1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực lực Quân đội nhân dân Việt Nam và các nước khu vực

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 11/02/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Nga hiện đang thực hiện các hợp đồng cung cấp 12 chiếc tàu tuần tiễu tên lửa và 2 tàu frigate (khinh hạm) cũng như các tổ hợp tên lửa bờ (theo cách gọi của Quân đội Nhân dân Việt Nam về các hệ thống tên lửa đất đối hải - phòng thủ bờ biển) cho hải quân Việt Nam. 10 chiếc trong tổng số 12 chiếc tàu tuần tiễu tên lửa Molniya sẽ được thực hiện tại 1 tổ hợp đóng tàu của Việt Nam. Tổng giá trị của hợp đồng này có thể lên tới xấp xỉ 1 tỷ USD. Để chuẩn bị tốt hơn cho việc đào tạo các kíp thủy thủ vận hành những tàu tên lửa thế hệ mới, Hải quân Việt Nam cũng đã mua một hệ thống huấn luyện mô phòng từ Nga.
    2 tàu khinh hạm lớp Gepard 3.9 được Việt Nam đặt mua năm 2006 với giá 300 triệu USD và sẽ được giao trong năm nay và năm 2010. Ngoài hợp đồng mua tàu Gepard, Hải quân Việt Nam, hiện đang vận hành 4 tàu tuần tiễu tên lửa Tarantul-I, sẽ đưa vào trang bị 2 tàu Tarantul-V vào cuối năm nay. Các tàu mới này cũng được đặt mua từ năm 2006 với giá 120 triệu USD và được đóng ở Tổ hợp đóng tàu Vympel của Nga. Các nhà phân tích quân sự trong khu vực lưu ý rằng, trong một thập kỷ gần đây, Việt Nam gia tăng sức mạnh hải quân để bảo vệ chủ quyền biển đảo, đặc biệt là chuẩn bị đối phó với những tình huống xấu nhất có thể xảy ra ở biển Nam Trung Hoa, vốn được coi là một trong những vùng biển có tiềm năng nhất thế giới về trữ lượng dầu khí. Mặc dù các nhà phân tích cho rằng nguy cơ xung đột quân sự ở quần đảo Trường Sa chưa thật hiện hữu, nhưng Hải quân Việt Nam rõ ràng là không hề "xuống cấp" cảnh giác khi mà dầu mỏ hiện đang đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế, với tư cách là một ngành xuất khẩu chủ lực với kim ngạch đứng hàng đầu.
    Chính vì lẽ đó, Việt Nam là nước duy nhất trong khối ASEAN trang bị các hệ thống tên lửa bờ SS-N-25 Switchblade, được giao trong thời gian từ năm 2004 tới năm ngoái (Triumf: có lẽ tác giả có nhầm lẫn). Có khoảng 120 quả tên lửa loại này đã được mua, với tầm bắn tới 130km, chúng sẽ tạo thành một cái ô bảo vệ đặc biệt hiệu quả trước các cuộc tiến công đường biển ồ ạt giống như Hải quân Mỹ đã thực hiện trong chiến tranh Việt Nam. Sự suy giảm của kinh tế thế giới đã tác động tới những chương trình hiện đại hóa quân đội của Việt Nam. Với hầu hết vũ khí khí tài được trang bị trong khoảng cuối những năm 1970 và 1980 đã tới cuối vòng đời sử dụng, vì vậy sẽ tạo sức ép lớn để quân đội buộc phải thực hiện chu trình mua sắm mới. Như đã đề cập ở trên, Không quân Việt Nam đang thực hiện trang bị trung đoàn Sukhoi Flanker (Su-27/30) mới để thay thế các đơn vị MiG-21 và Su-22 đã lỗi thời và sắp hết hạn sử dụng. Bên cạnh đó, các máy bay huấn luyện phản lực L-39 Albatros và L-29 Delphin đã già cỗi, cần phải nâng cấp nếu muốn kéo dài tuổi thọ.
    Các vũ khí lỗi thời khác cũng cần phải được thay thế hay nâng cấp bao gồm các đơn vị trực thăng, đang vận hành các loại trực thăng vận tải Mi-8/17 và trực thăng tiến công Mi-24, vốn đã đưa vào sử dụng từ hơn 20 năm trước. Các máy bay vận tải An-26 Curl gồm khoảng 50 chiếc được chuyển giao từ 1981 đến 1984, cũng hứa hẹn một gói nâng cấp béo bở cho các nhà thầu giống như các máy bay trực thăng.
    Một điều rõ ràng là trong hai thập kỷ vừa qua, các chương trình mua sắm của Việt Nam chủ yếu tập trung cho không quân và hải quân, giống như tình trạng của lục quân trong những năm 1980. Hầu hết các vũ khí trang bị của lục quân đã đến thời điểm phải nâng cấp và sửa chữa lớn khi mà chúng đã tham chiến liên tục ở chiến trường Cam-pu-chia và cuộc xung đột biên giới toàn diện với Trung Quốc. Thêm nữa, nếu các chương trình mua sắm hay hiện đại hóa bị đình lại hoặc thậm chí phải hủy bỏ thì có lẽ Lục quân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.
    HẾT
    P/S: Có thể có một số chỗ chuyển ngữ chưa thật chính xác, mong các bác thông cảm.
  2. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Lược trích Nghiên cứu của Giáo sư Carlyle A. Thayer thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng Sultan Haji Bolkiah (ấn bản lần đầu 30/04/2009 và đã cập nhật ngày 23/08/2009), có tựa đề:

    QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM: PHÁT TRIỂN VÀ HIỆN ĐẠI HÓA

    (Tiếp theo phần trước)
    Tháng 12 năm 1996, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam, tướng Nguyễn Thới Bưng đã tới thăm Bắc Triều Tiên và ký một thỏa thuận quốc phòng trị giá tới 100 triệu USD, Việt Nam sẽ trả bằng gạo. Việc chuyển giao các tên lửa đất đối đất tầm ngắn được cho là đã được đàm phán trong chuyến thăm nay. Tháng 4 năm 1999 có báo cáo cho rằng Việt Nam đã mua một số tên lửa đất đối đất Scud C của Bắc Triều Tiên. Các tên lửa Scud C có tầm bắn 550km, mang được đầu đạn 770kg. Tháng 2 năm 2009, tiếp tục có báo cáo cho rắng Hà Nội và Bình nhưỡng đang đàm phán trong việc Bắc Triều Tiên sẽ hỗ trợ để nâng cấp các tên lửa Scud hiện có của Việt Nam.
    Các hợp đồng mua sắm khác: Để kiểm soát bờ biển dài, Việt Nam cần phải có khả năng trinh sát, tìm kiếm cứu nạn trên biển. Tháng 12 năm 2002, Văn phòng thiết kế Hải dương Almaz của Nga đã chuyển giao 2 chiếc tàu tuần tiễu ven biển lớp Svetlyak (loại 14310) cho Hải quân Việt Nam. Năm 2006, Việt Nam tiếp tục đặt đóng 2 chiếc cùng loại.
    Tháng 10 năm 2003, Bộ Quốc Phòng Việt Nam đã thỏa thuận với Profus Management, một công ty thương mại của Ba Lan, về một hợp đồng mua 2 chiếc máy bay cất cạ cánh trên đường băng ngắn Polskie Zaklady Lotnicze (PZL) M28. Hai chiếc máy bay này đã được chuyển giao vào tháng 1 năm 2005 và được sử dụng để vận chuyển hành khách và hàng hóa cũng như có trang bị các thiết bị y tế. Vietnam cũng cân nhắc mua 8 hệ thống trinh sát biển Przemyslowy Instytut Telecomunik-aji (PIT) MSC-400 với PIT ASR-400 radars và mô dul điều khiển và chỉ huy PIT CCS-400 đi kèm, đồng thời cũng xúc tiến đàm phán với Profus Management đẻ mua các hệ thống kế nối dữ liệu data links và các trạm điều khiển mặt đất.
    Tuy nhiên, Việt Nam đã hủy bỏ kế hoạch mua thêm 10 chiếc M28 Skytrucks có cấu hình dùng cho trinh sát biển sau khi 1 trong 2 chiếc PZL M28 bị rơi. Sau đó, vào giữa năm 2008, Vietnam chuyển sang đàm phán và ký hợp đồng với Tập đoàn Không gian Thụy Điển (Swedish Space Corporation) để mua 3 chiếc máy bay tuần tiễu biển C212 Series 400 của Tây Ban Nha do EADS-CASA sản xuất với hệ thống radar MSS 6000. Tổng giá trị hợp đồng ước khoảng 30 triệu Euro.
    Tháng 2 năm 2005, có báo cáo cho rằng Việt Nam đã mua 4 chiếc trực thăng tìm kiếm và cứu nạn PZL Swidnik W-3RM Anakonda của Ba Lan, giao cuối năm 2007. Các máy bay Anakonda sẽ được trang bị hệ thống cảm biến hồng ngoại của Wescam. Việt Nam cũng đang đàm phán để mua thêm 4 chiếc trực thăng PZL có cấu hình trực thăng phục vụ các VIP.
