1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực lực Quân đội nhân dân Việt Nam và các nước khu vực

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 11/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dangnam0511

    dangnam0511 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2005
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    297
    Haizzzz, khổ cho cái kiếp rồ. Rồ quá nên chắc không biết Angola vs Vịt thằng nào hơn???
  2. SSX999

    SSX999 Guest

    Khổ cái gì cơ? Angola ngân sách QP có 1,2 tỉ mà họ có Mig-23 có T-72 xịn từ lâu đời rồi chứ không mua đồ bãi mang về vùi đống gio như Vịt.
    Cái này thì Angola chịu này: Làng X thời Y cạnh bãi tập T-54 không hiểu sao có nhiều can, xô chậu đến thế.
    Được SSX999 sửa chữa / chuyển vào 02:14 ngày 03/11/2009
  3. ninjavn2007

    ninjavn2007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2007
    Bài viết:
    853
    Đã được thích:
    219
    So sánh Angola với VN làm gì, có cùng khu vực đâu.
    Mà số lượng T-72/ Mig-23 gi đó có tí tẹo, đâu bằng 1 gốc QĐNDVN đâu SSX. Angola bự gấp 4 lần VN thì phải mà dân số chỉ bằng 1/4 VN, quân đội cũng cỡ 1/4-1/5 VN nên 1.2 tỷ có thể mua sắm nhiều thứ.
    Vã lại, bây giờ mua T-72 để đấu với ai, trong khi HQ và KQ đang cần được đầu tư. 1 điều nữa là VN vẫn bị cấm vận vũ khí nên có muốn mua đồ chơi xịn cũng chẳng ai bán ngoài mấy nước khối SNG cũ.
    Nói chung, nước còn nghèo thì phải ráng mà mua cho đúng theo điều kiện và khả năng cho phép thôi, không thể phung phí được. Thành ra phải ngưỡng mộ khả năng bảo trì quân khí của QĐ.
    Được NinjaVN2007 sửa chữa / chuyển vào 10:10 ngày 03/11/2009
  4. shinsaber

    shinsaber Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    1.644
    Đã được thích:
    483
    Ủa thế Israel nó nằm trong SNG à?
  5. leproVN

    leproVN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2009
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    2
    Híc, thế cuối cùng cái ảnh của cái tàu to to mà bác binhnhat đã đưa có phải là Gepart không vậy?
  6. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Không phải
    đó là con của Malay
  7. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Mới đi công tác về đã lại nghe một MiG-21 rơi. Chán quá. Quả thực, ngoài những nguyên nhân do ngoại cảnh và phi công, rõ ràng, các máy bay cũ như MiG-21 và Su-22 của Không quân đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Có lẽ, đã đến lúc BQP nên đẩy nhanh hơn nữa quá trình hiện đại hoá không quân, song song với tăng cường lực lượng hải quân. Nhưng hiện đại hoá thế nào lại cả là một vấn đề trong khi nguồn ngân sách còn hạn hẹp. Nên chăng, ngoài việc mua sắm máy bay mới (kể cả máy bay secondhand có hoặc không có nâng cấp), trước mắt nên rút gọn bớt số đầu trung đoàn bay từ 7 hiện nay xuống còn 5 [tạm giải thể 2 trung đoàn 931 (YB) và 927 (KE), dồn hết máy bay còn tốt cho trung đoàn 921 (NB) và nâng cấp toàn bộ số máy bay của trung đoàn này. Các sân bay YB và KE là sân bay dự bị cho NB]. Su-22 và sắp tới là Su-30 của 923 (TX) có thêm nhiệm vụ bảo vệ không phận miền Bắc. Đến khi nào đủ lực ta sẽ tái lập các trung đoàn này.
  8. ninjavn2007

    ninjavn2007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2007
    Bài viết:
    853
    Đã được thích:
    219
    Triumf nói đúng đắy, bây giờ nên chú tâm vào chất lượng hơn số lượng. 1 là có máy bay tốt, 2 là có phi công giỏi thì sẽ giảm bớt sự đau thương thế này. Có thể giảm bớt máy bay, chú tâm đánh biển, và tăng cường khả năng của lực lượng tên lửa/radar.
  9. ttra01

    ttra01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2004
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Chat luong la quan trong, nhung khi phong thu chong lai mot luoc luong manh, phong thu cung can so luong, va nhung mui tan cong phong thu cung can co mot luoc luong tru bi hung hau. Phong thu cung phai co be day :D
  10. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Quân đội nhân dân Việt Nam - Vietnam Armed Forces
    Tác giả: M. Abas
    Đăng trên tạp chí ADJ số tháng 3 năm 2009

