1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực lực Quân đội nhân dân Việt Nam và các nước khu vực

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 11/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Trong các báo cáo thường niên gửi tới UNROCA, Vietnam đã thừa nhận chỉ mua có 12 chiếc máy bay chiến đấu trong giai đoạn 1992-2006. Điều này có thể hiểu, các máy bay chưa được chuyển giao vì còn đang phải nâng cấp ở nước ngoài. Tuy nhiên, trong cùng giai đoạn, Ukraine báo cáo đã giao 6 chiếc MiG-21 UM (1996), 10 chiếc L-39 (2002 và 2003) và 3 chiếc Su-22 (2005) cho Vietnam. Trong năm 2005, Czech Republic báo cáo đã bán chỉ 5 chiếc SU-22 UM3 cho Việt Nam. Không hợp đồng nào trong những hợp đồng đã kể trên được Việt Nam đưa vào trong báo cáo thường niên để gửi tới UNROCA (Xem bảng 6 ở dưới).
    Mua sắm cho phòng không: Theo Edward O?TDowd, "Lực lượng phòng không Việt Nam, đặc biệt là ở quanh khu vực Đồng bằng sông Hồng, trong những năm 1970, là một trong những lực lượng thiện chiến nhất thế giới". Tuy nhiên, Khả năng chiến đấu của cả hệ thống phòng không Việt Nam đã xuống cấp kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 và dần dần chúng trở nên lạc hậu. Tình hình này chỉ được cải thiện sau đó một thập kỷ khi Việt Nam phải đối mặt với sự xuống cấp trầm trọng của các loại vũ khí phòng không.
    Các báo cáo thường niên tới Ủy ban Đăng ký vũ khí thông thường của Liên hợp quốc đã làm sáng tỏ đôi chút thông tin chi tiết về vấn đề này (xem bảng 6). Ví dụ, trong các năm 2000 và 2004, Nga báo cáo chỉ bán một số lượng rất nhỏ bao gồm lần lượt "8 tên lửa và bệ phóng" và "20 tên lửa và bệ phóng" cho Việt Nam (xem bảng 6). Chủng loại tên lửa không được nêu rõ và có thể là tên lửa không đối không hoặc không đối đất.
    Tháng 5 năm 2002, Việt Nam và Ukraine đã kỹ Hiệp định Hợp tác quân sự đến năm 2005. Theo đó, Ukraine đồng ý hỗ trợ Việt Nam trong việc nâng cấp các hệ thống phòng không, bao gồm radar, thông tin liên lạc và tên lửa đất đối không. Tuy nhiên, trong gia đoạn này không thấy Ukraine đề cập trong các báo cáo thường niên gửi tới UNROCA là đã bán bất kỳ hệ thống tên lửa nào cho Việt Nam hay không. Năm 2008, có báo cáo cho rằng Việt Nam đã mua 4 hệ thống radar thụ động Kolchuga có khả năng phát hiện và nhận dạng các mục tiêu trên đất liền, trên biển cho Việt Nam.
    Tháng 8 năm 2003, Nga đồng ý bán cho Việt Nam 2 hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 theo hợp đồng trị giá 200 triệu USD. Cũng trong năm 2005, Việt Nam báo cáo lên UNROCA rằng họ đã nhập 12 xe mang phóng và 62 quả tên lửa S-300 nhưng không đề cập nước chuyển giao. Nga báo cáo lên UNROCA rằng năm đó họ thất bại trong vụ mua bán tên lửa phòng không tầm xa này. Nhưng các nguồn tin công nghiệp lại khẳng định rằng 1 hệ thống S-300PMU1 cùng 12 xe phóng và 62 quả tên lửa đã được giao cho Việt Nam tháng 8 năm 2005. Hệ thống S-300 được đánh giá là một trong những hệ thống tên lửa phòng không mọi tầng cao hiện đại nhất thế giới.
  2. ctthk80

