1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực lực QS Israel và khả năng phòng thủ, phản công của Iran, Syria

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi tombuys, 19/10/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Máy bay C-130 Iran tham chiến chống IS cùng Syria?
    Cập nhật lúc: 19:00 03/02/2016
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Bị tàn phá khủng khiếp, Không quân Syria vẫn kiên cường

    Tường tận tiêm kích MiG-29 của Syria hộ tống máy bay Nga
    (Kiến Thức) - Máy bay vận tải C-130 của Iran được cho là đang tham gia tiếp vận hỗ trợ quân chính phủ Syria chống IS.
    Tạp chí quân sự Jane’s dẫn lời một nguồn tin tại Syria cho hay, một chiếc máy bay vận tải C-130 Hercules của Không quân Iran đã tham gia vào các hoạt động tiếp vận song song với Không quân Nga tại các khu vực do Quân chính phủ Syria kiểm soát tại thành phố Deir ez-Zor miền Đông, Syria trước các đợt tấn công liên tục của phiến quân IS vào thành phố này trong thời gian gần đây.
    Thông tin này cũng được xác thực qua đoạn phóng sự do kênh truyền hình thông tấn Fars của Iran thực hiện vào hôm 30/1 khi làm phóng sự về hoạt động viện trợ nhân đạo của Không quân Nga cho thành phố Deir ez-Zor.
    [​IMG]
    Một chiếc C-130 của Không quân Iran với màu sơn ngụy trang sa mạc đặc trưng.


    Dựa trên hình ảnh trong đoạn video của Fars News Agency thì khu vực đoạn phóng sự này được thực hiện là tại một căn cứ không quân của Quân đội chính phủ Syria tại Deir ez-Zor và chiếc C-130 của Không quân Iran đã xuất hiện tại đây. Và trong các nước tham gia chống IS với Nga tại Syria thì chỉ có Iran sở hữu các loại máy bay vận tải quân sự do Mỹ chế tạo, bên cạnh đó màu sắc của chiếc máy bay này cũng trùng khớp màu sơn những chiếc C-130 của Iran với màu vàng và mũi đen.
    Một quốc gia khác là Iraq cũng đang vận hành những chiếc máy bay C-130 nhưng khó có khả năng Bagdad điều C-130 đến hổ trợ Quân đội chính phủ Syria khi bản thân họ cũng đang gặp khó khăn.
    Thành phố Deir ez-Zor miền Đông, Syria hoàn toàn nằm trong tầm bay của một chiếc vận tải cơ C-130, khi nó có thể cất cánh từ một căn cứ không quân của Iran hoặc từ một căn cứ không quân liên hợp của Nga tại miền Tây, Syria.
    Hiện tại Không quân Iran đang có trong biên chế khoảng 19 chiếc C-130 với hai biến thể chính là C-130E và C-130H do Mỹ chế tạo và được đưa vào trang bị trước Cách mạng Hồi giáo Iran vào năm 1979.
    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/may-bay-c-130-iran-tham-chien-chong-is-cung-syria-631160.html
    beta22alansaint thích bài này.
  2. dangkymaikhongduoc

    dangkymaikhongduoc Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/08/2014
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    179
    Nga quá dại dột khi thách thức Không quân Israel?

    Việc công khai hỗ trợ phong trào Hezbollah đã khiến Nga và Israel từ thế đối tác chuyển sang đối đầu.

