1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực lực QS Israel và khả năng phòng thủ, phản công của Iran, Syria

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi tombuys, 19/10/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. AsianSuperPower

    AsianSuperPower Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2017
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Viện Đạo Đức và Công Nghệ Mới Nổi: Đột Biến Gen Siêu Thông Minh của người Do Thái

    Người Do Thái Ashkenazi nói chung là rất thông minh, gây kinh hoàng sửng sốt với sức mạnh ấn tượng của bộ não. Làm cách nào mà họ được như vậy ? Người Do Thái Ashkenazi là con cháu của những người do thái thời trung cổ ở vùng Alsace và Rhine Valley, và sau này ở khắp Đông Âu. Về nguồn gốc, dĩ nhiên họ đến từ Israel. Dựa theo nghiên cứu gene di truyền của Trường Đại Học Y khoa Albert Einstein cho biết, dòng máu người do thái Ashkenazi tách ra khỏi những nhóm Do thái khác cách đây 2500 năm, và 40% người Do Thái Ashkenazi là hậu duệ của bốn bà mẹ Do Thái duy nhất.

    Ngày nay, khoảng 80% tổng số người Do Thái là Ashkenazi, và phần còn lại chủ yếu là người do thái Sephardi.

    Các nhà nghiên cứu về người do thái Ashkenazi đồng ý rằng con cháu nhà Abraham đứng top đầu trong bảng xếp hạng chỉ số thông minh IQ. Steven Pinker – người giảng về Jews, Genes, and Intelligence năm 2007 – cho biết rằng chỉ số trí tuệ IQ trung bình của người do thái đã được 108-115. Richard Lynn, tác giả của The Intelligence of American Jews năm 2004, nói rằng đó là ” chỉ có “một nửa tiêu chuẩn cao: 107,5. Henry Harpending, Jason Hardy, và Gregory Cochran, Đại học tiểu bang Utah tác giả của nghiên cứu năm 2005, Natural History of Ashkenazi Intelligence, cho thấy, điểm 0,75-1,0 độ lệch chuẩn trên mức trung bình chung so với dân số châu Âu, tương ứng với IQ 112-115. Charles Murray, trong bài tiểu luận năm 2007 của ông là bài Jewish Genius, nói rằng chỉ số thông minh trung bình của người do thái là ở đâu đó trong khoảng 107-115, với 110 là một sự ước tính hợp lý.

    Chỉ số thông minh IQ trung bình của người Do Thái là 115 cao hơn so với chỉ số IQ thông minh trung bình của các đối thủ người Châu Á vùng Đông Bắc và cao hơn 40% so với chỉ số trí tuệ thông minh IQ trung bình toàn cầu là 79,1 tính bởi Richard Lynn và Tatu Vanhanen tại IQ và Global Inequity.

    Thêm vào đó, hãy chiêm ngưỡng sự ngon miệng đáng kinh ngạc này: Điểm số thông minh IQ về “trí thông minh không gian thị giác” của người do thái Ashkenazi chỉ tầm thường hạng xoàng; trong một nghiên cứu, điểm số trung bình về trí thông minh không gian thị giác của người do thái Ashkenazi có mức trung bình thấp hơn 98. Người do thái Ashkenazi bù lại cho điểm yếu chết người này bằng cách khai thác các chỉ số thông minh khác là “trí thông minh IQ ngôn ngữ”, bao gồm lý luận bằng lời nói, khả năng hiểu, khả năng ghi nhớ và kỹ năng toán học; một cuộc khảo sát năm 1958 đánh giá khả năng của các sinh viên trong chủng viện Do Thái, đã phát hiện ra rằng chỉ số thông minh trí tuệ IQ trung bình về khả năng ngôn ngữ của các sinh viên chủng viện người do thái Ashkenazi là 125,6.

    Vầy thì điều đó có nghĩa gì nếu người do thái Ashkenazim có chỉ số thông minh IQ cao, về mặt sản xuất “các thiên tài”? Với dân số người do thái Ashkenazic quá ít ỏi – người do thái Ashkenazi chỉ chiếm 0,25% tổng số trên thế giới – liệu điều này có tạo ra bất kỳ sự khác biệt đáng kể nào? Câu trả lời là CÓ. Một đường cong chuông bell curve được sử dụng để minh họa chỉ số thông minh IQ trong một nhóm cụ thể – trong một “dân số chung”, mà chỉ số thông minh trung bình IQ là 100, đường cong giả định tỷ lệ này:

    ít hơn 70 IQ – 2.5%
    70-85 IQ – 12.5%
    86-100 IQ – 35%
    101-115 IQ – 35%
    116-130 IQ – 12.5%
    nhiều hơn 130 IQ – 2.5%

    Áp dụng đường cong chuông này cho người do thái Ashkenazi, nhưng với mức tăng cao hơn 17 điểm chỉ số thông minh IQ trung bình (sử dụng mã From Chance To Choice) sẽ tạo ra bản nâng cấp trí thông minh IQ dưới đây:

    ít hơn 87 IQ – 2.5%
    88-102 IQ – 12.5%
    103-117 IQ – 35%
    118-132 IQ – 35%
    133-148 IQ – 12.5%
    nhiều hơn 148 IQ – 2.5%

    Sự chuyển hướng trở lên của đường cong chuông nhiều hơn độ lệch tiêu chuẩn (15 điểm) có nghĩa là số lượng người do thái Ashkenazi có đủ điều kiện để làm thành viên Mensa (chỉ số thông minh tối thiểu yêu cầu là 130 IQ) cao hơn năm lần và người do thái Ashkenazi có chỉ số thông minh IQ trung bình của một sinh viên thuộc Liên đoàn Ivy đã tốt nghiệp thì nhiều hơn năm lần.

    Trong thực tế thì số lượng học sinh người do thái Ashkenazi được ghi danh vào Liên Đoàn Ivy có tỷ lệ nhiều hơn mười lần con số của họ;

    Ví dụ cho thấy, người do thái Ashkenazi chiếm 30% tổng số sinh viên Viện Đại Học Yale,
    người do thái Ashkenazi đóng góp 27% tổng số học sinh Đại Học Harvard,
    23% tổng số sinh viên của Viện Đại Học Brown là người do thái Ashkenazi,
    32% tổng số học sinh Trường Đại Học Columbia là người do thái Ashkenazi,
    và người do thái Ashkenazi cũng chiếm 31% tổng số học sinh Viện Đại Học Bang Pennsylvania.

    Điều này cho thấy rằng “đường cong chuông” của người do thái Ashkenazi được nâng lên cao một chút và cũng dài hơn ở phía đoạn cuối hoặc là có những yếu tố bổ sung để nâng cao khả năng thành công của người do thái.

    Về khả năng đầu tiên, Charles Murray lưu ý rằng, tỷ lệ người Do Thái có chỉ số IQ từ 140 trở lên là khoảng sáu lần so với tỷ lệ của những người khác. Harpending, Hardy và Cochran cho thấy sự tương đương nhau; cứ mỗi 4 người trong số 1.000 người Bắc Âu thì có chỉ số thông minh IQ là 140 trở lên, nhưng cứ mỗi 23 người trong số 1,000 người Do Thái thì có chỉ số thông minh IQ là 140 trở lên. Murray cũng chuyển tiếp một báo cáo cho thấy sự nhảy vọt cao chót vót trong phạm vi thiên tài, khi ông ghi nhận rằng một điều tra năm 1954 khảo sát khả năng của các trẻ em ở trường công New York với chỉ số thông minh IQ là 170 trở lên, cuộc điều tra này đã tiết lộ rằng 24 nhi đồng trong số 28 thiếu nhi là … người Do Thái.

    [​IMG]

    Bây giờ tôi xác định rằng người do thái Ashkenazi có chỉ số thông minh IQ cao nhất, chúng mình hãy quan sát những thành tựu của người do thái Ashkenazi đã đạt được với bộ não có chức năng cao của họ.

    Vào thế kỷ thứ 19 văn hào Mark Twain nhận xét rằng: [ Người Do Thái ] đóng góp vào danh sách các danh nhân văn hóa thế giới trong văn học, khoa học, nghệ thuật, âm nhạc, tài chính kinh doanh thương mai, y khoa, và sự học thức sâu sắc vượt xa so với sự yếu kém là dân số ít ỏi của người Do Thái. Anh ấy ( người do thái ) đã chiến đấu một cách kỳ diệu trong thế giới này … và đã làm điều đó với hai bàn tay bị trói buộc phía sau lưng anh ta.

    Đánh giá của văn hào Twain không phải là lỗi thời. Người Do Thái Ashkenazi vẫn tiếp tục tinh thần cạnh tranh với các nguồn nhân lực khác kể từ ngày Twain tuyên bố câu ấy, người do thái thường chịu đựng những hậu quả khủng khiếp cho sự chăm chỉ của họ. Dưới đây là danh sách ngắn những thành tựu của người do thái Ashkenazi trong 90 năm qua.

    Giải Nobel : Kể từ năm 1950, 29% số giải thưởng Nobel đã được trao cho người do thái Ashkenazi, mặc dù người do thái Ashkenazi chỉ chiếm một phần rất nhỏ bé của nhân loại. Thành tích của người do thái Ashkenazi trên đấu trường này cao gấp 117 lần so với dân số bé nhỏ của họ. Tốc độ này không chậm lại; nó đang tăng tốc. Trong thế kỷ 21, người do thái Ashkenazi đã nhận được 32% trong tổng số giải thưởng Nobel, và vào năm 2011, năm trong số mười ba người đoạt giải Nobel là người Do Thái – 38,5% tổng số giải Nobel.

    [​IMG]

    Hung Gia Lợi vào thập niên 1930s : Người do thái Ashkenazi chiếm 6% tổng dân số ở Hung Gia Lợi nhưng người do thái Ashkenazi lại chiếm 55,7% bác sĩ, 49,2% luật sư, 30,4% kỹ sư và 59,4% công chức ngân hàng; cộng thêm 49,4% người do thái Ashkenazi là các ông chủ sở hữu ngành công nghiệp luyện kim, 41,6% ông chủ người do thái Ashkenazi chiếm lĩnh ngành kỹ nghệ sản xuất máy móc, 72,8% ông chủ người do thái Ashkenazi thống trị ngành công nghiệp sản xuất quần áo may mặc, và trong vai trò là những ông chủ chung cư thì người do thái Ashkenazi đã nhận được 45,1% thu nhập từ việc cho thuê mướn căn hộ ở thành phố Budapest thủ đô nước Hungary. Người Do Thái cũng đã thành công tương tự ở những quốc gia gần đó, là Ba Lan và Đức.