    ctthk80 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2009
    Bài viết:
    510
    Đã được thích:
    14
    chỗ này không rõ ràng lắm .
    Vậy VN chỉ nhận được 1 dàn S300PMU1 ?
    Nga nói thất bại trong việc giao vụ mua bán này,VN không nói nguồn cung cấp hệ thống này,vậy hệ thống này đến từ đâu?
    Câu hỏi nữa đặt ra là hợp đồng 2 hệ thống S300PMU-1 giữa VN với Nga thực chất là như thế nào và VN có đang sở hữu 1 hêk thống S300PMU của 1 nguồn khác cùng với 2 hệ thống đặt mua của Nga hay chỉ 1 hệ thống như trong bài viết.
    Ngoài ra trong báo cáo không nhắc đến máy bay M-28 đã mua của Ba Lan trong khi lại thống kê được số lượng đặt hàng su-30 với Nga tới tận thời điểm 2010-2011 mới giao hàng.
  3. nhoccongsan

    nhoccongsan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    1.551
    Đã được thích:
    101
    Belarus cũng có S-300 nhỉ
  4. pbdkhatmau

    pbdkhatmau Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    1.506
    Chỉ 1 giàn nhưng lại có tới 12 xe phóng, vậy là hơn 4 xe so với con số vẫn được biết đến trên ttvn này rồi.
    Có độ vênh cũng khá lớn trong bài viết trên vì theo mdb thì Việt Nam đã nhận được tới 75 quả đạn 48N6E. Thông tin nào đáng tin cậy hơn nhỉ?
  5. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Hì, nguyên văn nghiên cứu của người ta thế nào thì tôi đưa lên vậy, không có thêm bớt. Số liệu có thể khác so với các nguồn đã biết trước đây, tuy nhiên điều này có thể hiểu được vì VN có truyền thống giấu hàng mà.
    P/S: Đây là tài liệu để tham khảo, nên các bác từ từ hãy thắc mác nhé, để tôi đưa nốt lên đã. M-28 chưa được nhắc tới vì tôi... chưa dịch xong, nghiên cứu còn dài mà.
  6. hasinhat

    hasinhat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    674
    Đã được thích:
    432
    Bàn đi bàn lại cho vui thôi các bác ạ. Mẽo với Tầu cũng chỉ rặt là phường ăn hại thôi chứ đừng nói gì đến mấy anh nhí nhố ASEAN. Lãnh đạo bẩu thế rồi!
    http://www.youtube.com/watch?v=IfKITS2QW9w
    Được hasinhat sửa chữa / chuyển vào 14:58 ngày 21/10/2009
  7. ninjavn2007

    ninjavn2007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2007
    Bài viết:
    853
    Đã được thích:
    219
    Cám ơn thông tin của bác Triumf! Bác là người rành tin, bác có nghĩ là QĐ mình sẽ cắt giảm quân số lục quân nhiều hơn nữa không? 420 ngàn là rất nhiều mà phần lớn không được cơ giới hoá. Nếu hạ được 1/2 và dùng chi phí đó để tăng cường huấn luyện và mua sắm trang thiết bị mới, chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá, cũng như tăng quân số cho HQ và KQ thì vẫn hay chứ? Mà còn không phải mang tiếng chay đua vũ trang và lại không phải tiếp tục tăng nhiều chi phí quốc phòng.
    Trong thế trận hiện nay, tôi không nghĩ rằng có ai muốn so tài với lục quân VN vì lịch sử đã chứng minh nhiều rồi.
  8. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Bảng 6: Các báo cáo gửi United Nations Register of Conventional Arms, 1992-2006
    Xem: http://disarmament.un.org/cab/register.html
    Xuất khẩu tới Việt Nam (Báo cáo của các nước bán vũ khí):
    1992: Không
    1993: Không
    1994: Không
    1995: 6 máy bay chiến đấu; 14 tên lửa R-27R1 cùng giá treo.
    1996: 6 Mig-21UM
    1997: 2 máy bay chiến đấu
    1998: Không
    1999: Không
    2000: 8 tên lửa và bệ phóng
    2001: Không
    2002: 4 L-39
    2003: 6 L-39
    2004: 4 máy bay chiến đấu; 20 tên lửa và bệ phóng
    2005: 3 Su-22 và 5 Su-22UM3
    2006: 5 Su-22; 2 xe bọc thép hạng nhẹ
    Nhập khẩu từ Việt Nam (báo cáo của Việt Nam):
    1992: Không gửi báo cáo
    1993: Không gửi báo cáo
    1994: Không mua gì
    1995: 1 Su-27UBK và 5 Su-27SK
    1996: Không mua gì
    1997: 2 Su-27
    1998: Không mua gì
    1999: Không mua gì
    2000: Không mua gì
    2001: Không mua gì
    2002: Không mua gì
    2003: Không mua gì
    2004: 4 máy bay chiến đấu; 20 tên lửa và bệ phóng
    2005: 12 xe mang phóng và 62 tên lửa S-300
    2006: Không mua gì
  9. caubedungcam

