1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực lực QS Israel và khả năng phòng thủ, phản công của Iran, Syria

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi tombuys, 19/10/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Uong_Tinh_Ve

    Uong_Tinh_Ve Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2014
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    57
    Đức gửi mật thư đồng ý chi gần 150 triệu USD cho Israel mua 4 tàu chiến

    Đức Hùng
    , Theo Sputnik

    Bức thư tuyệt mật này được Thứ trưởng Tài chính liên bang Đức Steffen Kampeter gửi Chủ tịch Ủy ban ngân sách Quốc hội Đức Gesine Lötzsch. Trong bức thư, bộ quốc phòng nước này yêu cầu cung cấp ngân sách để chế tạo “các hệ thống phòng thủ” cho Israel.

    Tờ báo cho rằng, Israel sẽ mua thêm 4 chiếc tàu hộ tống hiện đại lớp Meko trị giá 1 tỷ euro từ tập đoàn đóng tàu ThyssenKrupp ở thành phố Kiel của Đức "để đảm bảo an toàn cho khu vực kinh tế ở Địa Trung Hải".
    [​IMG]Tàu hộ tống lớp Meko của Đức


    Trước đó, Israel đã yêu cầu chính phủ Đức hỗ trợ một phần tài chính (khoảng 115 triệu euro) cho kế hoạch mua sắm các tàu chiến mới này.

    Từ lâu, Đức đã cung cấp nhiều loại trang thiết bị quân sự cho Israel, bất chấp tình hình căng thẳng ở Trung Đông. Hồi tháng 9, nước này đã bàn giao một chiếc tàu ngầm lớp Dolphin hiện đại trị giá 600 triệu euro cùng số lượng kíp nổ trị giá khoảng 900.000 euro cho Israel.

    Tuy nhiên, việc xuất khẩu vũ khí của Đức cho Israel cũng thường là chủ đề gây tranh cãi. Phó Chủ tịch đảng Dân chủ xã hội (SPD) trong liên minh cầm quyền, ông Ralf Stegner, đã lên tiếng hoài nghi về chính sách này, ông cho rằng việc chuyển giao vũ khí tới Trung Đông sẽ không góp phần vào giải quyết vấn đề ở khu vực này.

    Báo Spiegel dẫn lời Bộ Kinh tế Đức cho rằng, kể từ ngày 8-7, Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Sigmar Gabriel chưa phê chuẩn một thỏa thuận nào liên quan đến Israel. Tuy nhiên, việc này có thể được giải thích là do không có yêu cầu nào từ phía Israel chức không phải là do thay đổi chính sách.


    http://www.anninhthudo.vn/quan-su/d...eu-usd-cho-israel-mua-4-tau-chien/586287.antd
    Last edited by a moderator: 18/12/2014
  2. Superchengdu

    Superchengdu Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/12/2014
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    40
    Hamas khoe loạt vũ khí "khủng", Israel chết khiếp
    Cập nhật lúc: 11:09 23/12/2014 (GMT+7)
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Bằng chứng Hamas sở hữu kho rocket "khủng" đe dọa Israel
    Triều Tiên, Hamas bí mật thương thảo mua bán vũ khí

    (Kiến Thức) - Nhóm chiến binh Hồi giáo Hamas đã khoe hàng loạt vũ khí khủng có khả năng đe dọa lớn đối với an ninh Israel.
    Jane’s Defence Weekly mới đây đã đăng tải loạt hình ảnh rõ nét về các loại vũ khí tấn công tầm xa đáng sợ của lực lượng Hamash trong một cuộc diễu hành hôm 14/12.

    Các tên lửa được khoe lần này gồm loại do Hamas tự sản xuất J-90 và R-160, hệ thống M-75 nhiều khả năng là biến thể của loại Fajr-5 cỡ 333 mm của Iran. Hamas tuyên bố sự tồn tại của J-90 và R-160 trong tháng 7/2014 khi Không quân Israel cố gắng ngăn chặn loại tên lửa này vào tay Hamas trong chiến dịch Người bảo vệ Edge.

    [​IMG]
    Hình ảnh về tên lửa khủng được cho là loại Qassam.
    Đây là lần đầu tiên hình ảnh rõ nét về loại tên lửa này được công bố một cách chính thức. Tên lửa R-160 có tầm bắn khoảng 160 km tương tự loại M-302 của Syria. Tình báo Israel cho rằng, những tên lửa này được nhập lậu vào Gaza. Các tên lửa này có thiết kế vây đuôi hơi khác so với M-302 mà Hải quân Israel đã tìm thấy trong một lô hàng chuyển từ Iran đến Sudan vào tháng 3/2014.

    Trong cuộc diễu hành, Hamas còn công bố một tên lửa mới lớn hơn R-160 được dán nhãn Qassam. Loại tên lửa mới được đặt trên khung gầm xe tải Kamaz từ đó các chuyên gia suy đoán rằng nó có chiều dài khoảng 6,6 mét, đường kính khoảng 425 mm. Về mặt lý thuyết, tên lửa mới lớn hơn sẽ có tầm bắn xa hơn 160 km so với R-160.

    Hamas đang cố gắng sở hữu loại tên lửa có khả năng tấn công hầu hết các khu dân cư của Israel. Mục tiêu của Hamas là phát triển một loại tên lửa có quỹ đạo tấn công khá dốc nhằm vượt qua hệ thống đánh chặn Iron Dome.