    Những nhân vật quan trọng : Trong cuốn sách Thiên Tài người Do Thái của Charles Murray, tác giả liệt kê danh sách các nhân vật đã đóng góp quan trọng trong nhiều ngành nghề khác nhau, nhận xét cho thấy những người Do Thái xuất hiện quá nhiều so với những gì có thể mong đợi từ dân số nhỏ bé ít ỏi của họ. Kết luận của ông trong các lãnh vực khác nhau là: Sinh học – “đáng kể là” Người Do Thái xuất hiện gấp 5 lần dân số của họ, Hóa học 6X, Vật lý 9X, Văn học 4X, Âm nhạc 5X, Nghệ thuật thị giác 5X, Toán học 12X, và Triết học 14X.2

    Nước Mỹ ngày nay : Người Do Thái Ashkenazi chiếm 2,2% dân số Hoa Kỳ, nhưng đại diện cho 30% giảng viên của các trường đại học ưu tú, 21% sinh viên của trường đại học Ivy League, và 25% trong số những người đoạt giải Turing. Thêm vào đó, Người Do Thái đã chiếm 50% trong số 200 trí thức gia hàng đầu … 40% đối tác trong các công ty luật hàng đầu ở Nữu Ước và Hoa Thịnh Đốn … 59% đạo diễn, nhà văn và nhà sản xuất năm mươi bộ phim có doanh thu cao nhất …

    [​IMG]

    Quốc gia Israel : Vào năm 1922, vùng đất đầm lầy và đầy sa mạc này có dân số nghèo nàn là 752.000 người. Ngày nay thì có 7.746.000 cư dân, với một dân số lớn là người do thái Ashkenazi ( 3 triệu người, và 60% lực lượng lao động ) đã nâng cấp đất nước Israel thành một quốc gia công nghệ cao với thu nhập bình quân đầu người cao nhất trong khu vực. Quốc gia Israel đứng ở vị trí thứ nhất trên thế giới về bằng tốt nghiệp, đứng thứ nhất trong các viện bảo tàng, đứng thứ nhất về máy vi tính tại gia, và đứng đầu về xuất bản các bài báo khoa học.

    Cá nhân tôi thấy thì số liệu thống kê của những giải Nobel là thú vị nhất. Hãy xem xét điều này: nếu tất cả mọi người trên hành tinh này là người Do Thái Ashkenazi, liệu kết quả có phải là số người đoạt giải Nobel tăng gấp 117 lần, và với 117 lần nhiều thành tựu ngoạn mục, mỗi năm? INSTANT SINGULARITY! Mà không cần có bất kỳ sự trợ giúp nào của trí thông minh nhân tạo AI …

    Thành tựu của người do thái Sephardi được thể hiện trong nhiều thể loại nêu trên, đặc biệt là trong các số liệu thống kê của Giải Nobel) Khi bài viết này được xuất bản lần đầu – trong một phiên bản ngắn hơn, vào ngày 7 tháng 8 năm 2011 bởi Viện Đạo đức và Công nghệ Mới nổi ( ieet . org ) Những người Do Thái Sephardi đã bày tỏ một số lo ngại rằng họ đã bị bỏ qua trong bài luận văn này. Tôi muốn thừa nhận sự đóng góp to lớn của những người Do Thái Sephardim với danh sách những người nổi bật từ dòng dõi của họ:

    Elias Canetti (Giải Nobel Văn Học, 1981), Tobias Michael Carel Asser (Giải Nobel Hòa Bình, 1911), Rene Cassin (Giải Nobel Hòa Bình, 1968), Franco Modigliani (Giải Nobel Kinh Tế, 1985), Francois Jacob (Giải Nobel Y Khoa/ Sinh Lý Học, 1965), Salvador Luria (Giải Nobel Y Tế/ Sinh Lý Học, 1969), Baruj Benacerraf (Giải Nobel Y Học/ Sinh Lý Học, 1980), Rita Levi-Montalcini (Giải Nobel Medicine/Physiology, 1986), Emilio Segre (Giải Nobel Vật Lý, 1959), Claude Cohen-Tannoudj (Giải Nobel Vật Lý, 1997), cộng với nhà triết học Jacques Derrida, nhà kinh tế / từ thiện gia Bernard Baruch, họa sĩ Amedeo Modigliani, và Benjamin Disraeli là Thủ tướng Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.

    Trong kỷ nguyên thời Trung Cổ, những thành tựu của người do thái Sephardic cũng khá là đáng kể. Trong phần Giới thiệu về Lịch sử Khoa học của George Sarton, tác giả ghi nhận rằng 95 trên tổng số 626 nhà khoa học trên thế giới từ năm 1150-1300 là những người Do Thái Sephardi chiếm 15% vượt xa tỷ lệ dân số của họ.

    Tuy nhiên, khi chỉ số thông minh IQ của người do thái Sephardi được ghi nhận, tổng số này không cao hơn mức trung bình so với người Bắc Âu và chắc chắn không cao như người do thái Ashkenazi.

    [​IMG]

    Chúng ta hãy tiến hành. Với những thông tin thực tế tôi đã trình bày ra, chỉ có độc giả táo bạo nhất mới có thể chống lại tuyên bố của tôi rằng người Do Thái Ashkenazi, trung bình, thì thông minh một cách dị thường. Tôi không khẳng định sự đặc biệt của người do thái Ashkenazi bởi vì tôi là người theo Chủ nghĩa chuộng Do Thái, hoặc tôi là người theo Chủ nghĩa phục quốc Do Thái, hoặc tui là người ủng hộ Israel. Tui chỉ ra điều đó bởi vì điều ấy là sự thật không thể chối cãi.

    Điều đó nói rằng, câu hỏi mà bài luận của tôi tìm cách làm sáng tỏ là … Tại sao? Vì sao chỉ số thông minh IQ của người Do Thái Ashkenazi lại cao như vậy? Phải chăng nguyên nhân là do yếu tố gien di truyền, môi trường, văn hoá, giáo dục hay là sự kết hợp độc đáo của nhiều yếu tố?

    Trong bài báo ban đầu của tôi về bài tiểu luận này, tôi đã cung cấp tám lý do cho chỉ số thông minh IQ cao của người do thái Ashkenazi. Nhưng sau đó, tôi đã nhận được một loạt các đề xuất email ( của nhiều giáo sư ) cung cấp cho tôi thêm thông tin bổ sung. Hai mươi lý thuyết được liệt kê dưới đây trong bài luận mở rộng này, và tôi đã cố gắng đưa ra nguồn tín dụng mà họ xứng đáng, mặc dù – trong một số trường hợp – tôi không có tên thực tế, chỉ là những người nói chuyện chat chit trên mạng Internet. Đây là danh sách mới của tôi – nhiều thứ liên quan đến nhau – được trình bày theo thứ tự thời gian gần:

    1, Thuyết Ưu Sinh Babylon về người Do Thái

    2, Dân Tộc của Cuốn Sách Khó

    3, Vệ sinh sạch sẽ và chế độ ăn kiêng của người Do Thái

    4, Trước Công Nguyên thì người do thái đã đề cao Giáo Dục

    5, Trường Học Bắt Buộc cho Nam giới người Do Thái

    6, Sự Đô Thị Hóa của người Do Thái

    7, Tư tưởng biện chứng và tư duy hợp lý của người Do Thái

    8, Người Truyền Giống là những Giáo Sĩ Thông Minh

    9, Người Do Thái cưới hỏi kết hôn và sinh đẻ cho những Bộ Não

    10, Ngôn ngữ của Con Buôn người Do Thái

    11, Hoàn cảnh đưa đẩy bắt buộc người do thái phải Thông Minh để tồn tại

    12, Người do thái được trang bị tận răng để tồn tại

    13, Những Thiên Tài Bệnh Hoạn người Do Thái

    14, Tư duy Tích Cực của người Do Thái

    15, Chơi cờ Vua giúp người Do Thái Thông Minh hơn

    16, Trí óc giai điệu âm nhạc của người Do Thái

    17, Nền tảng gia đình Do Thái là sự hỗ trợ thoải mái với kỳ vọng cao

    18, Các Đàn Ông người Do Thái Cùi Bắp thì Đi Về Đâu ?

    19, Những giáo sĩ Do Thái Đồng Cảm

    20, Nỗi Sợ Hãi của người do thái về Chủ nghĩa bài Do Thái ?

    Hai mươi lời giải thích cho chỉ số thông minh IQ cao của người do thái Ashkenazi ! Còn quan điểm của tôi ? Liên quan đến fourscore ? Có lẽ tất cả điều đó đều chính xác và có giá trị để suy ngẫm. Tuy nhiên, điều mà tui thấy hấp dẫn nhất là những yếu tố môi trường mà có thể tiếp cận được với toàn thể nhân loại.

    Tôi tự hỏi: nếu mọi người trên thế giới thực sự muốn có những thành tựu trí tuệ cấp cao, tại sao chúng ta không chơi cờ Vua với lũ trẻ vào ban đêm, thay vì cho con cái chung ta chơi game điện tử bạo lực ? Tại sao chúng ta không nghe các tác phẩm âm nhạc cổ điển vào cuối tuần, thay vì khuyến khích con cái nhận thêm những chấn động trên sân cỏ bóng đá ? Phải chăng “chế độ ăn kiêng” thực sự là một ý tưởng tuyệt vời, trong khi đó thì nền văn hóa Mỹ với 33,5% người lớn bị béo phì ? Tại sao chúng ta không cho con cái đi học tại những trường học xuất sắc, và lôi kéo dụ dỗ con cái học ngữ pháp ngôn ngữ nước ngoài, và thuyết phục con cái chúng ta tin tưởng vào chính bản thân nó và mở rộng tài năng khả năng của chúng nó, thay vì bắt buộc con cái chúng ta phải chịu đựng những năm tháng dài dòng của nền giáo dục tầm thường xoàng xĩnh và mong đợi không có lợi lộc gì mang lại nhưng vẫn giống như cũ?

