnh hàng đầu trong kho tên lửa phòng không Iran tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa nội địa Bavar-373 có tính năng tương đương với tên lửa S-300 của Nga. Hệ thống tên lửa phòng không Bavar-373 do Iran tự sản xuất khá giống với hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga về ngoại hình.
    Hệ thống radar của Bavar-373 có thể phát hiện cùng lúc 100 mục tiêu và có khả năng đánh chặn 12 mục tiêu trong số đó cùng thời điểm. Tên lửa Bavar-373 dài 7 m, nặng 2 tấn và có tầm bắn từ 90 km đến 150 km, bay nhanh gấp sáu lần tốc độ âm thanh.
    Sức mạnh tiếp theo của hệ thống phòng không của Iran là tên lửa S-200. Tên lửa S-200 (NATO gọi là SA-5 Gammon) của Iran là một hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa, được thiết kế để phòng thủ những khu vực rộng lớn chống lại các cuộc tấn công của máy bay ném bom hoặc máy bay chiến lược khác.
    Mỗi tiểu đoàn S-200 được biên chế 6 bệ phóng tên lửa cố định (mỗi bệ 1 đạn) và đài điều khiển hỏa lực. Hệ thống có thể liên kế với các đài radar cảnh giới khác.
    Khi bắn, 4 động cơ rocket phụ sẽ khởi động trước đưa tên lửa rời khỏi bệ phóng, cháy hết nhiên liệu (từ 3-5,1 giây) nó sẽ tự động tách khỏi thân tên lửa. Sau đó, động cơ chính được kích hoạt đưa tên lửa bay tới mục tiêu (thời gian cháy 51-150 giây).
    Tên lửa sử dụng hệ chiếu vô tuyến pha giữa để hiệu chỉnh đường bay. Ở pha cuối dùng đầu tự dẫn radar bán chủ động tấn công mục tiêu. Đạn tên lửa có khả năng diệt mục tiêu ở cự ly xa từ 250-300km, độ cao 20.000m.
    Hệ thống tên lửa S-200 được phát triển vào đầu những năm 1960 và bắt đầu được Liên Xô đưa vào trang bị từ năm 1966. Quân đội Iran đã nhận được một số hệ thống tên lửa loại này vào cuối những năm 1980.
    Ngoài những tên lửa kể trên, hiện nay Iran còn sở hữu loại tên lửa phòng không cực mạnh RIM-66. Đây là một hệ thống tên lửa dùng trên tàu chiến, do Mỹ chế tạo và bán cho nhiều nước trên thế giới.
    Được đưa vào sử dụng năm 1967 và do tập đoàn quốc phòng Raytheon (Mỹ) thiết kế, tên lửa RIM-66 có thể bay nhanh gấp 3,5 lần tốc độ âm thanh và có tầm bắn đến 90 hải lý, tức gần 170 km. RIM-66 có chiều dài 4,6 m và được Iran trang bị trên hầu hết tàu chiến của nước này.
  5. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Israel sẽ mua 12 máy bay V-22B Osprey của Mỹ?

    Ngày 26/2, Israel đã hé lộ khả năng tăng gấp đôi số lượng (12 máy bay) V-22B Osprey (Đại bàng biển) dự kiến đặt mua từ Mỹ.
    Theo lời lãnh đạo hãng Bell Helicopter John Harrison tại hội chợ Heli-Expo 2014, Chính phủ Israel yêu cầu cung cấp thông tin về khả năng thực hiện hợp đồng mua 12 máy bay V-22B. Dự kiến, các máy bay V-22B chuyển giao cho Không quân Israel sẽ được lấy từ đơn hàng dành cho Thủy quân lục chiến Mỹ.
    Trước đó, ngày 14/1, cục hợp tác an ninh quốc phòng Mỹ cho hay, Mỹ có kế hoạch bán cho Israel 6 máy bay vận tải cánh quạt nghiêng V-22B Osprey.
    Theo đề xuất của chính phủ Israel, bộ quốc phòng Mỹ có kế hoạch cung cấp 6 máy bay V-22B Osprey cùng các bộ phận linh kiện, thiết bị liên quan, đồng thời cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cũng như huấn luyện. Tổng trị giá hợp đồng lên tới 1,13 tỷ USD.
    Như vậy, Israel sẽ là nước đầu tiên được phép mua loại máy bay V-22B Osprey hiện đại này của Mỹ.