    [​IMG]
    Tên lửa không điều khiển R-160 có tầm bắn tới 160 km.
    Trong cuộc diễu hành này, Hamas còn khoe loại UAV Ababil trên một chiếc xe bán tải, trong khi đó, một UAV cùng loại bay biểu diễn trên bầu trời. Đây cũng là lần đầu tiên hình ảnh về loại UAV do Hamas sản xuất được công bố. UAV Ababil sử dụng một động cơ cánh quạt bố trí phía sau cùng một bộ điều khiển từ xa. Phần mũi nhiều khả năng được trang bị 1 hệ thống quang học cho nhiệm vụ do thám.

    UAV này có sải cánh khoảng 3 mét, diện tích phản hồi radar của nó là khá lớn và dễ dàng bị bắn hạ bởi các hệ thống phòng không. Quân đội Israel cho biết họ đã bắn hạ 2 UAV loại này bằng hệ thống phòng không Patriot.

    Hamas còn công bố loại súng bắn tỉa hạng nặng AM-50, một biến thể của loại Steyr HS .50 do Iran sản xuất. Tên lửa chống tăng có điều khiển 9K111 Fagot do Triều Tiên sản xuất và một ống phóng tên lửa chống tăng rất giống RPG-29 Vampir của Nga.

    [​IMG]
    Hình về rocket bắn loạt M-75 nhiều khả năng là biến thể của loại Fajr-5.
    Trước đó, Trung tâm xuất khẩu vũ khí của Bộ Quốc phòng Iran tuyên bố, họ đã phát triển một loại tên lửa chống tăng tương tự RPG-29 của Nga được gọi là Ghadir. Họ cho biết, Ghadir được trang bị đầu đạn liều đúp có khả năng xuyên giáp dày 600 mm sau phá giáp phản ứng nổ.

    Việc Hamas khoe hàng loạt vũ khí khủng thực sự đã gây cho Israel nhiều lo lắng. Với những vũ khí này, nhóm chiến binh Hồi giáo này có thể tấn công các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Israel.

    Hệ thống Iron Dome được thiết kế để đánh chặn các loại đạn pháo, rocket tầm ngắn bay nhưng cũng có khả năng đánh chặn các loại tên lửa như Fajr-5. Trong khi đó, hệ thống David Sling ra đời để lấp đầy khoảng trống giữa hệ thống Iron Dome và hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Arrow-2. Tuy nhiên, những hệ thống này không phải lúc nào cũng hoạt động hiệu quả.

    http://kienthuc.net.vn/vu-khi/hamas-khoe-loat-vu-khi-khung-israel-chet-khiep-431394.html
  3. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
    Trong buổi lễ được tổ chức tại Tehran hôm 14/3, Cục Hậu cần Lực lượng Vũ trang và Bộ Quốc phòng Iran (MODAFL) đã giới thiệu loạt tên lửa hành trình chống hạm Qader do nước này sản xuất. Qader có tầm bắn tới 300km.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    OnlySilverMoon, hiraly, home1243 người khác thích bài này.
  4. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Sức mạnh Quân đội Iran
    (Lực lượng vũ trang) - Trong bài trước, chúng ta đã tìm hiểu một số thông tin về Quân đội A rập Xê-út, còn trong bài này sẽ là một số thông tin về Quân đội Iran.
    Sức mạnh Quân đội Arập Xê-út
    Trong bài trước, chúng ta đã tìm hiểu một số thông tin về Quân đội A rập Xê-út (nhân đây xin bổ sung thêm một số liệu: Ngân sách quân sự của A rập Xê-út năm 2014 là 80,8 tỷ USD, đứng thứ ba trên thế giới chỉ sau Mỹ (581), Trung Quốc (129,4) - số liệu của The International Institute For Strategic Studies – tháng 3/2015).

    Bài viết này sẽ bổ sung một số thông tin về Quân đội Iran (nói đúng hơn là về Các lực lượng vũ trang Iran). Chỉ xin có một ý mở ngoặc: nếu A rập-Xê-út là “thủ lĩnh” của thế giới Hồi Giáo theo Dòng Sunny thì Iran là “thủ lĩnh” của các nước Hồi giáo theo dòng Shiite. Dòng nọ luôn coi dòng kia là “tà đạo”.

    Phần một: Một số điểm đáng chú ý về Các lực lượng vũ trang Iran

    1. Điểm đầu tiên là về hệ thống quân sự Iran: Hệ thống quân sự Iran có lẽ là độc nhất trên thế giới: Nó bao gồm cả Quân đội đã hình thành và tồn tại từ thời quân chủ đến nay và Quân đoàn vệ binh cách mạng Hồi giáo (tên đầy đủ, sau đây xin gọi tắt là Vệ binh cách mạng) được thành lập sau Cách mạng 1979. Không những thế, cả 02 lực lượng này (Quân đội và Vệ binh cách mạng) đều có Lục quân, Không quân và Hải quân riêng.

    Vệ binh cách mạng thực hiện chức năng như một “ quân đội” thứ hai và còn có nhiệm vụ tương tự như Bộ đội của Bộ nội vụ tại Nga (nói nôm na là bảo vệ chế độ).

    2. Điểm thứ hai là một bộ phận của Vệ binh cách mạng chính là lực lượng dân quân “Basij” (hay còn gọi là lực lượng dân quân tự vệ theo cách nói ở ta) với quân số huy động có thể lên tới vài triệu người. Trong cơ cấu tổ chức của Vệ binh cách mạng còn có một cơ quan thực hiện chức năng biệt kích- tình báo chiến lược – đó là lực lượng đặc nhiệm “Cods” .

