1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực lực Quân đội nhân dân Việt Nam và các nước khu vực

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 11/02/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. prohezt

    prohezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2008
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    0
    Bài trên có nói về tiêu chí đánh giá xếp loại nền QP:của các nước
    Trong phần lớn các đánh giá định hạng quốc tế, có 5 tiêu chí được xem xét, đó là
    1-sức mạnh kinh tế
    2- sức mạnh quân sự,
    3-sức mạnh ý chí,
    4- thành tích
    5-tiềm năng.
    Tuy nhiên cách tính như thế nào thì không rõ, bác nào biết thì a lô dùm cái.
    Nếu ko có tiêu chí xếp loại thì hẳn là "Việt Nam top ten Banzai"
    Được prohezt sửa chữa / chuyển vào 22:28 ngày 30/09/2009
  2. newinvestor

    newinvestor Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/05/2009
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    1
    Dầu có thế nào (Trừ phi chú này tự sản xuất được 100 quả bom nguyên tử một ngày) thì chú này cũng chẳng xưng bá vùng Đông Nam Á này được chứ chưa dám nói đến tầm Châu lục
  3. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3


    Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah

    Điểm qua các thương vụ trên thị trường vũ khí Brunei
    VIT - Theo Arms-Tass, trong danh sách những quốc gia nhập khẩu vũ khí giai đoạn 2000-2007, Brunei đứng ở vị trí thứ 54 với 826 triệu đôla. Trong đó 790 triệu đôla được chi cho các hợp đồng cung cấp 3 chiến hạm mang tên lửa của Anh nhưng hiện nay tàu vẫn chưa được đưa vào sử dụng trong Hải quân Brunei.
    Những chương trình hàng không
    Năm 1996-1998, Brunei đã kí hàng loạt hợp đồng với Mỹ trị giá 80-90 triệu đôla cung cấp 6 trực thăng S-70A và 4 trực thăng UH-60L. Ngoài ra, trong năm 1995 ?" 1996, Brunei đã mua của Indonesia 1 máy bay vận tải CN-235 và 3 máy bay tuần tra CN-235MPA. Năm 1999, Anh đã cung cấp cho Không quân Brunei 10 máy bay huấn luyện Hawk 100/200.
    Tháng 3/2005, có thông tin cho rằng Brunei có ý định sở hữu máy bay tuần tra trên biển được chế tạo dựa trên An-32.
    Trang thiết bị Hải quân
    Vào tháng 6/2009, các cuộc thử nghiệm trên biển của tàu tuần tra đầu tiên lớp mới dùng cho Hải quân Brunei đã được bắt đầu. Tính đến thời điểm này, chưa có bất kỳ công ty nào cũng như lãnh đạo Brunei khẳng định chính thức việc kí kết hợp đồng đóng tàu, tuy nhiên các nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Đức cho rằng xưởng đóng tàu của Đức đã nhận được đơn đặt hàng đóng một vài tàu tuần tra từ quốc vương Brunei.
    Tháng 1/1998, Brunei đã kí hợp đồng với công ty BAE Systems đóng 3 chiến hạm mang tên lửa mới lớp F2000. Công việc bắt đầu 2 tháng sau đó. Chiến hạm đầu tiên sẽ hạ thủy vào tháng 1/2001 và bắt đầu các cuộc thử nghiệm trên biển vào tháng 1/2002.
    Ba tàu trị giá 1,5 tỷ đôla dự kiến đã chuyển cho Brunei vào năm 2004. Tuy nhiên sau khi đóng xong, chính phủ Brunei đã tuyên bố rằng các chiến hạm này không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và không tiếp nhận và thanh toán tiền cung cấp. Vấn đề xem xét trong một thời gian dài nằm ở tải trọng của tàu. Cuối cùng, theo quyết định của tòa án, tháng 4/2007 Brunei đã tiếp nhận cả 3 tàu này.