    [​IMG]
    V-22 Osprey.
    Thỏa thuận về máy bay V-22B Osprey sẽ tăng cường khả năng tìm kiếm, cứu hộ cũng như các chiến dịch đặc biệt vận chuyển binh lính và trang bị của quân đội Israel.
    V-22 Osprey là thế hệ máy bay lên thẳng mới nhất của Mỹ với khả năng cất hạ cánh theo phương thẳng đứng nhưng có tốc độ bay tương tự như các loại máy bay khác.
    Mặc dù trong quá trình thử nghiệm, loại máy bay này có bộc lộ một số khiếm khuyết nhưng chúng vẫn được đánh giá là “con cưng” của ngành sản xuất máy bay quân sự Mỹ và được dự báo sẽ trở thành đội quân chính một khi đưa vào phiên chế chính thức trong vài năm tới.
    Với khả năng chở theo tới 24 binh sĩ cũng đầy đủ trang bị trên khoang, máy bay lưỡng thể V-22 Osprey có thể hoạt động trên hạm, trên mặt đất và các nhiệm vụ tìm kiếm-cứu nạn.
    Nhờ trang bị 2 động cơ АЕ1107С Liberty có tổng công suất 6.150 mã lực, V-22 có khả năng đạt tốc độ bay tối đa tới 510km/giờ ở chế độ máy bay và 184km/giờ ở chế độ trực thăng và có thể bay lên tới độ cao 7km. Việc chuyển đổi chế độ bay từ trực thăng sang máy bay của V-22 mất khoảng 16 giây.
    Được biết, các quan chức Mỹ đã công bố kế hoạch bán Osprey cho Israel vào năm 2013 nhưng đến tháng 1/2014, Lầu Năm Góc mới công bố chi tiết về gói vũ khí này trong một thông báo chính thức tới Quốc hội.
    T.M (Tổng hợp)
    http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/israel-se-mua-12-may-bay-v-22b-osprey-cua-my-3002168/
  6. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Skyshield: “lá chắn tên lửa” của máy bay chở khách Israel
    (Kienthuc.net.vn) - Trong tương lai, tất cả các máy bay chở khách của Israel sẽ được trang bị hệ thống phòng laser Skyshield giúp chống mối đe dọa tên lửa vác vai.
    Israel gần đây đã thử nghiệm thành công hệ thống phòng vệ định hướng bằng laser C-MUSIC (DIRMC) có thể trang bị cho máy bay chở khách. Theo đánh giá của các chuyên gia Israel, đây là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển hệ thống phòng vệ dân sự này.
    Được biết tới với cái tên là “Skyshield”, hệ thống DIRMC được thiết kế để nhằm bảo vệ an toàn cho các máy bay thương mại của Israel trước nguy cơ bị tấn công bởi các loại tên lửa phòng không vác vai.
    [​IMG]
    Thành phần hệ thống phòng thủ Skyshield lắp đặt thử nghiệm trên máy bay tiếp dầu Boeing 707 (dùng khung thân máy bay chở khách Boeing 707).
    Trong suốt quá trình phát triển kéo dài hơn 10 năm, với hàng loạt cuộc thử nghiệm được diễn ra, và cuối cùng DIRMC đã đạt được cột mốc quan trọng khi vượt qua được các bài kiểm tra của Cơ quan Hàng không Dân dụng Israel (CAA) thuộc Bộ giao thông vận tải của nước này. Theo quan chức thuộc CAA thì có thể trong thời gian sắp tới Skyshield sẽ được cấp phép và đưa vào sử dụng trong tương lai gần.
