1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực lực Quân đội nhân dân Việt Nam và các nước khu vực

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 11/02/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chipheovd

    chipheovd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2008
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0
    Mặc dù vậy, nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam đủ sức lắp ráp những chiếc tàu chiến, tàu tuần tiễu từ các khổi linh kiên, sản xuất máy bay nhẹ, sửa chữa tàu biển, bảo trì bảo dưỡng sản xuất một số linh kiện máy bay và bảo dưỡng nhỏ cho xe thiết giáp chỏ quân M113. Vietnam đã lắp ráp thành công 2 chiếc tàu tuần tiễu tên lửa BPS 500 (Project 12418) từ linh kiện do Nga cung cấp. Trong khoảng từ tháng 6 năm 2003 đến tháng 9 năm 2005, Việt Nam đã sản xuất 3 chiếc thủy phi cơ hạng nhẹ 3 chỗ ngồi dùng cho nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn và kiểm soát tài nguyên rừng. Tuy nhiên, các kế hoạch đầy tham vọng để sản xuất tàu hộ vệ theo dự án Project 2100 do Nga thiết kế có vẻ như bị đình lại do những khó khăn về mặt kỹ thuật của các nhà máy đóng tàu trong nước. Bên cạnh đó, một thỏa thuận ký từ năm 2003 để thiết lập một trung tâm bảo dưỡng cấp khu vực cho các máy bay Sukhoi vẫn đang được xúc tiến.
    -------------------------------------
    Còn kém quá nhể?
  2. shortlong

    shortlong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2004
    Bài viết:
    756
    Đã được thích:
    0
    phải nói là quá kém..vì lực bất tòng tâm. Mình chưa thể làm được gì, chỉ có mua hàng về xài
  3. Vaiuthitbap

    Vaiuthitbap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2009
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Ngược lại thì đúng . Dân Việt đã phải nộp quá nhiều khoản thuế, lệ phí rồi . Bản thân việc nộp thuế nói chung đã là để xây dựng, bảo vệ tổ quốc rồi cho nên cần dẹp cái khoản phí này đi mới phải. Đem vài tên tư bản đỏ ra xử, tịch thu tài sản vừa thu được nhiều hơn mà lại không làm nhọc sức dân.
  4. hoanglanvu

    hoanglanvu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2008
    Bài viết:
    429
    Đã được thích:
    1
    Dân Việt nộp nhiều khoản lắm nhưng linh tinh, chi tiêu cũng chả biết đâu vào đâu. Nếu chỉ vì trang bị quốc phòng thì nên phân loại dân cư rồi tiến hành vận động đóng góp.
    Theo mình các đại gia mỗi năm 200Tr, kha káh thì 1 Tr, bình thường thì 100K. Các đại gia có thể góp thêm vì... khi có sự cố thì các bác đó ảnh hưởng trước
  5. chipheovd