  3. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    6. Phát triển và hiện đại hóa
    Vietnam chưa có được nền công nghiệp quốc phòng hiện đại, chỉ ó khả năng sản xuất một lượng vừa phải các vũ khí cỡ nhỏ. Do vậy, hiên nay Việt Nam đang nỗ lực tìm kiếm sự hỗ trợ từ nước ngoài. Ví dụ, Việt Nam đã ký thỏa thuận với CH Czech để sản xuất đạn pháo phản lực cho các hệ thống Grad MRLs. Tháng 3 năm 2000, Ấn Độ và Việt Nam đã ký Hiệp định Hợp tác quốc phòng, htoe đó Ấn Độ sẽ hỗ trợ để Việt Nam có thể sản xuất một số loại vũ khí nhỏ và vừa cùng các sản phẩm đi kèm. Việt Nam và Ukraine cũng đã đạt được Hiệp đinh Hợp tác kỹ thuật quân sự, bao gồm việc nước này hỗ trợ Việt Nam phát triển các cơ sở kiểm chuẩn của Hải quân và cùng sản xuất vũ khí trang bị. Vietnam cũng được cho là đã tiến tới những thỏa thuận với Bỉ và Trung Quốc trong việc thúc đẩy sản xuất vũ khí đạn dược ở trong nước. Đáng chú ý hơn là Việt Nam và Nga đã đạt được thỏa thuận cùng sản xuất và lắp ráp các tàu tuần tiễu tên lửa BPS-500 và tàu hộ vệ tên lửa KBO-2000.
    Vietnam có khả năng hạn chế nhưng hiện đang phát triển rất nhanh trong lĩnh vực đóng tàu thương mại. Tháng 10 năm 2006, Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất đã ký với American Bureau of Shipping để đóng mới 3 tàu dầu ở Việt Nam. Chiếc đầu tiên có trọng tải 104.000 tấn và dự kiến hoàn thành vào giữa năm 2008. Sau đó ít tháng, Việt Nam tuyên bố đặt ky đóng chiếc tàu cứu hộ lớn nhất made-in-Vietnam tại cảng quân sự Đà Nẵng. Tàu được đóng bởi nhà máy Z124, công ty Sông Thu thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, theo chuyển giapo công nghệ của tập đoàn Damen Hà Lan.
    Mặc dù vậy, nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam đủ sức lắp ráp những chiếc tàu chiến, tàu tuần tiễu từ các khổi linh kiên, sản xuất máy bay nhẹ, sửa chữa tàu biển, bảo trì bảo dưỡng sản xuất một số linh kiện máy bay và bảo dưỡng nhỏ cho xe thiết giáp chỏ quân M113. Vietnam đã lắp ráp thành công 2 chiếc tàu tuần tiễu tên lửa BPS 500 (Project 12418) từ linh kiện do Nga cung cấp. Trong khoảng từ tháng 6 năm 2003 đến tháng 9 năm 2005, Việt Nam đã sản xuất 3 chiếc thủy phi cơ hạng nhẹ 3 chỗ ngồi dùng cho nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn và kiểm soát tài nguyên rừng. Tuy nhiên, các kế hoạch đầy tham vọng để sản xuất tàu hộ vệ theo dự án Project 2100 do Nga thiết kế có vẻ như bị đình lại do những khó khăn về mặt kỹ thuật của các nhà máy đóng tàu trong nước. Bên cạnh đó, một thỏa thuận ký từ năm 2003 để thiết lập một trung tâm bảo dưỡng cấp khu vực cho các máy bay Sukhoi vẫn đang được xúc tiến.
  4. terminaterx300