    caubedungcam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/12/2004
    Bài viết:
    645
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ khó lòng mà cắt giảm hơn được. Một nửa của quân số đó cũng chắc cũng chỉ tạm đủ để giữ mạn Bắc nếu có biến.
    Về việc cơ giới hoá thì em nghĩ chỉ cần tập trung cơ giới hoá hoàn toàn quân đoàn 2 thành một quân đoàn thiết giáp là đủ. Quân đoàn này một mặt phải giữ xương sống cho đất nước một mặt lại phải sẵn sàng hỗ trợ quân đoàn 1 ở mặt bắc nên tính cơ động phải thật cao.
  10. ninjavn2007

    ninjavn2007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2007
    Bài viết:
    853
    Đã được thích:
    219
    Em nghĩ khó lòng mà cắt giảm hơn được. Một nửa của quân số đó cũng chắc cũng chỉ tạm đủ để giữ mạn Bắc nếu có biến.
    Về việc cơ giới hoá thì em nghĩ chỉ cần tập trung cơ giới hoá hoàn toàn quân đoàn 2 thành một quân đoàn thiết giáp là đủ. Quân đoàn này một mặt phải giữ xương sống cho đất nước một mặt lại phải sẵn sàng hỗ trợ quân đoàn 1 ở mặt bắc nên tính cơ động phải thật cao.
    [/quote]
    Tôi nghĩ khó mấy cũng phải cắt, nhất là dùng tiền đó để đầu tư đào tạo, mua sắm vũ khí, hoả lực mạnh. Cũng như tăng quân số và máy bay cho không quân. Như vậy thì có thể thay thế được. Không quân trong chiến tranh hiện đại là sương sống của quân đội các nước tiên tiến. Đông quân đến mấy mà yểm trợ của không quân yếu thì cũng chết bác ạ. Nhất là hàng xóm phía bắc, không những đẩy mạnh không ngừng khả năng của lục quân, không quân của họ cũng khủng khiêp đấy.
    Nếu có xảy ra chuyện, họ chắc chắn sẽ dùng không quân. Ví dụ dùng 100 máy bay chiến đấu/ném bom đi. Và đụng phải không quân/phòng không mạnh mẽ của VN khiến họ mất hết 1/2 - 2/3 ~ 1-2 tỷ USD thiệt hại cho lực lượng tác chiến thì bảo đảm họ sẽ nghĩ lại và tuyên bố là "đã đạt được mục đích răn đe" và sẽ rút quân về. Còn ngược lại thì họ sẽ dùng KQ để áp đảo lục quân VN cũng như ném bom phá hoại các khu công nghiệp và mục tiêu quan trọng.
    Lịch sử đã chứng minh rất nhiều là bất kì 1 đội quân xâm lược nào đến VN (du cho mạnh đến mấy), có thể sẽ chiến thắng ban đầu, nhưng rồi sẽ lún sình và bị chống lại bằng chiến tranh nhân dân. Với lại bác quên rằng, VN mình còn có 1 lực lượng lớn dân quân tự vệ và quân dự bị nữa, chỉ cần đào tạo tốt cho lượng này thì khi có chuyện họ cũng có khả năng đánh trả. Khi có biến với hàng xóm phía Bắc và cần tổng động viên, chắc chắc lớp thanh niên VN lúc ấy sẽ xung phong ngay.

Chia sẻ trang này