1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực lực QS Israel và khả năng phòng thủ, phản công của Iran, Syria

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi tombuys, 19/10/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167


    super stupid. Israel nó có đánh vào căn cứ đặt S400 đâu mà bảo đánh bại, trong khi Su-24 bay lên đầu aegis, tên lửa đạn đạo TT bay qua đầu aegis mấy lần chẳng thấy mày nói gì, đằng này Israel, Mỹ nó bắn tên lửa ở chỗ # mà cứ bảo S400 phải có nhiệm vụ đánh chặn. S400 nó chỉ bảo vệ sân bay Nga, chứ có bảo vệ toàn bộ vị trí Syri đâu ?

    nếu muốn phủ nhận, dễ thôi, show bằng chứng máy bay Israel không kích xem ?, máy bay luôn có camera hoặc quay trực tiếp bằng TGP, Israel luôn khoe F35I thực hiện nhiều phi vụ ném bom Syri, vậy mà ko hề có lấy 1 video từ EOTS tối tân quay lại cảnh ném bom lên đầu S400 như rồ Mỹ hay khoe !



    Cùi bắp như Nga cũng có camera quay cảnh ném bom từ hồi dánh Gruzia



    Syri



    Coi bộ F15/16/35 cần phải mua camera TQ lắp lên để thay cho TGP rồi, có thể TGP, EOTS máy bay Mỹ ko có khả năng ghi lại video, video EOTS F35 kia chỉ là đồ họa máy tính :))

    Hiện tại thì thông tin chính xác là Do Thái luôn sử dụng tên lửa để đánh lén Syri, chỉ có 1 lần sử dụng F15/16 và bị S200 bắn hạ 1 chiếc, lock 1 chiếc (có thể là F35 bay kèm)
    Lần cập nhật cuối: 03/05/2017
  2. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Iran bất ngờ bắn thử ngư lôi nhanh nhất thế giới
    Cập nhật lúc: 11:02 10/05/2017
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    [paste:font size="5"]Siêu ngư lôi Shkval của Nga: “Quá nhanh, quá nguy hiểm"
    Nga muốn ngư lôi siêu tốc VA-111 nguy hiểm hơn nữa[/paste:font]
    (Kiến Thức) - Kênh NBC News dẫn nguồn tin 3 quan chức cấp cao Quân đội Mỹ cho hay, Hải quân Iran vừa bắn thử ngư lôi Hoot ở khu vực gần eo biển Hormuz, ngày 7/5.
    Các nguồn tin cho biết,ngư lôi Hootvẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu và không thể nói rằng cuộc thử vừa rồi là thành công. Họ nói rằng, mẫu ngư lôi này có thể hành trình 11km với tốc độ 370km/h (200 hải lý/h). Không có thông tin về nền tảng (tàu chiến) được sử dụng để bắn thử.
    Vào năm 2006, Iran tiết lộ sự tồn tại của Hoot trong một video chất lượng thấp.
    Phải đến tháng 10/2015, mẫu ngư lôi này mới được công bố lần đầu trong buổi triển lãm của Lực lượng Hải quân Vệ binh Cách mạng Iran (IRGCN). Các hình ảnh cho thấy,Hoot trông rất giống ngư lôi siêu khoang VA-111Shkval được phát triển bởi Liên Xô.
    [​IMG]
    Ngư lôi Hoot. Nguồn ảnh: Jane's
    Shkval được thiết kế để chống ngư lôi phóng từ tàu ngầm hạt nhân đối phương còn chưa bị phát hiện, diệt các mục tiêu chạy nhanh đang tới gần. Shkval cho phép những tàu ngầm, tàu chiến ồn ào tự vệ và diệt đối phương khi đối đầu với những tàu ngầm hiện đại chạy êm.
    Shkval có tốc độ vượt trội so với ngư lôi thông thường, tốc độ của VA-111 vượt xa tốc độ của ngư lôi hiện có của NATO. Tốc độ cao của Shkval đạt được nhờ ứng dụng hiện tượng siêu khoang – ngư lôi chuyển động trong một bong bóng khí khổng lồ, làm giảm đáng kể lực ma sát và cho phép ngư lôi chuyển động ở tốc độc cực cao. Với đặc điểm trên, có thể coi Shkval là tên lửa dưới nước.
    Ngư lôi Shkvalsử dụng động cơ tên lửa dưới nước nhiên liệu rắn. Loại động cơ này có lực đẩy rất lớn so với động cơ trên không. Đầu ngư lôi có bộ phận tạo siêu khoang đến nay vẫn bí mật, bộ phận này tạo ra siêu khoang. Có các càng chống vào thành khoang giúp ngư lôi luôn ở giữa khoang. Shkval sử dụng các ống phóng lôi thông dụng.
    Khi ra khỏi ống phóng lôi 533 mm, VA-111 có tốc độ khởi động 50 hải lý/giờ. Nhanh chóng sau đó, tên lửa được kích hoạt và đẩy tốc độ lên tới 200 hải lý/giờ (theo một số báo cáo có thể lên tới trên 250 hải lý/giờ)
    http://kienthuc.net.vn/quan-su/iran-bat-ngo-ban-thu-ngu-loi-nhanh-nhat-the-gioi-868238.html
  3. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Động cơ Nga trên... tiêm kích Mỹ: Bí quyết giúp F-14 bay suốt 4 thập kỷ?
    Nam Đồng|14/05/2017 07:15 AM

