1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực lực Quân đội nhân dân Việt Nam và các nước khu vực

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 11/02/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. QDNDVN2010

    QDNDVN2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2008
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    1
    Lên google đánh chữ " Việt Nam năm 2050 " thì ra bài này :
    Năm 2050 - VN sẽ nhập vào nhóm 30 cường quốc kinh tế thế giới Chủ nhật, 27 Tháng tư 2008, 08:58 GMT+7

    Tags: Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Pricewaterhouse Cooper, Hoa Kỳ, thị trường bất động sản, cường quốc kinh tế, kinh tế thế giới, phát triển kinh tế, theo số liệu, nhất thế giới, về kinh tế, về tổ quốc, nhập vào, địa ốc, năm

    Cảng Cát Lái

    Dựa theo số liệu nghiên cứu của PWC, một tổ chức hợp tác định giá địa ốc của Anh tại Việt Nam và Tạp chí kinh tế Y và Y đã đưa ra dự đoán thời điểm 2025 - 2050, Việt Nam sẽ vươn lên lọt vào nhóm 30 cường quốc kinh tế thế giới.
    Như một con hổ mới về kinh tế, Việt Nam xuất hiện bên cạnh nhóm E-7, gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Brazil, Mexico, Indonesia và Turkey là nhóm 7 nước có nhịp độ phát triển kinh tế nhanh, có triển vọng nhập vào nhóm E-13 vào năm 2025 để đến năm 2050 thì vươn lên hàng ngũ 30 cường quốc kinh tế của thế giới. Các cơ sở dữ liệu cho thấy đến năm 2050, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đuổi kịp Hoa Kỳ, Brazil và Việt Nam sẽ sánh ngang tầm với kinh tế Đức và Anh.
    Các số liệu phản ánh sức phát triển của Việt Nam tính trong thập niên 1997 - 2007 với mức tăng trưởng đều đặn 8 - 10% được coi là cao nhất thế giới dựa vào các nguồn như năng lực lao động cao, tài nguyên thị trường bất động sản phong phú, đã thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, cùng với hai hiện tượng nổi bật đó là kinh tế tư nhân nội địa bùng phát rất mạnh và nguồn đầu tư lớn từ Việt kiều các nước hướng về Tổ quốc, những gì thuận lợi để kinh tế Việt Nam cất cánh.
    Tuy nhiên, các chuyên gia của tổ chức PWC - Pricewaterhouse Cooper cũng lưu ý đến một vài khó khăn còn sót lại cho các nhà đầu tư, là Việt Nam cần phải nghiên cứu nhiều hơn nữa để điều chỉnh dần các chính sách vĩ mô như luật lao động, thể thức cho người nước ngoài kinh doanh địa ốc tại Việt Nam, cùng kế hoạch thu hút nguồn năng tài chính và chất xám của người Việt ở các nước.
    Hạnh phúc là đấu tranh !


  2. newinvestor

    newinvestor Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/05/2009
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    1
    BBC source
  3. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Hồi ra đề tài cho bọn SV thảo luận, thấy chúng nó tính GDP VN với tốc độ tăng trưởng 7-8% như hiện nay, cao nhất nhì TG, thì VN tầm...150 năm nữa mới bằng Singapore bây giờ.
    Còn Đức hay Anh thì...
  4. red_star_7545

    red_star_7545 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2005
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    255
    Đấy là tính GDP bình quân đầu người, còn GDP tổng thì đuổi kịp Sing không lâu lắm đâu (mấy chục năm thôi)
    Mà cái tốc độ 7-8% hiện nay thì lấy đâu ra nhất nhì thế giới nhỉ, nhìn sang người anh em Angola xem tốc độ phát triển trong 5 năm trở lại đây thấy một đẳng cấp khác ngay *~*
  5. convitbuoc

    convitbuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    918
    Ăck...ăck..
    spam các bác một chút. Thế thì lúc ấy Vịt sánh "ngang các cường quốc năm châu rồi"
    Thế mà bây giờ sau gần 30 năm tốt nghiệp tiểu học. 5 điều Bác dạy em còn làm chưa xong, đặc biệt là mục
    "Giữ gìn vệ sinh thật tốt" ...vợ nó còn đánh cho què người.
    Còn "Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt", với "Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm" thì em xin kiếu
    Thế thì làm sao "Sánh vai các cường quốc năm châu" như Đức, Anh mà PWC với BBC thổi lên được.
  6. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    nếu so sánh thực lực giữa Thailand và Cam thì quả là khác xa nhau rất nhiều , từ kinh tế , ảnh hưởng quốc tế , vũ khí khí tài , hiện đại ..... nhưng nếu như xung đột nhỡ có xảy ra thì những cái đó lại trở thành thứ yếu , mà thay vào đó là sự tự tin , chính nghĩa , đồng tâm ... để góp phần tạo nên cục diện mới cho nên người xưa có câu : thời thế tạo anh hùng nhưng anh hùng đôi khi cũng tạo nên thời thế . bao đời nay đều là thế những minh chứng lịch sử đã và đang thể hiện điều đó giờ đây Cam lại đã và đang thể hiện điều đó trước 1 nước giầu hơn về kinh tế , mạnh hơn về QS ... việt nam đã chứng minh cho thế giới và ngược lại thế giới cũng đã từng biết đến việt nam . và hoàn cảnh hiện tại của vn và BC cũng không khác thailand và Cam là bao , vậy VN thể hiện 1 lan nữa cho thế giới như thế nào trước 1 khả năng xung đột có thể xảy ra với BC ? và sự cứng rắn của Vn có được như Cam trước 1 nước mạnh hơn về mọi mặt ?
    Thủ tướng Cam Bốt ra lệnh cho quân đội bắn bất kỳ người Thái nào xâm nhập lãnh thổ Cam Bốt
    Hôm qua, 28/09/2009, khi đến chủ tọa lễ khánh thành dinh thự mới của bộ Du lịch, thủ tướng Căm Bốt đã ra lệnh cho quân đội Căm Bốt nổ súng bắn bất cứ người Thái nào, dân thường hay quân sự, vượt qua vùng ranh giới đang tranh chấp giữa hai quốc gia
    Ông Hun Sen đã tuyên bố : ?oQuân đội, cảnh sát và toàn thể lực lượng võ trang phải triệt để tuân thủ theo lịnh. Ðối với quân xâm lược, hàng rào che chắn không được sử dụng, trái lại súng đạn sẽ được dùng đến?.
    Phát biểu của ông được quan khách gồm nhiều giới chức cấp cao Căm Bốt hoan hô. Điều chưa từng thấy là ông Hun Sen đã gọi Thái là ?okẻ thù xâm lược? đi vào lãnh thổ Căm Bốt bất hợp pháp.
    Lệnh mới này được công bố sau khi trong tuần rồi những người biểu tình Áo Vàng của Thái tụ tập gần khu vực đền Preah Vihear đòi chính quyền Bangkok phải lấy lại đền cho dân tộc Thái. Trước đó thời gian ngắn, hai thiếu niên Căm Bốt đi kiếm cây trên đất Thái Lan đã bị bắn trọng thương, một người trong đó bị lính Thái bắt được và mang đi thiêu sống. Công luận Căm Bốt hiện nay vẫn còn phẫn nộ vì sự kiện man rợ này.
    Mặc dù bộ Ngoại giao Căm Bốt đòi hỏi chính quyền Thái Lan điều tra và bắt giữ tội phạm, nhưng cho đến lúc này vẫn chưa có kết quả cụ thể.
    Thủ tướng Hun Sen cũng đã chỉ trích việc chính quyền Thái Lan tuyên bố phần đất rộng khoảng 4,6 cây số vuông chung quanh đền Preah Vihear là thuộc đất Thái. Ông nói, ?oÐây là một tuyên bố đơn phương với tham vọng chiếm giữ lãnh thổ Căm Bốt...Nếu Thủ Tướng Thái đặt bản đồ tự vẽ ra trước mặt tôi, tôi sẽ xé nát nó đi?. Ông Hun Sen cũng cho biết sẽ đưa vấn đề này vào phiên họp của tổ chức ASEAN vào tháng tới.
    Vẫn theo lời ông Hun Sen, Căm Bốt không muốn chiến tranh nhưng có quyền tiêu diệt kẻ thù trong lãnh thổ của mình và ông sẽ trình sự việc này lên Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc một khi Thái có bất kỳ hành động xâm lấn nào.
    Theo thông tin đài truyền hình TVK tại Phnom Penh, hiện nay, dù đã giảm quân số khỏi khu vực đang tranh chấp, quân đội Căm Bốt đã được gia tăng ngân sách huấn luyện, trang bị vũ khí mới và sẵn sàng chiến đấu.
    Năm 1962, Tòa Án Quốc Tế đã ra phán quyết đền Preah Vihear và vùng đất nhỏ chung quanh đền là thuộc lãnh thổ Căm Bốt.
    hi vọng NC trước đây và mãi mãi sau này giữ vững được truyền thống anh dũng quật cường trước mọi thế lực thù địch
  7. vieetphuong

    vieetphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
  8. prohezt

    prohezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2008
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    0
    Pác lói thế nào chứ Sing nó đâu có đứng yên cho pác đuổi theo nó. Bao nhiêu năm nay GDP nó cứ tăng đều đều 4-6%
    Nếu cứ tàng tàng kiểu này thì 200 năm nữa...
  9. prohezt

    prohezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2008
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    0
    Quốc phòng Sing
    Chiến lược quốc phòng của Singapore - Kỳ 1: Đáng đồng tiền bát gạo
    Là một nước nhỏ nhưng đảo quốc Singapore vẫn đã và đang chi rất lớn cho trang bị quốc phòng.
    Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng (MINDEF), ông Teo Chee Hean, luôn nhắc đi nhắc lại lập trường của Singapore là giữ một mức tăng ổn định cho ngân sách quốc phòng, bất kể trong điều kiện kinh tế thế nào. Hồi đầu năm nay, khi ông công bố ngân sách 11,4 tỉ SGD (7,86 tỉ USD) cho năm 2009, một cuộc tranh luận ở Quốc hội đã diễn ra, một vài người cho rằng ngân sách quốc phòng lên đến 6% GDP là hơi nhiều, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế suy thoái. Nhưng ông Teo cho rằng "trong bối cảnh kinh tế khó khăn, bất ổn chính trị và xã hội càng có nguy cơ leo thang" nên duy trì đầu tư ổn định cho quốc phòng là chính đáng. Ông đặc biệt lưu ý nguy cơ khủng bố.
    Ông cũng cho biết thêm, từ năm 2002 trở đi, ngân sách quốc phòng luôn nằm ở mức trên 4,5% GDP. Năm 2008, quốc phòng được chi 10,80 tỉ SGD (7,5 tỉ USD), chiếm hơn 25% tổng ngân sách quốc gia, tăng từ mức 10,08 tỉ SGD của năm 2007. Năm 2006 là 9,63 tỉ SGD.
    Quân lực hạng trung
    Theo thống kê của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), năm 2008, với dân số chưa đầy 5 triệu người, khoản chi 7,5 tỉ USD đưa Singapore lên vị trí thứ tư trên thế giới về mức chi cho quốc phòng trên đầu người/năm, 1.625 USD, sau các nước Israel, Mỹ và Oman (lần lượt là 2.300 USD, 1.960 USD và 1.675 USD). Xét về tổng số, mức chi quốc phòng của đảo quốc 700 km2 này chỉ xếp sau khoảng 20 quốc gia khác trên toàn thế giới, ngang ngửa với Pakistan.
    Tuy nhiên, không phải vì các con số nói trên mà Singapore được xếp vào nhóm nước có quân lực hạng trung. Tác giả Andrew Tan trong Báo cáo an ninh và quốc phòng của Singapore quý 2/2009 xuất bản hồi cuối tháng 5, nói rằng chính tầm quan trọng về kinh tế và năng lực quân sự với trang bị hiện đại nhất giúp Singapore có được vị trí này. "Trong phần lớn các đánh giá định hạng quốc tế, có 5 tiêu chí được xem xét, đó là sức mạnh kinh tế, sức mạnh quân sự, sức mạnh ý chí, thành tích và tiềm năng. Dựa trên vài trong số 5 tiêu chí đó, Israel ở Trung Đông, Hàn Quốc ở Đông Bắc Á và Singapore ở Đông Nam Á được liệt vào hạng trung", báo cáo cho hay.
    o1
    Tàu RSS Formidable và các hải quân vận hành tàu