    Nếu toàn thể nhân loại đã áp dụng các đặc tính có sẵn tốt nhất từ những nền văn hoá thành công như văn hóa Do Thái Ashkenazi của người do thái Ashkenazi, liệu chúng ta, như một toàn thể, là vô cùng lợi ích ? Chúng ta sẽ học nhanh hơn, am hiểu sâu sắc hơn và tạo ra những kỳ quan to lớn hơn ? Liệu chúng ta sẽ trở thành những người đạt được quá nhiều thành tựu thành tích – thay vì những người kém cỏi under-achievers ?

    Nếu chúng ta thúc đẩy các hành vi tăng cao chỉ số thông minh IQ cho con người ở khắp mọi nơi trên thế giới, trên toàn cầu, tất cả chúng ta sẽ trở nên … được cải thiện nâng cấp ? Trở thành những con người giỏi giang hơn ?

    Ảnh nguồn Israel – Jerusalem – The Old City
  2. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    vô duyên thế nào ! giờ nó công khai dùng Popeye rồi kia kìa
  3. AsianSuperPower

    AsianSuperPower Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2017
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Người Palestine và những thăng trầm lịch sử
    [​IMG]

    I)- Dân tộc Palestine trước Công-nguyên

    1)- Lịch sử tên gọi nguyên thuỷ Palestine

    Tên gọI Palestine được nhắc tới đầu tiên trong Kinh Thánh Cựu Ước, sách Xuất Hành (Exodus: năm 1225 TCN) là Philistin.

    Dân Ít-ra-en ra đi: “17 Khi Pha-ra-ô thả cho dân đi, Thiên Chúa không dẫn họ theo ngả đường xuyên qua xứ Phi-li-tinh, dù đường đó gần hơn, vì Thiên Chúa nói: “Khi thấy phải chiến đấu, dân có thể hối hận mà quay về Ai-cập.” 18 Vậy Thiên Chúa đưa dân đi vòng, qua ngả đường sa mạc Biển Sậy. Con cái Ít-ra-en võ trang đầy đủ từ đất Ai-cập đi lên.” (Xuất Hành chương 13, câu 17-18).

    Tên gọi Palestine lâu đời kế tiếp được đề cập trong tài liệu của đền thờ Medinet Habu vào thời kỳ cổ đại Ai Cập có ghi là dân “P-r-s-t thường gọi là Peleset”, một dân tộc miền biển đã xâm nhập Ai Cập dưới triều đại vua Usimare Ramesses III (cũng gọi là Ramses III hay Ramese III) thuộc đời thứ hai của vương-quyền Pha-ra-ô (Pharaoh: 1186-1155 TCN). Theo tiếng Do Thái “Hebrew” thì tên Peleset trước kia thường được dịch qua tiếng Anh là “Philistia”.

    Lãnh thổ Philistia thuộc vùng dân cư Philistines thời Vương-quốc Judah, phía Nam Do Thái. Vào thời kỳ 1185 (TCN) Philistia bao gồm 5 thành phố là Gaza, Ashkelon, Ashdod, Ekron và Gath. Biên giới phía Bắc là sông Yarkon, phía Nam kéo dài tới Gaza, phía Tây là Địa-trung hải và phía Đông không được xác định.

    2)- Các Vương quốc thời kỳ 930-830 TCN

    Như trong bài trước chúng tôi đã trình bày vào khoảng năm, 930 (TCN) sau khi vua Salomon từ trần Vương-quốc thống nhất của vua Đa-vít và Salomon bị chia thành hai nước lớn.

    Vương-quốc Israel ở phía Bắc và Judah (Judea) ở phía Nam. Cùng thời có Vương-quốc: Ammon, Edom, Aram-Damacus, Moab; đế-quốc Assyria, 2 tiểu bang (thành phố tự trị): Philistine, Phoenicia và 3 bộ lạc lớn: Aramea, Arubu và Nabatu (bản đồ đính kèm).

    [​IMG]

    Năm 722 (TCN), cũng như lãnh thổ Israel, Philistia bị Đế-quốc Assyria xâm chiếm và sát nhập vào Assyria. Hoàng-đế Sargon II, trong kỷ yếu của ông ta, gọi vùng này là Palashtu hay Pilistu. Năm 604 (TCN) sau khi lật đổ Đế-quốc Assyria, Đế-quốc Babylon đã bắt dân Philistia làm nô lệ và Philistia coi như bị quên lãng.

    II)- Dân tộc Palestine sau Công-nguyên

    1)- Thời Đế-quốc Rô-ma, Hoàng- đế Publius Aerius Hadrianus, thường gọi là Hadrian (76-138)

    Năm 131, nhân dân người Do Thái dưới sự lãnh đạo của Bar Kochba nổi lên chống Đế-quốc Rô-ma bị thất bại và Hoàng-đế Hadrian ra lệnh phá hủy thành Giê-ru-sa-lem (Jerusalem) và xây thành khác mang tên Aelia Capitolina để cho quân sĩ cư ngụ và xây một đền thờ thần Jupiter trên nền đền thờ Jerusalem.
    [​IMG]
    Sau đó dân chúng người Do Thái bị đuổi khỏi Jerusalem và lãnh thổ Judea bị đổi thành Syria Palaestina (Syria Palestina).

    Đây là lần đầu tiên tên gọi Palaestina (ra đời dưới thời Hoàng-đế Hadrian của Đế-quốc Rô-ma (131-132)

    (Palæstina: tiếng La-tinh mẫu tự a và e viết dính liền thành 1 mẫu tự æ)

    2)- Thời Đế-quốc Rô-ma phương Đông, Byzantine (330-631)

    Các phần đất Syria Palaestina, Samaria và Galilee được gọi chung là Palaestina vùng phụ của Palestina I và II; sau vùng này được đặt tên lạI, bao gồm sa mạc Negev, Sinai và bờ biển phía Tây bán đảo Ả-rập là Palaestina Salutaris, có khi gọi là Palaestina III. Chữ Ả Rập Palestine là Philistine, thường dịch qua tiếng Anh là Filistin, Filastin hay Falastin. Tên Palaestina không được dùng dưới thời Đế-quốc Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman. Nó được thông dụng kể từ thời Âu Châu canh cải, đặc biệt sau thời Đế-quốc Ottoman sụp đổ và Anh-quốc đóng vai trò đặc nhiệm tại vùng này.

    3)- Thời kỳ Đế-quốc Rô-ma Constantine (330-640)

    Khi Hoàng-đế Constantine I theo đạo Công-giáo vào khoảng năm 330 thì lãnh thổ Palaestina được tổ chức thành ba khu vực vào năm 390:

    -Palaestina I (Palaestina Prima) thủ phủ Caesarea bao gồm lãnh thổ Judea, vùng bờ biển Samaria và Peraea,

    -Palaestina II (Palaestina Secunda) thủ phủ Scythopolis gồm lãnh thổ Gallilee, thung lũng Jezreel, vùng phía Đông Galillee và một phần phía Tây của Decapoli.

    -Palaestina III (Palaestina Tertia hoặc Salutaris) thủ phủ Petra gồm lãnh thổ Negev phía Nam Jordan, một phần của Saudi Arabia và sa mạc Sinai.

    Công-giáo trở thành quốc-giáo tại lãnh địa Palaestina. Vì thế khi nói tới Đất Thánh, người ta hiểu là lãnh thổ Palaestina rộng lớn được đặt trực thuộc Giáo-phận đàng Đông.

    4)- Thời kỳ Hồi-giáo (Islam) cai trị (630-1918)

    Năm 630, Tiên tri Muhammad chinh phục Mekka (Mecca) và nơi đây trở thành giáo-đô của đạo Islam. Mekka tại Saudi Arabia ngày nay, nơi có tảng đá đen hình khối vuông mà người Muslim tin rằng Tiên-tri Muhammad ban đêm đã bay về trời. Cuộc chinh phục này mở đầu cho sự phát triển đạo Islam trên toàn bán đảo Ả Rập. Palaestina dĩ nhiên chịu ảnh hưởng của Hồi giáo kể từ thời gian này.

    5)- Thời kỳ cai trị của các Thủ-lãnh Islam (Caliphs) (638-1099)

    Năm 638, Thủ-lãnh Islam Omar Ibn al-Khattab cùng Safforonius bao vây và chiếm thành Jerusalem. Giáo chủ (Patriarch) Jerusalem phải ký bản thỏa hiệp “Al-Uhda al-’Omariyya” (Thỏa hiệp Umariyya), một sự thỏa thuận khuyến khích các quyền lợi và bổn phận của tất cả những người không phải Muslim tại lãnh thổ Palaestina. Tín đồ Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo được coi là “Dân của Sách” (People of Book – Ahlal-Kitab), được bảo vệ, nhưng phải đóng thuế thân (Poll tax) gọi là “Jizyah”.

    “Dân của Sách” được xác định là không phải tín đồ Hồi-giáo Muslim, có đức tin và có sách cầu nguyện. Theo Kinh Thánh Koran (Qur´an), tín đồ Do Thái (Judaism), tín đồ Sa-bi (Sabians) và Tín đồ Thiên Chúa giáo là “Dân của Sách”. Lý do: tín đồ các tôn giáo này, giống như người Muslim, công nhận Thiên Chúa của Tổ-phụ Abraham là Thiên Chúa duy nhất và thực hành đức tin qua lễ nghi thánh thiện, tha thứ và tự trị, thì thích hợp với người Muslim trong một xã hội được cai trị bởi luật Sharia (Luật Thánh của Islam)

    Tuy nhiên, có nhiều thủ-lãnh Muslim và học giả Islam cũng kể đạo Zoroastrinism (của Tiên-tri Zoroaster ở Persia (Iran) trước thế kỷ 6 TCN) và Ấn Độ giáo (Hinduism) vào danh sách này.

    Chính vì không có sự kỳ thị và áp bức; nên có nhiều người Do Thái trở về Jerusalem
    [​IMG] , sau 500 năm bị lưu đày xa quê hương.