    3. Khác với nhiều nước trên thế giới (tổng thống kiêm tổng tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang – cụ thể như ở Nga và Mỹ), cả Quân đội và Vệ binh cách mạng đều được đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Lãnh tụ tinh thần Iran (hiện nay là Giáo chủ Khameney)- có nghĩa: Giáo chủ Khameney là Tổng tư lệnh tối cao Các lực lượng vũ trang Iran.

    Tổng thống được bầu chỉ là một trong số 11 thành viên của Hội đồng an ninh quốc gia tối cao. Trong Quân đội và Vệ binh cách mạng có Tổng cục chính trị-tư tưởng và các cục chính trị -tư tưởng ở các quân chủng.

    Trong cơ cấu tổ chức các đơn vị có (tạm gọi là) hội đồng “giám sát Hồi giáo” (tương tự như chế độ “chính ủy tối hậu quyết định” trong Hồng quân Liên Xô những năm nội chiến). Nói cụ thể hơn, nếu hội đồng “giám sát Hồi giáo” trong đơn vị nào đấy không đồng ý thì mọi quyết định của người chỉ huy đơn vị đó đều vô hiệu.

    4. Điểm thứ tư: Nếu xét từ góc độ trang bị trang bị kỹ thuật quân sự và vũ khí (sau đây gọi tắt là vũ khí) thì Các lực lượng vũ trang Iran có trang bị vũ khí “mang tính đại diện nhất” trên thế giới - vũ khí hiện có của Iran có nguồn gốc từ: Mỹ, Anh và Pháp còn lại từ thời quân chủ; Trung Quốc và Bắc Triều Tiên từ thời gian chiến tranh với Iraq những năm 1980- 1988 và sau đó; Liên Xô và Nga được tái xuất từ Syria, Libya và Bắc Triều Tiên trong thời gian chiến tranh (1980-1988) và mua của Liên Xô và Nga sau chiến tranh; vũ khí tự sản xuất.

    Một phần đáng kể trong số vũ khí đó đã lạc hậu, ngoài ra còn có một vấn đề nan giải là đã không còn đạn dược, phụ tùng linh kiện thay thế cho các mẫu vũ khí Phương Tây.

    5. Điểm thứ năm: Loại vũ khí mới nhất hiện có là những vũ khí do Iran tự sản xuất. Iran “ học hỏi” khá thành công kinh nghiệm của Trung Quốc – sao chép (và cải tiến) gần như toàn bộ tất cả các loại vũ khí nước ngoài có trong tay.

    Tuy nhiên,mặc dù đã tiến hành “đúng quy trình” (xin lỗi những bạn đọc đã quá dị ứng với cụm từ “ đúng quy trình”) nhưng do khả năng khoa học và kỹ thuật cũng như năng lực sản xuất của các Tổ hợp công nghiệp quốc phòng kém hơn so với “đồng nghiệp” Trung Quốc cho nên phần lớn các sản phẩm quân sự nói trên có chất lượng không cao và được đưa vào trang vị cho các lực lượng vũ trang với số lượng không lớn (nhận xét của A.Khramchikhin, phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự Viện HLKH Nga- tháng 7/2014).

    6. Điểm thứ sáu: Cấm vận quốc tế ảnh hưởng tiêu cực đến Lực lượng vũ trang Iran – nước này chỉ có thể hợp tác quân sự công khai với một nước khác cũng đang bị cấm vận – đó là Bắc Triều Tiên (còn hợp tác dưới một hình thức nào đây – đó là chủ đề khác).

    7 . Một điểm nữa đáng lưu ý nữa: Hiện không có các dữ liệu chính xác về quân số của Các lực lượng vũ trang Iran. Theo S.Bagdasarov, giám đốc Trung tâm nghiên cứu các nước Trung Đông và Trung Á (Nga) thì quân số lính thường trực của Iran ( số liệu ông này đưa ra ngày 31/3/2015) vào khoảng 700.000 người, trong đó có từ 230.000 đến 300.000 là lính Vệ binh cách mạng.

    Lực lượng dự bị của Quân đội Iran- có 10 triệu người, trong đó có khoảng 1 dến 2 triệu có thể huy động được trong một thời gian rất ngắn. Nhìn chung, lực lượng có thể động viên được của Iran là vào khoảng 20 triệu người. Cũng theo ông này thì Các lực lượng vũ trang Iran trong thời điểm hiện tại là một trong những lực lượng vũ trang mạnh nhất thế giới.

    [​IMG]
    Một “nữ chiến sỹ” của Lực lượng dân quân “ Basij”. Ảnh: Yalda Moaiery/Reuters
    Phần hai: Một số thông tin về Các lực lượng vũ trang Iran

    Như đã nói ở phần trước, hiện nay không có một số liệu chính thức nào về Các lực lượng vũ trang Iran (kể cả tổn thất trong cuộc chiến tranh với Iraq), thông tin về tình trạng kỹ thuật hiện nay của vũ khí và khả năng sản xuất của các tổ hợp công nghiệp quốc phòng cho nên các số liệu được dẫn ra sau đây cũng chỉ mang tính tương đối. Nhưng số liệu về cơ cấu tổ chức của Các lực lượng vũ trang cũng vậy, đặc biệt là đối với Lục quân.