    terminaterx300 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/04/2006
    Bài viết:
    2.245
    Đã được thích:
    1
    cái đình lại này chắc do cái Dự Án 9 của tổng cục chậm chễ thì phải
  5. caubedungcam

    caubedungcam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/12/2004
    Bài viết:
    645
    Đã được thích:
    0
    Đọc tin của bác Carlyle Thayer này thấy thật khủng. Nào là Việt Nam nâng cấp Scud, sản xuất SA-18 Grouse xong lại chuẩn bị sản xuất Yakhont. Mà bác Thayer hơi nhầm lẫn một chút, Yakhont nếu có được lắp ráp sẽ là ground-to-ship missile chứ không phải là ship-to-ship. Nếu là người ngoài nhìn vào thấy thật hoành tráng nhưng người trong chăn có lẽ chưa thấy được gì ngoài.. rận. Cứ theo như các bác ở đây nói Igla do VN sản xuất thực ra chỉ là lắp ráp mà chất lượng còn chưa ra sao thì nói gì đến Yakhont. Còn vụ Scud nói là nâng cấp tầm nhưng lại giảm sức công phá của đầu đạn đi. Với độ chính xác kém, số lượng ít thì có trút hết cơ số đạn xuống quân cảng Hải Nam cũng không hiểu có nhen nổi một đám cháy lên không hay lại chỉ chọc lét cho chúng nó.
  6. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Ừ, dự án "Phân xưởng V" đấy mà. Sốt hết cả ruột, chả biết đến bao giờ mới tự đóng được cái tàu khá khá một tí, cứ phải đi nhập khẩu nguyên chiếc thế này thì mệt lắm. Giá như cái dự án BPS-500 được tiếp tục sau khi đóng xong và nghiệm thu chiếc đầu tiên từ năm 2005, đến nay, cứ mỗi năm đóng được 1 chiếc thì nay đã có đến chiếc thứ 5 hoặc 6 rồi. Tất nhiên, so về tính năng thì BPS-500 thua xa Molniya (chứng tỏ có vẻ QCHQ đã sai lầm khi chọn thiết kế này), nhưng méo mó, có còn hơn không các bác nhỉ. Tình hình là căng thẳng lắm rồi đấy!
  7. 3e87d50

    3e87d50 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    bên vịt fò có bài nói Nga đang muốn thanh lý 1000 máy bay đó, các kụ nhà mình qua đó mà rinh về vài món thôi
  8. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Vục vào đóng Molnya luôn nhỡ có gì cũng run lắm bác ạ!
    Cứ đóng chơi Svel trước rồi rút kinh nghiệm từ từ
  9. caubedungcam

    caubedungcam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/12/2004
    Bài viết:
    645
    Đã được thích:
    0
    Bác nói dự án "phân xưởng V" tức là dự án đóng BPS ạ? Bác nói không giải thích làm em gần chết. Từ Phân xưởng V em gúc ra nhà máy X50, xong ra tiếp Nguyễn Chí Vịnh với TC2, rồi ra tiếp lá thư của tướng Giáp, rồi ra tiếp vụ T4.... Thêm một lát nữa chắc hoa mắt chóng mặt mà lăn ra chết..
  10. loxg5869

    loxg5869 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2008
    Bài viết:
    544
    Đã được thích:
    0
    hôm nay bác Khối trưởng đến thu tiền thuế gia đình em có khoảng QP là 20k 1 năm em xin tính sơ sơ xem 1 năm nước mình thu đc bao nhiêu tiền ,chủ trương bây giờ là 1-2 con nên em tạm tính 4 người là 1 GD nghen
    87tr /4 người = 21750000 hộ
    khoảng 25% là hộ nghèo - đồng bào - vùng khó khăn v.v..... cho miễn nên
    (21750000 /100)x75 =16312500
    rồi nhân cho 20k
    16312500x 20.000 = 326.250.000.000 đồng
    362 tỷ hai trăm rưỡi triệu
    1tr đô là 18 tỷ thì ta đc khoảng 18tr đô
    chả mua đc con su hay tầu nào cả , em đề nghị nâng lên 50k / năm :D
    em ngu , tính sơ sơ vui , các bác đừng chửi tội em , mới lớp 11 ah

Chia sẻ trang này