1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực lực QS Israel và khả năng phòng thủ, phản công của Iran, Syria

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi tombuys, 19/10/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Tiết lộ mới về tên lửa phòng không Iran nhái Buk-M2 Nga
    (Kienthuc.net.vn) - Hệ thống phòng không Khordad 3 có kiểu dáng giống Buk-M2 của Nga đạt tầm bắn khoảng 50km, độ cao 25km.
    Trong cuộc triển lãm trang bị của Lực lượng Phòng thủ Không gian Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC-ASF) hôm 11/5, Iran đã chính thức giới thiệu hệ thống phòng không mới định danh là Khordad 3. Trước đó, thông tin về hệ thống này từng được truyền hình Iran tiết lộ năm 2012, nhưng không có nhiều thông tin rõ ràng.
    [​IMG]
    Hệ thống phòng không tầm trung Khordad 3 với thiết kế hao hao giống hệ thống Buk-M2 của Nga.
    Theo Thông tấn xã Fars của Iran, Khordad 3 có thể tấn công đồng thời nhiều mục tiêu cùng lúc với khoảng cách 50km và ở độ cao 25.000m. Với các thông số trên có thể thấy mẫu tên lửa này tương tự như tên lửa phòng không Raad trước đây của Iran.
    Jane's nhận định rằng, Khordad 3 có thể là một phiên bản nâng cấp của Raad với hệ thống bệ phóng tích hợp cùng với hệ thống radar dẫn đường (TELAR) trên cùng một phương tiện đặc chủng. Trong khi đối với hệ thống phòng không Raad phải bao gồm các xe nạp và phóng kèm theo một xe radar giám sát.
    [​IMG]
    Hệ thống phòng không tầm trung Tabas của Iran.
    Một hệ thống phòng không khác có tên là Tabas cũng xuất hiện tại triễn lãm lần này, nó có cấu hình gần giống với Khordad 3 nhưng lại được trang bị hệ thống radar khác hoàn toàn.
    Trong khi radar trang bị cho Khordad 3 có vẻ giống với radar giám sát mục tiêu TELAR của hệ thống phòng không tầm trung Buk-M2 Nga, còn đối với Tabas thì radar của nó là tương tự nhưng ít phức tạp hơn so với hệ thống radar giám sát Fire Dome được sử dụng trên Buk-M1.
    tombuys thích bài này.
  2. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
    Hãng Elbit Systems của Israel vừa tiến hành thử nghiệm thành công loại pháo 'pháo cối bỏ túi' dành cho lực lượng đặc nhiệm. Tên gọi là Spear cỡ 120 mm.

    Spear sử dụng nòng ngắn và cơ cấu giật hậu cải tạo lại toàn bộ, cho phép giảm lực giật do phát bắn của pháo này xuống còn 9,07 tấn. Pháo cối cho phép bắn với tốc độ 16 phát/phút và tiêu diệt mục tiêu ở tầm đến 7 km, việc triển khai và chuẩn bị tác chiến cho Spear từ trạng thái hành quân mất vẻn vẹn 1 phút. Pháo cối có trọng lượng 2,5 tấn, có thể hoạt động cùng với hệ thống điều khiển hỏa lực; lúc đó, thời gian từ khi nhận dạng mục tiêu cho đến phát bắn vào mục tiêu đó được thực hiện là không quá 30s



    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    hk111333 thích bài này.
  3. thangtutai

    thangtutai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2009
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    43
    souri, hk111333, tombuys1 người khác thích bài này.
  4. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Thằng anh cướp cơm thằng em
    8:47 PM, 22/05/2014, Views: 2726 | By PM
    VietnamDefence - Israel đã mất một trong những hợp đồng lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp quốc phòng của mình.

    [​IMG]
    Israel từng hy vọng trang bị cho Ba Lan hệ thống phòng thủ tên lửa David's Sling trị giá… 13 tỷ USD. Thương vụ này đã hỏng ăn do Mỹ phá bằng cách ép buộc Ba Lan chọn hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ sản xuất.

    Để bồi thường, Israel được hứa dành cho “vai trò” trong hợp đồng cung cấp vũ khí tương lai cho Ba Lan.

    Do tình hình Ukraine, Ba Lan cực kỳ lo ngại các hành động tương lai của Nga và đang củng cố tất cả các lĩnh vực quốc phòng. Kế hoạch hiện đại hóa triệt để quân đội Ba Lan được gọi là “học thuyết Komorowski” (Bronislaw Komorowski là Tổng thống Ba Lan)..