    Theo ý kiến của đa số chuyên gia, tàu chiến của Anh rất hiện đại và được trang bị công nghệ mới nhất. Vấn đề nằm ở chỗ chính phủ Brunei chưa tính đến sự cần thiết đào tạo nhân lực sử dụng tàu mới. Chiến hạm mới quá phức tạp trong việc vận hành đối với lực lượng hải quân còn khiêm tốn của Brunei. Sau khi tiếp nhận các chiến hạm này, chính phủ đã giao nhiệm vụ cho một công ty bán những tàu này cho khác hàng khác quan tâm đến những tàu chiến của Anh này.
    Được biết, Algeria có thể trở thành khách hàng mua tàu tuần tra gần bờ F-2000 do BAE Systems đóng dành cho Hải quân Brunei nhưng Algeria vẫn chưa quyết định chắc chắn.
    Tính đến thời điểm này, Hải quân Brunei đang sở hữu 3 chiến hạm tấn công mang tên lửa tốc độ cao Waspada - những tàu này đã được nâng cấp bằng con đường hoàn thiện hệ thống điều khiển hỏa lực?Hợp đồng nâng cấp tàu Waspada đã được kí với Anh năm 97-98. Pháp đã cung cấp 59 tên lửa chống tàu Exocet cho những tàu này.
    Ngoài ra, Brunei còn đóng 2 tàu đổ bộ tại xưởng đóng tàu nội địa.
    Những hợp đồng cung cấp
    Năm 2001-2002, theo hợp đồng kí năm 1999, Pháp đã cung cấp cho quân đội Brunei 19 xe BTR VAB ?" VTT NG.
    Năm 2003-2004, Anh đã hiện đại hóa 16 chiếc tăng hạng nhẹ Scorpion cho quân đội Brunei.
    Năm 2008, Mỹ đã cung cấp cho Brunei lô radar RF-7800S.
    Năm 2005-2006, Pháp đã cung cấp 24 tê lnửa điều khiển Mistral cho Brunei.
    Trong thời gian tới, quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah sẽ có cuộc gặp với lãnh đạo công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga để thảo luận về tương lại hợp tác kỹ thuật quân sự giữa 2 nước.
    Trong chuyến thăm chính thức tới Moscow hồi tháng 6/2005, quốc vương Brunei đã thảo luận các vấn đề mở rộng hợp tác song phương giữa Nga và Brunei trong đó có lĩnh vực hợp tác kỹ thuật ?" quân sự. Đó là chuyến thăm đầu tiên tới Nga của lãnh đạo Brunei trong suốt chiều dài lịch sử quan hệ 2 nước. Nói về tương lai hợp tác kỹ thuật?" quân sự, 2 bên đã thỏa thuận củng cố hợp tác trong lĩnh vực này đồng thời cũng ngụ ý nói về khả năng kí kết những văn kiện hợp tác song phương tương lai trong lĩnh vực quân sự.
    Nga có thể cung cấp vũ khí bộ binh gồm súng trường, súng máy ? cho Brunei.
    Bruney la nước nhỏ nhưng nhiều dầu khí tuy nhỏ về địa lí , ít dân nhưng cũng chẳng kém cạnh quốc gia láng giềng nào về QS , NC ma nhiều tiền như anh Bru chác mua sắm cũng mạnh tay chứ ko dè dặt như bay giờ
    http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quansu/LA67519/default.htm
  4. bluehighland

    bluehighland Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/08/2008
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    25
    Hôm nọ hóng hớt được ít tin vỉa hè của mấy chú bên quân đội nói rằng vừa rồi nhà mình đào được một ít(kho) vũ khí Mỹ chôn bí mật để lại(chắc để ngày gặp lại) chả hiểu có đúng không nhưng theo mấy ông ấy đánh giá là hàng ngon.