    Thỏa thuận hợp tác Nga -Israelchính thức tan vỡ
    Trang tin tình báo Debka của Israel ngày 27/1/2016 cho biết, lực lượng Hezbollah đã tiến vào thành phố Daraa, phía nam Syria nhờ sự yểm trợ từ các cuộc không kích của Nga.
    Trước đó, con đường dẫn tới Daraa, một thành phố nằm sát biên giới Jordan và cao nguyên Golan đã được phía Nga “mở sẵn”.
    Debka nhận định, đây là hành động vi phạm nghiêm trọng các điều khoản thuộc thỏa thuận ngầm giữa Nga và Israel trước khi Moscow bắt đầu triển khai kế hoạch không kích ở Syria 4 tháng trước.
    Nội dung cam kết giữa hai bên là sẽ không để các lực lượng thân Iran hoặc do Tehran hậu thuẫn như Hezbollah, chiến binh dòng Shiite người Iraq và Afghanistan mượn cớ chiến dịch quân sự của Nga để tiến sát biên giới Israel và Jordan.
    Tuy nhiên với diễn biến mới nhất, Nga đã khiến cho an ninh của Israel bị đe dọa nghiêm trọng.
    [​IMG]
    Tiêm kích F-15I của Israel đã thực hiện nhiều vụ tấn công vào lực lượng Hezbollah trong lãnh thổ Syria, ngay trước mũi S-400
    Thực chất không phải đến thời điểm hiện tại mà thỏa thuận giữa Nga và Israel đã bị phá bỏ từ lâu.
    Theo kênh truyền hình Channel 2 (Israel), các chiến đấu cơ của không quân nước này đã thực hiện một số đợt ném bom ở phía Bắc Damascus (Syria) tối ngày 3 và rạng sáng ngày 4/12/2015.
    Mục tiêu của trận không kích trên được cho là 4 xe tải chở tên lửa đạn đạo của Quân đội Syria vừa mới rời khỏi căn cứ.
    Hành động này đã tái khẳng định những tuyên bố cứng rắn của Thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu rằng:"Nếu cánh vũ trang Hezbollah muốn vận chuyển vũ khí qua lãnh thổ Syria, Israel sẽ có hành động đáp trả tức thì".
    Sau đó đến hôm 20/12/2015, Kênh truyền hình PressTV lại thông báo, các chiến đấu cơ của Israel đã không kích vào khu dân cư gần thủ đô Damascus, tiêu diệt một thủ lĩnh cấp cao của phong trào Hezbollah.
    Đây đã là lần thứ hai trong tháng máy bay Israel tiến hành phi vụ tấn công ngay gần thủ đô Damascus, khu vực nằm trong tầm bảo vệ của hệ thống phòng không S-400 được Nga triển khai.
    Với việc công khai đứng về phía Hezbollah, thật khó tin là Nga đã biết về 2 vụ không kích trên nhưng lại án binh bất động, vì họ hoàn toàn có thể cảnh báo để đồng minh kịp thời lẩn trốn nhằm tránh bị tiêu diệt.
    Viễn cảnh đối đầu trực tiếp giữa Nga và Israel
    Khi 2 vụ không kích trên diễn ra, về mặt ngoại giao, Nga và Israel vẫn đang ở thế đối tác chứ chưa phải đối đầu. Nhưng thời điểm hiện tại, khi công khai thách thức an ninh quốc gia của Israel, Nga đã tự đặt mình vào thế cực kỳ nguy hiểm.
    Chắc chắn trong những ngày tớiKhông quân Israelsẽ có những động thái đáp trả nhằm cản bước tiến của Hezbollah, như vậy khả năng đối đầu giữa tiêm kích Nga và Israel trên bầu trời Syria là hiện hữu.
    Tổng thống Israel Shimon Peres đầy tự hào khi nói về lực lượng không quân nước mình:
    “Không quân Israel có những khả năng lớn lao mà không phải ai cũng biết đến. Không phải tất cả năng lực của quân đội và Không quân Israel đều được thể hiện công khai. Bất cứ ai dám nhạo báng và muốn quấy rối chúng ta phải cân nhắc điều này".
    Ông nhấn mạnh:“Không quân Israel là lực lượng tốt nhất thế giới. Chúng ta sở hữu những hệ thống vũ khí có một không hai. Không quân Israel được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất và quan trọng hơn là có nguồn nhân lực giàu nhiệt huyết và chất lượng cao".

    Sức mạnh của Không quân Israel là không phải bàn cãi khi lực lượng này đã lập được vô số chiến công hiển hách trong quá khứ. Ngày nay năng lực của họ vẫn được duy trì tốt, đủ sức đương đầu với bất cứ mối đe dọa nào.

    Với chỉ vài chục chiếc tiêm kích, cường kích và trực thăng tại Syria, Nga đang bị áp đảo hoàn toàn về số lượng trong khi chất lượng cũng chưa có gì nổi trội.


