1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực lực Quân đội nhân dân Việt Nam và các nước khu vực

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 11/02/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hasiquan

    hasiquan Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2008
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    3
    Tò mò quá, có nước nào trong khu vực có ICBM à?
  2. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Kilo chắc mang ICBM buộc trên thân. Đến đảo nào đó dỡ xuống mà bắn
  3. fandc

    fandc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2007
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0

    http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=102756
    http://huynhphuclinh.wordpress.com/2008/02/19/tau-nga%CC%80m-nguyen-t%C6%B0%CC%89-akula/
    2 link trên là câu trả lời của tôi về tầm xa của tên lửa trang bị trên tầu ngầm ( mà tôi đưa ra ) , còn loại tên lửa đó có phải ICBM hay là gi thì tôi chưa bao giờ nói
    còn bài viết của họ thông số có đúng không thì tôi không có ý kiến , (với tôi đó chỉ là kênh thông tin và tôi chia sẻ với mọi người để cùng xây dựng diễn đàn )
    [/quote]
    Cách diễn đạt không chuẩn thì gây ra sự hiểu nhầm, đây là lỗi kỹ thuật nên có thể coi đó là chuyện nhỏ, chỉ ngại là lỗi ...
    Nói tóm lại là được !
  4. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Ý cậu là Kilo mang được ICBM?
  5. fandc

    fandc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2007
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Cái mặt đỏ vì xấu hổ là câu trả lời rồi, còn hỏi lại làm gì nữa.
  6. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    Những nét đáng chú ý về phát triển tiềm lực quốc phòng của một số nước Đông Nam Á
    VIT- Xuất phát từ tình hình kinh tế trong khu vực tương đối ổn định trong khi tình hình khu vực và chính trị tôn giáo lại bất ổn là lý do các nước Đông Nam Á đều tăng ngân sách quốc phòng, mua sắm trang bị vũ khí. Xu hướng này đã thể hiện rất rõ trong giai đoạn hiện nay.

    QUÂN ĐỘI INDONESIA
    Năm 2008, ngân sách quốc phòng lên tới 1,73 tỷ USD tăng 6,4%, nhằm đáp ứng nhu cầu khẩn cấp thay thế nhiều loại vũ khí lỗi thời, tăng 20% lương cho 298.500 binh lính. Tháng 01/2009, Hạ viện đã tán thành ngân sách quốc phòng năm 2009 trị giá 2,84 tỷ USD.
    Hải quân: Tháng 02/2008, Chính phủ có kế hoạnh mua 03 tàu ngầm của Nga để đảm bảo an ninh vùng lãnh hải và eo Malacca.
    Không quân: Ngày 02/02/2008, Chính thức nhận 03 Su-30MK2 của Nga, Su-30MK2 là máy bay chiến đấu đa chức năng phiên bản hai chỗ ngồi, hệ thống điều khiển vũ khí của máy bay đảm bảo khả năng tìm kiếm, theo dõi và tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên bộ và trên biển trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, cả ban ngày và đêm; tháng 10/2008, Indonesia đã nhận thêm 06 trực thăng Mi-35 của Nga, Mi-35 là trực thăng chiến đấu có thể tiêu diệt các mục tiêu trên bộ và trên không, hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị bộ binh; năm 2009 Nga sẽ bàn giao 03 chiếc Su-27SKM cho Indonesia, Su-27SKM là loại máy bay chiến đấu đa mục tiêu phiên bản một chỗ ngồi, có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên không và trên bộ cũng như trên biển, tác chiến cả ban ngày lẫn ban đêm và trong mọi điều kiện thời tiết. Các máy bay Su-30MK2, Su-27SKM và Mi-35 được biên chế cho phi đội 11 thuộc căn cứ không quân Hasanuddin thuộc đảo Sulawesi.
    Lục quân: Tháng 08/2008, Indonesia đã ký hợp đồng mua 20 xe bọc thép hạng nhẹ loại BMP-3F trị giá 40 triệu USD của hãng Rosoboronexport của Nga, và sẽ chuyển giao cho Indonesia đầy đủ vào năm 2010, BMP-3F là loại xe đặc chủng sử dụng trên biển, được tăng cường khả năng nổi cũng như chịu đựng giông bão, có thể thực hiện các nhiệm vụ thủy bộ tác chiến liên tục trong 7 giờ, được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tăng, có khả năng tấn công các mục tiêu trong bán kính 6 km.