  5. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Lược trích Nghiên cứu của Giáo sư Carlyle A. Thayer thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng Sultan Haji Bolkiah (ấn bản lần đầu 30/04/2009 và đã cập nhật ngày 23/08/2009), có tựa đề:
    QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM: PHÁT TRIỂN VÀ HIỆN ĐẠI HÓA
    Lịch sử
    Quân đội nhân dân Việt Nam (VPA) được thành lập ngày 22/12/1944 với chỉ 34 chiến sĩ, sau hơn 4 thập kỷ, VPA đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đứng trong top những nước có lực lượng quân đội lớn (mạnh) nhất thế giới. Trải qua 64 năm kể từ ngày thành lập, VPA đã phải chiến đấu liên tục, chiếm tới hơn một nửa tổng quãng thời gian này. Đầu tiên là cuộc chiến 8 năm với Thực dân Pháp (1946-1954), đánh dấu bằng chiến thắng Điện Biên Phủ. Sau đó, năm 1959, Đảng (VCP) đã chủ trương thống nhất đất nước bằng bạo lực cách mạng. Giai đoạn cao trào là Cuộc chiến tranh Việt Nam (1965-1975) và đánh dấu sự kết thúc bằng Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Thêm một lần nữa, một thời gian ngắn sau hòa binh, Cuộc chiến Biên giới Tây Nam chống lại Tập đoàn diệt chủng Khơ me đỏ lại nổ ra từ năm 1977. Năm 1978, Việt Nam đã tấn công giải phóng Cam-pu-chia để lật đổ chế độ ********* Khơ me đỏ. Nhân cớ đó, Trung Quốc phát động cuộc tấn công dọc các tỉnh Biên giới phía Bắc kéo dài trong 1 tháng (từ tháng 2 đến tháng 3 năm 1979). Sau đó, Trung Quốc tiếp tục gây căng thẳng biên giới thêm 8 năm nữa. Năm 1989, Việt Nam rút toàn bộ quân khỏi Cam-phu-chia, nhưng phải đến tận năm 1991 mới hoàn thành.
    Trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh liên miên đã biến VPA từ một đội quân nhỏ bé trở thành một quân đội đứng thứ 5 thế giới. Năm 1987, khi VPA đạt đỉnh 1,26 triệu quân chính quy thương trực, thì chỉ có LB Xô-viết, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Ấn Độ là có số quân thường trực lớn hơn. Ngoài số quân thường trực, VPA còn duy trì một lực lượng dự bị lên tới 2,5 triệu người, 60.000 bộ đội Biên phòng và nhiều đơn vị bán vũ trang khác. Tổng cộng, trong những năm 1980, tổng quân số của VPA lên tới khoảng hơn 5 triệu người.

    P/S: Triumf dịch thô, có chuyển hóa câu chữ chút xíu cho "ta" dễ đọc.

  6. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Sự phát triển của VPA lần lượt từ một quân đội với lực lượng bộ binh là chủ yếu, có hỗ trợ bởi pháo binh, dần dần, VPA đã xây dựng được các đơn vị quân binh chủng từ tăng - thiết giáp, công binh, hải quân, vận tải tới phòng không - không quân, hóa học, đặc công và thông tin liên lạc. Các lực lượng Hải quân và Phòng không - Không quân phát triển nhanh chóng cả về quy mô và mức độ hiện đại khá cao nhờ viện trợ của LB Xô-viết.
    Năm 1986, Việt Nam tiến hành Đổi mới và sau đó là rút quân khỏi Lào và Cam-pu-chia, nhờ vậy, quy mô quân đội giảm mạnh, duy trì ở mức khoảng 600.000 quân thường trực. Việt Nam cũng thay đổi học thuyết quân sự và hướng tới chiến lược phòng thủ nhiều hơn, vốn được biết đến với tên gọi "chiến tranh nhân dân" và "quốc phòng toàn dân". Bảng 1 dưới đây ước tính cơ cấu của Quân đội nhân dân Việt Nam.
    Bảng 1: Quân đội nhân dân Việt Nam
    Lục quân: 412,000
    Hải quân: 13,000
    Hải quân đánh bộ: 27,000
    Phòng không - Không quân: 30,000
    Bộ đội Biên phòng: 40,000
    Công an (vũ trang): 100,000
    Dự bị: 5,000,000
    Nguồn: International Institute of Strategic Studies, The Military Balance 2009, trang 415-417 và The Military Balance 2008, trang 408-410.
    2. Chính sách An ninh và Quốc phòng
    Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam bao gồm 4 thành phần chính: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phuơng và dân quân tự vệ, Cảnh sát biển và Công an.