    Thậm chí không loại trừ khả năng để xóa sự hỗ trợ từ mặt đất, Không quân Israel sẽ lại tiến hành tập kích và đích nhắm lần này chính là hệ thống phòng không S-400 chứ không phải lực lượng Hezbollah.
    Rõ ràng trong tình cảnh căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng và nền kinh tế vẫn đang lao dốc, việc Nga công khai đối đầu với lực lượng không quân mạnh nhất Trung Đông không thể được coi là hành động khôn ngoan.
  3. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    QĐ Syria tự chế tạo hệ thống khắc tinh tên lửa chống tăng TOW
    Lã Xuân Linh | 07/02/2016 19:30

    7
    [​IMG]
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Từ Ấn Độ: Chiến hạm Việt Nam hùng dũng tại lễ duyệt binh Hải quân quốc tế

    Được sự hỗ trợ dồi dào từ các thế lực bên ngoài, quân nổi dậy tại Syria, với tên lửa chống tăng TOW trong tay đã đốt cháy không biết bao nhiêu xe tăng quân Chính phủ.
    Năm 1982, xe tăng T-72 lần đầu tiên được đưa vào thực chiến tại chiến trường Li Băng bởi Quân đội Syria và nó đã nhanh chóng chứng tỏ được mình.

    30 năm sau, cũng chính họ lại tiếp tục được vinh dự là những người đầu tiên sử dụng T-90 trên mặt trận chống khủng bố, dù rằng T-90 đã ra đời được hơn 20 năm.

    Kể từ khi nổ ra đến nay, được sự hỗ trợ dồi dào từ các thế lực bên ngoài, quân nổi dậy, hay nói đúng hơn là lực lượng khủng bố tại Syria, với tên lửa chống tăng TOW trong tay, đã đốt cháy không biết bao nhiêu xe tăng quân Chính phủ.

    Thiết bị do Syria tự nghiên cứu chế tạo được cho là học tập từ tổ hợp Shtora.

    Điều này cũng có nguyên nhân từ việc chiến thuật sử dụng thiếu hợp lý, đơn điệu, không sáng tạo và đặc biệt là không tuân thủ (hoặc không có) các quy tắc về ngụy trang.

    Rất nhiều xe tăng, thiết giáp, xe tải vũ trang của quân chính phủ đã bị loại khỏi vòng chiến. Quân đội Syria dường như bất lực nhìn những quả đạn TOW đốt cháy những xe tăng của mình.

    Mọi chuyện đã thay đổi khi Nga can thiệp quân sự vào Syria. Không chỉ yểm trợ không quân rất mạnh cho các lực lượng mặt đất, người Nga cũng đã viện trợ cho quân đội Syria những vũ khí mà trước đây không bao giờ được xuất khẩu.

    Đèn nhiễu cũng được lắp lên BMP-1…

    Có thể kể đến như xe tăng T-72B 1989 và xe tăng T-90A. Trong đó sự xuất hiện của T-90A tại mặt trận Aleppo đã đóng góp không nhỏ vào thành công của các trận đánh gần đây. T-90A với hệ thống chế áp quang điện tử Shtora là khắc tinh của tên lửa TOW.

    Với 2 đèn nhiễu OTShU-1-7, T-90A có khả năng gây nhiễu hệ thống điều khiển của TOW, khiến quả tên lửa hoặc là bay lên trời hoặc là đâm đầu xuống đất.

    …và thậm chí là cả xe bán tải.

    Một điều thật thú vị và phải chăng là trùng hợp đó là ngay sau khi T-90A được đưa vào Syria với hệ thống chế áp Shtora, Cục Nghiên cứu quốc phòng Syria đã "mày mò" và chế tạo thành công một tổ hợp có tính năng gần tương tự với Shtora.

    Tổ hợp chưa rõ tên này là một thiết bị hình trụ, xung quanh có các đèn được cho là đèn hồng ngoại tương tự như 2 mắt đỏ OTShU-1-7 của T-90A.

    Ngay sau khi nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm thành công, tổ hợp Shtora "Made in Syria" này đã nhanh chóng triển khai diện rộng.

    Trong khi người Nga mới chỉ lắp Shtora lên T-90, T-80U và BMP-3 thì người Syria đã “chơi trội” đến mức gắn các đèn gây nhiễu này lên cả T-72. T-55, BMP-1 và thậm chí là xe bán tải.