    6)- Thời kỳ cai trị của Umayyad Caliphates (661-750)

    Thời cai trị của Umayyad, thủ lãnh Muslim, tỉnh Palaestina I trở thành tỉnh phụ (Sub-province hay Jund) hành chính và quân sự của Filastin là tên gọi lãnh thổ Palaestina trong tiếng Ả-rập từ thời điểm này trở đi. Nó là một phần của tỉnh lớn ash-Sham (trong tiếng Ả-rập có nghĩa Syria rộng lớn hơn).

    -Jund Filastin (tiếng Ả-rập có nghĩa là quân đội của Palaestina) là vùng trải dài từ sa mạc Sinai tới đồng bằng Acre (Akko) từ biên giới Lebanon tới phía Nam Israel, bao gồm các thành phố lớn như: Rafah, Caesarea, Gaza, Jaffa, Nablus và Jerico. Thành phố Lod (tên Hy Lạp và Latin là Lydda, tên từ Kinh Thánh Cựu Ước), khu trung tâm của thành phố Tel Aviv của quốc gia Do Thái ngày nay, có phi trường quốc tế Ben-Gurion, xưa là trung tâm thành phố của Filastin và Thủ-đô di chuyển về Ramla vào khoảng năm 705-715 TCN, khi thủ-lãnh Muslim, Umayyad Caliph Suleiman ibn Abed al-Malik, chinh phục vùng này. Ramla nằm dọc theo đường biển (Way of Philistuines) hay the way of the sea, tiếng Latin: Via Maris), đường buôn thông thương giữa Ai-cập với Syria, Anatolia và Mesopotamia, ngày nay là Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ và cửa biển Jaffa tới Jerusalem. Đường này cũng được nói trong Kinh Thánh Tân Ước (Mát-thêu 4, 15).

    -Jund al-Urdum (Quân- đội của Jordan) là vùng phía Bắc và Đông của Filistin bao gồm các thành phố Acre, Bisan và Tiberia. Năm 691, thủ-lãnh Muslim Abd al-Malik ibn Marwan ra lệnh xây cất Đền Thờ Đá Vòm (Dome of the Rock) trên Núi Thờ (Temple Mount), nơi mà Tổ-phụ Abraham đã đem con trai mình là Isaac lên núi Moria để tế lễ Thiên Chúa; và là nơi mà người Muslim tin là Tiên-tri Muhammad đã lên trời vào ban đêm. Khoảng một thập niên sau (791), thủ lãnh Muslim là Al-Walid I xây Đền Thờ Al-Aqsa, đền thờ Islam thứ hai trên Đất Thánh.

    *** Như vậy có thể nói: từ năm 638 là thời điểm dân Ả-rập theo đạo Islam có chủ quyền trên toàn lãnh thổ Palaestina và trên Cố-đô Jerusalem.

    5)- Thời kỳ cai trị của Fatimid (969-1099)

    Từ căn cứ địa ở Tunisia, Thủ-lãnh Muslim hệ phái Shi’ite là Fatimid Caliphate, qua con gái là Fatimah, tự xưng là hậu duệ của Tiên-tri Muhammad đã xâm chiếm Palaestina vào năm 969 qua đường Ai-cập. Fatimid từng cai trị Maghreb (Sudan), đảo Cicily và Malta, Levant và Hijaz từ năm 909 tới 1171. Ban đầu thủ-đô của Fatimid đặt tại Mahdia (Tunisia) sau dời qua Cairo (thủ-đô Ai Cập ngày nay). Jerusalem, Nablus và Askalan được mở rộng và canh tân dưới thời kỳ này. Hai tổ chức cũ Jund Filastin và Jund al-Urdum bị hủy bỏ. Vào cuối bán thế kỷ 11 thì Đế-quốc Fatimid bị thất bại về tay Thổ Nhĩ Kỳ (Seljuk Turks). Jerusalem bị đặt dưới quyền cai trị của Seljuks năm 1073 cho tới khi Thập Tự Quân giải phóng Jerusalem vào năm 1098.

    6)- Thời kỳ cai trị của Thập Tự Quân (Crusader) 1099-1187)

    Vương quốc Jerusalem là vương quốc của người Ki-tô giáo được thiết lập từ năm 1099 tới 1291 tại Levant, một khu vực rộng lớn bao gồm các lãnh thổ Lebanon, Jordan, Israel, Syria, Cuprus, Sinai và Iraq. Năm 1291 Vương-quốc Jerusalem bị thất bại về tay Đế-quốc Thỗ Nhĩ Kỳ “Mamluk”. Vương-quyền Mamluk cai trị Trung Đông, Bắc Phi Châu và một số nước Đông Âu suốt trong 10 thế kỷ. Các người cầm quyền hành đất nước hay lãnh thổ được gọi là Sultan (thay cho Caliph trước đây). Mamluk Sultanate (1250-1517) đã có công đánh bại quân Mông Cổ và Thập Tự Quân.

    [​IMG]

    Đến tháng 7/1187, từ căn cứ Cairo, Tướng Saladin, người Kurdistan, chỉ huy quân đội chiến thắng trong trận Hatti và chiếm Jerusalem. Một sự thỏa hiệp dành cho Thập Tự Quân đặc quyền lưu lại tại đất Palaestina. Năm 1229 vua Frederick II (1220-1250) đã đàm phán với Đế-quốc Thổ Sultan về hiệp ước 10 năm cho Jerusalem, Nazareth và Bethlehem, một lần nữa được cai trị bởi Thập Tự Quân. Frederick II là Hoàng-đế Rô-ma, vua nước Đức, Ý, Cicily, Burgundy, người bị Đức Giáo Hoàng Gregory IX rút phép thông công 4 lần (cấm rước lễ) vì tội chống Đức Kitô (Anti Christ).

    Năm 1270, Sultan Baibars đánh đuổi Thập Tự Quân ra khỏi hầu hết các quốc gia Trung Đông.
    Phải chăng vì sự thất bại này mà Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay chực chờ mãi mà chưa được chấp nhận làm hội viên của Liên Hiệp Âu Châu “EU”?

    7)- Thời kỳ cai trị của Đế-quốc Thổ Nhĩ Kỳ Mamluk (1270-1516)

    Trong thời kỳ Mamluk lãnh thổ Palaestina được coi như một phần của khu vực Damacus Wilayah dưới sự cai trị của Mamluk Sultanate của Ai Cập. Palaestina bị chia thành ba tiểu khu nhỏ (Sanjaks) với Thủ-phủ là Jerusalem, Gaza và Safed, được các văn sĩ Ả-rập và Muslim ca tụng là thời kỳ “Lãnh thổ được các Tiên-tri chúc phúc và các nhà lãnh đạo đáng kính của Islam”. Các nghi lễ thánh được tái phục hồi và đón nhận nhiều khách hành hương.

    Cuối thế kỷ 13 Đế-quốc Thổ Mamluks đã đánh bại quân của Đế-quốc Mông Cổ vào ngày 3/9/1260 ở chiến tuyến đồi cao Ain Jalut của thung lũng Jezreel phía Bắc Jerusalem trên đất Palaestina.

    Năm 1267, Catalan Rabbi Nahmanides, bị ngược đãi đã trốn khỏi Âu Châu, xin tị nạn tại các nước Islam và tới Jerusalem xây đền thờ Do Thái Ramban tại thành phố Jerusalem cổ, còn tồn tại đến ngày nay. Đền thờ này làm sống lại tinh thần dân tộc người Do Thái tại Đất Thánh.
    [​IMG]

    Năm 1486 cuộc xung đột giữa Đế-quốc Thổ Mamluk và Ottoman xẩy ra do sự tranh dành quyền hành tại Tây-Á. Quân đội của Mamluks bị quân Ottoman Sultan Selim I đánh bại. Lãnh thổ Palaestina mất về tay Ottoman năm 1516 sau trận chiến Marj Dabiq.

    8)- Thời cai trị của Đế-quốc Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman (1516-1831)

    Sau sự chinh phục của Đế quốc Ottoman, tên Palaestina bị biến mất trên bản đồ. Năm 1516, Palaestina trở thành một phần đất của tỉnh Vilayet của Damacus-Syria cho tới năm 1660. Sau đó trở thành một phần đất của Saida (Sidon) cho tới khi Pháp-quốc chiếm Jaffa, Haifa và Caesarea vào ngày 7/3/1799 tới tháng 7/1799.

    Trong cuộc chiến chống quân Đế-quốc Thổ Nhĩ Kỳ tại Acre trên lãnh thổ Palaestina, ngày 20/4/1799, Napoléon Bonaparte, Tổng Tư Lệnh Quân-đội Cộng-hòa Pháp-quốc, sau trở thành Hoàng-đế Pháp, đã viết thư cho quần chúng người Do Thái hứa sẽ thành lập một quốc gia Israel trên đất Palaestina dưới sự bảo trợ của Cộng Hòa Pháp-quốc.
    [​IMG]

    Nhưng đó chỉ là sự hứa hẹn chưa thực hiện được, vì sau đó Napoléon bị thất bại phải rút quân khỏi vùng Cận Đông.

    Ý định của Napoléon Bonaparte được coi như phát xuất từ tâm tình và nỗi chờ mong của người Do Thái về ngày được giải phóng trở về đất nước mà Tiên-tri I-sa-i-a (Isaiah) đã tiên báo trong Cựu Ước, sách Isaiah chương 35: “Giê-ru-sa-lem toàn thắng” câu 10:
    [​IMG]
    Những người được Đức Chúa giải thoát sẽ trở về,
    Tiến đến Xi-on giữa tiếng hò reo,
    Mặt rạng rỡ niềm vui vĩnh cửu.
    Họ sẽ được hớn hở tươi cười,
    Đau khổ và khóc than sẽ biến mất”.


    9)- Thời cai trị của Ai Cập (1831-1841)

    Ngày 10/5/1832, các lãnh thổ của Bilad ash-Sham bao gồm Syria, Jordan, Lebanon và Palaestina bị chinh phục và sát nhập bởi Muhammad Ali qua trận chiến Ai Cập-Ottoman vào năm 1831. Anh-quốc gửi Hải-quân tới Beirut, Lebanon và liên quân Anh-Ottoman hiện diện khiến cho dân địa phương nổi dậy chống Ai Cập. Quân Ai Cập phải rút về nước và Muhammad Ali phải ký thỏa hiệp 1841. Quân Anh trao lại vùng Lavant cho Đế-quốc Ottoman.