    Giống như hầu hết các nước đồng minh của Liên Xô (cũ), Việt Nam gặp rất nhiều thử thách khi Liên Xô lâm vào khủng hoảng nặng nề cuối năm 1989. Liên Xô sụp đổ, Việt Nam mất đi bầu sữa mẹ, vốn là nguồn viện trợ vũ khí hoặc bán với giá rẻ vì là đồng minh chiến lược, buộc phải chuyển sang mua bán theo giá thương mại mặc dù vẫn giữ quan hệ thân thiện.
    Ví dụ, trong nhưng năm cuối khi Liên Xô gần sụp đổ, Việt Nam đã nhận được khoảng 70 máy bay tiêm kích bom Su-22 và tới 160 máy bay tiêm kích MiG-21. Hầu hết các máy bay này đều đã qua sử dụng nhưng với số lượng lớn chứng tỏ Liên Xô lúc đó đã rất thiện chí. Sự viện trợ này đã giúp Việt Nam đương đầu với cùng lúc 2 cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà vào năm 1975. Nhờ được viện trợ quân sự mạnh mẽ mà Việt Nam không ngại ngần khi có bước phiêu lưu quân sự ở Cam-pu-chia, bất chấp cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc.
    Tuy vũ khí trang bị được viện trợ nhiều, nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, việc quan trọng là nâng cấp đã không được thực hiện. Ví dụ, năm 1996, Việt Nam mua 6 chiếc máy bay huấn luyện MiG-21UM đã qua sử dụng của Ukraine và năm 2006 nhận thêm 8 chiếc Su-22. Đối với Nga, trong vòng 5 năm trở lại đây, Việt Nam đã mua một số Su-27K và Su-30MK để trang bị cho 1 trung đoàn cùng các hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1. Nga, Ukraine và các nước thuộc Khối hiệp ước Vác-xa-va cũ như Ba Lan và Rumania hiện vẫn là nhà cung cấp vũ khí chủ yếu cho Việt Nam......
    Phát triển quân sự
    ......
    Việt Nam chi bao nhiêu cho quân sự vẫn là bí mật quốc gia, tuy nhiên các ước tính cho rằng ngân sách quốc phòng hàng năm của Việt Nam từ 1 đến 4 tỷ USD (tùy nguồn). Với quân số thường trực khoảng 480.000 người đưa Việt Nam đứng thứ 9 thế giới về lực lượng quốc phòng.....
    Trong những hợp đồng mua sắm gần đây, Nga cung cấp một số lượng lớn vũ khí trang bị từ máy bay chiến đấu đến tên lửa phòng không. Tuy nhiên, vào năm 2005, Việt Nam được cho là đã mua tới 150 chiếc xe tăng T-72 đã qua sử dụng bao gồm cả phụ tùng và đạn dược từ Ba Lan. Trước khi các xe tăng T-72 được chuyển giao thì Việt Nam sử dụng chủ yếu loại xe tăng T-55 và T-62 vốn đã lạc hậu.
    Không quân cũng được ưu tiên với việc được trang bị cho 1 trung đoàn với 17 chiếc Su-27SK/UBK và Su-30K. Các báo cáo chỉ ra rằng, Việt Nam muốn có thêm 1 trung đoàn trang bị máy bay Sukhoi thế hệ mới để thay thế cho các máy bay MiG-21 và Su-22 có từ những năm 1960 và 1970. Các máy bay Sukhoi được trang bị tên lửa không đối không tầm gần R-73 và tầm trung ngoài tầm nhìn R-27 và R-77 (AA-12) cũng như các loại tên lửa không đối đất như AS-14 và AS-17. Về phòng không, Việt Nam có 2 tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1 (12 xe mang phóng) nhập từ Nga trị giá 300 triệu USD. các hệ thống phòng không này được chuyển giao năm 2005, hai năm sau khi hợp đồng được công bố. Có tin cho rằng Việt Nam đang đàm phán để mua các tổ hợp phòng không hiện đại hơn S-300PMU2 Favorit. Phiên bản tên lửa phòng không mới nhất này sử dụng tên lửa mới, có chế độ dẫn bắn tốt hơn và tầm bắn lên tới 200km so với 150km của S-300PMU1.

Chia sẻ trang này