    T-72 của quân đội Syria với hệ thống chế áp tên lửa chống tăng TOW.

    Phải chăng, chính sự xuất hiện của hệ thống Shtora sao chép của Syria mà gần đây, chúng ta gần như không thấy các video tên lửa TOW tiêu diệt xe tăng Syria nữa.

    Shtora là hệ thống chế áp quang điện tử do Nga chế tạo được lắp lên xe tăng để vô hiệu hóa các tổ hợp tên lửa như TOW hoặc AT-4 Fagot.

    Nó hoạt động với nguyên lý 2 đèn nhiễu sẽ phát ra tín hiệu hồng ngoại từ dải tần 0,7 đến 2,7 mkm, đánh lừa thiết bị điều khiển của TOW, từ đó đưa ra các tín hiệu điều khiển sai lệch và làm quả tên lửa bay lệch hướng.

    Hệ thống quang điện “tự chế” mà ta thấy trên các xe thiết giáp của Syria rất có thể cũng hoạt động theo nguyên lý trên sau khi các nhà khoa học Syria có cơ hội tiếp cận với T-90A cùng Shtora gắn trên nó.

    Chắc chắn, T-90A cùng các hệ thống này sẽ khiến con át chủ bài TOW trong tay quân khủng bố trở nên kém hiệu quả đi rất nhiều. Điều này đã được chứng tỏ trong cuộc chiến tại Aleppo khi mà quân khủng bố liên tục thất trận.
    http://soha.vn/quan-su/qd-syria-tu-...-ten-lua-chong-tang-tow-20160207172535093.htm
  4. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Tướng Iran tuyên bố chế tạo xe tăng mạnh ngang T-90
    Cập nhật lúc: 09:00 16/02/2016
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Đo đếm vũ khí Quân đội Iran khiến Mỹ kiêng nể

    Sau Thái Lan, Iran cũng không muốn mua xe tăng T-90
    (Kiến Thức) - Tướng Iran bất ngờ đưa ra tuyên bố nước này đã phát triển và đưa vào sản xuất hàng loạt xe tăng Karrar mạnh ngang xe tăng T-90 của Nga.
    Tờ Army Recognition dẫn lời Chuẩn tướng Kioumars Heidari – Chỉ huy lực lượng Lục quân Iran cho hay, Iran đã đưa vào sản xuất hàng loạt dòng xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới có tên gọi Karrar do nước này tự phát triển với các tính năng tương tự như xe tăng T-90 của Nga.
    Thông tin trên được Chuẩn tướng Heidari tiết lộ với giới truyền thông Iran vào hôm 14/2 trong một cuộc họp báo tại Tehran, và những chiếc xe tăng Karrar đầu tiên đã được chuyển giao cho Lục quân Iran.
    [​IMG]
    Giới tướng lĩnh Iran dường như đã không còn mặn mà với việc mua T-90 từ Nga thay vào đó là tự sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực trong nước.