    10)- Thời cai trị của Ottoman (1841-1917)

    Trong chương trình tái tổ chức vào năm 1873, trong đó thiết lập biên giới hành chính còn lưu lại cho tới năm 1914, lãnh thổ Palaestina bị phân chia thành 3 đơn vị hành chính lớn.

    -Phần phía Bắc trên đường ranh Jaffa tới phía Bắc Jericho và Jordan bị sát nhập vào tỉnh Vilayet vùng Sanjaks của Acre, Beirut và Nablus.

    -Phần phía Nam từ Jaffa trở xuống là một phần của vùng đặc biệt Jerusalem. Các biên giới phía Nam không rõ; nhưng có thể kể là vùng phía Đông bán đảo Sinai và phía Bắc sa mạc Negev.

    -Phần lớn vùng trung tâm và phía Nam sa mạc Negev thuộc tỉnh Vilayet của Hijaz, gồm bán đảo Sinai và phía Tây của Saudi Arabia.

    Tới thế kỷ 19 chính quyền Ottoman đặt tên mới là Ardh-u Filistin (Đất Palaestina) là vùng phía Tây sông Jordan sau trở thành Palaestina cho đến khi thuộc quyền đặc nhiệm của Anh-quốc vào năm 1922.

    11)- Thời kỳ Thế Chiến I (1914-1918)

    Trong Thế Chiến I Palestine được dùng trong giấy tờ pháp lý và chỉ vùng đất trải dài từ Rafah (Đông-Nam Gaza) tới sông Litani (Lebanon). Biên giới Palestine phía Đông giáp biển và phía Đông từ sa mạc Syria hoặc giáp sông Jordan. Theo Thỏa hiệp Sykes-Picot thì phần lớn Palestine, khi chạy giặc Ottoman, sẽ trở thành vùng Quốc-tế; không trực tiếp dưới quyền kiểm soát của Anh và Pháp-quốc. Nhưng theo Tuyên ngôn Balfour năm 1917 của Ngoại trưởng Anh thì quốc gia Israel sẽ đuợc thành lập trên đất Palestine.

    Anh-quốc điều quân Ai Cập dưới sự chỉ huy của Edmund Allenby chiếm Jerusalem ngày 9/12/1917 và quân Thổ phải đầu hàng ngày 31/10/1918.

    12)- Thời kỳ đặc nhiệm của Anh-quốc (1920-1948)

    Năm 1922, sau Thế Chiến I, Hội Quốc Liên (LHQ) giao quyền quản trị lãnh thổ Palestine cho Anh-quốc. Hai quốc gia được thành lập là: Palestine và Transjordan. Sự hình thành hai quốc gia Palestine và Transjordan lại đi ngược với Tuyên ngôn của Ngoại-trưởng Anh Balfour 1917, về sự thành lập một quốc gia Israel trên lãnh thổ Palestine.

    Vì thế, một số quốc gia Ả Rập nghĩ rằng Anh-quốc đã vi phạm thư thỏa hiệp của cao ủy Anh, Mc Mahon gửi cho Thủ lãnh Hussein ở Mecca, về chủ quyền lãnh thổ Palestine. Lý do: binh sĩ của các nước Ả-rập trong vùng, đặc biệt lính Ai-Cập, đã có công trong việc đánh bật quân Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi lãnh thổ Palestine. Như vậy, quyền quyết định vận mạng đất nước này phải là quyền của các nước Ả-rập trong vùng.

    Vì thế, một số nước Ả-rập muốn thống nhất Palestine vào Syria. Năm 1919 nhiều tổ chức Muslim và Ki-tô giáo từ Jaffa cũng như Jerusalem đã hội họp và chấp nhận dự án thống nhất với Syria, chống lại người Do Thái. Có người gọi đây là Quốc-hội Quốc-gia Palestine đầu tiên.
    [​IMG]

    III)- Nhận định

    Ôn lại chặng đường lịch sử của dân tộc Palestine từ trước và sau Công Nguyên, chúng ta thấy rằng một dân tộc Palestine và lãnh thổ Palaestina thì có; nhưng một chính quyền quốc gia Palestine đúng nghĩa thì chưa có trong lịch sử cổ xưa và cận đại. Palaestina chỉ được nhắc tới như một thành phố tự trị hoặc tiểu bang (city-state) của một cộng đồng dân tộc thiểu số không có chính quyền hay vương quyền đúng nghĩa trong suốt dòng lịch sử; một dân tộc không có chủ quyền và luôn bị đặt dưới sự cai trị của các Đế-quốc và cường quốc trong vùng như Assyria, Babylon, Israel, Rô-ma, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ v.v… kể cả trước và sau Công-nguyên.

    Người đứng đầu của thành phố tự trị hoặc tiểu bang của dân Palestine vào thời điểm đó cũng được gọi là “vua”. Morgens Hansen, giáo-sư Đại-học Copenhagen trong tác phẩm: “Sự nghiên cứu có tính cách so sánh các nền văn hóa của 30 tiểu bang thành phố, một cuộc khảo sát” (A Comparative Study of Thirty City-State cultures: An Investigation, Bind 21), có trích một đoạn “Vương-quốc Philistine” (Kingdom of Philistine) của tác giả John Strange. Ở trang 136 ghi các vua của các thành phố Philistine (the Kings of the Philistine cities) như sau:

    – Tiglat Pileser III (744-727 TCN), vua Hanno của Gaza.
    – Esarhaddon, Sil-Be (680-669 TCN) vua của Gaza.
    – Sennacherib (704-68 TCN), Iamani Lor và Azuri, vua của Ashkodod.
    – Padi, vua của Ekron.
    – Mitinti và Sidqia vua của Ashkelon.

    Sự kiện làm vua một tỉnh chúng tôi có thể chứng minh được.

    Trường họp 1:

    Hiện nay dân Đan Mạch và báo chí vẫn gọi các ông tỉnh trưởng (Borgmester của Kommune: Công-xã hay tỉnh) là “Vua Tỉnh” (Bykonge = City King), mặc dù về phương diện hành chính trên các tỉnh còn có chính phủ Đan Mạch và Nữ Hoàng Margreth II. Theo nguyên tắc mỗi tỉnh (Kommune) được tự trị về hành chính; nhưng khi một tỉnh không còn khả năng điều hành, đặc biệt khi ngân sách của tỉnh bị thâm thủng vô phương cứu chữa, thì tỉnh đó sẽ được đặt dưới quyền quản trị trực tiếp của chính phủ. Các tỉnh của Palestin cách đây hơn 2.000 năm thì dân số chắc chỉ vài ngàn chục ngàn người, không thể so với các Tiểu-bang của Đức-quốc hay Hoa Kỳ ngày nay.

    Trường hợp 2:

    Thực tế hơn, quí độc giả cũng thấy rằng hiện nay dân Palestine có một chính quyền, lãnh thổ và dân chúng, đứng đầu là Tổng-thống (Chủ tịch) Mahmoud Abbas, 15.2.2005 kế vị sau khi Chủ-tịch Yasser Arafat, được bầu làm Tổng-thống năm 1996, chết vào ngày 11.11.2004. Tuy có một chính phủ: Tổng thống và nội các gồm Thủ-tướng và các Bộ-trưởng; nhưng Palestine vẫn chỉ là một lãnh thổ tự trị chứ chưa trở thành quốc gia Palestine độc lập, có chủ quyền và trở thành hội viên của Liên Hiệp Quốc.

    Như trên đã nói, năm 722 (TCN), cũng như lãnh thổ Israel, Philistia bị Đế-quốc Assyria xâm chiếm và sát nhập vào Assyria. Hoàng-đế Sargon II, trong kỷ yếu của ông ta, gọi vùng này là Palashtu hay Pilistu. Năm 604 (TCN) sau khi lật đổ Đế-quốc Assyria, Đế-quốc Babylon đã bắt dân Philistia làm nô lệ và Philistia coi như bị quên lãng.

    Như vậy, dân Palestine vào thời kỳ đó chỉ có vua của 4 thành phố lớn là Gaza, Ashkelon, Ashdod và Ekron dưới quyền cai trị của Đế-quốc Assyria và Babylon, chứ không phải là vua của một quốc gia độc lập tự chủ.

    Khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thất bại trong Thế Chiến I và phải rút khỏi Palaestina, Anh-quốc với tư cách đặc nhiệm vùng Trung Đông đã thành lập hai quốc gia Palestine và Tranjordan (vương-quốc Jordan ngày nay). Tuy vậy, Palestine chưa thành hình một quốc gia độc lập có chủ quyền, vì Ngoại-trưởng Anh-quốc Balfour sau đó lại tuyên bố sẽ thành lập quốc gia Israel trên lãnh thổ Palestine. Chương trình của chính phủ Anh chưa được thực hiện và chưa có kết quả đã bị các nước Ả-rập trong vùng chống đối. Anh-quốc sợ mất lòng các nước Ả-rập đã trao vấn đề Palestine cho Liên Hiệp Quốc (LHQ) quyết định.

    Ngày 29.11.1947 Đại Hội Đồng LHQ với 33 phiếu thuận, 13 phiếu chống và 10 vắng mặt, đã đưa ra Quyết-định 181 thành lập 2 quốc gia, một quốc-gia Ả Rập (an Arab State), một quốc-gia Do Thái (a Jewish State). Hai quốc gia này nằm trong liên hiệp kinh tế. Jerusalem rộng lớn hơn, bao gồm cả đất Bethlehem và Beit Sahour thuộc vùng đất thánh của người Ki-tô giáo do Quốc-tế kiểm soát. Tình trạng Jerusalem thuộc quyền kiểm soát của Quốc-tế cũng được tái xác nhận vào ngày 9/12/1949, qua Quyết-định 303 của Đại Hội Đồng LHQ

    Người Do Thái chấp nhận quyết định của LHQ và tuyên bố quốc gia Israel ra đời vào ngày 14/5/1948; trong khi các thủ lãnh Ả-rập gốc Palestine bác bỏ và tất cả các nước Muslim và Ả-rập độc lập bỏ phiếu chống lại quyết định của LHQ. Liền sau đó, các cuộc bạo động xẩy ra khiến cho hàng trăm người dân Ả-rập, người Do Thái và người Anh quốc bị giết.
    [​IMG]
    Trong Quyết-định 181 Liên Hiệp Quốc không nói gì tới một quốc-gia Palestine (Palestine State).