    1
    [​IMG]
    Tiêm kích F-14 Tomcat đã phục vụ trong Không quân Iran được gần 40 năm, trong tình trạng bị cắt đứt hoàn toàn nguồn phụ tùng thay thế.
    Su-33 Flanker-D đối đầu F-14 Tomcat - Ai sẽ giành chiến thắng?
    Sự trường tồn của các loại tiêm kích nói riêng, cũng như máy bay quân sự do Mỹ sản xuất đang phục vụ trong Không quânIrannói chung đã gây rất nhiều ngạc nhiên cho các chuyên gia quân sự thế giới, họ luôn phải đặt câu hỏi làm cách nào mà quốc gia Trung Đông này lại duy trì được tình trạng sẵn sàng chiến đấu cho chúng lâu đến vậy khi nguồn cung phụ tùng bị cắt đứt đã lâu.

    Trường hợp của F-14 Tomcat được xem như minh chứng điển hình, chiếc tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe này vốn nổi tiếng bởi đòi hỏi yêu cầu khắt khe trong công tác bảo dưỡng, đến mức Hải quân Mỹ buộc phải cho nghỉ hưu tương đối sớm khi thời hạn sử dụng vẫn còn khá dài.

    [​IMG]
    Tiêm kích hạm F-14 Tomcat của Hải quân Mỹ

    Bất chấp khó khăn, với năng lực sáng tạo đáng nể của mình, các kỹ sư hàng không Iran chẳng những tự chủ công đoạn bảo dưỡng, tăng hạn sử dụng mà còn nâng cấp được chiếc tiêm kích hạm này theo chuẩn chiến đấu cơ thế hệ 4, khiến chúng không bị lạc hậu trong ít nhất là 10 năm tới.

    Nhờ học hỏi được công nghệ điện tử hàng không tiên tiến từ Trung Quốc, ngoài nâng cấp radar, hệ thống điều khiển bay... Iran còn sửa đổi cả phần mềm để tích hợp tên lửa không đối không R-27 của Nga cho chiếc tiêm kích Mỹ, đây là trường hợp có một không hai trên thế giới.

    Nhưng lại xuất hiện một vấn đề nan giải khác, đó là việc bảo dưỡng động cơ General Electric F110-GE-400 của F-14 là quá sức đối với Iran, đồng minh thân cận cũng chưa đủ năng lực để giúp họ vượt qua khó khăn này. Trong lúc này, thật bất ngờ, một phương án vô tiền khoáng hậu đã xuất hiện.

    [​IMG]
    Tiêm kích F-14 Tomcat của Không quân Cộng hòa Hồi giáo Iran

    Nhiều trang quân sự nhưdeagel,revolvy... cho biết, vào cuối thập niên 1990, Iran đã nhập khẩu động cơ phản lực Saturn AL-31F (loại trang bị cho dòng Su-27SK, Su-30MK) để lắp sang cho F-14, hai loại động cơ này có lực đẩy khá tương đồng, do vậy đảm bảo được khả năng vận động cho Tomcat.