    Cũng theo vị tướng này, việc đưa vào trang bị xe tăng chiến đấu chủ lực Karrar là một phần trong kế hoạch tái vũ trang của Quân đội Iran trong thời gian sắp tới. Ngoài Karrar Iran cũng sẽ đưa vào trang bị xe tăng Zulfiqar cũng do nước này tự phát triển dựa trên xe tăng T-72 của Liên Xô.
    Khi được hỏi về thành tựu phát triển các dòng xe tăng chiến đấu thế hệ mới của Lục quân Iran, Chuẩn tướng Heidari cho biết, Iran hoàn toàn có đủ khả năng tự phát triển các dòng xe tăng cũng như các phương tiện chiến đấu bọc thép hiện đại đủ sức đáp ứng mọi nhu cầu cho mọi cuộc chiến.
    Trước đó vào đầu tháng hai Iran cũng từng tuyên bố rằng sẽ tự sản xuất một dòng xe tăng chiến đấu chủ lực mới với sức mạnh tương tự như những chiếc T-90 của Nga đang hoạt động Syria.
    "Ngành công nghiệp quốc phòng Iran đang phát triển và chế tạo các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến dù có thể nó không có thể tốt bằng T-90 nhưng vẫn sở hữu sức mạnh chết người và Iran sẽ là một trong những nước sở hữu dòng xe tăng chiến đấu chủ lực tốt nhất thế giới", Bộ trưởng Quốc phòng Iran Chuẩn Tướng Hossein Dehqan cho biết.
    [​IMG]
    Dù Tehran tuyên bố không muốn mua T-90 từ Nga nhưng xét cho cùng thì xe tăng do Iran tự chế tạo còn khá xa mới có thể bắt kịp công nghệ xe tăng do Nga phát triển.
    Nhận xét của Bộ trưởng Dehqan được công bố ngay sau khi Tư lệnh lực lượng Lục quân Iran - Chuẩn Tướng Ahmad Reza Pourdastan tuyên bố Tehran không còn quan tâm tới việc mua xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 từ Nga và có kế hoạch tự sản xuất xe tăng riêng của nước này.
    Theo Chuẩn tướng Pourdastan, Iran từng quan tâm đến việc mua các xe tăng chiến đấu mới từ Nga, nhưng kể từ khi nước này hoàn tất việc phát triển dòng xe tăng chiến đấu nội địa mới thì kế hoạch mua T-90 từ Nga bị hủy bỏ. Cũng theo ông này Iran hoàn toàn có đủ năng lực và công nghệ để tự sản xuất được một dòng xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới.
    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan...o-che-tao-xe-tang-manh-ngang-t-90-635532.html
  5. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Tin khiến Mỹ sốc: Iran muốn mua và chế tạo Su-30
    Cập nhật lúc: 09:00 15/02/2016
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Đo đếm vũ khí Quân đội Iran khiến Mỹ kiêng nể

    Nga muốn xây dựng nhà máy lắp ráp T-90 tại Iran
    (Kiến Thức) - Không chỉ muốn mua tiêm kích đa năng Su-30, Iran dường như còn đang muốn chế tạo loại máy bay này trong nước.
    Hãng thông tấn AP đưa tin cho hay, nhiều khả năng Iran đang tiến hành tìm kiếm cơ hội sở hữu máy bay tiêm kích đa năng Su-30 hoặc thậm chí là cả Su-35 từ Nga sau khi nước này thoát khỏi lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
    Thông tin này được chính Bộ trưởng Quốc phòng Iran tướng Hossein Dehghan tiết lộ trong cuộc phỏng vấn với một kênh truyền hình nhà nước của Iran. Theo đó nhiều khả năng một thỏa thuận ngầm giữa Iran và Nga đã được hai bên đàm phán từ lâu trước khi thông tin này được công bố. Tuy nhiên tướng Dehghan lại không công bố số lượng những chiếc tiêm kích đa năng Sukhoi sẽ mua từ Nga cũng như thời gian bàn giao số máy bay này.
    [​IMG]
    Những chiếc tiêm kích đa năng Su-30 của Nga được đánh giá sẽ giúp tái sinh phi đội máy bay chiến đấu già nua của Iran.