    Sự bác bỏ hoàn toàn quyết định 181 của LHQ ngày 29.11.1947 của các nước Muslim (Islam) và Ả-rập đưa tới hậu quả là một quốc gia Ả-rập hay Palestine không thành hình. LHQ đã cho các nước Ả-rập và dân Palestine một cơ hội; nhưng họ đã từ chối. Vì thế, lãnh thổ Palestine vẫn còn nằm tình trạng tranh chấp giữa người Do Thái, Palestine và các nước Ả-rập kể từ năm 1947 cho tới ngày nay.
    [​IMG]


    Chú thích:

    Các tên gọi: Palestine (tiếng Anh, Pháp), Palestina hay Palæstina (Latin, mẫu tự “a” và “e” viết dính liền), vì bàn máy đánh chữ (keyboard) của Computer mỗi nước (Anh, Đức, Bắc Âu, La-tinh) khác nhau, nên có khi chúng tôi viết a và e không dính liền để thay thế, và Palaestina (Hy Lạp) có cùng một nghĩa về lãnh thổ mà chúng tôi đã và sẽ viết tuỳ theo mỗi thời kỳ lịch sử.
  4. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Mua Spike, Ấn Độ khiến cả Mỹ và Israel hụt hẫng
    (Vũ khí) - Sau khi Spike giành chiến thắng trước Mỹ trong gói thầu mua tên lửa chống tăng của Ấn Độ, New Delhi lại khiến Israel hụt hẫng bởi quyết định của mình.
    Quyết định bất ngờ

    Tờ The Indian Express dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, nước này vừa quyết định hủy bỏ hoàn toàn thương vụ tên lửa chống tăng tầm xa Spike NLOS với nhà sản xuất Israel. Nguyên nhân dẫn đến quyết định này được Ấn Độ lý giải là ưu tiên sản phẩm tương tự trong nước sản xuất.

    Mặc dù quyết định đã được Ấn Độ đưa ra nhưng hiện tại Israel vẫn chưa có phát ngôn chính thức nào về sự đổ vỡ của bản hợp đồng đầy khó khăn mới giành được. Theo Jerusalem Post, Bộ Quốc Phòng Ấn Độ quyết định mua ít nhất 8000 tên lửa Spike và hơn 300 bệ phóng theo một thỏa thuận trị giá 525 triệu USD. Bản hợp đồng được ký kết hồi năm 2014.

    [​IMG]
    Hệ thống Spike NLOS của Hàn Quốc.
    Quyết định mụa sắm được Ấn Độ thực hiện khi Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi thông qua trong bối cảnh căng thẳng gần đây với Trung Quốc và các vụ đụng độ trên biên giới Kashmir với Pakistan.

    "An ninh quốc gia là mối quan tâm tối thượng của chính phủ. Tất cả các rào cản và vướng mắc trong quá trình mua bán vũ khí cần được giải quyết nhanh chóng với mục đích phục vụ tốt nhất cho an ninh quốc gia", Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Arun Jaitley tuyên bố tại thời điểm quyết định mua Spike.

    Tên lửa chống tăng Spike là hệ thống tên lửa điện quang đa năng, đa dụng, có thể ứng dụng trên nhiều phương tiện tác chiến khác nhau (trên bộ, trên không, trên biển). Nó được hãng Quốc phòng tiên tiến Rafael của Israel chế tạo.

    Tên lửa loại này có bán kính hoạt động 25 km, trọng lượng 71 kg, rất nhẹ mà giá thành lại rẻ cả trong bảo dưỡng lẫn khai thác sử dụng. Spike có thể mang nhiều loại đầu đạn khác nhau: nổ phá mảnh, xuyên phá, thông minh, đa năng,…

    Nó có thể tích hợp với hệ thống dẫn đường vệ tinh hoặc máy bay không người lái, có hệ thống định vị mục tiêu riêng kết hợp điều khiển từ xa. Với những tính năng này, Spike của Israel đã đánh bại đối thủ cùng loại Javelin của Mỹ, do công ty Quốc phòng Lockheed Martin Corp và Raytheon Co Mỹ phát triển.

    Và sau khi giành chiến thắng trước Javelin không lâu, Spike cũng nếm trải cảm giác tương tự khi Ấn Độ nhanh chóng tuyên bố hủy hợp đồng. Vậy nguyên nhân đổ vỡ hợp đồng có thực sự do New Delhi ưu tiên sản phẩm trong nước hay có lý do nào nào khác?

    Nguyên nhân Spike bị ruồng bỏ?

    Theo nhận định của trang Jerusalem Post, việc Ấn Độ tuyên bố hủy bỏ hợp đồng tên lửa Spike nhiều khả năng có liên quan đến chất lượng và hiệu quả của vũ khí này - vấn đề cũng đã được Hàn Quốc phàn nàn rất nhiều lần sau khi mua và đưa Spike vào trang bị.

    Nguồn tin này cho biết biết, nhược điểm đầu tiên là vấn đề về tính năng của hệ thống phóng. Trên mỗi tổ hợp có 4 bệ phóng, thế nhưng khi tên lửa đầu tiên chưa bắn trúng mục tiêu thì tên lửa thứ hai không thể phóng bởi vì tên lửa phải được điều khiển một cách riêng biệt.

    Với cách tấn công của Spike và khi phải đối diện với cuộc tấn công dồn dập, tốc độ cao thì điều này là không thể chấp nhận. Cho dù cùng lúc những hệ thống này có thể phóng cùng phóng tên lửa, nhưng sau đó phải đợi những quả tên lửa bay trúng đích mới phóng loạt tên lửa tiếp theo. Theo các chuyên gia, đều này là không đủ để chống lại các cuộc tấn công với hỏa lực mạnh và cường độ cao của đối phương.

    Khiếm khuyết cơ bản thứ hai của các tên lửa của Israel là không thích ứng để thực hiện các cuộc tấn công trong điều kiện tự nhiên có sương mù. Tại đây, hiệu quả chiến đấu của các tên lửa giảm đi đáng kể.

    Trong khu vực địa hình đồi núi trên tuyên biến giới Ấn Độ giáp với Trung Quốc và Pakistan thường xuyên xuất hiện sương mù. Trong điều kiện như vậy, tên lửa Spike sẽ vô cùng khó khăn để dập tắt các cuộc tấn công từ lực lượng phảo của đối phương, được bố trí trong các hang động của núi đá.

    Sau khi phát hiện hàng loạt nhược điểm trên Spike, nhà sản xuất đã tiến hành sửa đổi cải tiến một số hệ thống. Tuy nhiên, trong các cuộc nghiệm được thực hiện sau đó cho thấy, chỉ khoảng 50% tên lửa đánh trúng mục tiêu trong điều kiện đồi núi và có sương mù.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/mua-spike-an-do-khien-ca-my-va-israel-hut-hang-3347537/
  5. AsianSuperPower

    AsianSuperPower Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2017
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
  6. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Này thì công nghệ của Ị xà

    Arrow-3 bất lực vì tên lửa mục tiêu bay ngẫu hứng
    (Vũ khí) - Lực lượng phòng thủ Israel vừa phải dừng phóng hệ thống phòng thủ Arrow-3 do tên lửa mục tiêu không bay theo quỹ đạo định sẵn.
    Thông tin về việc Israel hoãn thử nghiệm hệ thống Arrow-3 được Defense News dẫn lời Moshe Patel, Giám đốc Tổ chức Quốc phòng Vũ khí Doha tại Israel cho biết.

    Hôm 4/12, một quả tên lửa đạn đạo dùng làm mục tiêu cho cuộc thử nghiệm của hệ thống Arrow-3 đã có đường bay không phù đúng quỹ đạo định sẵn khiến cơ quan phòng thủ Israel chấm dứt phóng Arrow-3 theo kế hoạch.

    [​IMG]
    Israel phóng Arrow-3.
    "Ngay sau khi mục tiêu được phóng đi, nó bắt đầu bay theo quỹ đạo không phù hợp với các thông số an toàn được xác định trước và chúng tôi buộc phải tuyên bố dừng cuộc thử nghiệm theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng", Moshe Patel cho biết.

    Theo nguồn tin này, các kỹ sư đã đánh giá dữ liệu để xác định tại sao mục tiêu - một phiên bản nâng cấp của dòng tên lửa Sparrow đã không bay theo quỹ đạo định sẵn.

    Trong khi đó, Boaz Levy, Phó Giám đốc điều hành của Cơ quan hàng không vũ trụ Israel - nhà thầu chính cho chương trình phòng thủ Israel cho biết, kế hoạch thử nghiệm được ấn định vào ngày 4/12 nhằm kiểm tra khả năng của phiên bản mới của hệ thống Arrow-3.

    Dù cuộc thử nghiệm bị dừng lại nhưng nó không ảnh hưởng đến việc hoàn thiện khả năng chiến đấu của hệ thống Arrow-3 và gia đình Arrow hiện nay. Mặc dù trấn an dư luận nhưng độ tin cậy của hệ thống Arrow-3 chưa bao giờ khiến phòng thủ nước này yên tâm.

    Bởi theo Defense News, ngay trước khi quyết định dừng thử nghiệm Arrow-3 hôm 4/12, Israel cũng đã có quyết định tương tự khi thời gian phóng hệ thống phòng thủ này đang được đếm ngược.

    Đây là bước thụt lùi mới nhất của hệ thống tên lửa đánh chặn do Mỹ hỗ trợ này, vốn được xem là bức tường thành bảo vệ Israel trước mối đe dọa từ Iran.

    Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Israel cho hay, đơn vị vận hành khẩu đội tên lửa Arrow 3 tại căn cứ không quân Palmahim trên bờ biển Địa Trung Hải đã hủy lệnh phóng tên lửa đánh chặn sau khi không thể khóa được tên lửa mục tiêu được bắn qua vùng biển này.

    Vị đại diện của lực lượng phòng thủ Israel nếu rõ: "Đã có lệnh đếm ngược được phát ra, song sau đó không có điều gì xảy ra. Một quyết định được đưa ra nhằm tránh lãng phí tên lửa đánh chặn".