    Tuy vậy việc lắp đặt động cơ Nga cho máy bay Mỹ sẽ đòi hỏi phải viết lại phần mềm cũng như sửa đổi kết cấu khung thân, đây là việc làm rất phức tạp. Ngoài ra phía Nga cũng chưa từng khẳng định đã cung cấp động cơ AL-31F cho Iran.

    [​IMG]
    Tiêm kích F-14 của Iran qua các thời kỳ, chú ý đến sự thay đổi của miệng xả động cơ

    Mặc dù các bên liên quan chưa từng khẳng định nhưng vẫn dễ dàng nhìn ra sự thay đổi tại miệng xả động cơ của những chiếc F-14 đang phục vụ trong Không quân Iran, rõ ràng động cơ nguyên bản của chúng đã được thay thế bằng loại khác.

    Ngoài AL-31F, hiện tại không một động cơ phản lực nào tỏ ra tương đồng hơn với F110-GE-400, và cũng chẳng quốc gia nào khác ngoài Nga đủ thân thiết cũng như trình độ khoa học kỹ thuật để giúp Iran thực hiện công việc tưởng như bất khả thi này.

    Lịch sử hàng không quân sự sẽ phải ghi nhận những chiếc F-14 Tomcat phục vụ trong Không quân Iran như một ví dụ điển hình của tinh thần vượt khó, sáng tạo vô tiền khoáng hậu trên thế giới.

    http://soha.vn/dong-co-nga-tren-tie...f-14-bay-suot-4-thap-ky-20170513213110635.htm
  4. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.881
    Đã được thích:
    17.404
    không biết là Su 27 hay 30 nhỉ?
    BRICS thích bài này.
  5. imagic2

    imagic2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/04/2015
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2.026
    Nghe đồn Iran mới đc Nga giao Su-30 à :| ?
  6. Ho_XuanHuong

    Ho_XuanHuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2015
    Bài viết:
    1.544
    Đã được thích:
    2.546
    Su-30K
    halosun thích bài này.
  7. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Iran dùng tên lửa Trung Quốc thị uy tại vịnh Aden
    (Vũ khí) - Hôm 11/6, Iran quyết định điều nhóm tàu chiến do khu trục hạm Alborz dẫn đầu tới vịnh Aden làm nhiệm vụ giữa lúc căng thẳng vùng Vịnh cô lập Qatar.
    Thông tin này được hãng thông tấn Tasnim ngày 11/6 dẫn nguồn tin từ Hải quân Iran cho biết. Biên đội tàu nhận nhiệm vụ này thuộc nhóm chiến hạm số 47 của Hải quân Iran được lệnh khởi hành từ cảng Bandar Abbas để thực hiện các sứ mệnh nước ngoài ở Oman sau đó sẽ cơ động ra các vùng biển quốc tế để thực hiện nhiệm vụ.

    Theo nguồn tin này, nhóm chiến hạm số 47 gồm có khu trục hạm Alborz và tàu hậu cần Bushehr do Tư lệnh - Phó đô đốc Habibollah Sayyari và một số sỹ quan khác của Hải quân Iran chỉ huy.

    [​IMG]
    Khu trục hạm IRIS Alborz phóng tên lửa C-802.
    Tasnim cho biết, nhận nhiệm vụ tại vùng Vịnh lần này, tàu Alborz được vũ trang bằng dàn vũ khí mạnh nhất của tàu bao gồm: Pháo hạm Fajr – 27 cỡ 76 mm do Iran chế tạo dựa trên Oto Melara 76 mm của Italy. Dùng để phòng không và chống các mục tiêu cỡ nhỏ trên biển. Tầm bắn hơn 17 km, tốc độ bắn 85 viên/phút.