    QUÂN ĐỘI MALAYSIA
    Lo ngại trước sự tranh giành quyền lợi kinh tế; ảnh hưởng tôn giáo-chủng tộc; vị trí địa lý, đặc điểm lãnh thổ, tình hình an ninh khu vực. Đặc biệt trước sự bành chướng của quân đội Trung Quốc trên Biển Đông. Đó cũng là một lý do để thúc đẩy mạnh mẽ chương trình hiện đại hoá quân đội nhằm bảo đảm sự an ninh toàn vẹn lãnh thổ.
    Hải quân: Năm 2002, Ma-lai-xi-a đã đặt mua 02 tàu ngầm lớp Scorpene trị giá gần 1,5 tỷ USD do công ty đóng tàu DCNS của Pháp và công ty Navantia của Tây Ban Nha thực hiện, chiếc tàu thứ nhất Tunku Abdul Rahman được đóng tại Pháp và đã hạ thủy vào tháng 10/2007, tháng 06/2008 đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm dự kiến sẽ chuyển giao cho Malaysia đầu năm 2009 và sẽ đưa vào hoạt động tháng 7/2009, tàu ngầm lớp Scorpene có lượng choán nước 1740 tấn, chiều dài 67,7 tấn và bề rộng tối đa là 8m, có khả nặng lặn sâu 350m và di chuyển với tốc độ tối đa 38,3km/h, có khả năng thực hiện nhiệm vụ độc lập trong vòng 45 ngày với ê-kíp gồm 31 người, được trang bị 6 máy phóng ngư lôi cỡ nòng 533mm dùng để phóng ngư lôi và tên lửa chống tàu; tháng 10/2008, Ma-lai-xi-a đã mua 09 Ra đa tác chiến của Mỹ, nhằm tăng cường kiểm soát trên khu vực biển Sabah, loại radar này có chức năng thu thập hình ảnh và truyền về sở chỉ huy tác chiến; lực lượng Không quân - Hải quân có kế hoạch mua 12 trực thăng chống tàu thế hệ mới vào năm 2010, để thay thế cho loại Super Lynx 300 và AS-555 Fennec nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cho 02 tàu ngầm lớp Scopene bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2009-2010. Ngoài ra, Hải quân Malaysia đang xem xét khả năng mua trực thăng tuần tra của công ty Embraer và Lockheed Martin cũng như có kế hoạch mua máy bay không người lái dùng để tuần tra trên hải phận eo biển Malacca và Biển Đông.
    Không quân: Đã ấy hợp đồng đặt mua 18 máy bay Su-30MKM của Nga trị giá 900 triệu USD. Sáu chiếc đầu tiên đã chuyển giao cho Malaysia năm 2007 và 12 chiếc tiếp theo được chuyển giao cuối năm 2008, hiện nay Chính phủ đang xem xét tiếp tục đặt hàng thêm máy bay Su-30MKM nhằm tăng cường sức mạnh cho Không quân; kế hoạch mua 08 máy bay Cảnh báo sớm và Chỉ huy trên không (AEWAC) nhằm mục đích tăng cường sức mạnh cho Không quân và để phối hợp tác chiến Hải - Lục - Không quân, đồng thời cũng để theo kịp với các Su-30MKM đi vào hoạt động cùng với MIG-29N, F/A-18D Hornets và các máy bay thế hệ cũ F-5 E/F Tiger II; để phát hiện các hoạt động quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông, từ quần đảo Trường Sa đến vịnh Thái Lan, Ma-lai-xi-a đã trang bị thêm trạm radar lưu động trên không để kết hợp với máy bay FA-18D.
    Lục quân: Trang bị thêm trực thăng vận tải và chiến đấu mua từ Mỹ, Tây Âu, Nga (loại KA126) và Romania (loại IAR33), máy bay C-130; tăng cường thêm các chiến xa Scorpion (pháo 90 mm), mua thêm 60 chiến xa MK3, tân trang lại 92 thiết giáp trinh sát Daimla Fairlet từ 1965 do quân đội Anh để lại; tăng cường thêm các loại xe bọc sắt cơ giới (MICV) và xe bọc sắt hỗ trợ bộ binh (IFV), những xe này được gắn thêm hỏa tiễn chống chiến xa Voforce của Thụy Điển và Milan 2; trang bị thêm dàn pháo 105 mm, pháo F4-70, pháo 155 mm để tăng cường khả năng tác chiến và phòng vệ biên giới; binh chủng pháo binh còn được trang bị thêm bằng các loại radar đối pháo Fire Finder TPQ36 do Mỹ sản xuất; đã mua 8 khẩu cao xạ 35 mm Ericon GDF của Thụy Sĩ. Ngoài ra bộ binh còn được trang bị 48 tên lửa đất đối không Startburst của Anh, và sẽ được trang bị thêm bằng các loại tên lửa Lorand lớn hơn, tầm xa hơn do Đức và Pháp chế tạo. Dự kiến mua thêm các loại tên lửa Crotal NG (Pháp), Rappier (Anh), Adatas (Mỹ và Canada).
    QUÂN ĐỘI SINGAPORE
    Là nước có nguồn ngân sách quốc phòng lớn nhất trong khu vực ĐNÁ mặc dù đây là quốc gia nhỏ nhất, năm 2008 chi 5.8 tỷ USD cho quốc phòng.
    Hải quân: Tháng 08/2008, đã nhận đủ 06 khinh hạm tàng hình lớp (Formidable) và đã đưa vào sử dụng;
    Không quân: Mua 4 tổ hợp thiết bị radar tầm xa đặt trên máy bay Golfstream 550 ?" được trang bị radar định vị và thiết bị điện tử do Irsael sản xuất, những tổ hợp mới sẽ thay thế những máy bay E-2C Hawkeye; đặt mua 12 máy bay chiến đấu F-15SG và phụ tùng kèm theo của hãng Boing, tổng trị giá khoảng 1 tỉ USD và tiếp tục đặt mua 08 máy bay cùng loại trị giá 700 triệu USD;
    Lục quân: Ngày 07.03.08, đưa vào sử dụng một kho vũ khí công nghệ cao nằm dưới lòng đất nhằm tiết kiệm được khoảng 300 hecta trên mặt đất, 20% nhân lực điều hành, 50% năng lượng làm mát so với một kho vũ khí thông thường và kho vũ khí này cho phép di chuyển cung cấp vũ khí đạn dược một cách nhanh chóng, chính xác; đầu năm 2008, tiếp nhận 96 xe tăng loại Leopard 2 của Đức, trọng lượng 56 tấn, động cơ diesel 1.500 mã lực, vận tốc đạt 72 km/h và được trang bị pháo nòng trơn 120 mm.