    Học thuyết này kêu gọi thành lập các cơ quan quân sự và huấn luyện lực lượng quân đội đề phòng một cuộc chiến thông thường chống Ba Lan có thể xảy ra. Điều đó có nghĩa là các nhà lãnh đạo quân đội Ba Lan trù tính khả năng xảy ra xung đột quân sự lớn ở châu Âu, kể cả khả năng xâm lược vào lãnh thổ của họ.

    Về thất bại trong thương vụ cung cấp các hệ thống phòng thủ tên lửa David’s Sling, một quan chức Israel nói: “Người Mỹ sẽ hạnh phúc, người Ba Lan sẽ hạnh phúc, nhưng chúng tôi cũng được một cái gì đó”.

    Dự đoán, sau một năm nữa, hãng Rafael Advanced Defense Systems sẽ hoàn thành việc phát triển David’s Sling. Hệ thống dùng để tiêu diệt tên lửa đường đạn và tên lửa hành trình và sử dụng tên lửa do Raytheon (Mỹ) sản xuất.

    Việc Mỹ tham gia phát triển David’s Sling tạo điều kiện cho họ gây áp lực với Israel. Quan chức Israel nói: “Đã có áp lực. Chúng tôi không thể làm tất cả những gì chúng tôi muốn”.

    Về mặt chính thức, người Mỹ nói rằng, họ không hề gây áp lực với Israe, còn không chính thức, các quan chức Mỹ nói: “Ba Lan là thành viên NATO, vì vậy Washington muốn họ mua vũ khí Mỹ”.

    Mặt khác, việc mất hợp đồng của Ba Lan cũng có lợi cho Israel vì nhờ đó mà họ tránh được sự nổi giận của Nga vốn có quan hệ quan trọng đối với Israel mà họ không muốn mất bất chấp cuộc khủng hoảng ở Ukraine.