    Thêm nữa, các số liệu về vũ khí được dẫn ra sau đây là số liệu chung (tổng số) cho cà Quân đội và Vệ binh cách mạng (trong trường hợp nếu có số liệu được coi là chính xác về Vệ binh cách mạng, sẽ tách riêng).

    Lục quân Iran

    Lục quân của Quân đội Iran được chia thành 04 Bộ Tư lệnh lãnh thổ (như quân khu ở ta), gồm: Bộ Tư lệnh hướng Bắc, Bộ Tư lệnh hướng Tây, Bộ Tư lệnh hướng Tây-Nam và Bộ Tư lệnh hướng Đông.

    Phần lớn lực lượng Lục quân đóng ở phía tây Iran. Trong thành phần Lục quân (của Quân đội) Iran có 05 sư đoàn tăng- thiết giáp , 03 sư đoàn bộ binh cơ giới, 04 sư đoàn bộ binh, 01 lữ đoàn tăng thiết giáp, 06 lữ đoàn pháo binh.

    Ngoài ra, Lục quân Iran còn có các lực lượng cơ động và đặc nhiệm mạnh – 01 sư đoàn đổ bộ đường không, 01 sư đoàn đổ bộ- tấn công, 02 lữ đoàn đổ bộ đường không, 04 lữ đoàn đổ bộ -tấn công và 01 lữ đoàn biệt kích.

    Trong biên chế lục quân của Vệ binh cách mạng có 26 lữ đoàn bộ binh, 02 sư đoàn bộ binh cơ giới, 02 sư đoàn tăng và một số lực lượng mạnh khác ( không có số liệu).

    Trong trang bị của Lục quân có các tên lửa chiến thuật “ Tondar” (30 tổ hợp phóng và khoảng 150-200 tên lửa, tầm bắn – đến 150 km). Loại tên lửa này là bản sao của tên lửa M-7 Trung Quốc có gốc gác từ tên lửa phòng không S-75 của Liên Xô.

    Thành phần xe tăng của Iran cực kỳ đa dạng. Hiện đại hơn cả là 480 T-72 Xô Viết và khoảng 150 xe tăng tự sản xuất “ Zulfigar” (còn có tên khác là “ Zolfaghar”) theo mẫu tăng T-72.

    Có rất nhiều xe tăng cũ – khoảng 250 xe “ Chieftain” của Anh, 75 xe T-62 Xô Viết và 150 “ Chonma” của Bắc Triều Tiên (theo mẫu T-62), 540 T-54/55 Xô Viết (trong đó có 200 tăng được hiện đại hóa tại Iran và mang tên “ Safir”, 220 Type 59 và 250 Type 69 của Trung Quốc , 150 xe tăng M60A1, 168 M48, 170 M47 của Mỹ.

    Ngoài ra, trong trang bị còn có 110 xe tăng hạng nhẹ “ Scorpion” của Anh và 20 chiếc “ Tosan” tự sản xuất ( theo mẫu “Scorpion” ).

    [​IMG]
    Lính Iraq bỏ chạy khỏi trận địa trong cuộc chiến Iran-Iraq. 1980 . Ảnh : Zuhair Saade / AP
    Trong trang bị của Lục quân còn có 189 xe trính sát bọc thép EE-9 do Brazil sản xuất, 623 BMP ( Xe chiến đấu bộ binh) Xô Viết ( 210 BMP-1, 413 BMP-2), gần 700 BTR (xe vận tải bọc thép), trong đó có 250 M1134A1 của Mỹ, 150 BTR-50 và 150 BTR-60 Xô Viết, 150 xe “ Borag” tự sản xuất.

    Lực lượng pháo binh tự hành có 60 tổ hợp pháo tự hành 2S1 Xô Viết và “ Raad” tự sản xuất, 180 M109 của Mỹ và “ Raad-2” tự sản xuất theo mẫu M109 (155 ly), 30 M-1978 của Bắc Triều tiên (170 ly), 30 M107 của Mỹ (175 ly) và 30 M110 (203 ly). Có hơn 2.200 khẩu pháo kéo và 5.000 khẩu súng cối.

    Lực lượng pháo phản lực có – 07 tổ hợp tên lửa bắn dàn BM-11, 100 BM-21 “Grad” Xô Viết và 50 “ Nur” tự sản xuất (122ly), 700 Type 63 Trung Quốc và 600 “ Haseb” tự sản xuất theo mẫu của trung Quốc (107 ly), 10 tổ hợp tự sản xuất “Fajr-3 ” và 09 M-1985 của Bắc Triều tiên (240 ly).

    Lục quân Iran có khoảng vài nghìn tổ hợp tên lửa chống tăng “Tow” của Mỹ và bản sao của chúng là “Tufan” do Iran sản xuất, các tổ hợp tên lửa chống tăng Xô Viết “Maliutka” (và bản sao “Raad”), “Fagot”, “Konkurs”.

    Lực lượng phòng không lục quân có 29 tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần hiện đại của Nga “Tor-M1” và 250 tổ hợp tên lửa phòng không tự sản xuất “ Shahab" (sao chép từ HQ-7 – còn HQ-7 –từ tổ hợp tên lửa phòng không “Crotale” của Pháp).