    Trên bình diện hợp tác và liên minh, Singapore có những đồng minh hùng mạnh mà từ ngày độc lập (năm 1965), quốc gia này không bỏ lỡ một cơ hội nào để vun đắp. Trước hết phải kể đến Mỹ. Trong hồi ký Từ thế giới thứ ba lên thế giới thứ nhất xuất bản năm 2000, ông Lý Quang Diệu nói rằng Singapore có "quan hệ tốt" với tất cả các chính quyền của Mỹ dù Cộng hòa hay Dân chủ. Đặc biệt trong thời Chiến tranh lạnh, Singapore hoàn toàn ủng hộ Mỹ. Mối quan hệ đó chưa bao giờ bị gợn sóng cho tới nay. Tiếp theo là Anh, từng là "mẫu quốc", bảo trợ Singapore từ đầu thế kỷ 19. Rồi cả Úc và New Zealand là những nước "cùng chiến hào" từ Thế chiến 2, lại gần gũi về địa lý...
    Ngày nay, nhiều cuộc tập trận quan trọng trên thế giới đều có sự tham gia của quân đội Singapore (SAF). Binh lính SAF được huấn luyện ở mọi địa hình và thời tiết khác nhau, từ rừng rậm Brunei, Úc, Philippines, cho đến sa mạc, cao nguyên ở Ấn Độ, Qatar... SAF cũng gửi quân tới vùng Vịnh hồi thập niên 1990, vịnh Aden hồi đầu năm nay, và tham gia các hoạt động cứu hộ thiên tai. Nhiều diễn đàn an ninh quốc phòng, các cuộc triển lãm thiết bị quân sự khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều chọn Singapore làm nơi hội tụ.
    Với vị thế như vậy, Bộ trưởng Teo có thể tự hào nói với Quốc hội: "Các công ty quốc tế coi việc đấu thầu đơn hàng của chúng ta là có lợi và hữu ích cho họ. Một trong các lý do là vì đơn hàng của chúng ta có giá trị như một sự bảo chứng cho sản phẩm của họ, bởi họ biết quy trình chúng ta xét hồ sơ dự thầu rất nghiêm ngặt và toàn diện". Ông cũng khẳng định những trang thiết bị mà MINDEF mua là "đáng đồng tiền bát gạo".
    Thiết bị hiện đại
    Với chủ trương nâng cấp SAF lên "thế hệ thứ ba", trong mấy năm gần đây, Singapore liên tục trang bị những thiết bị tối tân và cải tiến những thiết bị đã cũ. Đầu năm 2004, hải quân thay thế toàn bộ đội tàu tên lửa có thâm niên 25 năm bằng 6 tàu khu trục mới. Tháng 5/2006, chiếc thứ 6 là RSS Supreme với thiết bị tối tân đã được đưa vào sử dụng. Đầu năm 2008, hải quân có thêm 3 tàu khu trục hiện đại mới toanh. Hồi giữa tháng 6 năm nay, Singapore cho hạ thủy tiếp tàu ngầm RSS Archer. RSS Archer đang trong giai đoạn chạy thử ở Thụy Điển, và sẽ về Singapore trong năm tới.
    Theo niên giám thống kê của Chính phủ Singapore, cũng trong tháng 5/2006, Không quân Singapore (RSAF) đã triển khai toàn diện Phi đội 145 gồm 20 máy bay tiêm kích F-16D Block 52+ (nâng cấp từ F-16D Block 52) với khả năng mang theo nhiều nhiên liệu và vũ khí hơn, radar có độ quét và định vị rộng hơn cho phép nó hoạt động cả ngày và đêm, khả năng tác chiến cao hơn trong thời gian dài hơn. Tháng 11/2008, RSAF cũng đón chiếc máy bay đầu tiên trong loạt 24 chiếc F-15SG do hãng Boeing sản xuất. Những chiếc đầu tiên sẽ được bàn giao cho biệt đội của RSAF đóng tại bang Idaho, Mỹ, trong năm nay. F-15SG là thế hệ hiện đại của dòng máy bay F-15, với các thiết bị do thám tối hiện đại, và được trang bị bom điều khiển bằng laser, tên lửa đối không, đối đất, súng... Phi đội F-15SG sẽ cho phép đội A-4SU Super Skyhawks nghỉ hưu. Cuối năm 2006, MINDEF cũng bắt đầu thay thế đội xe tăng SM1 bằng 66 xe tăng nâng cấp và 20 chiếc Leopard 2A4 do Đức sản xuất...
    Bên cạnh trang thiết bị hiện đại, MINDEF cũng đưa vào ứng dụng những kỹ thuật thông tin mới nhất để phục vụ cho chiến thuật tác chiến đối phó với các nguy cơ hiện đại như khủng bố, chiến tranh sinh học, hóa học.
    Thục Minh
  10. prohezt

    prohezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2008
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    0

    Chiến lược quốc phòng của Singapore - Kỳ 2: Quân đội thế hệ thứ ba
    Quân đội thế hệ thứ ba của Singapore được trang bị một hệ thống thông tin có thể giúp các lực lượng tham chiến cùng lúc nhìn thấy đúng đối phương và hành động nhất quán. Đó là ?ohệ thống của các hệ thống?.
    Công nghệ ACMS
    Tác giả William Choong trong loạt bài toàn cảnh về quân đội và các lực lượng an ninh của Singapore đăng trên báo Straits Times cho biết, mỗi binh sĩ của quân đội Singapore thế hệ thứ ba (3G SAF) khi ra trận sẽ mang trên lưng một máy vi tính nặng chừng 5 kg được gọi là Hệ thống con người tác chiến hiện đại (ACMS), có các thiết bị cảm ứng và công cụ giao tiếp. Với ACMS trên lưng, giả sử trung sĩ A phát hiện ra một trung đội đối phương trên một ngọn đồi, tất cả những gì A cần làm là nâng khẩu SAR-21 (một loại súng chiến đấu cá nhân do chính SAF thiết kế, chế tạo mới đây) lên ngắm và ?ođánh dấu? mục tiêu, rồi gửi một mẩu tin ngắn mang hình ảnh số hóa của mục tiêu cho các chỉ huy. Thông tin trung sĩ A gửi về đã cung cấp đầy đủ không gian xung quanh của mục tiêu. Các thuật toán ?ocảm ứng? trong hệ thống lập tức cho ra các giải pháp đối phó với mục tiêu như dùng súng, máy bay tiêm kích hay xe tăng. Và quyết định hành động dựa trên đó mà được ban ra tức thì. Với một ?ohệ thống của các hệ thống? liên kết chặt chẽ con người, thiết bị cảm ứng, phương tiện liên lạc và vũ khí như vậy, tất cả quy trình trên diễn ra trong thời gian tính bằng giây với độ chính xác cao.
    Công nghệ thông tin tích hợp trong ACMS cho phép người lính SAF ngày nay cơ hội hoàn thiện ?ovòng tròn OODA? một cách nhanh nhất. ?oVòng tròn OODA?, khái niệm do đại tá John Boyd (1927-1997) của Không quân Mỹ đưa ra, tóm gọn quy trình hoàn thiện một công việc chiến lược, từ Quan sát (Observe), Định hướng (Orient), Quyết định (Decide), đến Hành động (Act). ?oVòng tròn OODA? không chỉ có giá trị áp dụng trong quân sự mà cả trong kinh doanh. Trong bất kỳ mọi cuộc chiến, ai hoàn thiện ?ovòng tròn OODA? sớm nhất, người đó thắng.
    Đối phó chiến tranh phi truyền thống