    Tất cả nam giới và phụ nữ đều được xếp vào diện phải phục vụ quân đội khi đến tuổi 18. Mỗi năm, ước tính Việt Nam có khoảng 1 triệu nam giới đến tuổi nghĩa vụ quân sự. Nhờ chiến lược giảm quân số thường trực, Việt Nam hầu như không gặp phải bất cứ vấn đề gì về việc gọi nhập ngũ. Tuy nhiên, để trở thành sĩ quan quân đội hoàn toàn, yêu cầu về năng lực và lý lịch cao hơn rất nhiều so với dân sự. Tháng 7 năm 2007, Việt Nam ban hành Luật Nghĩa vụ quân sự, giảm thời gian phục vụ bắt buộc trong quân đội xuống còn 18 tháng, và độ tuổi nghĩa vụ quân sự xuống còn từ 18 đến 25 so với từ 18 đến 27 như trước đây. Đối với binh lính thuộc các đơn vị binh chủng kỹ thuật và hải quân, thời gian phục vụ được giảm từ 3 năm xuống còn 2 năm.
    Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2004 chỉ rõ 2 chiến lược của VPA, đó là: "Xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân và cùng với các lực lượng vũ trang, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự xã hội, bảo vệ cuộc sống hòa bình và thành quả lao động của nhân dân, và xây dựng đất nước theo chủ trương "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh".
    Sách trắng quốc phòng Việt Nam 2004 cũng chỉ rõ tình hình an ninh của Việt Nam: "trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, còn tồn tại nhiều nhân tố có thể gây bất ổn định và tiềm ẩn nguy cơ xung đột vũ trang ở biên giới, tình hình khủng bố và tội phạm còn nhiều phức tạp...
  7. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    3. Tổ chức quân đội
    Lục quân không tổ chức một Cơ quan chỉ huy độc lập, nhưng có các Bộ tư lệnh quân khu, quân đoàn và các Bộ tư lệnh các binh chủng (pháo binh, công binh, thông tin liên lạc, hóa học, tăng - thiết giáp, đặc công và các đơn vị vũ trang khác trực thuộc Bộ Quốc phòng.
    Việt Nam là nước độc đảng, có cơ cấu lãnh đạo 2 kênh. Kênh 1, lãnh đạo cao nhất là ************* CH XNCH Việt Nam là người đứng đầu Hội đồng Quốc phòng an ninh và Tổng Tham mưu trưởng. Các thành viên thuộc Hội đồng Quốc phòng an ninh hoạt động dưới sự lãnh đạo của ************* và được thông qua bởi Quốc hội.
    Bảng 2: Cơ cấu Hội đồng Quốc phòng an ninh
    Chủ tịch:
    *************
    Phó chủ tịch:
    Thủ tướng
    Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
    Bộ trưởng Bộ ngoại giao
    Bộ trưởng Bộ Công an
    Kênh lãnh đạo thứ hai, thể hiện vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng công sản Việt Nam đối với Quốc Phòng. Đảng lãnh đạo quân đội thông qua Đảng ủy Quân sự Trung ương Central Military Party Committee, đứng đầu (Tổng Quân ủy Trung ương) là Tổng bí thư (xem bảng 3). Phó Tổng quân ủy thường trực là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, luôn là thành viên của Bộ chính trị (Political Bureau)...
    Bảng 3: Quân ủy Trung ương
    Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương:
    Tổng bí thư Đảng Cộng sản VN
    Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương:
    Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
    ....
    4. Ngân sách và chi tiêu quốc phòng
    Ngân sách Quốc phòng Việt Nam là bí mật quốc gia. Trong một lần hiếm hoi đề cập đến vấn đề này, Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2004 đã công bố, Việt Nam chỉ giữ mức ngân sách quốc phòng bằng 2,5% GDP. Con số này có thể thấp hơn nhiều so với chi tiêu thực tế...