    Có 400 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Xô Viết đã cũ “Strela-2”, 700 tổ hợp “Igla” hiện đại hơn, 200 RBS -70 của Thụy Điển. Ngoài ra, trong trang bị còn có 100 tổ hợp phòng không tự hành ZSU-23-4 “Shilka” Xô Viết, và có thể, còn 80 ZSU-57-2 đã rất cũ cũng của Liên Xô. Số lượng pháo phòng không khoảng gần 1.000 khẩu.

    Không quân của Lục quân có 33 máy bay hạng nhẹ, 50 máy bay lên thẳng chiến đấu của Mỹ AH-1J “Cobra”, một phần trong số đó đã hiện đại hóa ngay tại Iran, có khoảng gần 200 máy bay lên thẳng đa năng và vận tải.

    KhôngquâncủaQuân độiIrancó 03 Bộ Tư lệnh tác chiến “Hướng Bắc”, “Trung tâm” và “Hướng Nam”. Không quân Quân đội có 17 căn cứ không quân chiến thuật. KhôngquâncủaVệbinhcáchmạng có 5 căn cứ không quân và 05 lữ đoàn tên lửa.

    Điểm đáng chú ý là tất cả tên lửa đạn đạo đều thuộc biên chế của Không quân Vệ binh cách mạng (ngoài những tên lửa chiến thuật thuộc biên chế của Lục quân như đã nói ở phần trên).

    Lực lượng tên lửa đạn đạo có: 20 tổ hợp phóng “Shehab-1/2” (khoảng 60 quả tên lửa “Shehab-1”, 150 “Shehab-2”), sao chép từ tên lửa Bắc Triều tiên “Khvason-5/6” ( tầm bắn – đến 500 km). 32 Tổ hợp phóng tên lửa đạn đạo tầm trung “Shehab-3”( từ tên lửa Bắc Triều Tiên” Nodong”, tầm bắn đến 1.500 km).

    Còn có một số loại tên lửa khác nhưng không rõ số lượng, nhưng loại được cho là hiện đại nhất trong số đó là tên lửa đạn đạo tầm trung “Sejil” với tầm bắn đến 2.000 km.

    Về chủng loại máy bay – có từ rất nhiều nguồn : các máy bay do Phương Tây sản xuất được mua từ trước năm 1979; máy bay Trung Quốc và máy bay Nga mua trong những năm 80, 90.

    Không quân tấn công có các máy bay do Liên Xô sản xuất: 34 máy bay ném bom Su-24, 37 cường kích Su-22 (tất cả đang được bảo quản để chờ hiện đại hóa) và 13 Su-25. Tất cả 13 Su-25 đều thuộc biên chế của Không quân Vệ binh cách mạng.

    [​IMG]
    Thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm trung “ Shehab-3” Ảnh: Fars News / Reuters
    Trong trang bị của Không quân còn một số lượng đáng kể các máy bay tiêm kích do Mỹ sản xuất – ít nhất là 27 F-14A (còn 01 đang bảo quản), không dưới 36 chiếc F-4D/E, không ít hơn 61 F-5. Trong số các F-5 có một số chiếc (khoảng 20) là tiêm kích “Saega” và “ Azaraks” được thiết kế theo mẫu F-5 và được sản xuất ngay tại Iran.

    Ngoài ra, trong biên chế của Không quân còn có 10 máy bay tiêm kích “Mirage-F1” của Pháp (08 EQ, 02 máy bay chiến đấu- huấn luyện BQ; còn 07 EQ và 04 BQ đang được niêm cất), 28 MiG-29 (trong đó có 07 máy bay chiến đấu- huấn luyện UB), 36 J-7 của Trung Quốc (trong đó có 12 chiếc chiến đấu-huấn luyện JJ-7)- sao chép từ MiG-21. Không quân trinh sát gồm toàn máy bay Mỹ - 07 chiếc RF-4E và 13 chiếc RF-5A, 01 chiếc RC-130H.

    Có 06 chiếc máy bay tiếp dầu Mỹ (04 Boeing-707, 02 Boeing 747) và 100 máy bay vận tải. Trong số các máy bay vận tải nói trên thì có 11 máy bay Y-12 của Trung Quốc, 13 Il-76 của Liên Xô và 10 An-74 của Ucraine nằm trong biên chế của Không quân Vệ binh cách mạng. Còn một số chiếc máy bay vận tải hạng nhẹ "Iran-140” lắp ráp tại Ucraine (như An-140), nhưng hiện nay Ucraine không đã không còn sản xuất nữa.

    Ngoài những máy bay như đã kể trên, trong trang bị của Không quân Iran còn có 140 máy bay huấn luyện và 86 máy bay lên thẳng, trong số đó 38 Mi-17 của Nga thuộc biên chế của Không quân Vệ binh cách mạng.

    [​IMG]
    Bản đồ Iran
    Lực lượng phòng không mặt đất có 30 tổ hợp tên lửa phòng không “Rapier” và 15 tổ hợp “Tigercat” của Anh ( có lẽ “ Tigercat” đã được thanh lý), 07 tiểu đoàn (42 tổ hợp phóng) tên lửa phòng không HQ-2 của Trung Quốc ( bản copy S-75), 25 tiểu đoàn (150 tổ hợp phóng ) tổ hợp tên lửa phòng không Mỹ “ Hawk” và “ Mersad” do Iran tự sản xuất, 03 tiểu đoàn tên lửa phòng không Xô Viết “Kvadrat” (12 tổ hợp phóng) và 01 trung đoàn tên lửa phòng không S-200 (12 tổ hợp phóng)

    Hải quân Iran tập trung lực lượng chủ yếu ở Vịnh Persic, nhưng trong thời gian gần đây đã bắt đầu triển khai lực lượng ở Biển Caspien.