    Nguồn: Uintelligencer, 16.5.2014.
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Đằng sau sự tiến bộ vượt bậc của công nghiệp quốc phòng Iran
    (Soha.vn) - Sự tiến bộ của công nghiệp quốc phòng Iran thời gian gần đây có vai trò rất quan trọng của Trung Quốc.
    Tạp chí quốc phòng Jane’s Defence Weeky (Anh) ngày 29/05 đưa tin, chiếc tàu ngầm diesel-điện lớp Fateh đầu tiên của Iran sẽ đi vào hoạt động từ năm 2015.
    Trong tháng 11/2013, Jane’s đã công bố một số hình ảnh vệ tinh tiết lộ về một chiếc tàu ngầm đang được đóng mới tại cảng Bandar Anzali. Đây có thể là chiếc thứ 2 với kích thước tương đương với một chiếc tàu ngầm khác đã được hạ thủy tại xưởng đóng tàu Bostanu trên eo biển Hormuz.
    Các quan chức Iran từng cho biết lớp tàu ngầm với lượng giãn nước 500 tấn, mang tên Fateh đang được đóng mới. Mặc dù vậy, việc hạ thủy chiếc đầu tiên của lớp tàu ngầm này đã không được công bố một cách chính thức. Trong tháng 02/2014, truyền hình Iran đã phát sóng một đoạn phim ngắn về chiếc tàu ngầm này được hạ thủy tại Bostanu.
    Theo APA, tàu ngầm lớp Fateh có chiều dài khoảng 50 mét, nó được đóng mới bởi một công ty không rõ danh tính của Trung Quốc. Tàu ngầm lớp Fateh được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533mm, ống phóng này được sử dụng để phóng ngư lôi và rải mìn.
    Cũng có nguồn tin cho rằng, tàu ngầm lớp Fateh còn được trang bị tên lửa phòng không vác vai để phòng vệ trước các cuộc tấn công từ trên không, tuy vậy tính năng này chưa được kiểm chứng. Tàu ngầm mới xuất hiện tại cảng Bandar Anzali sẽ đại diện mối đe dọa mới bởi nó sẽ là chiếc tàu ngầm đầu tiên của Iran hoạt động tại vùng biển Caspian.
    [​IMG]
    Chiếc tàu ngầm lớp Fetah đầu tiên của Iran sẽ được đưa vào hoạt động từ năm 2015.
    Chiếc tàu ngầm mới này sẽ hoạt động dưới sự điều hành của Vệ binh Cách mạng Iran thay vì Hải quân Hồi giáo Iran như trước đây. Mục đích của sự thay đổi này không được công bố nhưng nó cho thấy có những thay đổi đáng kể trong hoạt động của lực lượng vũ trang Iran.
    BÀI LIÊN QUAN
    Vai trò quan trọng của Trung Quốc
    Thời gian gần đây, công nghiệp quốc phòng Iran đã có những tiến bộ vượt bậc, họ đã sản xuất được tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm và bây giờ là tàu ngầm. Sự tiến bộ của công nghiệp quốc phòng Iran thời gian gần đây có vai trò rất quan trọng của Trung Quốc.
    Bắc Kinh đã bán cho Iran tên lửa chống hạm C-802. Nước này cũng đã sản xuất thành công tên lửa chống hạm Noor, một biến thể của C-802 với sự trợ giúp kỹ thuật và chuyển giao công nghệ từ Trung Quốc. Sự thành công ban đầu của chương trình tên lửa đạn đạo Iran không thể thiếu bàn tay của Trung Quốc. Bắc Kinh cũng là một đối tác cực kỳ quan trọng trong chương trình hạt nhân gây tranh cải của nước này.
    [​IMG]
    Trung Quốc có vai trò rất quan trọng trong chương trình tàu ngầm mới của Iran song điều này vẫn còn rất nhiều ẩn số.
    Đầu tháng 05/2014, Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đã có chuyến thăm chính thức đến Tehran. Trong cuộc gặp với người đồng cấp Hossein Dehqan hai bên đã cam kết thắt chặt hơn nữa mối quan hệ đôi bên đặc biệt là hợp tác kỹ thuật quân sự giữa hai nước.
    Không lâu sau chuyến thăm của ông Thường Vạn Toàn, chiếc tàu ngầm lớp Fetah đầu tiên cũng được úp mở về thời gian đưa vào hoạt động. Điều đáng nói ở đây là mặc dù chiếc tàu ngầm này được đóng mới tại Iran nhưng lại do một công ty của Trung Quốc đảm nhận. Nó được ví như là một biểu tượng cho sự hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Bắc Kinh-Tehran.
    Trước đó, một doanh nhân Trung Quốc cũng đã bị Washington buộc tội vì mua bán các bộ phận tên lửa cho Iran gây ra những căng thẳng trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Rõ ràng với một quốc gia đang bị cấm vận gắt gao như Iran thì rất khó để phát triển công nghiệp quốc phòng trong nước nếu không có sự trợ giúp bí mật từ nước ngoài.
    tombuys thích bài này.
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Iran tuyên bố sở hữu tên lửa "khủng", mạnh hơn S-300
    (Kienthuc.net.vn) - Quan chức Iran tự tin rằng, hệ thống tên lửa mới của nước mạnh hơn rất nhiều so với S-300 của Nga.
    Tạp chí Armyrecognition dẫn lời tư lệnh Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) Chuẩn tướng Hossein Salami cho hay, nước này đã hoàn thành việc chế tạo hệ thống tên lửa phòng không mạnh nhất từ trước tới nay.
    Thậm chí, Iran còn tuyên bố hệ thống tên lửa trên còn mạnh hơn nhiều so với hệ thống tên lửa đánh chặn tầm xa S-300 do Nga chế tạo.
    "Hệ thống tên lửa mới do các nhà khoa học Iran chế tạo tiên tiến hơn rất nhiều nếu so với hệ thống tên lửa S-300 mà phía Nga từ chối chuyển giao cho Iran", tướng Salami trả lời trong cuộc phỏng vấn bên lề triển lãm vũ khí ở Tehran.