    Skyshield được phát triển bởi Công ty Elbit Systems, sử dụng một chùm ánh sáng laser để vô hiệu hóa khả năng tìm nhiệt của các loại tên lửa phòng không và làm nó chệch hướng khỏi mục tiêu. Skyshield đã được Bộ Giao thông vận tải Israel lựa chọn để trang bị trên các máy bay dân sự đang hoạt động thuộc các hãng hàng không thương mại của Israel.
    [​IMG]
    Tên lửa vác vai là mối đe dọa rất lớn với máy bay chở khách Israel.
    Theo Tướng Eitan Eshel, người đứng đầu của chương trình Nghiên cứu và Phát triển của Bộ quốc phòng Israel: “Skyshield đã trải qua hàng loạt quá trình thử nghiệm phức tạp được diễn ra tại Israel. Qua các bài kiểm tra hệ thống này đã bảo vệ an toàn cho một máy bay mô phỏng trước nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa. Các bài kiểm tra bao gồm hàng loạt các mối đe dọa mà các hệ thống của SkyShield sẽ phải giải quyết để bảo vệ một máy bay chở khách thương mại ”.
    Sự gia tăng các nguy cơ máy bay chở khách Israel có thể bị tấn công bởi các tên lửa phòng không vác vai ngày càng cao trong bối cảnh hiện nay và là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ Isreal trong suốt nhiều năm.
    Hiện nay, các tổ chức khủng bố cũng như các tập đoàn tội phạm đã có thể dễ dàng tiếp cận với các loại vũ khí phòng không cá nhân. Nhất là sau khi chính phủ Lybia sụp đổ vào năm 2011, với hàng ngàn quả tên lửa vác vai bị thất lạc cũng như nguồn cung của các loại vũ khí này xuất phát từ Trung Quốc và Iran không được kiểm soát chặt chẽ khiến nguy cơ các máy bay của Isreal bị tấn công cao hơn bao giờ hết.
    [​IMG]
    Thử nghiệm Skyshield trên máy bay Boeing 707.
    Theo một báo cáo được công bố gần đây của tờ Wall Street Journal, Ả Rập Saudi đang cung cấp cung cấp một số lượng nhất định tên lửa không vác vai do Trung Quốc chế tạo cho phe đối lập của Syria. Mỹ từ lâu đã phản đối việc trang bị tên lửa phòng không cho quân nổi dậy ở Syria vì lo sợ các phần tử cực đoan ở nước này có thể dùng chính loại vũ khí này tấn công ngược trở lại các hãng hàng không thương mại trong khu vực hoặc của Phương Tây.
    Không giống như các hệ thống phòng vệ bằng hồng ngoại được trang bị trên các loại máy bay quân sự, các máy bay thương mại không thể sử dụng những hệ thống như vậy trên mỗi chuyến bay. Thay vào đó, những chiếc máy bay thương mại sẽ được cài đặt một hệ thống thiết bị điện tử hoàn toàn riêng biệt và tùy thuộc vào mức độ đe dọa của các cuộc tấn công dưới mặt đất mà cơ quan an ninh quốc gia Israel sẽ có những trang bị cũng như thiết lập phù hợp.
    Sau khi cài đặt trên máy bay và khởi động, hệ thống SkyShield sẽ được lập trình để bảo vệ máy bay hoàn toàn tự động trước bất cứ nguy cơ đe dọa nào. Hệ thống SkyShield sẽ được cung cấp cho tất cả các hãng hàng không của Israel như một phần tài trợ của chính phủ nước này.
    Trà Khánh
    http://kienthuc.net.vn/quan-su/skyshield-la-chan-ten-lua-cua-may-bay-cho-khach-israel-318769.html
    arrow2 thích bài này.
  7. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    Mỹ chuyển 429 triệu USD cho Israel mua Vòm Sắt