    Hải quân nước này có 03 tàu ngầm Nga tương đối hiện đại thuộc dự án 877, 03 tàu ngầm hạng nhỏ (“Besah”, “Fatek”,” Nahang”), 21 tàu ngầm siêu nhỏ tự đóng kiểu “Gadir” và 04 tàu ngầm siêu nhỏ kiểu “Iugo” của Nam Tư (cũ).

    Có 03 khinh hạm do Anh đóng kiểu “ Alvand”. Iran cũng tự đóng 02 khinh hạm kiểu “Jamaran” (chúng còn được gọi là các “tàu khu trục”) theo mẫu “Jamaran” của Anh. Hiện đang đóng tàu “Sahand” hoàn thiện hơn so với các tàu trên.

    Trong biên chế còn 03 tàu hộ tống – 02 chiếc kiểu “ Baiandor”, 01chiếc kiểu “Hamzeh”.

    Có 10 tàu hộ vệ mang tên lửa kiểu “ Hudong” của Trung Quốc, 10 chiếc kiểu “Caman” (do Pháp đóng) và 03 chiếc cùng lớp do Iran tự đóng , 80 chiếc tàu tuần tiễu hạng nhẹ tự đóng mang tên lửa chống hạm S-701 và S-704 của Trung Quốc.

    Trong biên chế của Hải quân có 14 chiếc tàu hộ vệ “cỡ lớn” và 150 tàu hộ vệ cỡ nhỏ, phần lớn trong số đó được trang bị các hệ thống tên lửa bắn dàn, Hải quân Iran Có 05 chiếc tàu quyét mìn.

    Lực lượng đổ bộ gồm 04 chiếc tàu đổ bộ cỡ lớn kiểu “Hengam”, 06 chiếc kiểu “Ormuz”, 03 chiếc tàu đổ bộ cỡ nhỏ kiểu “ Fuke”, 07 xuồng đổ bộ đệm khí do Anh sản xuất (06 BH7, 01 SRN6).

    Tất cả các khinh hạm và tàu tên lửa hạng nhẹ, kể cả do phương Tây đóng đều được trang bị tên lửa chống hạm của Trung Quốc hoặc do Iran tự sản xuất theo các mẫu tên lửa Trung Quốc.

    Toàn bộ các tàu ngầm siêu nhỏ và tàu tên lửa hạng nhẹ kiểu “Hudong”, 30 tàu tên lửa hạng nhẹ, 50 tàu hộ vệ hạng nhẹ nằm trong biên chế của Hải quân Vệ binh cách mạng. Các tàu còn lại nằm trong biên chế của Hải quân Quân đội.

    Trên biển Caspien có khinh hạm “Damavand” (chiếc thứ hai kiểu “ Jamaran”), tàu tuần duyên “Hamzeh” đóng từ năm 1936, 02 tàu hộ vệ nhẹ mang tên lửa kiểu “Sina”, một số tàu hộ vệ cỡ nhỏ, 01 tàu quyét mìn.

    Không quân của Hải quân có có 05 máy bay tuần tiễu của Mỹ P-3F, 04 máy bay “Falcon-20 ” cũng của Mỹ , 13 máy bay vận tải, 10 máy bay lên thẳng chống ngầm của Mỹ SH-3D, 07 máy bay lên thẳng phá mìn RH-53D, 17 máy bay lên thẳng vận tải.

    Lực lượng lính thủy đánh bộ của Hải quân (nói chung) có 02 lữ đoàn , trong đó 01 lữ đoàn trực thuộc Vệ binh cách mạng.

    Lực lượng phòng thủ ven bờ - Hải quân của Quân đội có 01 lữ đoàn, Hải quân của Vệ binh cách mạng có 01 lữ đoàn (mỗi lữ đoàn có 04 tổ hợp) tên lửa chống hạm Trung Quốc HY-2 và S-802.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/luc-luong-vu-trang/suc-manh-quan-doi-iran-3240666/
  5. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    [​IMG]
    Nhắm tịt mắt mũi thế này ... giống @kuyomuko dệ sợ á :D
    hk111333 thích bài này.
  6. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Thiếu mất hơn trăm chiếc máy bay Irak chạy sang Iran lánh nạn năm 1991 rùi ở lại luôn;-)
  7. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Israel thử xong David's Sling, hoàn thiện bộ ba phòng thủ
    (Vũ khí) - Hãng Reuters dẫn nguồn tin quân sự Israel cho biết, quân đội nước này vừa thử nghiệm thành công hệ thống phòng không David's Sling hôm 31/3.
    Thông tin này được Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Yaalon trong chuyến thăm Mỹ ngày 1/4, đồng thời ông này không quên cảm ơn Mỹ đã tài trợ cho việc phát triển David's Sling.

    Tính đến thời điểm hiện tại, Israel đã thực hiện ít nhất 4 lần thử nghiệm thành công với hệ thống David's Sling. Với kết quả thử nghiệm lần này, Bộ Quốc phòng Israel hy vọng tổ hợp tên lửa mới David's Sling, sẽ phục vụ trong lực lượng vũ trang trong thời gian tới sau khi nó bắt đầu được sản xuất loạt.