    Bảng 4: Ngân sách quốc phòng của Việt Nam do Viện Nghiên cứu chiến lược Quốc tế (IISS) và Cơ quan Tình báo Quốc phòng Australia (DIO) ước tính:
    Chi tiêu quốc phòng của Việt Nam 2000-2007 (Đơn vị tính : U.S. billion - số trước của IISS và số sau của DIO)
    2000: 2,3/2,2
    2001: 2,2/2,3
    2002: 2,4/2,3
    2003: 2,9/2,2
    2004: 2,8/2,5
    2005: 3,2/2,7
    2006: 3,4/2,9
    2007: 3,7/3,2
    Bảng 5: Chi tiêu Quốc phòng của Việt Nam năm 2007
    Chi tiêu quốc phòng (tỷ USD): 3,70
    So với GDP: 5,24%
    Tính trên đầu người (USD) 43,47
    Tính trên đầu binh sĩ (USD) 8.198
    Nguồn: International Institute of Strategic Studies, The Military Balance 2009, trang 415 và The Military Balance 2008, trang 408.
    P/S: Có thể có một số chi tiết chưa được chính xác và đầy đủ, các bác tham khảo tạm
  8. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Các ước tính đưa ra bởi IISS và DIO theo từng năm về cơ bản thể hiện xu hướng chung, đó là Ngân sách quốc phòng của Việt Nam theo đồng USD thực tế đã tăng gấp đôi trong giai đoạn từ 1998 đến 2007.
    Theo Sách trắng Quốc phòng 2004 "Ngân sách Nhà nước hiện còn nhiều khó khăn, tuy nhiên vẫn sẽ giành một lượng cần thiết cho quốc phòng nói chung và cho phát triển công nghiệp quốc phòng nói riêng, đủ để đảm bảo trang bị vũ khí cần thiết cho quân đội". Tuy nhiên, cũng giống như Trung Quốc, một số khoản chi tiêu quốc phòng và các lĩnh vực có liên quan như nghiên cứu & phát triển và mua sắm, được tính vào những khu vực khác trong ngân sách quốc gia.
    Tháng 5 năm 2008, Thứ trưởng Bộ tài chính Trần Xuân hà đã công bố rằng vì giá dầu tăng cùng với tỷ lệ lạm phát cao, Việt Nam cần phải thắt chặt chính sách tài khóa và tiết giảm chi tiêu của chính phủ. Các phân tích quốc phòng đều thống nhất rằng điều đó sẽ sảnh hưởng tới các chương trình mua sắm của chính phủ trong ngắn hạn. Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ tiếp tục hạn chế ngân sách dành cho mua sắm vũ khí trang bị.
    5. Mua sắm vũ khí trang bị
    Trong suốt Chiến tranh Việt Nam (1965-1975) và Chiến tranh biên giới Tây Nam (1979-1989), Việt Nam hầu như dựa hoàn toàn vào các hệ thống vũ khí trang bị có nguồn gốc từ Liên bang Xô-viết. Kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, đã kết thúc giai đoạn "bán rẻ như cho" và Việt Nam bắt đầu phải thanh toán tiền mua vũ khí trang bị bằng ngoại tệ mạnh hoặc bằng hàng đổi hàng.
    Việt Nam đã đặt việc phát triển kinh tế lên hàng đầu và chỉ duy trì mức tăng chi tiêu quốc phòng một cách nhỏ giọt.Việt Nam không tiến hành các đợt mua sắm hay nâng cấp vũ khí lớn. Phải tới tận cuối những năm 1990, Chính phủ Việt Nam mới công bố một loạt các chương trình mua sắm các hệ thống vũ khí trang bị hiện đại. Theo đó, Việt Nam chậm rãi phát triển hải quân và không quân hải quân để kiểm soát các vùng nước nông và vùng đặc quyền kinh tế.
  9. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Hầu hết các chương trình mua sắm quốc phòng chủ yếu được thực hiện để đảm bảo ưu tiên này. Ví dụ, Việt Nam đã mua một số máy bay chiến đấu và tàu chiến có khả năng tác chiến khá cao. Việt Nam cũng lên kế hoạch phát triển nền công nghiệp quốc phòng với ưu tiên cho hải quân, có sự kết hợp với các đồng minh cộng sản cũ và Ấn Độ.