    QUÂN ĐỘI PHILIPPINES
    Ngân sách quốc phòng năm 2008 là 900 triệu USD
    Không quân: Tháng 05/2008, đã hoàn thành hợp đồng mua 18 máy bay SF-260 (mới) do Italy chế tạo, trị giá 13,8 triệu USD và 34 máy bay T-41 của Hàn Quốc (đã qua sử dụng) do Mỹ sản xuất với giá rẻ, 18 máy bay SF-260 đã nhận năm 2008, còn 34 máy bay T-41 chưa rõ thời gian nhận. Những chiếc máy bay trên chỉ sự dụng cho huấn luyện; năm 2009 KQ Phi-lip-pin sẽ nhận được 20 trực thăng nâng cấp UH-1H; giai đoạn 2011-2012 KQ Phi-lip-pin đầu tư 1,1 tỷ USD cho kế hoạch khôi phục toàn bộ máy bay chiến đấu trong khuôn khổ chương trình mua máy bay chiến đấu mới.
    Hải quân: Năm 2008, Tổng thống Gloria Arroyo đã chỉ đạo tìm cách đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa Hải quân, không những để tăng cường bảo vệ an ninh chủ quyền biển, đảo mà còn để gìn giữ môi trường an ninh đại dương. Bộ trưởng Quốc phòng Gillberto Teodoro nêu rõ: nhiệm vụ này sẽ không hề đơn giản vì nó đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu, đặc biệt là để quyết định các hướng ưu tiên cho Hải quân.
    Theo chương trình hiện đại hóa quân đội Philippines, Hải quân có thể được tăng cường thêm các tàu mới vào năm 2017. Tuy nhiên, theo ông Teodoro thì sẽ phải mất thêm 2-3 năm để các thiết bị này về tới Philippines và đây là lý do tại sao Tổng thống Arroyo muốn ông tìm cách để có được các thiết bị phục vụ cho Hải quân trước năm 2017.