    [​IMG]
    Hệ thống David's Sling khai hỏa.
    Hệ thống phòng không David's Sling còn được gọi là Magic Wand (đũa thần), là kết quả hợp tác giữa Rafael (Israel) và Raytheon (Mỹ). Hệ thống có khả năng đánh chặn tên lửa ở cự ly từ 40-300km.

    Hệ thống sử dụng tên lửa Stunner, loại tên lửa nhiên liệu rắn 2 giai đoạn, có khả năng điều chỉnh quỹ đạo ở pha giữa, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Tên lửa Stunner được trang bị 2 loại đầu tự dẫn kết hợp giữa radar và cảm biến quang điện.

    Phương pháp kết hợp này nâng cao khả năng đánh chặn của tên lửa. Theo đó, 2 đầu tự dẫn sẽ bổ sung cho nhau nếu một trong hai gặp sự cố hoặc bị gây nhiễu nặng.

    Được thiết kế với công nghệ “hit-to-kill”, hệ thống có khả năng đối phó hiệu quả với các mối đe dọa đến từ tên lửa và máy bay của đối phương. Theo truyền thông Israel, hệ thống David's Sling có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo Shahab của Iran và Scud nếu tên lửa hoạt động ở quỹ đạo thấp.

    Theo những hình ảnh được công bố, mỗi bệ phóng David's Sling có 16 tên lửa, cùng với một trạm radar tìm kiếm mục tiêu và kiểm soát hỏa lực hiện đại.

    Hệ thống sử dụng radar quét mạng pha điện tử, radar AESA - radar có khả năng phát hiện nhận biết các mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa đánh chặn một cách chính xác, hệ thống có khả năng tham chiến với nhiều mục tiêu cùng lúc.

    Theo một số nguồn tin cho biết, hệ thống phòng không David's Sling là một phần trong hệ thống phòng không nhiều tầng nhiều lớp mà Israel đang phát triển.

    Hệ thống David's Sling sẽ bù đắp vào khoảng trống còn lại trong hệ thống phòng thủ của Israel, giữa hệ thống tên lửa phòng thủ Iron Dome có khả năng đánh chặn các phương tiện bay đến 70 km và tên lửa Arrow được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo có tầm bắn từ 400-2000 km.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...ids-sling-hoan-thien-bo-ba-phong-thu-3240867/
  8. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
    Iran nhanh tay tiếp thị Armata - phiên bản Iran :))

    [​IMG]

    Xe thiết giáp phiên bản "Biệt đội GI J.O.E" của Iran :-j

    [​IMG]



    hk111333duyvu1920 thích bài này.
  9. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Vua chiến trường T-72 của Syria
    (Bí mật quân sự) - Xe tăng T-72 hiện vẫn là vũ khí chủ lực trên chiến trường Syria, được cả quân chính phủ và phe nổi dậy sử dụng.
    Số lượng bị thổi phồng

    Kể từ khi cuộc nội chiến Syria nổ ra đầu năm 2011, giới phân tích quân sự đã đặc biệt chú ý tới lực lượng tăng thiết giáp của quốc gia Trung Đông này. Tuy nhiên, thông tin về số lượng xe tăng của Syria có những khác biệt đáng kể.

    Nhiều nguồn tin cho rằng Syria sở hữu một lực lượng tăng thiết giáp mạnh với khoảng 1.500 xe tăng T-72.

    Tuy nhiên, cũng có thông tin cho rằng Syria chỉ có khoảng 700 chiếc loại này, trong khi phần lớn xe tăng còn lại là những mẫu cũ hơn và đã bị “gỉ sét” tại các căn cứ.

    [​IMG]
    Một chiếc T-72 bị bắn cháy trên đường phố ở Syria tháng 7/2012
    Theo thông tin từ trang Chiến lược của Mỹ, trong quá khứ Syria đã đặt mua tổng cộng hơn 700 chiếc tăng T-72. Lô đầu tiên gồm 150 chiếc T-72 Ural được Syria đặt mua của Liên Xô và nhận hàng vào cuối những năm 1970. Đến năm 1982, lô hàng thứ hai gồm 300 chiếc T-72 cũng đã được Liên Xô chuyển giao cho Syria.

    Đến lô thứ ba gồm 252 chiếc T-72M1, Syria quay ra đặt mua của Tiệp Khắc. Tuy nhiên, khi hợp đồng mới được thực hiện một phần thì năm 1992, Tiệp Khắc tan rã tách ra thành Czech và Slovakia. Khi đó, tổng cộng 194 chiếc T-72 đã được chuyển giao cho Syria. Một năm sau đó, Slovakia tiếp tục hoàn tất chuyển giao 58 chiếc T-72M1 còn lại theo hợp đồng cho Syria.

    T-72 Ural là mẫu xe tăng xuất khẩu của Liên Xô vào cuối những năm 1970. Ngoài Syria, Liên Xô còn bán mẫu này cho một số nước trong khu vực như Iraq, Algeria và Libya.

    Một trong những lý do khiến Syria ồ ạt mua T-72 là do những thất bại của quân đội nước này trước Israel trong các cuộc chiến năm 1967 và 1973. Nhưng sau đó, Syria lại niêm cất phần lớn số T-72 mua về và chỉ sử dụng một số nhỏ loại tăng này trong các cuộc chiến với Israel trong những năm 1980.

    Sự ưu ái của Liên Xô

    Lô xe tăng thứ hai mà Syria mua của Liên Xô vào năm 1982 gồm 300 chiếc T-72A. Đây là trường hợp ngoại lệ khi Liên Xô xuất khẩu T-72A cho Syria.