    chipheovd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2008
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay đọc báo về vụ thu phí cầu đường thấy VN ta khiếp thật. Cứ hấp diêm thế này thì..,.
  6. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Trong thời gian từ 2005? đến 2008, các đoàn đại biểu quân sự cấp cao của Việt Nam đã thảo luận về tiềm năng hợp tác công nghiệp quốc phòng với các đối tác ở Úc, Belarus, Brunei, Bulgaria, Trung Quốc, Hungary, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Hàn Quốc, Malaysia, Nga, Nam Phi, Thụy Sĩ và Thái Lan. Vào tháng 11 năm 2005, Vietnam và Brunei đã ký một bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng theo đó tạo cơ hội để hai bên trao đổi khoa học và công nghệ quốc phòng. Malaysia và Vietnam cũng ký một bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng vào tháng 8 năm 2008 mở ra cơ hội để hai bên trao đổi về công nghiệp quốc phòng. Tháng 9 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã thăm chính thức Liên Bang Nga và trao đổi với các cơ quan liên quan của Nga về Hợp tác kỹ thuật quân sự, Rosoboronexport, và các tổ hợp quốc phòng ở Moscow (Tập đoàn MIG) và ở St. Petersburg (Văn phòng thiết kế trung tâm Rubin về kỹ thuật hải quân và tổ hợp đóng tàu Admiralty).
    Vietnam hiện chỉ có khả năng ở mức thấp về nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên như Sách trắng Quốc phòng 2004 đã nêu rõ, Việt Nam sẽ có những bước đi phù hợp để cải thiện tình hình này. Theo Sách trắng, "hàng loạt chương trình nghiên cứu và phát triển và ứng dụng công nghệ quân sự đã, đang và sẽ được triển khai, nhằm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam đáp ứng được ngày càng tốt hơn yêu cầu của các lực lượng vũ trang về sửa chữa, cải tiến và sản xuất vũ khí cũng như trang bị kỹ thuật".
    Sách trắng viết tiếp, "Công nghiệp quốc phòng Việt Nam, là một cấu phần của nền công nghiệp quốc gia, đang được phát triển theo hướng tự lực, tự cường, nhưng đồng thời cũng đa dạng hóa quan hệ với các nước bạn để tiếp cận các công nghệ hiện đại với tầm nhìn xa, giúp phát triển công nghiệp quốc phòng lên tầm cao hơn"....
    Vietnam đã đạt được một số thỏa thuận về chuyển giao công nghệ trong một số hợp đồng mua sắm vũ khí trang bị. Vào tháng 2 năm 2002, Công ty quốc phòng LOMO của Nga đã tiết lộ về thỏa thuận trong việc chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật để Việt Nam có thể tự sản xuất tên lửa phòng không vác vai (SA-18 Grouse). Tháng 9 năm 2005, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã thỏa thuận Tổ hợp công nghiệp quân sự Israel (Israel Military Industries) trong việc chuyển giao công nghệ sản vỏ đạn cho Việt Nam để sản xuất trong nước các loại đạn pháo, cối, có thể chứa nhiều đầu đạn con. Nga và Việt Nam cũng đã đạt được thỏa thuận mua giấy phép để sản xuất bệ phóng tên lửa. Tháng 11 năm 2006, có báo cáo cho rằng Nga và Việt Nam đang xây dựng khung hợp tác kỹ thuật trong việc sản xuất tên lửa hạm đối hạm siêu âm Yakhont.
    Viện Kỹ thuật quân sự đang triển khai các dự án khoa học và công nghệ theo định hướng của Bộ Quốc phòng. Trong 2 năm 2005-2006, Viện này đã hoàn thành 50 dự án nghiên cứu và phát triển, trong đó có 5 dự án cấp quốc gia.....
  7. prohezt

    prohezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2008
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    0
    Theo em thì dẹp bớt các loại phí làm giàu cho cá nhân và địa phương nhưng tăng phí quốc phòng
  8. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    7. Các dự án tương lai.........................
    Mua sắm vũ khí trang bị và chuyển giao công nghệ. Các ưu tiên chiến lược về quốc phòng trong tương lai của Việt Nam chủ yếu tập trung vào tăng cương khả năng bảo vệ chủ quyền biển đảo ở Biển Đông và Vịnh Bắc Bộ, bao gồm cả các cụm thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi. Ngoài ra, bất chấp ngân sách hạn hẹp, Việt Nam cũng tăng cường mua sắm và nâng cấp các loại máy bay, xe tăng, pháo hạng nặng, trực thăng quân sự, tên lửa phòng không, tàu tiến công tên lửa tốc độ cao, tàu ngầm thông thường, khả năng chống ngầm, các hệ thống trinh sát, cảnh báo sơm và chỉ huy C3I, tác chiến điện tử và có thể là cả khả năng tiếp dầu trên không. Các hợp đồng mua sắm tương lai dường như bao gồm cả trực thăng đa dụng tiên tiến hạng nhẹ của Ấn Độ, tàu chiến, tàu ngầm, các tổ hợp pháo phản lực bắn loạt, các tổ hợp tên lửa tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa, tên lửa đối hạm. Việt Nam tiếp tục dựa vào Nga, Ukraine và Ấn Độ để cung cấp phụ tùng và nâng cấp các hệ thống vũ khí, trang bị có từ thời Liên Xô...
    Kể từ năm 1993, Vietnam đã chủ động tìm kiếm và tăng cường mua sắm vũ khí trang bị và hợp tác chuyển giao công nghệ quốc phòng thông qua việc phối hợp sản xuất. Các quan chức cấp cao đã dẫn đầu các đoàn đại biểu đi thăm các nước Châu Âu, Israel, Đông Á, Nam Phi và Brazil để tìm kiếm thị trường vũ khí và để nâng cấp công nghệ co phát triển công nghệ quân sự. Các liên doanh giữa các công ty quốc phòng Việt Nam với các đối tác nước ngoài để sản xuất vũ khí và trang bị quân sự đã nâng cao khả năng quốc phòng về trung hạn. Ví dụ, tháng 5 năm 2002, Việt Nam và Ukraine đã đath được thỏa thuận cùng sản xuất vũ khí, trong khi vào năm 2008, Belarus đã tăng cường khả năng hợp tá quốc phòng với Việt Nam thông qua cuộc thảo luận của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hai nước. Như đã đề cập ở trên, cuối năm 2008, đầu năm 2009, Việt Nam vàTrung Quốc đã thảo luận tăng cường mạnh mẽ trong việc nghiên cứu và chuyển giao công nghệ quốc phòng. Gần đây hơn, Việt Nam và Hungary đã thảo luận về việc chuyển giao công nghệ để Việt Nam có thể sản xuất một biến thể của dòng tên lửa phòng không vác vai SA-18 của Nga. Trước đó, Việt Nam đã nhập một số cấu phần để lắp ráp trong nước từ Hungry.
    Ở Châu Âu, các nước như Bulgaria, Phần Lan, Ba Lan, Serbia, and Slovenia đã bày tỏ quan tâm tới việc thanh lý các vũ khí trang bị có từ thời Liên Xô. Các nước Châu Âu khác cũng xúc tiến việc thanh lý các vũ khí trang bị dư thừa. Tuy nhiên, giá cả là vấn đề mà Việt Nam phải cân nhắc. Cả Anh và Pháp đều được cho là có nguồn hàng tốt. Israel đã nhanh chân hơp trong việc bán các trang thiết bị thông tin liên lạc, tác chiến điện tử cũng như chuyển giao công nghệ cho Việt Nam. Singapore có thế bán các loại vũ khí nhẹ và trang bị hậu cần. Hàn Quốc giúp đại tu xe chở quân bọc thép M113 và có thể hỗ trợ hiện đại hóa hải quân. Tháng 8 năm 2008, một đoàn đại biểu quốc phòng do Thượng tướng Phan Trung Kiên, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến thăm Cuba và thảo luận với người đồng nhiệm về việc bảo dưỡng, sửa chữa vũ khí trang bị.
    Sự cải thiện quan hệ chính trị giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã dẫn tới việc cuối năm 2006, Tổng thống George W. Bush đã dỡ bỏ lệnh cấm vận quân sự đối với các loại trang bị và dịch vụ không sát thương đối với Việt Nam. Hiện Hoa Kỹ vẫn chưa dỡ bỏ cấm vận các loại vũ khí sát thương, các hệ thống kiểm soát biểu tình và thiết bị nhìn đêm đối với Việt Nam.
    Vietnam gần đây có kế hoạch tự đóng mới (lắp ráp) 8 chiếc tàu tên lửa Tarantul V (Molnya) và 2 tàu frigate tên lửa lớp Gepard ở Ho Chi Minh City với các cấu kiện cung cấp bởi Rosoboronexport. Vietnam được cho là đang đàm phán với Nga để mua thêm 6 tàu tuần tiễu tên lửa Tarantul-3 trang bị tên lửa đối hạm siêu âm SS-N?22 Sunburn. Tháng 4 năm 2009, Các nguồn tin công nghiệp quốc phòng Nga tiết lộ rằng Việt Nam gần đạt được thỏa thuận mua 6 tàu ngầm diesel thông thường thuộc Dự án 636 (lớp Kilo) với giá 300 triệu USD mỗi chiếc. Các tàu ngầm này có thể sẽ được trang bị ngư lôi hạng năng thế hệ mới và tên lửa Club-S. Tổng giá trị của hợp đồng mua sắm tàu ngầm kilo có thể lên tới 3 tỷ USD. Tóm lại, ưu tiên nhất hiện nay là tăng cường khả năng của Hải quân và việc này dẫn đến việc mở rộng vài trò của hải quân, bao gồm cả việc tiếp tục hiện đại hóa.

    HẾT

    Triumf lược dịch
  9. prohezt

    prohezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2008
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    0
    Các mua sắm lớn của ta thì cứ hát điệp khúc kiểu như..."gần giao dịch thành công" hay "sắp đạt được" đến nản
  10. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    3.505
    Đã được thích:
    3.597
    Nước mình còn nghèo mà bác, tiền còn cần cho nhiều việc có ích hơn vi dụ : xây nhà máy lọc dầu dung quất, đường HCM, trung tâm hội nghị quốc gia, trụ sở các bộ đang phải xây lừng lừng giữa Hà nội cho đỡ xấu hổ với bạn bè thế giới, rồi còn phải dành tiền xây bảo tàng Hà Nội tiền tổ chức 1000 năm/ thăng long, tất cả các tỉnh cũng phải kỷ niệm thành lập tỉnh đón danh hiệu anh hùng. Nhất là các tổng cty nhà nước đang thiếu vốn nghiêm trọng ví dụ Vinashin đang cần khoảng 10 tỷ USD để xứng đáng là tập đoàn nhiều có nhiều cty thành viên nhất thế giới, hay TKV cũng cần cỡ chục tỷ USD nữa để đầu tư dự án thăm dò quặng tại tâm lòng trái đất ......v.... Mua vũ khí về mà không đánh nhau, vứt đấy cả chục năm cũng cũ đi lãng phí.

Chia sẻ trang này