    (Vũ khí) - Mỹ sẽ chuyển ngay cho Israel 429 triệu USD cho mục đích mua thêm các hệ thống tên lửa “Vòm Sắt”.

    Ngày 10/3, Đại sứ quán Mỹ tại Israel cho biết, bộ quốc phòng hai nước đã chính thức ký kết một thỏa thuận cho phép tiếp tục sản xuất hệ thống phòng thủ tên lửa tầm gần Vòm Sắt (Iron Dome) tại Israel.

    Theo Lầu Năm Góc, thỏa thuận được ký kết vào tuần trước này sẽ đảm bảo việc Mỹ tiếp tục cấp vốn để sản xuất các khẩu đội tên lửa “Vòm Sắt” và mua các tên lửa đánh chặn, loại tên lửa được sử dụng để đánh chặn và tiêu diệt các loại rocket được phóng vào lãnh thổ Israel.

    Theo thỏa thuận, Mỹ sẽ chuyển ngay cho Israel 429 triệu USD cho mục đích mua thêm các hệ thống tên lửa “Vòm Sắt”.

    Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết thỏa thuận này có tầm quan trọng chiến lược đối với cả hai nước, với việc Israel có nguồn vốn và nguồn lực cho quốc phòng trong khi ngành công nghiệp Mỹ sẽ có cơ hội hợp tác sản xuất các bộ phận của hệ thống đánh chặn tên lửa này.

    [​IMG]
    Một khẩu đội chống tên lửa "Vòm Sắt".
    “Vòm Sắt” được thiết kế để chống lại tên lửa và rocket có tầm bắn từ 4-70km, có khả năng phát hiện vị trí rơi của hoả lực đối phương và huỷ lệnh tiêu diệt nếu chúng rơi vào khu vực không có dân cư.

    Mỗi khẩu đội gồm một radar đa mục tiêu do Israel sản xuất, cùng 3 bệ phóng, trong đó mỗi bệ phóng được trang bị 20 tên lửa đánh chặn mang tên Tamirs.

    Hàng năm, Israel nhận được hàng tỷ USD tiền tài trợ từ Mỹ. Theo thỏa thuận tài trợ 10 năm hiện tại được hai nước ký kết năm 2007, khoảng 30 tỷ USD tiền nộp thuế của người Mỹ sẽ chảy sang Israel.

    Theo thỏa thuận này, viện trợ quân sự hàng năm của Mỹ cho Israel đã được nâng từ 2,4 tỷ USD lên 3,1 tỷ USD đến hết năm 2017.

    Trước đó, Bộ Quốc phòng Mỹ đã có yêu cầu Quốc hội đầu tư thêm khoản ngân quỹ để hỗ trợ Israel phát triển hệ thống chống tên lửa Iron Dome.

    Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, hệ thống tên lửa này đã đánh chặn được 80% mục tiêu hồi đầu tháng 3/2012, khi các chiến binh Palestine phóng gần 300 quả tên lửa và pháo cối sang lãnh thổ miền nam của Israel.

    Israel bắt đầu phát triển hệ thống phòng không Iron Dome sau nhiều năm giao tranh với các chiến binh Palestine ở Dải Gaza. Tính từ tháng 12/2008 đến tháng 1/2009, các chiến binh Palestine đã phóng hàng nghìn quả tên lửa tầm ngắn sang lãnh thổ Israel.
    tombuys thích bài này.
  8. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
    Một số "hàng nóng" của Israel cũng có trong trang bị của Uc:rolleyes:

    [​IMG]
  9. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
    THẾ MỚI KINH:eek:

    Iran sản xuất cả tàu sân bay: Iran không hề có ý định che giấu việc đóng mô hình tàu sân bay “gây tò mò” của họ ở gần Bandar Abbas thuộc vùng Vịnh. Một vệ tinh thương mại đã thu được hình ảnh cho thấy, một con tàu đang dần dần hình thành.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.426
    Đã được thích:
    13.514
    :D:D:D:D Bọn này éo biết có bị điên không. lịt cụ mấy thằng này phải xác định nó sẽ đánh nhau với thằng nào. Nếu với Mẽo thì phải tập trung vào nghiên cứu món phòng tránh, đánh trả Vũ khi công nghệ cao của Mẽo :D:Dnhư các bác nhà mình chém là " Lấy đoản đao mà thằng trường đao, lấy sở trường nhà mình đánh vào sở đoản nhà nó :D:D:DLịt cụ cứ thích xóc lọ tập trung đú đởn theo chúng nó có ngày hối không kịp.:D:D:D
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này