    Một số nguồn tin quân sự còn cho hay, Tehran thậm chí còn lên kế hoạch hợp tác với Nga thành lập một liên doanh lắp ráp Su-30 tại Iran tương tự như những gì Ấn Độ đang làm với những chiếc Su-30MKI.
    Thông báo này là dấu hiệu mới nhất cho việc Moscow và Tehran đang chuẩn bị cho một thỏa thuận vũ khí lớn nhất từ trước đến nay giữa hai nước sau khi các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Iran được dỡ bỏ. Ngay khi sắc lệnh dỡ bỏ cấm vận đối với Tehran được thông qua tại Vienna vào tháng 7/2015 Nga gần như ngay lập tức có các động thái sẵn sàng bán hoặc chuyển giao các phi đội máy bay tiêm kích MiG và Sukhoi của nước này cho Iran quốc gia đồng minh thân cận với Moscow tại Trung Đông.
    Cho dù lệnh cấm vũ khí thông thường của Liên Hợp Quốc đối với Iran được gỡ bỏ nhưng các lệnh trừng phạt khác đối với chương trình phát triển tên lửa đạn đạo của nước này vẫn còn hiệu lực ít nhất là 5 năm nữa. Bên cạnh đó đối với các hợp đồng mua bán vũ khí thông thường của Iran với một quốc gia khác cũng bị hạn chế với một số loại vũ khí nhất định và chúng chỉ được thông qua nếu có sự đồng ý của Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc.
    Dù còn khá nhiều hạn chế nhưng đây vẫn là cơ hội lớn cho Iran sau nhiều thập kỷ chịu lệnh cấm vận từ Mỹ và Liên Hợp Quốc cho phép nước này có thể mua sắm các trang thiết bị quân sự mới nhằm tăng cường năng lực quân sự cũng như hiện đại hóa kho vũ khí đã lỗi thời.
    [​IMG]
    Thành công của Su-30MKI tại Ấn Độ có thể là động lực khiến Iran muốn sở hữu dây chuyền lắp ráp Su-30 tại nước này.
    Trong khi đó Không quân Iran đang đứng trước yêu cầu cấp thiết về việc tái cơ cấu lại phi đội máy bay chiến đấu già nua và lỗi thời luôn trong tình trang hoạt động cầm chừng của mình. Phần lớn trong số đó được mua từ Mỹ vào đầu những năm 1970 hoặc là chiến lợi phẩm từ Iraq trong chiến dịch quân sự “Bão táp sa mạc” vào năm 1991.
    Trước cuộc cách mạng Hồi giáo Iran vào năm 1979, Mỹ là quốc gia duy nhất cung cấp các máy bay chiến đấu và vận tải quân sự cho Không quân Hoàng gia Iran với khoảng hơn 500 máy bay các loại thuộc hàng hiện đại nhất vào thời điểm đó. Trong đó có thể kể tới như máy bay tiêm kích đa năng F-14A Tomcat, cường kích F-4, tiêm kích hạng nhẹ F-5, máy bay vận tải quân sự C-130E Hercules và nhiều loại máy bay quân sự khác.
    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/tin-khien-my-soc-iran-muon-mua-va-che-tao-su-30-634683.html
  6. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Iran muốn mua vũ khí “khủng” Nga, giá hơn 8 tỷ USD
    Cập nhật lúc: 20:36 16/02/2016
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Cận cảnh dàn chiến đấu cơ Iran tập trận cực lớn

    Đo đếm vũ khí Quân đội Iran khiến Mỹ kiêng nể
    (Kiến Thức) - Báo Kommersant dẫn nguồn tin giấu tên cho biết, Iran muốn mua hơn 8 tỷ USD vũ khí Nga bao gồm các loại máy bay chiến đấu như Su-30SM, trực thăng Mi-8.

    Tờ Kommersant dẫn nguồn tin giấu tên cho biết, chính quyền Iran muốn mua hơn 8 tỷ USD vũ khí Nga gồm các loại máy bay chiến đấu như Su-30SM, trực thăng Mi-8 và Mi-17 cùng loạt vũ khí khí tài tối tân khác.
    "Tehran đã gửi một danh sách thiết bị quân sự mà lực lượng vũ trang Iran muốn đặt hàng từ Moscow", nguồn tin đã trông thấy danh sách gửi tới Bộ Quốc phòng Nga, chính phủ Nga và điện Kremlin cho biết.
    [​IMG]
    Iran muốn sở hữu tiêm kích đa năng Su-30SM.
    Theo nguồn tin, Iran muốn mua tiêm kích đa năng Su-30SM, máy bay huấn luyện tiên tiến Yak-130, trực thăng vận tải Mi-8/17 cũng như hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P, tàu hộ vệ và tàu ngầm Kilo.
    Thứ 5 tuần trước, một nguồn tin Bộ Quốc phòng Iran cũng lên tiếng xác nhận rằng nước này quan tâm tới việc mua tiêm kích Su-30. Nguồn tin không xác nhận phiên bản Su-30 mà Iran quan tâm.
    "Việc bổ sung bất kỳ phiên bản Su-30 nào sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh Không quân Iran vốn là sự pha trộn các công nghệ chiến đấu cơ lỗi thời có xuất xứ từ Nga, Mỹ, Trung Quốc", chuyên gia Dave Majumdar cho biết.
    Nguồn tin cũng nói với Kommersant rằng, Tehran có thể yêu cầu Moscow giúp đỡ sửa chữa, nâng cấp phi đội tiêm kích MiG-29, cường kích Su-24MK và tàu ngầm Kilo đang được Iran sử dụng.
    Hoàng Lê
    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/iran-muon-mua-vu-khi-khung-nga-gia-hon-8-ty-usd-636327.html
  7. muontatca

    muontatca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2014
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    234
    Chiến hạm bé hạ tiêu Israel có thể bắn hạ Yakhont Nga?