    Hệ thống phòng không gồm bốn tên lửa hải đối không SM–1, hai pháo cỡ 20 mm và một pháo tự động cỡ 40 mm. Để sẵn sàng đối phó với chiến hạm đối phương, Hải quân Iran trang bị cho con tàu dàn tên lửa chống hạm C-802 do Trung Quốc sản xuất.

    Tên lửa chống hạm C-802 là biến thể cải tiến của tên lửa chống hạm YJ-81 (C-801A). Tên lửa nặng 715kg, dài 6,39m, mang đầu nổ xuyên giáp có định giờ nặng 165kg, tầm bắn khoảng 120km, tên lửa có tốc độ Mach 0,9.

    Dù các sản phẩm vũ khí Trung Quốc thường ít được đánh giá cao nhưng với C-802, thực chiến cho thấy loại tên lửa này đã gây ra ít nhiều thảm họa đối với các tàu chiến mà nó tấn công. Với đầu nổ 165kg chúng hoàn toàn có thể vô hiệu hóa tàu chiến có trọng tải lên tới cả ngàn tấn.

    Tuy nhiên, để đối phó với chiến hạm Aegis của Mỹ gần như là đuiều không thể với loại tên lửa này. Và điều này đã được chứng minh trong thực tế chiến đấu.

    Cụ thể, hồi năm 2016, tên lửa chống hạm C-802 của lực lượng Houthi đã tấn công và khiến tàu vận tải cao tốc của HSV-2 của UAE bị loại khỏi vòng chiến đấu nhưng vẫn không thể đánh chìm con tàu này.

    Chính vì vậy, khi đối đầu với chiến hạm Aegis Mỹ với hệ thống phòng vệ và tấn công dày đặc đang có mặt tại vùng Vịnh, nhiệm vụ gần như là không thể với C-802.

    Dù không được đánh giá quá cao nhưng thế lực của Hải quân Iran trong khu vực luôn khiến Hải quân Mỹ không thể xem thường. Vịnh Aden, nằm giữa Mũi Châu Phi và điểm cực nam Vịnh Arabian, là nơi hiện hữu nhiều mối đe dọa an ninh và luôn là điểm nóng của thế giới.

    Động thái Hải quân Iran điều tàu chiến tới Oman diễn ra trong bối cảnh các nước vùng Vịnh cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, do cáo buộc nước này hỗ trợ khủng bố.

    Gần như cùng thời điểm triển khai chiến hạm, Iran đã điều 5 máy bay chở các mặt hàng thực phẩm xuất khẩu đến Qatar, do tình trạng bị cô lập khiến người dân Qatar đổ xô đi mua thực phẩm tích trữ. Tuy nhiên, theo nguồn tin phương Tây, chưa hẳn số hàng vận chuyển trên những máy bay trên là thực phẩm

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/iran-dung-ten-lua-trung-quoc-thi-uy-tai-vinh-aden-3337190/
  8. Minhle123

    Minhle123 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2017
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    378


    Iran giới thiệu súng trường tấn công dùng đạn 7.62x51mm
  9. c4u2sky

    c4u2sky Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2017
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    7
    Làm gì mới chỉ tin đồn thôi chứ chưa giao hẳn :))
  10. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34


    [​IMG]

    Karrar (tank) Iran, có thể nói rất hiện đại, thiết kế module, diện tích tháp pháo mỏng và thấp, tàng hình hóa tháp pháo, nòng pháo lẫn khung, hệ thống TV điện tử, FCS tiên tiến, ngắm bắn chính xác, có cả hệ thống CROWS, ATGM qua nòng, autoload, vừa di chuyển vừa bắn được, máy ngắm quang học, nhìn đêm, laze chắc chắn có đủ cả tuy chưa rõ chất lượng, nhưng nhìn clip bắn chính xác cả khi di chuyển cho thấy khá tốt, chưa rõ chất lượng giáp thông thường và ERA ra sao, lội nước và leo đồi khá tốt, chưa thấy trang bị APS, tốc độ nhanh (70kmh), crew 3 người

    Có thể nói Karrar thừa sức đánh tan M1A2, Challenger 2, Lerlec lẫn Type 10, K1A1, Merkava 4
    Lần cập nhật cuối: 18/07/2017
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này