    Năm 1994, Vietnam và Nga đã thống nhất một hợp đồng mua sắm vũ khí lớn, thắt chặt hợp tác quốc phòng theo một Hiệp định được ký tháng 10/1998 và công bố trở thành "Đối tác chiến lược" năm 2003. Thỏa thuận năm 1998 đã thiết lập một khung chương trình, theo đó Nga sẽ tiếp tục hỗ trợ và bán vũ khí trang bị cho Việt Nam. Quan hệ quốc phòng giữa 2 nước được đưa lên một tầm cao mới nhân dịp Tổng thống Nga Putin sang thăm Việt Nam trong Tháng 2/Tháng 3 năm 2001. Trong chuyến thăm này, 2 bên đã ký Hiệp định thắt chặt quan hệ quốc phòng đáp ứng được yêu cầu an ninh quốc phòng của Việt Nam. Gần đây nhất, tháng 9 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga đã tuyên bố Việt Nam là đối tác chiến lược của Nga ở Đông Nam Á.
    Nga tiếp tục là nguồn cung cấp các loại vũ khí trang bị tiên tiến của Việt Nam, dường như quan hệ này sẽ không thay đổi ít nhất là trong ngắn hạn. Tháng 9 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov đã gặp người đồng nhiệm Phùng Quang Thanh của Việt Nam và tuyên bố rằng Nga đã sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam các loại vũ khí trang bị mới và nâng cấp các vũ khí hiện có. Lúc đó, giới thạo tin của Nga đã tiết lộ tiềm năng về các hợp đồng mua bán máy bay chiến đấu, hệ thống phòng không (bao gồm cả radar tầm xa), tàu chiến (tầu hộ vệ và tuần tiễu tên lửa) vầccs trang thiết bị cũng như hiện đại hóa các đơn vị tăng - thiết giáp của Việt Nam. Các hợp đồng này có thể đã được cụ thể hóa nhân chuyến thăm chính thức của ************* ***************** tới Nga tháng 10 năm 2008. Trong chuyến thăm này, Chủ tịch ***************** đã tuyên bố rằng Việt Nam quan tâm tới việc tăng cường hợp tác kỹ thuật quốc phòng với Nga. Dù vậy, các hợp đồng mua sắm vẫn sẽ chỉ dừng ở mức độ vừa phải do ngân sách eo hẹp. Ngoài ra, Việt Nam cũng mở rộng và đa dạng hóa các nguồn cung cấp vũ khí trang bị từ các bạn hàng truyền thống từ thời Xô-viết như Ấn Độ, Ukraine, the Czech Republic và Ba Lan...
    Mua sắm của Lục quân: Việt Nam đã gia nhập thị trường xe bọc thép chở quân và xe tăng chiến đấu chủ lực. Tháng 4 năm 2001, có tin cho rằng Việt Nam đã tiến hành sửa chữa tổng thể và nâng cấp nhỏ khoảng 50 xe bọc thép M113. Việc nâng cấp và sửa chữa được thực hiện bởi Nhà máy Z751 ở Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng một số linh kiên mua từ các nguồn thương mại và tận dụng linh kiện thu được từ thời chiến tranh Việt Nam. Trước đó, Việt Nam đã cố gắng kết hợp với Singapore Automotive Engineering (nay là ST Kinetics thuộc ST Engineering), tuy nhiên nỗ lực này đã bị dừng lại do chính sách cầm vận của Mỹ đối với Việt Nam. Các xe bọc thép này được cho là sẽ đưa vào biên chế của một sư đoàn cơ giới ở phía Nam. Nga từng có kế hoạch bán xe tăng chiến đấu chủ lực T-80 cho Việt Nam nhưng không thành vì ngân sách của Việt Nam không đáp ứng nổi.
    Năm 2006, Israel đã báo cáo với Ủy ban Đăng ký vũ khí thông thường của LHQ (UNROCA) rằng họ đã bán cho Việt Nam 2 xe bọc thép hạng nhẹ (LAV). Hiện nay, một số công ty của Israel thắng thầu và đang tham gia nâng cấp thử nghiệm một số xe tăng T-55 trong tổng số tới 850 T-54/55 của Việt Nam. Chương trình của Israel bao gồm nâng cấp giáp, hệ thống nhìn đêm và một hệ thống điều khiển hỏa lực nâng cấp (được cho là sản xuất ở Ba Lan).