    Được biết, đây là lần thứ 3 trong thời gian qua, việc thử nghiệm hệ thống tên lửa đánh chặn Arrow của Israel có vấn đề. Trước đó hồi tháng 9/2014, mặc dù Israel tuyên bố đã thử nghiệm thành công hệ thống đánh chặn Arrow nhưng toàn bộ vụ thử đã bị hệ thống radar Nga giám sát.

    Mặc dù với phong độ thất thường của hệ thống Arrow, hồi đầu năm 2017, Israel tuyên bố đã hoàn thiện bộ ba phòng thủ khi chính thức đưa Arrow-3 vào trang bị. Arrow 3 cùng với Arrow 2, hệ thống đã đi vào hoạt động từ năm 2000, sẽ làm giảm đáng kể khả năng tên lửa đạn đạo tấn công được vào lãnh thổ Israel.

    Bộ Quốc phòng Israel cho biết, Arrow 2 được thiết kế để phá hủy tên lửa ở tầm cao hoặc tầm thấp trong bầu khí quyển, trong khi tên lửa Arrow 3 sẽ bay vào không gian vũ trụ, nơi đầu đạn mới được tách ra khỏi tên lửa đẩy và đang chuẩn bị quay lại bầu khí quyển với tốc độ cao.

    Kiểu đánh chặn này cũng được đánh giá là an toàn do nó sẽ khiến các đầu đạn hạt nhân hoặc sinh hóa không phát nổ trong bầu khí quyển trái đất.

    Và như vậy, Israel đã có bộ 3 lá chắn tên lửa cực mạnh gồm: Iron Dome chống tên lửa tầm thấp và rocket, hệ thống David’s Sling chống tên lửa tầm trung và Arrow sẽ giúp Israel phòng ngự từ tầm cao.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/arrow-3-bat-luc-vi-ten-lua-muc-tieu-bay-ngau-hung-3348430/
  7. AsianSuperPower

    AsianSuperPower Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2017
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
  8. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Iron Dome phóng 6 đạn chặn 2 tên lửa từ Gaza
    (Vũ khí) - Ngày 11/12, Lực lượng quốc phòng Israel (IDF) vừa phóng tới 6 quả đạn của hệ thống Iron Dome để đánh chặn 2 tên lửa tấn công từ phía Dải Gaza.
    Thông tin về vụ đánh chặn này được tờ Times of Israel dẫn nguồn tin từ IDF cho biết, các tay súng ở Dải Gaza đã phóng ít nhất 2 quả tên lửa sang Israel.

    Ngay khi phát hiện ra loạt đạn tấn công, còi báo động hú lên gần biên giới với Gaza sau đó, khi tên lửa đánh chặn được phóng đi.


    Để lập được chiến công này, lực lượng IDF đã phải phóng tới 6 quả đạn của hệ thống Iron Dome.

    Nasser Salah Eddine, một nhóm phiến quân của Palestine hoạt động bên ngoài dải Gaza, nhận trách nhiệm về vụ phóng tên lửa.

    [​IMG]
    Hệ thống Iron Dome.
    Quân đội Israel cảnh báo sẽ có thêm tên lửa từ Gaza, khuyến cáo người dân ở khu vực xung quanh Gaza đến gần các khu vực được bảo vệ hoặc các hầm tránh bom. Dù đã chặn đứng đòn tấn công bằng tên lửa từ Dải Gaza nhưng theo tờ Times of Israel, với tỷ lệ 3 ăn 1, hệ thống Iron Dome không thể được coi là chiếc ô an toàn cho người dân Israel trong khu vực này.

    Và đây có thể là lý do khiến Israel phải phát triển hệ thống lá chắn tên lửa mới mang tên Iron Beam đế lấp vào điểm yếu của Iron Dome.

    Hệ thống hệ thống lá chắn tên lửa mới mang tên Iron Beam sẽ sử dụng laser để đánh chặn các rocket tầm ngắn và đạn cối. Hệ thống này được thiết kế để đối phó với những mối đe dọa có đường đạn quá thấp so với tầm đánh chặn hiệu quả của Iron Dome.

    Cả hai hệ thống đánh chặn này đều do nhà sản xuất Rafael cung cấp. Trong khi Iron Dome phóng các tên lửa đánh chặn dùng radar dẫn đường, thì hệ thống laser của Iron Beam sẽ đốt các đầu đạn cối với tầm xa lên tới 7km.

    Dù Israel tuyên bố, việc triển khai này nhằm phối hợp với Iron Dome để ngăn chặn thành công các mối đe dọa từ lãnh thổ Palestine. Tuy nhiên theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc Israel khẩn trương cho triển khai hệ thống Iron Beam bởi sự yếu kém của Iron Dome.

    Hệ thống Iron Dome được Israel đánh giá có khả năng đánh chặn thành công trên 80% các cuộc tấn công từ phía lãnh thổ Palestine. Tuy nhiên khi đánh giá về khả năng của hệ thống này, tờ New York Times cho rằng tỷ lệ thành công hệ thống Iron Dome của Israel là "nhiều ảo tưởng hơn thực tế".

    Các chuyên gia nghiên cứu vũ khí Mỹ-Israel chỉ ra rằng khả năng tấn công chính xác của nó chỉ "không quá 40%". New York Times dẫn lời của các chuyên gia về khả năng của hệ thống này trên chiến trường cho biết, tỷ lệ ngăn chặn các tên lửa bắn vào lãnh thổ Israel từ Gaza trong cuộc xung đột là gần như bằng không.

    Theo giải thích của các chuyên gia, Iron Dome chỉ có khả năng làm tê liệt hoặc làm chệch hướng tên lửa của đối phương chứ không phá hủy được nhiều.

    Điều này dẫn tới hệ quả là các tên lửa bị đánh chặn sẽ vẫn còn nguyên vẹn hoặc chỉ bị vô hiệu hóa một phần khi rơi xuống khu vực dân cư sẽ vẫn có khả năng gây nguy hiểm cho con người.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/iron-dome-phong-6-dan-chan-2-ten-lua-tu-gaza-3348899/
  9. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Hamas khoe vũ khí nóng dọa Israel
    (Vũ khí) - Phong trào vũ trang Hồi giáo Hamas vừa tuyên bố sẽ tung đòn đáp trả xứng đáng nếu Israel tiếp tục không kích vào mục tiêu của họ trên Dải Gaza.
    Hãng Sputnik dẫn tuyên bố của đại diện của Lữ đoàn Ezzedeen al-Qassam thuộc Hamas: "Kẻ thù sẽ phải trả giá vì vi phạm các quy tắc tham gia vào cuộc kháng chiến ở Gaza ... Những ngày tới sẽ chứng minh cho kẻ thù thấy được ý chí và quyết tâm của chúng tôi".

    Tuyên bố này được vị đại diện này đưa ra khi bình luận về cuộc không kích của Israel vào các căn cứ quân sự của phong trào Hồi giáo Hamas của Palestin tại Dải Gaza vào đêm 8/12, khiến 2 người thiệt mạng và làm ít nhất 25 người khác bị thương.

    [​IMG]
    Lực lượng Hamas với vũ khí hạng nặng.
    Ngay trước khi đưa ra tuyên bố này, phong trào Hồi giáo Hamas đã có màn diễu binh khoe loạt vũ khí mới cực mạnh có thể đe dọa trực tiếp đến lãnh thổ Israel.

    Thông tin này được Jane’s Defence Weekly đăng tải, theo đó, các tên lửa được khoe lần này gồm loại do Hamas tự sản xuất J-90 và R-160, hệ thống M-75 nhiều khả năng là biến thể của loại Fajr-5 cỡ 333 mm của Iran.

    Hamas tuyên bố sự tồn tại của J-90 và R-160 từ hồi tháng 7/2014 khi Không quân Israel cố gắng ngăn chặn loại tên lửa này vào tay Hamas trong chiến dịch Người bảo vệ Edge. Theo Jane’s, đây là lần đầu tiên hình ảnh rõ nét về loại tên lửa này được công bố một cách chính thức. Tên lửa R-160 có tầm bắn khoảng 160 km.

    Theo nguồn tin từ tình báo Israel, những tên lửa này có thiết kế vây đuôi hơi khác so với M-302 mà Hải quân Israel đã tìm thấy trong một lô hàng chuyển từ Iran đến Sudan vào tháng 3/2014.

    Trong cuộc diễu hành, Hamas còn công bố một tên lửa mới lớn hơn R-160 được dán nhãn Qassam. Loại tên lửa mới được đặt trên khung gầm xe tải Kamaz từ đó các chuyên gia suy đoán rằng nó có chiều dài khoảng 6,6 m, đường kính khoảng 425 mm.

    Về mặt lý thuyết, tên lửa mới lớn hơn sẽ có tầm bắn xa hơn 160 km so với R-160. Hamas đang cố gắng sở hữu loại tên lửa có khả năng tấn công hầu hết các khu dân cư của Israel.

    Mục tiêu của Hamas là phát triển một loại tên lửa có quỹ đạo tấn công khá dốc nhằm vượt qua hệ thống đánh chặn Iron Dome. Ngoài ra, Hamas còn khoe loại UAV Ababil trên một chiếc xe bán tải, trong khi đó, một UAV cùng loại bay biểu diễn trên bầu trời.

    Đây cũng là lần đầu tiên hình ảnh về loại UAV do Hamas sản xuất được công bố. UAV Ababil sử dụng một động cơ cánh quạt bố trí phía sau cùng một bộ điều khiển từ xa. Phần mũi nhiều khả năng được trang bị 1 hệ thống quang học cho nhiệm vụ do thám.

    UAV này có sải cánh khoảng 3 mét, diện tích phản hồi radar của nó là khá lớn và dễ dàng bị bắn hạ bởi các hệ thống phòng không. Hamas còn công bố loại súng bắn tỉa hạng nặng AM-50, một biến thể của loại Steyr HS.50 do Iran sản xuất. Tên lửa chống tăng có điều khiển 9K111 Fagot do Triều Tiên sản xuất và một ống phóng tên lửa chống tăng rất giống RPG-29 Vampir của Nga.