    QUÂN ĐỘI THÁI LAN
    Việc tăng cao ngân sách quốc phòng được bằng sự cần thiết phải duy trì thế cân bằng lực lượng trong khu vực song song với việc tăng chi phí quốc phòng của các quốc gia láng giềng cũng như nhằm chống lại chủ nghĩa phân lập ở phía Nam đất nước; năm 2008, ngân sách quốc phòng tăng lên gần 5,1 tỷ USD (tháng 09/2008 chính phủ chi bổ sung cho quốc phòng 6,2 tỷ bath do đồng tiền trong nước bị mất giá.); năm 2009, ngân sách quốc phòng là 169 tỷ bạt cao hơn 2008 là 17,8%, lực lượng Bộ binh Thái Lan nhận 83,5 tỷ bath. Bộ quốc phòng đã đề nghị tăng chi phí ngân sách quốc phòng lên gần 1,8% GDP trong giai đoạn (từ 2009-2014) và lên gần 2% trong giai đoạn (2015-2019).
    Hải quân: Từ 5-10 năm tới sẽ mua tàu ngầm, giá trị ban đầu của một chiếc tàu ngầm khoảng 1,2 tỷ USD, nhằm thực hiện các nhiệm vụ tuần tra khu vực biển Andamans và eo biển Malacca; Hiện nay, chiếc tàu sân bay trị giá 230 triệu USD chủ yếu vẫn nằm tại bến đỗ do chi phí vận hành quá cao.
    Không quân: Ngày 23/10/2008, Chính phủ đã phê duyệt hợp đồng mua 3 trực thăng vận tải Mi-17V-5 của Nga, trị giá 27,6 triệu USD, Mi-17V-5 là phiên bản nâng cấp của trực thăng Mi-8, tải trọng cất cánh tối đa của trực thăng là 13 tấn, dài 25m, vận tốc trung bình 230km/h (vận tốc tối đa ?" 300km/h), có khả năng chở được 36 binh lính hoặc 4 tấn hàng trong cabin và 4,5 tấn tại điểm treo bên ngoài với tầm hoạt động 750km, Mi-17V-5 tốt hơn những trực thăng khác khi nó hoạt động trên núi cao với sự chênh lệch lớn về nhiệt độ; tháng 11/2007, Thái Lan tuyên bố các kế hoạch trang bị cho Lực lượng Vũ trang 12 máy bay chiến đấu Gripen và hai máy bay radar định vị tầm xa Erieye; tháng 10.2008, KQ Thái Lan đã kí hợp đồng với tổng trị giá hơn 1 triệu USD mua 12 máy bay chiến đấu JAS-39 Gripen và 02 máy bay có sử dụng radar tìm kiếm tầm xa Erieye của Thụy Sĩ; Nội các Thái Lan hiện nay đồng ý chi gần 563 triệu USD mua lô hàng đầu tiên gồm 6 chiếc máy bay tiêm kích và 1 chiếc máy bay có trang bị radar Erieye.
    Lục quân: Lực lượng Bộ binh Thái Lan dự định phải có 94 xe thiết giáp do Ukraine sản xuất; năm 2008, chính phủ đã mua 992 súng liên thanh hạng nhẹ Negev của Irsael trị giá 7,6 tỷ triệu USD, 96 xe vận tải bọc thép BTR-3E1 của Ukraine trị giá gần 115 triệu USD, tên lửa chống tàu S-820A và thiết bị phóng cho tên lửa này của Trung Quốc trị giá 47,3 triệu USD.

    http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quansu/THSK/LA58331/default.htm
    Được dodien1305 sửa chữa / chuyển vào 03:05 ngày 07/04/2009
  7. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Có mỗi chuyện copy, paste mà cũng sai
  8. Su35FlankerE

    Su35FlankerE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2009
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    Em thấy ở nguồn VITINFO ghi là đám JAS 39Gripen Thái mua là hơn 1 tỉ ( 12 cái ) thế mà vào đây thành 1 triệu USD ( có bác bên Kỹ thuật quân sự nước ngoài cũng viết là 1 triệu ), rẻ bèo thế thì VN mình cũng phải mua cỡ vài trăm cái để phòng thân mới được
  9. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    2 chiếc mà có giá tới 1,5 tỷ USD!!! Quá đắt, với số tiền đó có thể mua của Nga được: 7 chiếc Kilo-677 mang tên lửa diệt hạm Club-S và ngư lôi hoặc 4-5 chiếc Amur-1650 cũng mang tên lửa Club-S diệt hạm và ngư lôi
  10. binhnhat

    binhnhat Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    7
    Vụ mua tàu ngầm này của Mã có mùi hoa hồng, liên quan đến tình - tiền - tù - tội rùm beng cả lên.
    http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200915/20090411000352.aspx

Chia sẻ trang này