    Tháng 5 năm 2002, Vietnam vàUkraine đã đạt được thỏa thuận hợp tác kỹ thuật quân sự kéo dài tới 2005. Theo đó, Ukraine sẽ hỗ trợ chủ yếu để Việt Nam nâng cấp thiết giáp và pháo binh , hợp tác sản xuất vũ khí và sửa chữa, nâng cấp và cung cấp một số lượng lớn các loại vũ khí vàtrang bị chưa xác được chủng loại.
    Tháng 2 năm 2005,có tin cho rằng Bộ Quốc Phòng Phần Lan sẽ nhượng lại cho Việt Nam tới khoảng 70 xe tăng T-54 and T-55 có từ thời Liên Xô. Đầu tháng 3 năm 2005 lại có tin Ba Lan có thể bán cho Việt Nam 150 xe tăng T-72 đã qua sử dụng cùng việc hỗ trợ huấn luyện, đạn dược, thiết bị bảo trì sửa chữa cơ bản. Những nguồn tin này chưa được đăng ký với UNROCA (Xem Bảng 6).
  10. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Mua sam của Không quân: Những khó khăn về tài chính đã hạn chế khả năng mua sắm một lượng lớn các máy bay chiến đấu đa năng và máy bay tiêm kích bom của Việt Nam. Ví dụ, trong giai đoạn 1994 tới 2004, Việt nam chỉ mua được tổng cộng 12 chiếc máy bay hiện đại của Sukhoi từ Nga. Bao gồm: 7 chiếc Su-27SK một người lái, 3 chiếc Su-27UBK huấn luyện, hai người lái và 2 chiếc Su-30K. Trong các năm từ 1996 đến 1998, Nga đã nâng cấp 32 chiếc máy bay tiêm kích bom Su-22M4 một người lái và 2 chiếc Su-22UM3 huấn luyện, 2 người lái. Trong tháng 9 và 10 năm 2008, trong chuyến thăm được đánh giá là thành công của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng ************* tới Nga, Việt Nam đã bày tỏ ý định mua tới 20 chiếc Su-30 và có thể là cả MiG-29. Rốt cuộc thì Việt Nam cũng đã đặt mua 8 chiếc Su-30MK2 từ công ty Rosoboronexport, dự kiến sẽ giao hàng trong khoảng 2010-2011.
    Cuối năm 1999, có báo cáo rằng cơ quan quản lý vũ khí trang bị Rosoooruzheniye của Nga đã tiến hành đàm phán để nâng cấp những chiếc Su-27 và Su-30 hiện có của Việt Nam để chúng có thể mang được tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn R-77 (AA-12), tên lửa không đối hạm Kh-31 (AS-17) vầccs loại tên lửa không đối đất Vympel Kh-27 (AS-14) và Kh-59M (AS-18).
    Tháng 3 năm 2000, Ấn Độ và Việt Nam đã ký Hiệp định về Hợp tác quốc phòng, theo đó, Ấn Độ sẽ tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa toàn bộ cho các máy bay MiG-21 hiện đang có trong trang bị của Không quân Việt Nam và hỗ trợ huấn luyện các phi công chiến đấu và kỹ thuật viên của Việt Nam. Tháng 3 năm 2005, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã đến thăm Ấn Độ để bản thảo sâu hơn về việc Ấn Độ hỗ trợ bảo dưỡng và sửa chữa các máy bay chiến đấu MiG. Và tháng 10 năm 2006, Ấn Độ đã cung cấp một số phụ tùng dự trữ cho máy bay MiG-21 của Việt Nam.
    Năm 2004, Việt Nam được báo cáo rằng đã mua từ 4 tới 10 chiếc máy bay tiêm kích bom Su-22M4 từ Czech Republic, bao gồm cả phụ tùng, đạn dược. Sau đó Việt Nam cũng đạt được thỏa thuận nâng cấp các máy bay này để chúng có thể mang được tên lửa diệt hạm. Các báo cao trong năm 2005 cho thấy Việt Nam có nhu cầu mua thêm từ 8 tới 10 chiếc máy bay ciến đấu hiện đại mà ưu tiên là Su-27 hoặc Su-30MK. Tuy nhiên, do khó khăn về tài chính nên dẫn tới việc Việt Nam phải mua 40 chiếc Su-22M4 đã qua sử dụng của Ba Lan thay cho mua máy bay mới.

Chia sẻ trang này