  8. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Do Thái có quả ASHM nào tương đương Yakhont để thử nghiệm chưa mà phán như đúng rồi, bọn Do Thái này cũng bốc phét lắm, như Iron Dome (báo cáo hiệu quả thất vọng của ID-The evidence that shows Iron Dome is not working-http://thebulletin.org/evidence-shows-iron-dome-not-working7318), Trophy + Merkava, Skyshield + F-16 hay INS Hanit + Barak (bị Noor phiên bản nhái C-802 bắn thủng đuôi, vậy mà đòi bắn Yakhont) là ví dụ

    Loạt khí tài mà Do Thái quảng cáo được trang bị hệ thống phòng vệ tối tân, bị huỷ diệt ngay khi tham chiến sau đó, mà đối thủ toàn là Hamas, Hezbolla

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]

    Bọn Âu Mỹ và bè lũ chư hầu luôn chém rằng có vũ khí bắn hạ được ASHM siêu âm kiểu Nga, TQ, nhưng tàu chiến của chúng toàn bị P-15, Exocet, C-802 hạ gục, toàn bằng vũ khí cận âm, Nga, TQ cũng ko thiếu SAM tốc độ cao để thử nghiệm đánh đạn siêu âm, bọn phương tây cũng chém gió kinh lắm
    Lần cập nhật cuối: 17/02/2016
    beta22 thích bài này.
  9. truonggiang9999

    truonggiang9999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2016
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    7
    Hay VN liên hệ Iran để mua ké Su30SME, Mi171 nhỉ. Đơn hàng số lượng tăng lên thì giá thành chắc phải giảm xuống. Dù gì VN mình cũng cần mua mới trực thăng Mi17 thay đám cũ sắp hết hạn. Nhớ vụ máy bay Mi17 rơi ở Hoà Lạc làm bao người đau lòng.
  10. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Lộ phiên bản S-300 mới nhất Iran muốn mua
    (Vũ khí) - Theo RIA Novosti ngày 22/2, Iran tiếp tục đàm phán với Nga về việc mua phiên bản mới nhất của hệ thống phòng không S-300.
    Đề nghị của Iran

    Thông tin về việc Iran tiếp tục đàm phán với Nga mua phiên bản mới của S-300 được đại diện Bộ Ngoại giao Iran Hossein Ansari-Jaberi cho biết.

    “Iran đang đàm phán với Nga về nhu cầu quân sự của nước mình, trong đó có nói về các tổ hợp tên lửa S-300 thế hệ mới”, hãng thông tấn IRNA dẫn lời đại diện Bộ Ngoại giao Iran Hossein Ansari-Jaberi.

    Nga và Iran ký hợp đồng mua bán 5 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300PMU1 năm 2005. Tổng giá trị cuộc làm ăn này gần 800 triệu USD, trong đó Iran đã chuyển 167 triệu USD tạm ứng trước.

    [​IMG]
    Tổ hợp S-300PMU1.
    Mãi đến năm 2007 chính quyền Nga mới công bố chính thức về thoả thuận này, song vì nhiều lý do khác nhau đã không vội thực hiện hợp đồng, lấy lý do có vấn đề kỹ thuật. Iran đã nhiều năm chờ đợi việc cung cấp các tổ hợp này, dù trong hợp đồng có điều khoản phạt vi phạm hợp đồng 300-400 triệu USD.

    Đến tháng 6/2010, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã ra nghị quyết số 1929 cấm bán cho Iran “mọi loại xe tăng chiến đấu, xe bọc thép chiến đấu, các hệ thống pháo cỡ lớn, máy bay chiến đấu, trực thăng chiến đấu, tàu chiến, tên lửa hoặc hệ thống tên lửa như chúng được xác định cho mục tiêu của Đăng kiểm vũ khí thông thường của Liên Hợp Quốc”.