    Với những vũ khí này, việc lực lượng Hồi giáo Hamas tuyên bố có thể tấn công vào nhiều mục tiêu khác nhau nằm sâu bên trong lãnh thổ Israel là hoàn toàn có cơ sở và chúng đang khiến Israel thực sự đau đầu tìm cách đối phó.
  10. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Trung Đông tràn ngập sát thủ Kh-55 Soumar, Israel-Saudi lo sốt vó
    (Bình luận quân sự) - Theo giới phân tích Israel, Iran đã cung cấp tên lửa hành trình siêu xa Kh-55 cho Hezbollah cũng như lực lượng Houthi/Yemen và tương lai có thể là cả Syria.
    Hiện nay, giới chuyên gia quân sự Israel cho rằng, Iran đang tiến hành thử nghiệm tính năng tác chiến của tên lửa hành trình mang tên “Soumar” - phiên bản Iran của loại tên lửa hành trình Raduga Kh-55 của Liên Xô, thông qua các vụ phóng tên lửa của lực lượng Houthis - Yemen vào một mục tiêu trong lãnh thổ UAE.


    Theo họ, loại tên lửa này cũng đã được cung cấp cho dân quân người Shiite Hezbollah ở Lebanon, một lực lượng khác được Iran hậu thuẫn, là đối thủ truyền kiếp của Quân đội Israel (IDF).

    Lực lượng phiến quân Houthi của Yemen hồi tuần trước đã công bố đoạn băng video của họ về loại tên lửa hành trình Soumar, được Iran chế tạo theo nguyên mẫu tên lửa hành trình Kh-55 tiên tiến của Liên Xô (NATO gọi là AS-15 Kent), có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

    Houthi tuyên bố, vào ngày 3 tháng 2 họ đã phóng một quả tên lửa loại này vào nhà máy điện hạt nhân đang xây dựng ở Abu Dhabi. Giới lãnh đạo Các tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE- United Arab Emirates) bác bỏ tuyên bố này và nhấn mạnh rằng, bất kỳ tên lửa nào bay vào không phận của họ đều bị đánh chặn bởi các hệ thống phòng thủ tên lửa cao cấp của Emirates.

    Tuy nhiên, liệu tuyên bố của giới chức lãnh đạo Abu Dhabi có thể tin được không? Các nguồn tin quân sự của DEBKAfile chỉ ra rằng, cả Saudi Arabia và UAE đều không có các hệ thống phòng không để chống lại loại tên lửa hành trình tiên tiến nhất này của Iran.

    Iran mua chui tên lửa Kh-55 từ Ukraine

    Tên lửa Soumar được chế tạo mô phỏng theo nguyên mẫu tên lửa hành trình Kh-55 của Nga. Sáu quả tên lửa Kh-55 phiên bản gốc do Liên Xô chế tạo đã được buôn lậu vào Iran từ lãnh thổ Ukraine vào năm 2001. Tuy nhiên, không ai xác định được trong phi vụ buôn lậu khét tiếng này, các tên lửa có còn giữ được đầu đạn hạt nhân hay chỉ mang đầu đạn thông thường.


    15s

    15s
    Ads by Blueseed
    Ads by Blueseed

    Tuy nhiên, giới tình báo dự đoán là các nhà cung cấp (hầu hết là các nhân viên chịu trách nhiệm kỹ thuật trong các kho bảo quản tên lửa của Ukraine đã bàn giao các hướng dẫn kỹ thuật để gắn các đầu đạn (cả hạt nhân và thông thường) vào tên lửa, còn sau đó là việc của Iran.

    [​IMG]
    Cận cảnh tên lửa hành trình Soumar và một bộ phận của quả tên lửa rơi ở phía bắc Yemen

    Vào thời điểm tháng 4 năm 2015, vụ việc đáng quan ngại này đã bị xem nhẹ trong con mắt của sáu cường quốc thế giới đã ký thỏa thuận hạt nhân với Iran. Không ai than phiền đến việc nửa tá tên lửa hành trình có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đang nằm lặng lẽ trong kho vũ khí của Iran.

    Nhưng ngay sau khi thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và Nhóm P5+1 (gồm 5 nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh, Mỹ, cùng với Đức) đã chắc chắn nằm trong túi, bộ trưởng quốc phòng Iran lúc bấy giờ tuyên bố ông vừa khánh thành "dây chuyền sản xuất tên lửa hành trình Soumar".

    Hai năm sau, vào tháng 1/2017, quả tên lửa Soumar đầu tiên được “nhái” từ Kh-55 đã có cuộc thử nghiệm lần đầu tiên.

    Trong khi các quan chức Mỹ và Israel dường như coi thường loại tên lửa của Iran thì tờ Die Welt của Đức báo cáo rằng Soumar đã bắn hạ mục tiêu cách địa điểm phóng “rất xa”. Theo giới chuyên gia quân sự, loại tên lửa này đã bay một hành trình hoàn hảo dài 600km trong vụ phóng thử vào năm 2015.

    Và vào ngày 3 tháng 12 năm nay, Soumar đã tiến hành hoạt động chiến đấu thực sự đầu tiên. Iran đã “nhất tiễn hạ song điêu” khi mang tên lửa sang Yemen cho Houthi phóng vào UAE, để vừa đạt được mục đích thử nghiệm tính năng tên lửa, vừa răn đe các đối thủ tiềm tàng.

    Đây là cuộc tấn công của Houthi vào nhà máy điện hạt nhân mà UAE đang xây dựng tại khu vực al-Barakah ở Abu Dhabi, ngay trong tầm mắt của giới tình báo Hoa Kỳ và Trung Đông. Kết quả của vụ phóng dù thành công hay thất bại, nhưng tiếng vang của nó cũng sẽ gây chấn động Trung Đông

    Các nguồn tin tình báo và quân đội của DEBKAfile cho biết, loại tên lửa Soumar của Iran có phạm vi tấn công lên tới 2.500km và đạt tốc độ 860km/h; có khả năng bay ở độ cao rất thấp để thoát khỏi sự phát hiện. Rất ít người biết về hệ thống dẫn đường của nó.

    Các hình ảnh xuất hiện trên các phương tiện truyền thông xã hội cho thấy, các phần của tên lửa Soumar/Kh-55 do Iran chế tạo đã rơi trên mặt đất tại đồn điền Al-Jawf ở phía bắc Yemen, gần biên giới với Saudi Arabia, chứng thực rằng nó đã được phóng lên từ đó, nhưng dường như quả tên lửa đã thất bại trong việc hướng tới mục tiêu của UAE và phát nổ ngay sau khi phóng lên.

    Tuy nhiên, vụ phóng tên lửa của Houthi mặc dù có thể thất bại nhưng trước sau gì thì Iran cũng thành công.

    Iran đã có khả năng tấn công tận châu Âu

    Đối với Israel, vụ phóng này dù kết quả thế nào thì ý nghĩa của nó cũng rất lớn. Việc Houthi phóng tên lửa là một dấu hiệu cho thấy rằng, Iran sẵn sàng chuyển giao cho lực lượng dân quân Yemen loại tên lửa hiện đại nhất của mình, thậm chí còn có khả năng mang cả đầu đạn hạt nhân.

    Hiện nay, câu hỏi đặt ra với chính quyền Tel Avip là: Vì cuộc chiến đang tiến hành chống lại Saudi Arabia và các đồng minh của họ ở vùng Vịnh, liệu Tehran có sẵn sàng trao tặng vũ khí này cho một trong số những “đứa con nuôi” của họ là lực lượng Hezbollah ở Lebanon hay không?

    Câu trả lời ở đây là có. Theo nguồn tin từ Trung Đông, các quan chức và các chuyên gia về tên lửa Hezbollah và Iran đều có mặt tại Yemen, cùng với quân nổi dậy Houthi và nhiều phần là họ đã tham dự “chuyến hành trình hụt” đầu tiên của Soumar chống lại UAE.

    Điểm lại tất cả các sự kiện, giới chức quân sự Hezbollah rõ ràng đang sử dụng cuộc chiến tranh Yemen để có được kinh nghiệm quý báu trong việc sử dụng tên lửa hành trình, giống như họ đã sử dụng chiến tranh Syria để có được những kinh nghiệm quan trọng trong hoạt động chiến đấu quy mô lớn trên mặt đất, hiệp đồng với sự hỗ trợ hỏa lực từ trên không của Nga.

    [​IMG]
    Tàu HSV-2 Swift của UAE bị tên lửa chống hạm của Houthi bắn cháy hồi tháng 10/2016

    Đáng lưu ý là một lời bình luận của phó chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran là Chuẩn tướng Hossein Salami trong buổi trả lời phỏng vấn về công nghệ tên lửa của Iran hôm 25/11 vừa qua.

    Ông Salami nói rằng, chính quyền Tehran không hạn chế phạm vi tên lửa của họ vì lí do "thiếu công nghệ", mà thực ra nước này đang theo đuổi một học thuyết chiến lược.

    Ông nói rằng, cho đến nay Iran không cảm thấy châu Âu là một mối đe dọa. Nhưng nếu châu Âu muốn trở thành mối đe doạ, nước này sẽ lập tức tăng phạm vi tấn công của các loại tên lửa của mình.

    Đây là nhận định gián tiếp hé lộ một thực tế phũ phàng đối với Israel, Saudi Arabia, UAE…, là “Iran đã có đầy đủ các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình với tầm hoạt động hơn 2.000km, có khả năng tấn công tới tận châu Âu”, chứ không chỉ trong khu vực Trung Đông.

    Với hành trình xa, khả năng bay bám địa hình tốt và có thể được triển khai trên nhiều phương tiện khác nhau như: Tàu mặt nước, tàu ngầm, máy bay ném bom…, loại tên lửa này sẽ trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với các nước thù địch của Iran ở Trung Đông.

    Với phạm vi tấn công tối đa lên tới 3.000km, Iran có thể ung dung ngồi nhà và tấn công tới lãnh thổ Israel, Saudi Arabia, UAE. Và đặc biệt là nước này có thể cung cấp cho nhiều đối tác như Syrria hoặc Hezbollah hay Houthi, “phủ sóng” tên lửa khắp Trung Đông để đa dạng hóa mối đe dọa đối với các quốc gia thù địch.

    Do đó, các quốc gia thù định ở vùng Vịnh nên cân nhắc kỹ càng trước khi hiện thực hóa ý tưởng gây chiến với nước này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này