    Ông này cũng cho biết, Iran đã thực hiện việc phát triển mẫu tên lửa này từ lâu nhưng vì lý do an ninh và bảo mật nên hình ảnh cũng như tính năng của loại tên lửa trên vẫn chưa được tiết lộ.
    [​IMG]
    Hệ thống phòng không tốt nhất hiện tại mà Iran có được là S-200.
    Nga hiện là nước xuất khẩu chính các loại vũ khí cũng như các tên lửa phòng không mà Iran đang sử dụng, nhưng từ khi chịu lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc, các hợp đồng vũ khí trên cũng phía Nga đình chỉ vô thời hạn.
    Chuẩn tướng Salami nhấn mạnh, công nghệ tên lửa Iran đã đạt tới khả năng tiêu diệt chính xác cả các một tiêu di động trên không lẫn trên đất liền.Ông này còn khẳng định công nghệ tên lửa trên chỉ có Iran và Nga sở hữu, ngay cả Quân đội Mỹ còn không có công nghệ này.
    Trong tháng 2, Tư lệnh phòng không Iran tuyên bố nước này sẽ khởi động hệ thống phòng thủ tên lửa có tên làm Bavar 373 (chuyên gia quốc tế tin rằng là phiên bản sao chép S-300). Dự kiến hệ thống tên lửa trên sẽ được đưa vào sử dụng trong 2 năm tới.
    Chỉ huy Lực lượng Phòng không Iran - Chuẩn tướng Farzad Esmayeeli nói với kênh truyền hình quốc gia Iran FNA rằng, các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển hệ thống Bavar 373 đã được các chuyên gia Iran giải quyết. Và kế hoạch phát triển 5 năm (2010-2015) của Quân đội Iran dành cho hệ thống tên lửa trên sẽ hoàn thành đúng tiến độ.
    Tướng Farzad Esmayeeli cho hay, việc bổ sung thêm các hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới sẽ giúp hoàn thiện hệ thống tên lửa phòng không S-200 của nước này cũng như hệ thống phòng thủ tên lửa của Iran trước nguy cơ bị tấn công từ các quốc gia đối địch.
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Siêu tăng Merkava chào hàng 4 năm mới bán được chiếc đầu tiên
    Soha.vn) - Newsru.co.il đưa tin, lần đầu tiên sau nhiều năm chào hàng, siêu tăng Merkava IV của Israel đã tìm thấy khách hàng nước ngoài đầu tiên.
    Hợp đồng bán xe tăng Merkava IV trị giá hàng trăm triệu USD, thông tin về khách hàng không được tiết lộ nhưng một số chuyên gia nhận định có thể là Colombia.
    Trước đó vào năm 2012, Israel và Colombia đã tiến hành đàm phán về việc mua bán xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava IV và xe bọc thép chở quân hạng nặng Namer. Số lượng mua xe tăng Merkava IV vào khoảng từ 25-40 chiếc. Đơn giá mỗi chiếc siêu tăng Merkava IV khoảng 6 triệu USD.
    Colombia tỏ ra khá lo ngại với tốc độ hiện đại hóa quân đội Venezuela. Colombia đã mua từ Israel một số lượng đáng kể vũ khí như máy bay chiến đấu Kfir, phương tiện chiến đấu mặt đất và hải quân. Quốc gia này cũng đã lên kế hoạch mua UAV từ Israel.
    [​IMG]
    Dù được bình chọn là 1 trong 10 chiếc xe tăng tốt nhất mọi thời đại nhưng đơn giá quá cao khiến Merkava IV khó lòng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.
    Colombia muốn có trong biên chế siêu tăng Merkava IV để đối phó với xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S mà Venezuela có thể nhập khẩu từ Nga. Do đó, Colombia được nhận định là khách hàng đầu tiên của siêu tăng Merkava IV.
    BÀI LIÊN QUAN
    Tuy nhiên, một số nguồn tin không chính thức lại cho rằng khách hàng giấu tên có thể là Singapore. Xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava IV được đưa vào sử dụng trong quân đội Israel từ cuối năm 2004. Quyết định xuất khẩu các xe tăng Merkava đã được Bộ Quốc phòng Israel đưa ra năm 2010. Tuy nhiên, đã 4 năm trội qua nhưng chưa một chiếc Merkava nào được xuất khẩu
    Một nhân viên cấp cao trong Bộ Quốc phòng Israel tiết lộ rằng, phần lớn các khách hàng quan tâm đến siêu tăng Merkava IV không nằm trong danh sách các quốc gia mà nước này có thể giao dịch, xuất khẩu các sản phẩm quốc phòng công nghệ cao.
    Một nguyên nhân khác là hầu hết các khách hàng tiềm năng thường không đủ tiền để mua chiếc xe tăng trị giá đến 6 triệu USD cho dù nó là một trong những cỗ máy chiến tranh hạng nặng tốt nhất thế giới. Bên cạnh đó, các nước châu Âu đang tiến hành cắt giảm quốc phòng quy mô lớn, họ đang chào bán những chiếc xe tăng đã qua sử dụng của mình với chi phí khá thấp và được khá nhiều quốc gia quan tâm.
  8. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
    Rafael-Israel giới thiệu phiên bản Spike NLOS naval và pháo cho tàu chiến:
    [​IMG]

    congtubl, arrow2halosun thích bài này.
  9. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    [​IMG]

    Quân đội Isael nói hệ thống phòng không Iron Dome của họ đã bắt được 21 trong 82 quả đạn pháo bắn hôm thứ Tư, trong đó ba quả nhằm vào Tel Aviv, ba quả khác vào Ashkelon và ba vào Ashdod.
  10. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
    Mịa ơi, 1 quả ID đắt gấp chục lần quả đạn pháo, trong 82 quả đạn chống được 21 quả:confused:Không biết nó có dám tuyên bố có bao nhiêu quả đạn xóa sổ bao nhiêu giàn ID ko bác:rolleyes:
    nobita1102 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này