    Singapore xem khủng bố là một trong những nguy cơ lớn nhất đe dọa nền kinh tế và an ninh của nước này. Là một đồng minh của Mỹ, đồng thời là nơi tập trung đông người nước ngoài và cơ sở kinh tế của nhiều tập đoàn đa quốc gia, Singapore có lý do để lo ngại như vậy. Trên thực tế, ngay sau thời điểm xảy ra vụ tấn công 11.9.2001 vào nước Mỹ, an ninh Singapore cũng phát hiện âm mưu dùng xe bom tấn công trụ sở Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đại sứ quán Mỹ, Câu lạc bộ người Mỹ... tại nước này. Chủ mưu là mạng lưới khủng bố Jemaah Islamiyah có quan hệ mật thiết với al-Qaeda và có chân rết tại nhiều nước Đông Nam Á. Những cuộc tấn công sau đó vào Bali (Indonesia), Madrid (Tây Ban Nha), London (Anh), đặc biệt là cuộc tấn công gần đây vào hai khách sạn sang trọng ở Jakarta (Indonesia) khiến Singapore luôn trong tư thế cảnh giác cao độ.
    Hằng năm Singapore đều tổ chức các cuộc diễn tập đối phó các loại chiến tranh phi truyền thống khác nhau, từ chống cướp biển, cướp ngân hàng cho đến đối phó với thiên tai, dịch bệnh. Năm nay, một đợt diễn tập quy mô lớn đã diễn ra trong 3 ngày giữa tháng 7 với tên gọi Exercise Northstar VII, mô phỏng các vụ tấn công khủng bố tại thành phố Mumbai (Ấn Độ) hồi tháng 11.2008. Tình huống giả định là bọn khủng bố đặt bom ở ga tàu điện ngầm Raffles Place nằm ngay trung tâm tài chính, tấn công khu mua sắm VivoCity và khu du lịch nghỉ mát Sentosa, bắt cóc nhiều con tin rồi cố thủ trong một tòa nhà. Hơn 2.000 quân nhân từ 15 đơn vị đặc nhiệm gồm cảnh sát, bộ binh, không quân, cứu hộ, rà phá bom mìn... đã tham gia ?ocuộc chiến? kéo dài 15 phút từ bao vây, thương lượng rồi đọ súng với những kẻ khủng bố, cho đến di tản dân chúng, giải thoát và cấp cứu con tin. Buổi diễn tập chính có sự theo dõi của Thủ tướng Lý Hiển Long, các phó thủ tướng, nhiều quan chức cấp cao và cả các nhà ngoại giao, quân sự nước ngoài.
    Sau cuộc diễn tập, Thủ tướng Lý nói rằng ông tin tưởng vào năng lực đối phó nguy cơ khủng bố của các lực lượng vũ trang và chuyên trách vốn được trang bị, huấn luyện trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ vụ tấn công ở Mumbai, ông Lý cho rằng vai trò của dân chúng hết sức quan trọng trong việc phát hiện và cung cấp thông tin kịp thời cho các lực lượng an ninh: ?oỞ Mumbai, để xâm nhập được vào các khách sạn và những mục tiêu khác, bọn khủng bố phải đi bằng đường thủy, rồi đường bộ, vác những ba lô nặng trịch cồng kềnh. Nhiều người đã trông thấy nhưng các cơ quan chức năng thì không được cảnh báo kịp thời?. Vì thế, Singapore có hẳn một Chương trình cộng đồng tham gia nhằm tăng cường tinh thần cảnh giác và thắt chặt mối quan hệ quân - dân trong cuộc chiến chống khủng bố.
    Thục Minh
    (VP Singapore)

Chia sẻ trang này