    Trước sức ép của phương Tây, tháng 9/2010, ông Dmitry Medvedev, khi đó là Tổng thống Nga, đã ký sắc lệnh “Về các biện pháp để thực hiện nghị quyết 1929 ngày 9/6/2010 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”.

    Trong sắc lệnh này ông Dmitry Medvedev đã trích dẫn nguyên văn phần chỉ dụ của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, bổ sung thêm vào đó các hệ thống S-300.

    Sau nhiều năm bị đóng băng, tháng 4/2015, Nga đã nối lại việc thực hiện hợp đồng cung cấp S-300 cho Iran. Đây là bước đi tiếp theo sau thỏa thuận hạt nhân lịch sử của nhóm P5+1.

    Khi nói về khả năng của S-300, Tướng Không quân Mỹ Charles Wald cho biết, hệ thống S-300PMU1 được đánh giá là một trong những hệ thống tên lửa phòng không mạnh nhất thế giới, hệ thống này có thể tiêu diệt đồng thời 24 máy bay trong vòng 200km hoặc đánh chặn 16 tên lửa đạn đạo loại tầm ngắn - tầm trung.

    Mỗi mục tiêu có thể bị tiêu diệt bằng 1 quả tên lửa hoặc theo loạt gồm 2 quả tên lửa. Khi bắn loạt, quả tên lửa thứ nhất sẽ được phóng bởi trắc thủ, còn quả thứ hai sẽ được phóng ở chế độ tự động.

    Lộ phiên bản S-300 Iran muốn mua

    Dù Iran ngỏ ý muốn phiên bản mới của tổ hợp S-300 nhưng cả Tehran và Moscow đều không tiết lộ đó là phiên bản nào. Tuy nhiên, khi dùng phương pháp loại trừ của tạp chí Business Insider, phiên bản mới đã dần lộ diện.

    Cụ thể, ngay từ khi Nga đồng ý nối lại thương vụ S-300 với Iran đầu năm 2015, Nga đã dừng sản xuất toàn bộ đối với S-300, vì vậy Moscow đã buộc phải đề nghị "đền" cho Tehran bằng phiên bản S-300VM, thậm chí cả S-400.

    [​IMG]
    Tổ hợp S-350E Vityaz.
    Tuy nhiên, phía Iran đã không đồng ý với những phương án Nga đưa ra. Do đó, gần như chắc chắn rằng phiên bản mới Iran đang đàm phán mua mới của Nga là S-350Е Vityaz - mới được đưa vào sản xuất loạt đầu năm 2015.

    Theo nhà sản xuất Almaz-Antei giới thiệu, tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-350E mới “xét về tính năng và hiệu quả chiến đấu đều vượt trội so với các sản phẩm tương đương của nước ngoài và tổ hợp S-300 hiện có”.

    S-350E được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu từ mọi loại mục tiêu bay hiện tại và trong tương lai, trong đó có cả các mục tiêu được áp dụng “công nghệ tàng hình”, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.

    S-350E Vityaz có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu đường không (máy bay, UAV, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo…). Một khẩu đội S-350E Vityaz gồm: đài radar điều khiển hỏa lực 50N6E; một xe chỉ huy 50K6E và 3 bệ phóng 50P6E. Tất cả đều được đặt trên khung gầm xe bánh lốp KAMAZ 8x8.

    Radar của S-350E có thể vận hành hoàn toàn tự động, không cần nhân viên thao tác. Mỗi radar có 8 kênh chỉ thị thông tin mục tiêu và 16 kênh điều khiển tên lửa, cho phép nó có thể dẫn bắn 16 tên lửa tấn công đồng loạt 8 mục tiêu bay một thời điểm.

    Đồng thời, hệ thống radar này có khả năng theo dõi đồng loạt hơn 100 mục tiêu, vì vậy, một điểm chỉ huy - điều khiển chiến đấu được triển khai 2 radar đã có thể bắt chết được hơn 200 mục tiêu, phóng đồng loạt 32 tên lửa để tấn công 16 mục tiêu trong 1 thời điểm, hình thành một mạng lưới phòng không khu vực cực mạnh.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/lo-phien-ban-s-300-moi-nhat-iran-muon-mua-3301070/
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này