    Ngay cả các nước trong Khối hiệp ước Warsaw khi đó cũng chỉ được mua những chiếc T-72M1, một phiên bản “hạ cấp” của T-72A. Sau khi Liên Xô tan rã, năm 1996, nước duy nhất không thuộc Liên Xô là Hungary mới mua được T-72A từ Belarus.

    [​IMG]
    Xe tăng T-55 của Syria
    Những chiếc T-72A mà Syria mua của Liên Xô được sản xuất chỉ một năm trước khi giao hàng và được chuyển thẳng từ các kho của quân đội Liên Xô. Tại Syria, những chiếc tăng này được biết đến là loại T-82, trong đó 82 thể hiện năm nhận hàng. Cho tới nay, Syria vẫn sử dụng cách gọi này. Chính vì vậy, T-72A hay T-72AV không bao giờ được dùng để phân loại tăng ở Syria.

    Lô hàng 300 chiếc T-72A được Syria trang bị cho 2 lực lượng là Vệ binh Cộng hòa và Sư đoàn thiết giáp số 4. T-72A của Vệ binh Cộng hòa có màu ngụy trang kiểu sa mạc, trong khi T-72A của Sư đoàn thiết giáp số 4 có màu xanh lá cây.

    [​IMG]
    T-72 “màu xanh” của quân đội Syria
    Một trong những “ưu tiên” đặc biệt nữa mà Liên Xô dành cho Syria là loại đạn chống tăng 3BM-44 sử dụng cho pháo 125 mm trên T-72. Người ta tin rằng loại đạn này chưa từng được Liên Xô xuất khẩu. Ngoài ra, Syria cũng nhận được loại đạn chống tăng cũ hơn là 3BM-23. T-72A còn có một lớp chống bức xạ trên tháp pháo mà T-72M1 không có.

    Sau đó, toàn bộ số T-72 của Syria đã được nâng cấp, tăng khả năng chống đạn diệt tăng bằng cách lắp đặt thêm các khối giáp nổ tích cực Kontakt-1.

    Trong khi những chiếc T-55MV được hiện đại hóa ở Ukraine thì T-72A được nâng cấp ngay tại Syria.

    Các nguồn tin quân sự cho biết Syria mua giáp Kontakt-1 từ một nước thuộc Liên Xô cũ (được cho là Ukraine), sau đó thuê các nhà thầu Armenia (cũng thuộc Liên Xô cũ) lắp đặt.

    Việc lắp đặt Kontakt-1 về thực chất không làm thay đổi kết cấu nhưng khiến hình dáng của T-72 bị “biến dạng”, đặc biệt phần tháp pháo.

    [​IMG]
    T-72A (T-72AV) được nâng cấp của quân đội Syria
    Lô thứ ba gồm 252 chiếc tăng T-72M1 tuy mới hơn nhưng lại bị đánh giá thua kém T-72A.

    Giống như trường hợp của T-72, người Syria cũng đặt tên cho những chiếc T-72M1 là T-92 vì phần lớn trong số này được giao hàng vào năm 1992. Trong khi đó, những chiếc T-72 Ural hiện vẫn được biết đến với tên gọi T-79 tại Syria.

    Syria đã không thể thực hiện kế hoạch nâng cấp T-72M1 lên chuẩn T-72M1M. Hiện nay, hầu hết T-72M1 đã được quân đội Syria đưa vào chiến đấu nhằm thay thế cho những chiếc T-72 bị mất kể từ khi cuộc nội chiến nổ ra năm 2011.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bi-mat-quan-su/vua-chien-truong-t-72-cua-syria-3243580/
  10. Phi_Ho

    Phi_Ho Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2015
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    27
    Cuộc chiến tuyên truyền

    video của du kích chống do thái quay, khi bắn RPG hoặc ATGM vào Merkava IV (có trang bị Trophy APS) và được đám Do Thái ba xạo chế lại, bằng cách cắt dán video, để làm như hệ thống Trophy đã thực sự hiệu quả, tuy nhiên ko thể qua mặt được vì phe PLO cũng có nhiều bằng chứng do chính các tay phóng viên chiến trường hoặc chính PLO và Hamas chụp lại được





    Ảnh tank Mk IV bị bắn cháy mới nhất, dù có APS Trophy. Và những hình ảnh MBT, F-16 bị phá hủy khác của Do Thái bởi PLO

    [​IMG]Char Merkava IV israélien en feu après avoir été touché entre la tourelle et le châssis par un missile antichar Kornet de fabrication russe, lancée par la résistance palestinienne. L’usage par les factions palestiniennes de missiles AT fournis par la Syrie et le Hezbollah libanais a mis en échec l’agression israélienne sur la bande de Gaza

    https://strategika51.wordpress.com/...a-une-treve-fragile-et-une-impasse-militaire/

    Gaza: IOF targets eliminated by resistance
    Gallery 27 July, 2014 zuddhi Leave a comment

    2 Votes

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Many Merkava tanks have been destroyed, several American-donated F16s shot down, as well as APCs. These are only a few photos as proof.

    https://cintayati.wordpress.com/2014/07/27/gaza-iof-targets-eliminated-by-resistance/

    Như vậy là ngoài tính hiệu quả của Iron Dome, nay tới Trophy và EL / L-8240 cần phải xem lại có đúng như quảng cáo hay ko ?
    Lần cập nhật cuối: 19/09/2015
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này